Nhìn từ góc độ đề tài nghiên cứu, chủ đề nguồn gốc truyền bá tín ngưỡng Quán Âm Ấn Độ thuộc về vấn đề lịch sử diễn tiến của hệ tín ngưỡng Bồ tát. Vì vậy, có lẽ nó thuộc về phạm trù nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Xét từ góc độ loại hình nghiên cứu, có xu hướng thiên về nghiên cứu lịch sử hình thành, và quá trình du nhập vào Trung Hoa của một bộ phận yếu tố nào đó thuộc Phật giáo Ấn Độ, liên quan đến những nghiên cứu so sánh mối quan hệ giữa hai nền văn hóa khác nhau giữa Ấn Độ với Trung Quốc. Về nghiên cứu sử Phật giáo, những năm gần đây ở Đại Lục đã xuất bản một số lượng lớn trước tác và luận văn đề cập đến nhiều lĩnh vực. Nhận xét một cách nghiêm túc, những bài viết này có mức trùng lặp cao về đề tài, thiên về tường thuật vĩ mô. Giáo sư Phương Lập Thiên đã từng chỉ rõ hiện trạng nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc ngày nay là “xem trọng nghiên cứu vĩ mô, coi nhẹ nghiên cứu vi mô”. “Một mặt tồn tại những lĩnh vực chưa được nghiên cứu, hoặc có thì chất lượng nghiên cứu yếu kém, cần phải khắc phục và tăng tốc, góp phần điền vào những khoảng trống trên diễn đàn học thuật. Một mặt lại tồn tại những hiện tượng phổ biến, nhiều nghiên cứu lặp đi lặp lại, tính hiệu quả thấp1”. Liên quan đến nghiên cứu sự truyền bá của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Hoa và quá trình Hán hóa, bất luận là nghiên cứu theo hướng chiều sâu hay chiều rộng đều rất rải rác. Phần này chủ yếu thảo luận về tình hình nghiên cứu học thuật đối với lịch sử Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Hoa và tín ngưỡng Quán Âm.
1 Phương Lập Thiên, Nhìn lại và khai triển nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc Đại lục, Nghiên cứu tôn giáo thế giới, năm 2001, kỳ 4.
3.1. Nghiên cứu hiện trạng lịch sử Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Hoa
Phật giáo Ấn Độ truyền vào mảnh đất Trung Hoa, trải qua một quá trình lịch sử lâu dài và phức tạp. Trong đó, cùng với sự diễn tiến giữa các mối quan hệ hỗ tương văn hóa và xã hội địa phương, vừa trực tiếp hạn chế lịch sử du nhập của Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Hoa theo hai phương diện chiều dài lẫn chiều rộng, vừa liên tục tạo dựng hình tượng mang đặc tính Hán hóa Phật giáo cả hình thức lẫn nội dung. Đây cũng chính là vấn đề dung hòa và xung đột tất yếu giữa nền văn hóa bản địa với nền văn hóa ngoại lai. Đồng thời, là con đường tất yếu để các nền văn hóa ngoại lai tồn tại và phát triển trên vùng đất mới mẻ này. Học giả Trung Quốc sớm đã nhận ra điều này một cách rõ ràng. Đối với sự du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Hoa và vấn đề Hán hóa Phật giáo, Lương Khải Siêu tiên sinh đã nêu lên quan điểm súc tích của mình rằng: “Phật giáo được truyền từ Ấn Độ, lấy Ấn Độ làm tinh thần căn bản là điều không có gì để bàn. Tuy nhiên, phàm là bản chất của giáo lý hay học thuyết, khi truyền từ một dân tộc này sang một dân tộc khác đều có sự thay đổi. Người ta thường nói, "cam Nam quýt Bắc", ý là như vậy. Phật giáo cho dù là phát triển hay suy thoái sau khi du nhập vào Trung Quốc, đều thuộc về phạm trù khác. Duy chỉ có một điều cần phải trân trọng, đó là sau khi Phật giáo du nhập không bao lâu, đã dần trở thành Phật giáo của Trung Quốc. Giống như các tông Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Thiền tông đều thuần Hán mà không mang những tính chất, đặc trưng của Ấn Độ. Còn các tông Tam Luận, Pháp Tướng, Luật, Mật tuy được truyền từ Ấn Độ, nhưng cũng chứa đầy màu sắc Phật giáo mang tính địa phương... Quá trình vận động tiếp thu, xây dựng, trước sau phải mất mấy trăm năm lịch sử mới dần hoàn thiện được”1. Lương Khải Siêu đã dùng khái niệm “vận động xây dựng và tiêu hóa” để chỉ cho lịch sử Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Hoa Hạ và quá trình Hán hóa. Đồng thời nhấn mạnh rằng, cần phải trân trọng vấn đề bản địa hóa này.
1 Lương Khải Siêu, Sự phát triển của giáo lý đạo Phật tại Trung Quốc, tập sách Lương Khải Siêu, Nxb. Khoa học Xã hội Trung Quốc, 12/1995, trang 69.
Dựa vào sự xác quyết rõ ràng, và niềm trân quý đối với sự truyền bá Phật giáo Ấn Độ tại Trung Quốc với quá trình bản địa hóa, giới học thuật nước nhà tương đối xem trọng việc nghiên cứu đề tài này. Dường như trong tất cả các trước tác, luận văn liên quan đến nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc, ít nhiều đều đề cập đến chuyện này. Nhưng đây là vấn đề vô cùng rộng lớn và phức tạp, lại hàm chứa nội dung phong phú và đa dạng. Việc này yêu cầu người nghiên cứu phải am tường những đặc trưng của lịch sử Phật giáo Ấn Độ, cũng như những bộ kinh được truyền từ Ấn Độ, nguồn gốc và quá trình phát triển những học thuyết tư tưởng tại Ấn Độ. Đồng thời, cần nắm vững những học thuyết tư tưởng truyền thống Nho gia và Đạo gia, cho đến văn hóa và tín ngưỡng dân gian Trung Hoa. Sự tiếp nhận Phật giáo của tín đồ Phật tử và thông qua quá trình “giải thích kinh điển” tiến hành phát triển những hình thái tín ngưỡng, sáng tạo nên những lý luận mới. Cần phải hoàn thành nhiệm vụ như thế, thêm vào đó là sự bồi dưỡng đầy đủ những phương pháp và trình độ lý luận liên quan đến các ngành khoa học như: tôn giáo, triết học, lịch sử học. Tóm lại, đây là một vấn đề vừa quan trọng lại vừa khó khăn, người nghiên cứu cần phải có tinh thần cống hiến với niềm đam mê tràn đầy. Cộng thêm sức chịu đựng sự cô đơn và bản lĩnh kiên định, dám nói không với danh lợi. Thật đáng tiếc, đến nay giới học thuật chưa có kiệt tác nghiên cứu nào mang tính chuyên môn cao, lý luận sâu về vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo Ấn Độ.
Lý Chí Phu - học giả Đài Loan, nổi tiếng trong giới học thuật Hán ngữ, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực so sánh Phật giáo Ấn Trung. Tác phẩm Nghiên cứu so sánh Phật giáo Ấn - Trung của ông được xuất bản ở Trung Quốc Đại lục cách đây vài năm trước. Đây là một tài liệu tham khảo đáng giá khi nghiên cứu về vấn đề này. Ấy vậy mà quyển sách ấy chỉ lác đác vài trang nói lên sự so sánh và đối chiếu giữa Phật giáo Trung Quốc với Ấn Độ. Trong những vấn đề được đề cập, nội dung cực kỳ khiêm tốn, chỉ phản ánh được một phần nhỏ chủ đề Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Hoa, cũng như Hán hóa Phật giáo mà ai cũng biết. Xét về cách thức phân tách vấn đề, tác giả chủ yếu xuất phát từ góc độ giáo lý đạo Phật cũng như tư tưởng triết học, riêng phần giáo lý thì giảng giải mông lung, còn diễn tiến lịch sử thì chỉ nói sơ sài. Không những thế, cực kỳ qua loa khi bàn luận về những đặc trưng tôn giáo của Phật giáo, như nghi lễ hành trì và hoạt động hoằng pháp, kể cả mức độ phổ biến cũng như tầm ảnh hưởng đối với mọi lĩnh vực hay mọi giai tầng trong xã hội Trung Quốc. Phật giáo Ấn Độ từ lúc truyền sang Trung Hoa cho đến khi được địa phương hóa hoàn toàn, là một quá trình sinh động và thực tế, cần phải nắm rõ thông qua nhiều con đường liên quan lẫn nhau như: trình độ, quan điểm, thời kỳ và lĩnh vực. Do đó, nếu so sánh một cách trực tiếp đơn lẻ, thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ này. Giống như tiến hành nghiên cứu so sánh văn minh cổ đại Trung Quốc và Ai Cập, nhưng không nhắc đến vấn đề du nhập của một nền văn hóa khác vào vùng đất mới, đồng thời không ngừng bản địa hóa. Do vì, hai nền văn minh lớn này có trạng thái đơn lẻ, còn Phật giáo Ấn Độ sau khi truyền vào Trung Quốc liền dung hòa với văn hóa bản địa.
