Nếu bạn ở vị trí lãnh đạo hay quản lý, những hành động của bạn sẽ có tác động trực tiếp lên hạnh phúc của đội ngũ nhân viên. Khi người lãnh đạo nắm lấy cơ hội cải thiện mức độ hạnh phúc của nhân viên, họ sẽ tạo ra nơi làm việc hấp dẫn hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty, và thậm chí còn giúp củng cố gia đình của nhân viên nữa. Nhưng nếu người lãnh đạo chọn cách lờ đi điều đó như thể “chẳng phải việc của tôi”, họ sẽ bào mòn dần niềm tin của những người đang theo đi mình và giới hạn khả năng tăng trưởng của công ty.
Trong thập kỷ qua, tổ chức Gallup đã làm việc với hàng trăm công ty để giúp những nhà quản lý ở đó tạo nên sự gắn bó của nhân viên đối với công việc. Một trong những câu hỏi hay nhất chúng tôi đã hỏi hơn 15 triệu nhân viên là liệu họ có được quan tâm như một con người không. Hàm ý trong câu hỏi này là liệu nhà quản lý hay cấp trên của họ có quan tâm đến họ như một con người thực thụ, chứ không phải chỉ đơn thuần là một thuộc cấp hay một “mắt xích” trong dây chuyền hoạt động. Câu hỏi chính là thước đo sự quan tâm của sếp đối với niềm vui, hạnh phúc của nhân viên.
Chúng tôi phát hiện ra rằng những nhà quản lý tài ba rất xem trọng sự phát triển của nhân viên, chứ không phải chỉ là trách nhiệm. Họ nhận ra hạnh phúc của nhân viên dưới quyền, và trong nhiều trường hợp là của cả gia đình nhân viên, phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý lãnh đạo của họ. Ritz-Carlton, chủ tịch Simon Cooper, cho chúng tôi biết mục tiêu trên hết của công ty không phải chỉ phục vụ 38.000 nhân viên trên khắp thế giới mà còn cả gia đình họ nữa. Mervyn Davies, cựu chủ tịch ngân hàng Standard Chartered, trong suốt thời gian đương chức đã khởi động một số chương trình nâng cao hạnh phúc trong cuộc sống của toàn thể nhân viên. Ông luôn khuyến khích nhân viên dưới quyền đặt gia đình lên trên hết, vì biết rằng họ không thể cống hiến hết mình cho công ty khi công ty không có sự thấu cảm.
Khi các nhà quản lý và lãnh đạo đầu tư vào hạnh phúc của nhân viên thì đồng thời họ cũng tác động đến sự phát triển của công ty. Khi tiến hành khảo sát, chúng tôi nhận thấy những người được sếp quan tâm đến hạnh phúc trong cuộc sống sẽ:
• Có xu hướng nổi trội
• Làm việc hiệu quả hơn
• Ít đau bệnh hơn
• Ít nhảy việc hơn
• Ít bị tổn thương do công việc hơn
Điều này càng làm cho công ty hoạt động hiệu quả và phát triển phồn thịnh hơn. Qua các cuộc nghiên cứu ở hơn 150 công ty, chúng tôi phát hiện ra rằng những gì tốt nhất cho nhân viên không hề xung đột với những gì tốt nhất cho công ty.
Rõ ràng, các nhà lãnh đạo sẽ tiếp tục lờ đi hạnh phúc của nhân viên như thể nó vượt quá phạm vi công việc của họ, nhưng nếu làm vậy là họ tự đặt mình vào thế nguy hiểm. Thực chất, những nhân viên không mấy thiết tha với công việc và có mức độ hạnh phúc thấp trong cuộc sống sẽ nhanh chóng kéo công ty đi xuống.
Ngược lại, các nhà lãnh đạo tiên tiến nhất hiểu rằng nâng cao hạnh phúc của nhân viên chính là lợi thế cạnh tranh tuyển dụng và giữ người. Họ biết rằng sẽ dễ dàng thu hút nhân tài hơn nếu cho nhân viên thấy được triển vọng khi làm việc ở công ty là có được những mối quan hệ tốt hơn, tài chính đảm bảo hơn, khỏe mạnh hơn và gắn kết với cộng đồng hơn.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo không thể chỉ nói suông rằng họ quan tâm đến hạnh phúc của nhân viên, mà cần phải hành động nếu muốn thấy được kết quả thực tế.