Tuy nhiên, không có một trước tác nào nghiên cứu về sự du nhập Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc và quá trình Hán hóa có tính chuyên môn hệ thống. Nhưng đã có một số bài luận văn liên quan dựa vào một khía cạnh cụ thể, hoặc một vấn đề nào đó nghiên cứu quá trình này một cách có giá trị, đạt được thành tích nhất định đáng để chúng ta trân quý. Tóm lại, hiện nay khi nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và quá trình Hán hóa, giới học thuật chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến những phương diện như sau:
Thứ nhất, xét từ góc độ vĩ mô, tiến hành nghiên cứu sự truyền bá của Phật giáo Ấn Độ tại Trung Quốc và tiến trình địa phương hóa. Loại hình nghiên cứu này, ngoài việc phản ánh những vấn đề tương quan, kết cấu tổng thể của các loại trước tác thông sử. Những bài luận văn chủ yếu có: quyển Quá trình phát triển và những đặc điểm của Tam giáo hợp nhất ở trong nước cùng sự ảnh hưởng của nó với các nước xung quanh1 của giáo sư Hoàng Tâm Xuyên; Chọn lựa giữa hai nền văn hóa - khảo sát vấn đề Phật giáo Ấn Độ du nhập vào Trung Hoa2, Từ quá trình Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc xem sự dung hòa và xung đột giữa hai nền văn hóa3, Từ sự du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc xem sự phát triển của văn hóa Trung Quốc4 của Thang Nhất Giới; Quá trình Trung Quốc hóa của Phật giáo5, Sự dung hòa và xung đột giữa hai văn hóa truyền thống Trung Quốc và Phật giáo6 của giáo sư Phương Lập Thiên; Luận về Phật giáo và Trung Quốc hóa7 của Ngô Lập Dân; quyển Sự Trung Quốc hóa Phật giáo của Triệu Thế Du; quyển Nghiên cứu quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo8 của Lý Chí Phu; Bàn luận về sự Trung Quốc hóa Phật giáo9 của Cát Căn Cao Oa; Luận bàn về vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo10 của Hoàng Tân Á; Một lần nữa nghiên cứu Trung Quốc hóa Phật giáo11 của Mã Lân; Giản luận Trung Quốc hóa Phật giáo12 của Lý Hướng Toàn; Mạn đàm về Trung Quốc hóa Phật giáo13 của Vương Thủ Thường; Thành quả của những hoạt động văn hóa Phật giáo Trung Quốc14 của Hồng Tu Bình; Quản lý vấn đề Phật giáo Trung Quốc hóa15 của Âu Nhân, Vương Thế Dũng; Hoa sen hướng về Đông, Bồ đề dần khai nở, Thử luận bàn về vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo16 của Bành Hoa; Luận về Trung Quốc hóa Phật giáo17 của Mã Xuân Linh; Cùng bàn về Trung Quốc hóa Phật giáo18 của Nguyệt Đăng; và quyển Phân tích quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo19 của Trần Vĩnh Lực v.v.
1 Hoàng Tâm Xuyên, Tam giáo hợp quá trình phát triển và những đặc điểm và sự ảnh hưởng của Tam giáo hợp nhất ở trong nước và các nước xung quanh, Nghiên cứu Triết học, 1998, kỳ 8.
2 Thang Nhất Giới, Chọn lựa hai hướng văn hóa - khảo sát vấn đề Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, tham kiến Thang Nhất Giới, Phật giáo và văn hóa Trung Quốc, Nxb. Văn hóa Tôn giáo, 09/1999.
3 Thang Nhất Giới, Từ quá trình Phật giáo Ấn Độ truyền vào Trung Quốc xem sự dung hòa và xung đột giữa hai nền văn hóa, Học báo Đại học Thẩm Quyến, 1985, kỳ 3.
4 Thang Nhất Giới, Từ sự du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc xem sự phát triển của văn hóa Trung Quốc”, Nhật báo Quang Minh, 20/1/1986.
5 Phương Lập Thiên, Quá trình Trung Quốc hóa của Phật giáo, Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, 1989, kỳ 3.
6 Phương Lập Thiên, Sự dung hòa và xung đột giữa hai văn hóa truyền thống Trung Quốc và Phật giáo, Nghiên cứu Triết học, 1987, kỳ 7.
7 Ngô Lập Dân, Luận về Phật giáo và Trung Quốc hóa, Văn hóa Phật giáo, 1991.
8 Lý Chí Phu, Nghiên cứu quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo, Đài Loan, Học báo Phật học Trung Hoa, 1995, kỳ 8.
9 Cát Căn Cao Oa, Bàn luận về sự Trung Quốc hóa Phật giáo, Báo Khoa học Xã hội nội Mông Cổ, 1989, kỳ 1.
10 Hoàng Tân Á, Luận bàn về vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo, Tạp chí Nhân văn, 1989, kỳ 2.
11 Mã Lân, Một lần nữa nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc hóa, Học báo Sở hùng sư truyền, 2001, kỳ 1.
12 Lý Hướng Toàn, Giản luận Trung Quốc hóa Phật giáo, Học báo Lan Châu, 1989, kỳ 8.
13 Vương Thủ Thường, Mạn đàm về Trung Quốc hóa Phật giáo, Tương lai và phát triển, 1996, kỳ 2.
14 Hồng Tu Bình, Thành quả của những hoạt động văn hóa: Phật giáo Trung Quốc, Nghiên cứu và tranh biện, 1999, kỳ 2.
15 Âu Nhân, Vương Thế Dũng, Quản lý vấn đề Phật giáo Trung Quốc hóa, Học báo Thiên Trung, 1999, kỳ 1.
16 Bành Hoa, Hoa sen hướng về Đông, Bồ đề từ từ khai nở: Thử luận bàn về vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo, Học báo Nghi Bin Sư Truyền, 1996, kỳ 1.
17 Mã Xuân Linh, Luận về Phật giáo Trung Quốc hóa, Học báo Sở Hùng Sư Truyền, 1995, kỳ 1.
18 Nguyệt Đăng, Cũng bàn về Trung Quốc hóa Phật giáo, Pháp Âm, 1992, kỳ 11.
19 Trần Vĩnh Lực, Phân tích quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo, Học báo học viện dân tộc Quý Châu, 1994, kỳ 1.
Thứ hai, xét từ góc độ văn hóa truyền thống, đặc biệt là về phương diện tư tưởng Nho và Đạo để nhìn nhận sự truyền bá của Phật giáo Ấn Độ tại Trung Quốc và việc Hán hóa. Công trình này là một loại hình nghiên cứu về sự Hán hóa của Phật giáo Ấn Độ. Học giả nghiên cứu vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau, có người đứng từ góc nhìn vĩ mô để phân tích, như giáo sư Phương Lập Thiên trong quyển So sánh phương thức tư duy của Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc1 và giáo sư Hồng Tu Bình trong quyển Luận về phương thuật thần linh hóa, Nho học hóa, và Lão Trang huyền học hóa của Phật giáo đất Hán - Từ lý luận tư tưởng tìm hiểu Trung Quốc hóa Phật giáo2; quyển Hán hóa Phật giáo: Sự giao thoa và niềm kiêu hãnh giữa hai nền văn hóa Ấn - Trung3 của Trần Minh; Dư Văn Minh với quyển Từ con đường trị thế và giáo lý xuất thế luận bàn về sự phân chia ranh giới căn bản của Nho giáo và Phật giáo4; Dương Nghị với quyển Luận bàn về sự dung hòa giữa Phật giáo và Đạo giáo; Vương Vinh Tài với quyển Chọn lựa và làm mới: cơ cấu nội tại trong sự dung hòa văn hóa truyền thống Trung Quốc và Phật giáo5; quyển Luận về sự ảnh hưởng của Đạo giáo và những bản kinh thật, kinh giả của Phật giáo6 của Tiêu Đăng Phúc; Kiều Hải Hà và tác phẩm Những chất vấn của Nho giáo và câu trả lời của Phật giáo7. Có một vài học giả tiến hành nghiên cứu những thời kỳ lịch sử cụ thể như nghiên cứu sự ảnh hưởng tư tưởng truyền thống của thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều đối với Phật giáo Ấn Độ và biểu hiện của nó. Những tác phẩm tiêu biểu có Huyền học và Phật giáo thời kỳ Ngụy Tấn8 và Phong trào phản Phật thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều9 của Thang Nhất Giới; quyển Sự tranh chấp giữa Phật giáo và Nho học thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc và sự chỉnh lý Phật giáo của Ngài Huệ Viễn10; Quách Hiển Đông, Trình Hiển Đông và Lục Kiến Hoa hợp tác biên soạn quyển Lão Trang và Huyền học, Phật học, Đạo học ở thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều11; Hứa Kháng Sinh với tác phẩm Huyền học ảnh hưởng đến Phật giáo thời Lưỡng Tấn12; Lại Vĩnh Hải và trước tác Từ vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều xem mối quan hệ tư tưởng truyền thống của các tôn giáo ngoại lai13; nghiên cứu thời kỳ Tống Nguyên. Lại Vĩnh Hải có viết tác phẩm Nghiên cứu tư tưởng dung hòa giữa Phật và Nho thời kỳ Tống Nguyên14; Bành Kỳ với tác phẩm Bàn luận về vấn đề tam giáo đồng nguyên thời kỳ Tống Nguyên15. Còn nghiên cứu về lịch sử cận đại có Trình Cung Nhượng với quyển Sự khai hoa đơm trái tư tưởng trong quá trình Phật giáo hóa và Trung Quốc hóa16 v.v. Giáo sư Phương Lập Thiên trong thành quả nghiên cứu gần đây là Yếu nghĩa triết học Phật giáo Trung Quốc có viết một chương liên quan đến vấn đề Trung Quốc hóa đối với giáo lý Phật giáo Ấn Độ, nhìn nhận từ góc độ triết học, trình bày vô cùng tinh tế, và đã đặt chân đến nhiều lĩnh vực liên quan đến vấn đề triết học Phật giáo17.
1 Phương Lập Thiên, So sánh phương thức tư duy của Phật giáo Ấn Độ, Viện nghiên cứu Triết học, 1984, kỳ 3.
2 Hồng Tu Bình, Luận về phương thuật của Phật giáo đất Hán bằng việc thần linh hóa, nho học hóa, và Lão Trang huyền học hoá - Từ tầng lớp lý luận tư tưởng để thấy được Trung Quốc hóa Phật giáo, Đài Loan, Học báo Phật học Trung Hoa, 1999, gồm 12 kỳ.
3 Trần Minh, Hán hóa Phật giáo: Sự giao thoa và niềm kiêu hành giữa hai nền văn hóa Ấn - Trung, Tôn giáo, 1992, kỳ 2.
4 Dương Nghị, Luận bàn về sự dung hòa giữa Phật giáo và Đạo giáo, Khai phóng thời đại, 1996, kỳ 6.
5 Vương Vinh Tài, Chọn lựa và làm mới: cơ cấu nội tại sự dung hòa văn hóa truyền thống Trung Quốc và Phật giáo, Báo khoa học xã hội Giang Tô, 1997, kỳ 4.
6 Tiêu Đăng Phúc, Luận về sự ảnh hưởng của Đạo giáo và những bản kinh thật, kinh giả của Phật giáo, Đài Loan, Học báo Phật học Trung Hoa, 1996, tổng cộng 9 kỳ.
7 Kiều Hải Hà, Những chất vấn của Nho giáo và câu trả lời của Phật giáo, Học báo Đại học Quý Châu, 2001, kỳ 4.
8 Thang Nhất Giới, Huyền học và Phật giáo thời kỳ Ngụy Tấn, Phật giáo và văn hóa Trung Quốc, Nxb. Văn hóa Tôn giáo, 09/1999.
9 Thang Nhất Giới, Phong trào phản Phật thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, tham khảo Thang Nhất Giới, Vấn đề siêu việt nội tại của Nho gia, Đạo gia và Phật giáo, Nxb. Nhân dân Giang Tây, 08/1991.
10 Quách Hiển Đông, Sự tranh chấp giữa Phật giáo và Nho học thời kỳ đầu Phật giáo truyền vào Trung Quốc và sự chỉnh lý Phật giáo của ngài Huệ Viễn, Nghiên cứu Tôn giáo học, 2001, kỳ 2.
11 Trình Hiển Đông, Lục Kiến Hoa, Lão Trang và Huyền học, Phật học, Đạo học ở thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, Học báo Đại học An Huy, 2001, kỳ 4.
12 Hứa Kháng, Huyền học ảnh hưởng đến Phật giáo thời Lưỡng Tấn, Phật giáo và văn hóa Trung Quốc, Cục xuất bản sách Trung Quốc, 10/1988.
13 Lại Vĩnh Hải, Từ vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều xem mối quan hệ tư tưởng truyền thống của các tôn giáo ngoại lai, Học san Chiết Giang, 1987, kỳ 2.
14 Lại Vĩnh Hải, Nghiên cứu tư tưởng dung hòa giữa Phật và Nho thời kỳ Tống Nguyên, Đài Loan, Học báo Phật học Trung Hoa, tổng cộng có 5 kỳ, năm 1992.
15 Bành Kỳ, Bàn luận về vấn đề tam giáo đồng nguyên thời kỳ Tống Nguyên, Báo Khoa học Xã hội Bắc Kinh, năm 1999, kỳ 2.
16 Trình Cung Nhượng, Sự khai hoa đơm trái tư tưởng trong quá trình Phật giáo hóa và Trung Quốc hóa, Sử triết học Trung Quốc, 2000.
17 Phương Lập Thiên, Yếu nghĩa triết học Phật giáo Trung Quốc, quyển thượng, hạ, Nxb. Đại học Nhân dân Trung Quốc, 12/2002.
Thứ ba, từ góc độ đời sống và lịch sử phát triển xã hội để nghiên cứu sự truyền bá và quá trình Trung Quốc hóa của Phật giáo Ấn Độ. Như Tằng Kỳ Hải với quyển Cơ hội và thách thức trong quá trình đổi hướng của Phật giáo Ấn Độ sang Trung Quốc - Bắc Chu Vũ Đế diệt Phật và sự ra đời của Thiên Thai tông1; quyển Nhận thức và chính sách đối với tam giáo Nho, Thích, Đạo của tầng lớp thống trị thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều2 của Mâu Chung Giám; Khấu Dưỡng Hậu với tác phẩm Đạo trước Phật sau trong chính sách tam giáo đồng trụ của ba vị vua đầu tiên thời Đường3; Doãn Đức Dung và cuốn sách Từ sự diễn tiến của lịch sử xem quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo4; Khuất Tiểu Cương và tác phẩm Thử luận bàn về nền tảng thế tục của sự Trung Quốc hóa Phật giáo5; Quách Minh với tác phẩm Bàn luận về một trong những vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo thông qua đời sống chư Tăng thời Hán6 v.v.
1 Tằng Kỳ Hải, Cơ hội và thách thức trong quá trình đổi hướng của Phật giáo Ấn Độ sang Trung Quốc - Bắc Chu Vũ Đế diệt Phật và sự ra đời của Thiên Thai tông, Học báo Trường Sư phạm Đài Châu, 1999, kỳ 1 (Tài liệu tái bản của trường Đại học Nhân Dân, Tôn giáo, 1999, kỳ 3.)
2 Mâu Chung Giám, Nhận thức và chính sách đối với tam giáo Nho, Thích, Đạo của tầng lớp thống trị thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, Phật giáo và văn hóa Trung Quốc, Nxb. Đông Phương, 12/1986.
3 Khấu Dưỡng Hậu, Đạo trước Phật sau trong chính sách tam giáo đồng trụ của ba vị vua đầu tiên thời Đường, Văn sử triết, 1998, kỳ 4.
4 Doãn Đức Dung, Từ sự diễn tiến của lịch sử xem quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo, Học báo Học viện Giáo dục Hồ Bắc, 1998, kỳ 1.
5 Khuất Tiểu Cương, Thử luận bàn về nền tảng thế tục của sự Trung Quốc hóa Phật giáo, Tân luận thời phủ, 1995, kỳ 5.
6 Quách Minh, Bàn luận về một trong những vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo thông qua đời sống chư Tăng thời Hán, Nghiên cứu tôn giáo thế giới, 1990, kỳ 2.
Thứ tư, từ một vấn đề cụ thể nào đó tiến hành nghiên cứu. Giống như về phương diện lý luận, giáo sư Phương Lập Thiên có quyển Phương thức và nét đặc sắc trong quá trình Trung Quốc hóa lý luận Phật giáo1; Cung Ái Lâm và tác phẩm Luận bàn về sự Trung Quốc hóa lý luận Phật giáo2, Tằng Hào với tác phẩm Bàn về Trung Quốc hóa lý luận Phật giáo3. Về phương diện giới luật, có Tào Nhậm Bang viết quyển Từ bối cảnh lịch sử và văn hóa xem nguyên nhân biến mất của giới luật Phật giáo tại Trung Hoa4 và quyển Luận về tinh thần chủ nghĩa nhân văn người Trung Quốc trong hai việc thụ giới5 của Vương Thục Cầm. Còn liên quan đến chùa chiền và hang đá, thì có Trương Pháp với tác phẩm Phật tự: sự thay đổi từ Ấn Độ sang Nam Á và vùng đất Hán6 cùng tác phẩm Hình thức không gian và chủ nghĩa tượng trưng: Sự thay đổi của hang động Phật giáo từ vùng đất Ấn đến Trung Quốc7. Nghiên cứu về vấn đề học thuyết hoặc một trước tác cụ thể nào đó, thì có Hữu Nhiễm Vân Hoa tiên sinh với tác phẩm Từ tác phẩm Ma ha Chỉ Quán của Thiền sư Trí Hạm xem mô thức tiếp nhận và chuyển biến của Phật giáo Trung Hoa đối với thần học Ấn Độ8; Ngô Cương Nam với tác phẩm Hán hóa Phật giáo Trung Quốc một ví dụ điển hình của sự ảnh hưởng của Đạo giáo đối với Hoa Nghiêm tông9; Hồng Tu Bình với quyển Trung Quốc hóa Phật giáo và tư tưởng của thiền sư Tăng Khải10; Từ Tiểu Dược viết quyển Thông qua nghiên cứu luận thể dụng và quan niệm hữu - vô của Tăng Khải để nói về vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo11; cùng với tác phẩm Huyền Trang và sự phát triển của Duy thức12 của Hàn Đình Kiệt v.v.
1 Phương Lập Thiên, Phương thức và nét đặc sắc trong quá trình Trung Quốc hóa lý luận Phật giáo, Nghiên cứu triết học, 1996, kỳ 6.
2 Cung Ái Lâm, Luận bàn về sự Trung Quốc hóa lý luận Phật giáo, Học báo Học viện điện lực Trường Sa, 1998, kỳ 2.
3 Tằng Hào, Bàn về Trung Quốc hóa lý luận Phật giáo, Nhật báo Nhân dân, 29 -11- 1989.
4 Tào Nhậm Bang, Từ bối cảnh lịch sử và văn hóa xem nguyên nhân biến mất của giới luật Phật giáo tại Trung Hoa, Đài Loan, Học báo Phật học Trung Hoa, 1993, tổng cộng 6 kỳ.
5 Vương Thục Cầm, Luận về tinh thần chủ nghĩa nhân văn người Trung Quốc trong hai việc thụ giới, Học báo Học viện Sư phạm Mẫu Đơn, 2001.
6 Trương Pháp, Phật tự: Sự thay đổi từ Ấn Độ sang Nam Á và vùng đất Hán, Học báo Đảng uỷ Trường Xuân, 1999, kỳ 2.
7 Trương Pháp, Hình thức không gian và chủ nghĩa tượng trưng: Sự thay đổi của hang động Phật giáo từ vùng đất Ấn đến Trung Quốc, Học san Chiết Giang, 1999, kỳ 1.
8 Hữu Nhiễm Vân Hoa, Từ tác phẩm Ma ha Chỉ Quán của Thiền sư Trí Hạm xem mô thức tiếp nhận và chuyển biến của Phật giáo Trung Hoa đối với thần học Ấn Độ, Đài Loan, Học báo Phật học Trung Hoa, 1990, kỳ 3.
9 Ngô Cương Nam (Oh, Kang Nam), Hán hóa Phật giáo Trung Quốc một ví dụ điển hình của sự ảnh hưởng của Đạo giáo đối với Hoa Nghiêm tông, Đài Loan, Học báo Phật học Trung Hoa, tổng cộng 13 kỳ, quyển hạ (Nguyên tác tiếng Anh: The Daoist Influence on Huayen Buddhism: A case of the Sinicization of Buddhism in China).
10 Hồng Tu Bình, Trung Quốc hóa Phật giáo và tư tưởng của Thiền sư Tăng Khải, Học báo Đại học Phúc Đán, 1988, kỳ 4.
11 Từ Tiểu Dược, Thông qua nghiên cứu luận thể dụng và quan niệm hữu - vô của Tăng Khải để nói về vấn đề Trung Quốc hóa Phật giáo, Học báo Đại học Nam Kinh, 1995, kỳ 4.
12 Hàn Đình Kiệt, Huyền Trang và sự phát triển của Duy thức, Nghiên cứu tôn giáo Thế giới, 1988, kỳ 4.
Tóm lại, nghiên cứu về sự truyền bá của Phật giáo Ấn Độ vào đất nước Hoa Hạ và quá trình Hán hóa xét theo chiều dọc, hiện nay chỉ có những miêu tả đại khái vĩ mô. Khiếm khuyết phần chuyên sâu tổng kết và luận chứng những tình tiết nhỏ, đây là một điều đáng tiếc. Nhìn theo chiều ngang, tập trung chủ yếu ở phần tư tưởng tôn giáo, đặc biệt là phương diện tư tưởng triết học, kế tiếp là phương diện hình thức nghệ thuật như kiến trúc, tạo tượng thể hiện những quan niệm tư tưởng tôn giáo bên ngoài. Nghiên cứu về diễn biến mối quan hệ giữa hình thái tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa, xã hội Trung Quốc cùng với việc đi sâu vào đời sống hàng ngày của nó còn nhiều hạn chế. Từ ở góc độ hội nhập, dường như đều khảo sát quá trình phát triển tư tưởng Trung Quốc, mà xem nhẹ mắt xích quan trọng là văn hóa Phật giáo Ấn Độ. Giống như những gì tôi đã trình bày trước đây, kỳ thật Hán hóa Phật giáo liên quan đến sự lý giải, chọn lựa và tiếp nhận của người Trung Quốc vào sự du nhập của Phật giáo Ấn Độ. Hai phương diện này vừa có sự khác biệt lại vừa có mối liên hệ với nhau, mà sự diễn biến lịch sử và sự ảnh hưởng của cả hai lại giống mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa Phật giáo Ấn Độ với văn hóa, xã hội bản địa. Ba điểm liên hệ được trình bày ở trên, xét từ phương diện xã hội vừa nêu, những nghiên cứu hiện nay đều nghiêng về thành phần tầng lớp học thuật tinh hoa, và có rất ít những tác phẩm dành cho tầng lớp phổ thông bình dân. Tóm lại, những tác phẩm nghiên cứu này đã xem nhẹ đầu mối con đường lịch sử du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Quốc. Đồng thời, phân chia văn hóa Phật giáo Ấn Độ thành một hệ thống khoa học khác nhau như: triết học, luận lý, văn học, nghệ thuật mà xem nhẹ tính tôn giáo hoàn chỉnh của nó. Hơn nữa, tính tôn giáo chính là bản chất vốn có của văn hóa Phật giáo Ấn Độ, là nền tảng cơ bản của các hình thức văn hóa Phật giáo khác.
3.2. Phân tích hiện trạng nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm
Tín ngưỡng Quán Âm là một hình thái tín ngưỡng Bồ tát phổ biến nhất trong hệ Phật giáo Đại thừa. Với lịch sử hai nghìn năm phát triển, hình thái tín ngưỡng này cùng với các hình thái văn hóa khác như tôn giáo, triết học, nghệ thuật, dân tộc, lý luận giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo thành một hiện tượng văn hóa tôn giáo nồng hậu mà phức tạp. Dù là trong quá khứ hay hiện tại, thì hệ thống lý luận và những ứng dụng thực tiễn của Phật giáo cũng đều chiếm một vị trí quan trọng. Bên cạnh đó, đối với xã hội và nhân loại, đặc biệt là trong các lĩnh vực văn hóa xã hội sản sinh một tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất định. Cho nên, tín ngưỡng Quán Âm là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học vô cùng quan trọng. Đáng tiếc một điều, nhìn từ tổng thể từ xưa đến nay vị trí của các nghiên cứu liên quan đến loại hình tín ngưỡng này trên diễn đàn học thuật, đặc biệt là trong giới học thuật nuớc nhà chưa được xem trọng cho lắm. Đương nhiên, dựa theo sự phát triển không ngừng của lĩnh vực nghiên cứu học thuật, những thành quả nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng Bồ tát bắt đầu xuất hiện. Tuy còn đơn lẻ và khan hiếm, nhưng cũng không thiếu những phân tích lý luận và những khảo chứng hiện thực thấu đáo. Những thành quả nghiên cứu vừa sâu sắc lại có tính hệ thống toàn diện, đã góp phần xây dựng nên nền móng vững chãi, đáng cho chúng ta dành thời gian để tổng kết lại một cách đầy đủ hơn. Ở đây, chúng tôi đứng ở ba phương diện học thuật Trung Quốc Lục địa, Hồng Kông, Đài Loan và học thuật quốc tế tiến hành khảo sát nghiên cứu tổng hợp, phân tích sâu sắc. Đồng thời, cũng sẽ báo cáo đến độc giả những tác phẩm đầu tiên của tôi trong lĩnh vực này.
3.2.1. Nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm tại Trung Quốc
Nhìn chung, những nghiên cứu về Quán Âm tại Trung Quốc khá ít, có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm chưa được đào sâu nghiên cứu và tiến hành chỉnh lý có hệ thống. Song, bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu đã đạt được những thành quả khảo sát về các phương diện lĩnh vực nghiên cứu Bồ tát Quán Âm quan trọng này. Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát những thành quả này theo chiều dọc và chia thành tám phương diện1.
1 Không tính tác phẩm của người viết trong đây.
Một là, từ góc độ tôn giáo học và lịch sử học, phân tích móc nối cơ bản của quá trình hình thành và truyền bá của tín ngưỡng Quán Âm. Đề cập đến lịch sử hình thành, diễn biến và truyền bá của tín ngưỡng này cho đến nguyên nhân hình thành, mạng mạch phát triển tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm theo từng khu vực. Vấn đề thịnh suy, thay đổi những hình thái đặc thù của tín ngưỡng Quán Âm, như hình tượng, giáo lý và đạo tràng. Có những đầu sách nghiên cứu như quyển: Nguồn gốc của Bồ tát Quán Thế Âm1 của Vương Cảnh Lâm; Khảo sát về Bồ tát Quán Thế Âm2 của Từ Tịnh Ba; tác giả Đoàn Hữu Văn với tác phẩm Luận về nguyên nhân hình thành tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm3; trước tác của Trịnh Tiêu Quân là Khảo sát nguyên nhân hình thành của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm4; quyển Sự hình thành đạo tràng Quán Âm Phổ Đà và quá trình truyền về phía Đông của văn hóa Bồ tát Quán Âm5 của Vương Liên Thắng; Tôn Lệ và tác phẩm Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm của người Trung Quốc6; Từ Hoằng Đồ với quyển Bàn về sự ảnh hưởng lịch sử của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm7; Bối Dật Văn với tác phẩm Sự hình thành Bồ tát Quán Âm Nam Hải và Phổ Đà8 và Khảo lược hình tượng và sự tích Quán Âm Tử Trúc Phổ Đà9; tác giả Quan Lan với tác phẩm Phân tích về nguồn gốc lịch sử của hình tượng Bồ tát Quán Âm cầm nhành dương liễu10; quyển Khảo sát và giải thích về Bồ tát Quán Âm ở Vân Nam11 của Trương Nam. Học giả Nhuế Truyền Minh và tác phẩm Nghiên cứu về nguồn gốc Bồ tát Quán Âm thân nữ theo địa phương ở Trung Quốc12; Vương Hòa Bình viết tác phẩm Từ những tài liệu ghi chép tìm hiểu sự hưng vong của đạo tràng Quán Âm ở núi Phổ Đà13; Hà Ân Văn và tác phẩm Tóm lược sự hưng khởi của niềm tin Bồ tát Quán Âm ở Thái Lan14; Trần Tinh Kiều và tác phẩm Bồ tát Quán Thế Âm ở Trung Quốc15; Tín ngưỡng Phật giáo lưu hành ở dân gian16 thuộc chương năm nằm trong quyển ba của tập sách Sử Phật giáo Trung Quốc do giáo sư Nhậm Tục Du chủ biên; và chương bốn Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm và mối liên quan đến nguồn gốc, sự phát triển của thần thoại17 trong quyển Thần thoại và tín ngưỡng Phật giáo thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều của Vương Thanh; Tăng Kỳ Hải và tác phẩm Mạn đàm về sự thúc đẩy Thiên Thai tông đối với tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm18 v.v. Cho dù những tác phẩm này đề cập đến thời gian và không gian khác nhau, góc độ nghiên cứu cũng không giống nhau, nhưng đều lấy hình tượng Bồ tát Quán Âm làm đối tượng nghiên cứu. Hơn thế, đều xoay quanh vấn đề diễn tiến của lịch sử để triển khai và giải thích. Cũng có những tác phẩm dựa theo trục hoành để nghiên cứu những vấn đề về lịch sử tín ngưỡng Quán Âm, vốn là một bộ phận cấu thành quan trọng. Trong những nghiên cứu này, nội dung về nguồn gốc và sự diễn biến của tín ngưỡng Quán Âm Ấn Độ chỉ chiếm thiểu số, phần nhiều là nghiêng về phạm vi Hoa Hạ. Những thành quả nghiên cứu này chủ yếu khảo sát những thời kỳ lịch sử, khu vực và hình thái tín ngưỡng Quán Âm khác nhau. Khai mở nguồn tri thức và sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử hình thành, và diễn biến của tín ngưỡng Quán Âm đối với nước sở tại.
1 Vương Cảnh Lâm, Nguồn gốc của Bồ tát Quán Thế Âm, Tri thức văn sử, 1989, kỳ 1.
2 Từ Tịnh Ba, Khảo sát về Bồ tát Quán Thế Âm, thu thập từ Bồ tát Quán Âm toàn tập, Nxb. Văn nghệ Xuân Phong, 09/1987.
3 Đoàn Hữu Văn, Luận về nguyên nhân hình thành tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, Học báo Đại học Sư phạm Sơn Tây, 1998, kỳ 2.
4 Trịnh Tiêu Quân, Khảo sát nguyên nhân hình thành của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, Nghiên cứu học thuật, 2001.
5 Vương Liên Thắng, Sự hình thành đạo tràng Quán Âm Phổ Đà và quá trình truyền về phía Đông của văn hóa Bồ tát Quán Âm, Học báo Học viện Hải dương Chiết Giang, 2004, kỳ 3.
6 Tôn Lệ, Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm của người Trung Quốc, Tôn giáo Trung Quốc, 2005, kỳ 5.
7 Từ Hoằng Đồ, Bàn về sự ảnh hưởng lịch sử của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, Học báo Học viện Hải dương Chiết Giang, 2004, kỳ 1.
8 Bối Dật Văn, Sự hình thành Bồ tát Quán Âm Nam Hải và Phổ Đà, Học báo Học viện Hải dương Chiết Giang, 2003, kỳ 3.
9 Bối Dật Văn, Khảo lược hình tượng và sự tích Quán Âm Tử Trúc Phổ Đà, Học báo Học viện Hải dương Chiết Giang, 2002, kỳ 1.
10 Quan Lan, Phân tích về nguồn gốc lịch sử của hình tượng Bồ tát Quán Âm cầm nhành dương liễu, Viện nghiên cứu Dân tộc Thanh Hải, 2003, kỳ 4.
11 Trương Nam, Khảo sát và giải thích về Bồ tát Quán Âm ở Vân Nam, Học báo Học viện Dân dộc Vân Nam, 1995, kỳ 1.
12 Nhuế Truyền Minh, Nghiên cứu về nguồn gốc Bồ tát Quán Âm thân nữ theo địa phương ở Trung Quốc, Sử Lâm, 1993, kỳ 1.
13 Vương Hòa Bình, Từ những tài liệu ghi chép tìm hiểu sự hưng vong của đạo tràng Quán Âm ở núi Phổ Đà, Ghi chép ở Chiết Giang, 1989, kỳ 12.
14 Hà Ân Văn, Tóm lược sự hưng khởi của niềm tin Bồ tát Quán Âm ở Thái Lan, Bút chiến tư tưởng, 1997, kỳ 2.
15 Trần Tinh Kiều, Bồ tát Quán Thế Âm ở Trung Quốc, Pháp Âm, 1996, kỳ 12.
16 Nhậm Tục Du chủ biên, Tín ngưỡng Phật giáo lưu hành ở dân gian nằm trong quyển ba của tập sách Sử Phật giáo Trung Quốc, Chương 5 thuộc quyển thứ ba, Sự lưu hành tín ngưỡng Phật giáo tại dân gian, Nxb. Khoa học Xã hội Trung Quốc, 04/1988.
17 Vương Thanh, chương IV: Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm và mối liên quan đến nguồn gốc, sự phát triển của thần thoại trong quyển Thần thoại và tín ngưỡng Phật giáo thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, 08/2001.
18 Tăng Kỳ Hải, Mạn đàm về sự thúc đẩy Thiên Thai tông đối với tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, Nghiên cứu Chính pháp, 1999.
Thứ hai, xuất phát từ khía cạnh văn học, mối quan hệ giữa văn học với tín ngưỡng Quán Âm, đặc biệt là nghiên cứu những đặc trưng văn học của tín ngưỡng Quán Âm và sự ảnh hưởng của loại hình tín ngưỡng này đối với văn học. Phần nhiều những công trình này đều đề cập về mối quan hệ giữa Bồ tát Quán Âm với văn học dân gian. Những tác phẩm nghiên cứu tương đối quan trọng trong lĩnh vực này có Tôn Xương Vũ tiên sinh với tác phẩm Hình ảnh Bồ tát Quán Âm và Duy Ma trong văn học Trung Quốc1; Liên quan đến những ý kiến bổ sung cho Minh Tường Ký2, Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong tiểu thuyết Lục triều3, Ba điều ứng nghiệm của Bồ tát Quán Thế Âm4; và tác phẩm của Đồng Chí Kiều Chú thích về ba sự linh ứng của Bồ tát Quán Âm5; Tào Đạo Hoành và tác phẩm Luận bàn về Vương Diễm và tác phẩm Minh tường ký6; Vương Hải Yến với tác phẩm Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm qua tiểu thuyết Hương sĩ của Thẩm Tùng Văn7; Vương Hải Mai qua tác phẩm Tây du ký và tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm8; quyển Quán Âm đắc đạo; Kim tích đàm của Tôn Thế Cơ, Trịnh Tiêu Quân và quyển Những câu chuyện cứu khổ cứu nạn của Bồ tát Quán Âm và tiểu thuyết chí quái thời Lục triều9; tác phẩm Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm và những sáng tác văn học thời Đường10 của Hạ Quảng Hưng; Âu Dương Khang với tác phẩm Từ những câu chuyện ứng nghiệm của Quán Thế Âm đến Tây du ký nhìn nhận mối quan hệ giữa tôn giáo và tiểu thuyết thần thoại11 v.v. Những nghiên cứu này xoay quanh không gian là Trung Quốc, còn thời gian xa thì từ Lục triều, gần là đương đại. Chủ yếu chú trọng về phong tục tập quán tín ngưỡng, văn học dân gian, đặc biệt là vào ba thời kỳ Lục triều, Đường Tống và Minh Thanh. Trọng tâm nghiên cứu, chính là những câu chuyện linh nghiệm của những tín đồ có niềm tin tuyệt đối vào Bồ tát Quán Âm được lưu hành trong dân gian, cho đến niềm tin vào sự ứng nghiệm của Bồ tát Quán Âm trong nền văn học Trung Quốc. Phương thức nghiên cứu chủ yếu là giải thích những tác phẩm văn học, chỉnh lý văn hiến, và làm rõ mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian với tín ngưỡng. Hình thức nghiên cứu này có thể trực tiếp thăm dò tâm lý niềm tin và hình thái văn hóa của những tầng lớp giai cấp bình dân trong xã hội Trung Quốc. Vừa mang đầy đủ tính chân thật, tính gần gũi và tính sinh động, lại vừa thể hiện được vai trò ảnh hưởng mạnh mẽ của Bồ tát Quán Âm trong đời sống nhân gian. Mục đích để chúng ta hiểu rõ lĩnh vực văn học đặc biệt khiêm tốn này. Hiện nay, hầu như có rất ít tác phẩm văn chương viết về mối quan hệ giữa tín ngưỡng Quán Âm Ấn Độ cổ đại với các loại hình thái văn học thuộc hệ tín ngưỡng này.
1 Tôn Xương Vũ, Hình ảnh Bồ tát Quán Âm và Duy Ma trong văn học Trung Quốc, Nxb. Giáo dục Cao đẳng, 1996.
2 Tôn Xương Vũ, Liên quan đến những ý kiến bổ sung cho Minh tường ký, Di sản văn học, 1992, kỳ 5.
3 Tôn Xương Vũ, Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong tiểu thuyết Lục triều, Tổng hợp biên soạn luận văn hội nghị Phật học, Nxb. Văn hóa Pháp Cổ tại Đài Loan, 1998.
4 Tôn Xương Vũ, Ba điều ứng nghiệm của Bồ tát Quán Thế Âm, Trung Hoa thư cục,1994.
5 Đồng Chí Kiều, Chú thích về ba sự linh ứng của Bồ tát Quán Âm, Nxb. Cổ tịch Giang Tô, 2002.
6 Tào Đạo Hoành, Luận bàn về Vương Diễm và tác phẩm Minh tường ký, Di sản văn hóa, 1992, kỳ 1.
7 Vương Hải Yến, Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm và tiểu thuyết Hương sĩ của Trầm Tùng Văn, Học báo Đại học Trịnh Châu, 2002, kỳ 1.
8 Vương Hải Mai, Tây du ký và tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, Học báo Học viện Duy Phường, 2003, kỳ 5.
9 Trịnh Tiêu Quân, Những câu chuyện cứu khổ cứu nạn của Bồ tát Quán Âm và nhưng câu chuyện kỳ quái thời Lục triều, Khoa học xã hội, 1998, kỳ 2.
10 Hạ Quảng Hưng, Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm và những sáng tác văn học thời Đường, Học báo Đại học Sư phạm Thượng Hải, 2003, kỳ 5.
11 Âu Dương Khang, Từ những câu chuyện ứng nghiệm của Quán Thế Âm đến Tây du ký nhìn nhận mối quan hệ tôn giáo và những tiểu thuyết thần thoại, Học báo học viện Sư phạm Chương Châu, 1998, kỳ 2.
Thứ ba, từ góc độ dân tộc học, có những tác phẩm nghiên cứu về những câu chuyện linh ứng Quán Âm với mối quan hệ giữa phong tục tập quán và loại hình tín ngưỡng này. Trong đó có tác phẩm của Trịnh Tiêu Quân Luận về bình tịnh bình và nhành dương chi thấy được tập tục thủy bái ở Trung Quốc và Ấn Độ1; Dương Tăng Văn với tác phẩm Sự du nhập và lưu hành của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm2; Hàn Bỉnh Phương và tác phẩm Truyền thuyết Quán Âm Diệu Thiện và tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm - Thông qua bộ sách Hương sơn quyển ra đời sớm nhất ở nước ta3; Tôn Thu Vân với quyển Nói chuyện về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong dân gian ở nước ta4; Vương Phúc Kim với tác phẩm Truyền thuyết dân gian và tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm; Bối Dật Văn viết quyển Cuộc đối thoại giữa truyện Quán Âm Tống Tử núi Phổ Đà và quan niệm hiếu đức của Nho gia5; Tề Phong Sơn và tác phẩm Sự thay đổi hình tượng từ nam sang nữ của Bồ tát Quán Âm khi tín ngưỡng Quán Âm truyền vào Trung Quốc6; Hạng Dụ Vinh với tác phẩm Cửu tử mẫu, Quỷ tử mẫu, Quán Âm cho con - Lưỡng nhịp tam ngôn để xem sự dung hợp của Phật giáo và Đạo giáo trong tín ngưỡng tôn giáo dân gian Trung Quốc7”; Trình Hậu với quyển Bồ tát Quán Âm và mẹ Ma Tổ - So sánh tín ngưỡng tôn giáo ở Chiết - Mân - Đài và nước ngoài8; Thái Thiếu Khanh với cuốn Tính năng và đặc điểm xã hội của tín ngưỡng dân gian Trung Quốc trong tín ngưỡng Quan đế, Bồ tát Quán Âm và Ma Tổ; Pháp Tôn với quyển Bàn về quá trình Trung Quốc hóa trong những bản ngụy kinh và tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm9; Trương Tiểu Đông viết quyển Tìm hiểu nguyên nhân lấy hình tượng giới nữ làm chính trong quá trình Trung Quốc hóa hình ảnh Bồ tát Quán Âm10; Lưu Trường Cửu với tác phẩm Nói về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm - giới hạn việc phát hiện những tài nguyên văn hóa thuộc tập quán tín ngưỡng Quán Âm ở thành phố Toại Ninh11; Trịnh Trinh Thành và quyển Bồ tát Quán Âm Trung Quốc: Toại Ninh quê hương của công chúa Diệu Thiện12; Chu Tử Ngạn viết quyển Luận về sự dung hòa trong quá trình biến đổi hình tượng nữ của Bồ tát Quán Âm và văn hóa Nho Thích13; Triệu Hạnh Căn viết quyển Dùng sắc đẹp giáo hóa và hình tượng Bồ tát Quán Âm Ngư Lam14; Ôn Kim Ngọc viết quyển Hình tượng nữ của Bồ tát Quán Âm15; Hạ Gia và tác phẩm “Hình tượng Bồ tát Quán Âm trong truyền thuyết dân gian16”; Triệu Khắc Nghiêu viết quyển Từ sự thay đổi hình tượng giới tính của Bồ tát Quán Âm tìm hiểu quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo17; Lý Tiểu Vinh và tác phẩm Khảo sát và phân tích Cao Vương Quán Thế Âm kinh18 v.v. Ngoài ra, còn có các chương tiết thuộc các thư tịch liên quan đến mối quan hệ giữa văn hóa dân gian và Bồ tát Quán Âm, như tác giả Trương Quốc Cương viết chương thứ năm và thứ sáu Tín ngưỡng quần chúng và Phật giáo thời Tùy Đường (phần thượng và hạ) trong bộ Xã hội Tùy Đường và Phật giáo19. Bàn luận về tình hình thay đổi và lưu hành trong dân gian của tín ngưỡng Quán Âm; Cổ Nhị Cường viết phần hạ Tôn giáo và tín ngưỡng dân gian thời kỳ Đường Tống trong quyển Tín ngưỡng dân gian thời kỳ Đường Tống20, có trình bày và giải thích tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong dân gian. Những vấn đề cơ bản được đề cập trong các hiện tượng văn hóa, phong tục tập quán tín ngưỡng Quán Âm ở trên, giống như sự ảnh hưởng của những câu chuyện linh ứng của Bồ tát Quán Âm thời kỳ đầu và truyền thuyết Quán Âm Diệu Thiện. Vấn đề chuyển thành thân nữ của Quán Âm, vấn đề ngụy kinh trong tín ngưỡng Quán Âm, vấn đề mối quan hệ giữa Bồ tát Quán Âm với tư tưởng Nho gia và sự ảnh hưởng của nó, vấn đề tương quan giữa Quán Âm các vị thần trong tín ngưỡng dân gian v.v. Những công trình nghiên cứu này chứa đựng ý nghĩa vô cùng tích cực đối với việc giải thích tín ngưỡng tôn giáo với văn hóa dân gian bản địa. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cơ bản vẫn chưa hề đề cập, hoặc chưa tiến hành triển khai được tín ngưỡng Quán Âm Ấn Độ thời cổ đại. Hoặc nếu có nhắc đến, cũng chỉ có thể làm nền cho các vấn đề nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm dân gian ở Trung Quốc.
1 Trịnh Tiêu Quân, Luận về bình Tịnh bình và nhành dương chi thấy được tập tục thủy bái ở Trung và Ấn, Học báo Trường Đại học Sư phạm Vân Nam, 2001, kỳ 4.
2 Dương Tăng Văn, Sự du nhập và lưu hành của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, Nghiên cứu tôn giáo thế giới, 1985, kỳ 3.
3 Hàn Bỉnh Phương, Truyền thuyết Quán Âm Diệu Thiện và tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm - Thông qua Bộ sách Hương sơn quyển ra đời sớm nhất ở Trung Quốc, Nghiên cứu tôn giáo thế giới, 2002, kỳ 2.
4 Tôn Thu Vân, Nói chuyện về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong dân gian ở nước ta, Tri thức văn sử, 1991, kỳ 4.
5 Bối Dật Văn, Cuộc đối thoại giữa truyện Quán Âm cho con núi Phổ Đà và quan niệm hiếu đức của Nho gia, Học báo Học viện Hải dương Chiết Giang, 2005, kỳ 1.
6 Tề Phong Sơn, Sự thay đổi hình tượng từ nam sang nữ của Bồ tát Quán Âm khi tín ngưỡng Quán Âm truyền vào Trung Quốc, Luận đàm về sự tiến triển, 2005, kỳ 6.
7 Hạng Dụ Vinh, “Cửu tử mẫu, Quỷ tử mẫu, Quán Âm cho con - Lưỡng nhịp tam ngôn để xem sự dung hợp của Phật giáo và Đạo giáo trong tín ngưỡng tôn giáo dân gian Trung Quốc, Nghiên cứu tiểu thuyết Minh Thanh, 2005, kỳ 5.
8 Trình Hậu, Bồ tát Quán Âm và mẹ Ma Tổ - So sánh tín ngưỡng tôn giáo ở Chiết - Mân - Đài và nước ngoài, Học báo Học viện Hải dương Chiết Giang, 2005, kỳ 1.
9 Pháp Tôn, Bàn về sự Trung Quốc hóa trong những bản ngụy kinh và tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, Văn hóa tôn giáo thế giới, 2004, kỳ 3.
10 Trương Tiểu Đông, Tìm hiểu nguyên nhân lấy hình tượng giới nữ làm chính trong quá trình Trung Quốc hóa hình ảnh Bồ tát Quán Âm, Học báo Học viện Sư phạm Quảng Tây, 2004, kỳ 2.
11 Lưu Trường Cửu, Nói về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm - giới hạn việc phát hiện những tài nguyên văn hóa thuộc tập quán tín ngưỡng Quán Âm ở thành phố Toại Ninh, 2004, kỳ 8.
12 Trịnh Trinh Thành, Bồ tát Quán Âm Trung Quốc: Toại Ninh quê hương của công chúa Diệu Thiện, Thư xã Ba Thục, 08/2004.
13 Chu Tử Ngạn, Luận về sự dung hòa trong sự biến đổi hình tượng nữ của Bồ tát Quán Âm và văn hóa Nho Thích, Học báo Đại học Thượng Hải, 2000, kỳ 1.
14 Triệu Hạnh Căn, Mượn sắc đẹp giáo hóa và hình tượng Bồ tát Quán Âm Ngư Lam, Tạp chí Văn sử, 1997, kỳ 1.
15 Ôn Kim Ngọc, Hình tượng nữ của Bồ tát Quán Âm, Hội thảo văn hóa Trung Hoa, 1996, kỳ 1.
16 Hạ Gia, Hình tượng Bồ tát Quán Âm trong truyền thuyết dân gian, Tạp chí du lịch văn hóa dân gian, 1996, kỳ 3.
17 Triệu Khắc Nghiêu, Từ sự thay đổi hình tượng giới tính của Bồ tát Quán Âm tìm hiểu quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo, Văn hóa Đông Nam, 1990, kỳ 4.
18 Lý Tiểu Vinh, Khảo sát và phân tích Cao Vương Quán Thế Âm kinh, Nghiên cứu Đôn Hoàng, 2003, kỳ 1.
19 Trương Quốc Cương viết chương V & VI, Tín ngưỡng quần chúng và Phật giáo thời Tùy Đường (phần thượng và hạ) trong bộ Xã hội Tùy Đường và Phật giáo.
20 Giả Nhị Cường, Tín ngưỡng dân gian thời kỳ Đường Tống, Nxb. Nhân dân Phúc Kiến, 10/2002.
Thứ tư, đứng từ góc độ khảo cổ và mỹ thuật, chủ yếu khảo sát vấn đề tạo tượng Bồ tát Quán Âm, như Tôn Tu Thân và Tôn Hiển Cương viết quyển Từ vấn đề tạo hình hình tượng Bồ tát Quán Âm nói chuyện Trung Quốc hóa Phật giáo1; Trịnh Bỉnh Khiêm viết quyển Sự ra đời của vị thần Venus Đông Phương: Sơ khảo sự thay đổi hình tượng Quán Âm2; tác giả Lưu Tục Hán và tác phẩm Từ hình ảnh Quán Âm Dương Chi của Diêm Lập Thể bàn về sự diễn biến của tượng tranh Bồ tát Quán Âm3; Nhuế Truyền Minh viết Nghiên cứu về nguồn gốc hình tướng nữ thân của Bồ tát Quán Âm khu vực Trung nguyên4; Lưu Ngạn Quân với trước tác Quán Âm mười hai mặt5; chuyên tác của Lý Linh Tạo tượng Bồ tát Quán Âm trong Mật tông Tạng truyền6, và một số luận văn học thuật như Tìm hiểu nghiên cứu về tượng Bồ tát Quán Âm7, Nhận thức và tranh luận về tượng Quán Âm cứu lục đạo trong Mật tông Tạng truyền - Bàn luận về sự ra đời của tượng Quán Âm Thủy Nguyệt8; Nghiên cứu các kiểu tượng Quán Âm mười một mặt - Lấy nghệ thuật tạo tượng Hán truyền và Tạng truyền làm trung tâm9; Khảo sát tượng Quán Âm Tam Diệp10, Phân tích hình dáng tượng tranh Quán Âm Lục Tự - Bàn luận mối quan hệ của Phật Di Đà và Quán Âm Lục Tự11, Mối quan hệ giữa Quán Âm Thủy Nguyệt và tượng Quán Âm trong Phật giáo Tạng truyền12; tác giả Lý Vân Tấn và tác phẩm Nghệ thuật tạo tượng Bồ tát Quán Âm Acarya của vùng Đại Lý Vân Nam13; Diện mạo và gốc gác của tượng Quán Âm đứng chất liệu vàng đồng, niên đại Thái Hòa (227-233) được khảo quật ở Bác Hưng (Sơn Đông, Trung Quốc)14 của học giả Kim Thân; Quách Tử Dao và tác phẩm Căn cứ tính thẩm mỹ của sự Trung Quốc hóa hình tượng Bồ tát Quán Âm15; Lý Thái Hà với tác phẩm Đánh giá những loại hình Thang ga thuộc Tạng truyền16; Triệu Quảng Linh và tác phẩm Từ mẫn pháp tượng - Trang nghiêm thù thắng - đánh giá nghệ thuật tạo tượng Quán Âm mười một mặt trong chùa Thất Tháp Ninh Ba17; Đổng Ngạn Văn với quyển Sự đa dạng của hình tượng Bồ tát Quán Âm18; Vương Đan và quyển Từ sự lưu hành và biến hóa hình thái Bồ tát Quán Âm nhìn nhận quá trình bản địa hóa và thế tục hóa mỹ thuật Phật giáo Trung Quốc19; Tác giả Khám Đình Long và tác phẩm Nét đặc sắc nghệ thuật Bồ tát Quán Âm nghìn tay nghìn mắt20; Mã Thiên Phong viết tác phẩm Nghệ thuật tạo tượng Bồ tát Quán Âm thời Tùy21; Dương Đình Huệ và tác phẩm Tượng Quán Âm khắc trên đá của thánh họa Ngô Đạo Chi22; Phùng Hán Khám và quyển Khảo sát nguồn gốc thánh tượng Bồ tát Quán Âm nghìn tay nghìn mắt23; Lưu Trí nghiên cứu đề tài Diên An thu thập tượng đồng Bồ tát Quán Âm nghìn tay nghìn mắt24; Vương Huệ Dân viết quyển Tượng Bồ tát Quán Âm nghìn tay nghìn mắt tại Đôn Hoàng25; Lưu Phong Quân và quyển Khảo sát nghệ thuật tạo tượng Di Lặc và Quán Âm thời kỳ Bắc triều ở Sơn Đông26; Nghiệp Lộ Hoa nghiên cứu về Bộ Quán Âm thuộc chương bốn của quyển Giải thích đồ tượng Phật giáo Trung Quốc27. Những thành quả nghiên cứu này số lượng khá lớn, khó mà kể xiết. Những đặc điểm chủ yếu này dựa theo những tôn tượng Bồ tát Quán Âm tồn tại trên thực tế, căn cứ vào phong cách nghệ thuật và quá trình diễn tiến của nó làm điểm xuất phát, lấy giáo lý của tín ngưỡng Quán Âm làm bối cảnh. Đồng thời đề cập đến tín ngưỡng Quán Âm Ấn Độ trong quá trình du nhập vào Trung Hoa, và mối quan hệ của hệ tín ngưỡng này với quá trình Hán hóa, vấn đề dị biệt giữa tín ngưỡng Quán Âm của người Hán với người Tạng. Cho nên, nó vừa thuộc về nghiên cứu nghệ thuật, nhưng cũng đồng thời là khảo sát và phân tích tôn giáo vừa truy tìm nguồn gốc lịch sử, lại vừa chú ý đến hiện thực xã hội. Vừa có ý nghĩa quan trọng cho chúng ta trong việc tìm hiểu tiến trình diễn biến của hình tượng Quán Âm tại đất Hoa Hạ, lại giúp ích cho việc nhận thức các hình thái khác biệt khác của tín ngưỡng này.
1 Tôn Tu Thân, Tôn Hiển Cương, Từ vấn đề tạo hình hình tượng Bồ tát Quán Âm nói chuyện Trung Quốc hóa Phật giáo, Nghiên cứu Đôn Hoàng, 1995, kỳ 1.
2 Trịnh Bỉnh Khiêm, Sự ra đời của vị thần Venus Đông Phương: Sơ khảo sự thay đổi hình tượng Quán Âm, Tập san Đông Phương, 1998, kỳ 1.
3 Lưu Tục Hán, Từ hình ảnh Quán Âm Dương Chi của Diêm Lập Thể bàn về sự diễn biến của tượng tranh Bồ tát Quán Âm, Nghiên cứu Chính Pháp, số đầu, 1999.
4 Nhuế Truyền Minh, Nghiên cứu về nguồn gốc hình tướng nữ thân của Bồ tát Quán Âm khu vực Trung Nguyên, Sử Lâm, 1993, kỳ 1.
5 Lưu Ngạn Quân, Quán Âm mười hai mặt, Xuân Thu Văn Vật, 2005, kỳ 3.
6 Lý Linh, Tạo tượng Bồ tát Quán Âm trong Mật tông Tạng truyền, Nxb. Văn hóa Tôn giáo, 01/1993.
7 Lý Linh, Tìm hiểu nghiên cứu về tượng Bồ tát Quán Âm, Nghiên cứu Tây Tạng, 2005, kỳ 3.
8 Lý Linh, Nhận thức và tranh luận về tượng Quán Âm cứu lục đạo trong Mật tông Tạng truyền - Bàn luận về sự ra đời của tượng Quán Âm Thủy Nguyệt, Nghiên cứu Phật học, 2004.
9 Lý Linh, Nghiên cứu các kiểu tượng Quán Âm mười hai mặt - Lấy nghệ thuật tạo tượng Hán truyền và Tạng truyền làm trung tâm, Tạp chí Đôn Hoàng học, 2004, kỳ 2.
10 Lý Linh, Khảo sát tượng Quán Âm Tam Diệp Quan, Văn vật Trung Nguyên, 2005, kỳ 2.
11 Lý Linh, Phân tích hình dáng tượng tranh Quán Âm Lục Tự - Bàn luận mối quan hệ của Phật Di Đà và Quán Âm Lục Tự, Nghiên cứu Mỹ thuật, 2003, kỳ 2.
12 Lý Linh, Mối quan hệ giữa Quán Âm Thủy Nguyệt và tượng Quán Âm trong Phật giáo Tạng truyền, Mỹ thuật, 2002, kỳ 11.
13 Lý Vân Tấn, Nghệ thuật tạo tượng Bồ tát Quán Âm Acarya của vùng Đại Lý Vân Nam, Văn Bác, 2005, kỳ 1.
14 Kim Thân, Diện mạo và gốc gác của tượng Quán Âm đứng chất liệu vàng đồng, niên đại Thái Hòa (227-233) được khảo quật tại Bác Hưng, Văn vật Trung Nguyên, 2005, kỳ 2.
15 Quách Tử Dao, Căn cứ tính thẩm mỹ Trung Quốc hóa hình tượng Bồ tát Quán Âm, Thiết kế nghệ thuật, 2004, kỳ 2.
16 Lý Thái Hà, Đánh giá những loại hình Thang ga thuộc Tạng truyền, Văn hóa Đông Nam, 2004, kỳ 5.
17 Triệu Quảng Linh, Từ mẫn pháp tượng - Trang nghiêm thù thắng - đánh giá nghệ thuật tạo tượng Quán Âm mười một mặt trong chùa Thất Tháp Ninh Ba, Văn hóa Phật giáo, 2004, kỳ 5.
18 Đổng Ngạn Văn, Sự đa dạng của hình tượng Bồ tát Quán Âm, Con đường tơ lụa, 2003, kỳ 1.
19 Vương Đan, Từ sự lưu hành và biến hóa hình thái Bồ tát Quán Âm nhìn nhận quá trình bản thổ hóa và thế tục hóa mỹ thuật Phật giáo Trung Quốc, Học báo Đại học Sư phạm Hà Bắc, 2003, kỳ 3.
20 Khám Đình Long, Nét đặc sắc nghệ thuật Bồ tát Quán Âm nghìn tay nghìn mắt, Bách gia nghệ thuật, 2003, kỳ 2.
21 Mã Thiên Phong, Nghệ thuật tạo tượng Bồ tát Quán Âm thời Tùy, Con đường tơ lụa, 2001, kỳ 1.
22 Dương Đình Huệ, Tượng Quán Âm khắc trên đá của thánh họa Ngô Đạo Chi, Trung Châu xưa và nay, 2000, kỳ 2.
23 Phùng Hán Khám, Khảo sát nguồn gốc thánh tượng Bồ tát Quán Âm nghìn tay nghìn mắt, Tạp chí Văn sử, 1996, kỳ 2.
24 Lưu Trí, Diên An thu thập tượng đồng Bồ tát Quán Âm nghìn tay nghìn mắt, Văn Bác, 1996, kỳ 5.
25 Vương Huệ Dân, Tượng Bồ tát Quán Âm nghìn tay nghìn mắt tại Đôn Hoàng, Tạp chí Đôn Hoàng, 1994, kỳ 1.
26 Lưu Phong Quần, Khảo sát nghệ thuật tạo tượng Di Lặc và Quán Âm thời kỳ Bắc triều ở Sơn Đông, Triết học Văn sử, 1994, kỳ 2.
27 Trương Bảo Đức, Từ Hữu Võ, Nghiệp Lộ Hoa, Giải thích đồ tượng Phật giáo Trung Quốc, Nhà sách Thượng Hải, 09/1992.
Thứ năm, phân tích kinh điển và pháp môn của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm nhìn từ góc độ triết học và tôn giáo học, như tác giả Phật Nhật với quyển Giải thích pháp môn Viên Thông Quán1; quyển Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm và Pháp Hoa kinh2 của tác giả Lâu Vũ Liệt; tác giả Triệu Giác Quang viết quyển Bồ tát Quán Âm - Thiên xứ kỳ cầu thiên xứ ứng3; tác phẩm Lược thuật pháp môn tu hành của Bồ tát Quán Thế Âm4 của tác giả Sung Uyên; Vương Long Trí Long viết quyển Văn tư tu giải sáu kết - sáu bước công phu tu tập nhĩ căn viên thông của Bồ tát Quán Thế Âm5; quyển Pháp môn Quán Âm6 của Thang Lâm; Sơ khảo sự cảm ứng của Bồ tát Quán Âm7 của Tống Đạo Phát; Ý nghĩa của danh hiệu Quán Âm8 của Phàn Tử Lâm v.v. Những nghiên cứu loại này trong Phật giáo có rất nhiều, hầu như đều nói về tính tuyên giáo của pháp môn Quán Âm trong các kinh như: Pháp hoa, Lăng nghiêm và Tâm kinh. Đây là những thành quả nghiên cứu khoa học, cũng có tác phẩm chỉ thiên về giáo lý. Nhìn từ góc độ nội dung, đa phần đều tập trung ở pháp môn cứu khổ cứu nạn trong phẩm Phổ môn thuộc Pháp hoa kinh, pháp môn Trí tuệ Bát nhã trong Tâm kinh và pháp môn Quán Âm Nhĩ Căn Viên Thông trong Lăng nghiêm kinh. Trong đó, việc nghiên cứu về pháp môn trước chủ yếu nói lên sự nắm chắc của tín ngưỡng Quán Âm đối với dân chúng, còn hai nghiên cứu sau chủ yếu nói lên sự nối kết với tư tưởng Thiền tông. Tóm lại, nghiên cứu giáo lý tín ngưỡng Quán Âm từ góc độ triết học hay tôn giáo học đều là một lĩnh vực ít ỏi và hiếm hoi nhất trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu Quán Âm, và còn lãnh đạm hơn cả sự nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm từ góc độ nghệ thuật và văn học. Ngoài ra, do vì ba loại pháp môn của tín ngưỡng Quán Âm đều có nguồn gốc từ Ấn Độ thời cổ đại9. Cho nên, nội dung trong những tác phẩm này đều liên quan đến tín ngưỡng Quán Âm thời cổ đại và quá trình truyền bá của nó tại đây.
1 Phật Nhật, Giải thích pháp môn Viên Thông Quán Âm, Pháp Âm, 1992, kỳ 10.
2 Lâu Vũ Liệt, Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm và Pháp Hoa kinh, Phát biểu ở tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Thế giới, 1998, kỳ 2.
3 Triệu Giác Quang, Bồ tát Quán Âm - Thiên xứ kỳ cầu thiên xứ ứng, Phật giáo Đài Châu, 1992, kỳ 2.
4 Sung Uyên, Lược thuật pháp môn tu hành của Bồ tát Quán Thế Âm, Phật giáo Thượng Hải, 1989, kỳ 2.
5 Vương Long Trí Long, Văn tư tu giải sáu kết - sáu bước công phu tu tập nhĩ căn viên thông của Bồ tát Quán Thế Âm, Phật giáo Quảng Đông, 1991, kỳ 1.
6 Thang Lâm, Pháp môn Quán Âm, Văn hóa Phật giáo, 1999, kỳ 5.
7 Tống Đạo Phát, Sơ khảo sự cảm ứng của Bồ tát Quán Âm, Pháp Âm, 1997, kỳ 12.
8 Phàn Tử Lâm, Ý nghĩa của danh hiệu Quán Âm, Tạp chí học đường Hà Bắc, 1992, kỳ 6.
9 Lăng nghiêm kinh có phải được truyền từ Ấn Độ hay không, các học giả vẫn bất đồng quan điểm. Nhưng đa số cho rằng kinh này được ngụy tạo bởi người Trung Quốc.
Thứ sáu, từ góc độ dân tộc học, tiến hành nghiên cứu sự lưu truyền của tín ngưỡng Quán Âm ở vùng dân tộc thiểu số và mối quan hệ lịch sử giữa loại tín ngưỡng này với lịch sử các dân tộc thiểu số. Các tác phẩm liên quan đến lĩnh vực này có, Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm và dân tộc thiểu số Trung Quốc1 của Hình Lê; Từ tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm ở khu vực Nhĩ Hải tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài2 của tác giả Dương Chính Nghiệp; Sự truyền bá và ảnh hưởng giáo phái Acarya của Mật giáo tại Vân Nam3 của tác giả Dương Học Chính; Bồ tát Quán Thế Âm Tây Vực4 do Lô Á Quân dịch chú; Từ nghệ thuật tạo tượng của hai tôn tượng Quán Âm xem Phật giáo nước Nam Chiêu Đại Lý vào thời kỳ Đường Tống5 của tác giả Tiêu Minh Hoa; Phân tích sự sùng bái Bồ tát Quán Âm trong dân gian của dân tộc Bạch ở Đại Lý6 của Châu Nghị Mai; quyển Quá trình chuyển đổi thân nam của hình tượng Bồ tát Quán Âm ở khu vực Đại Lý - Luận về quá trình Bạch tộc hóa Mật tông7 của Lý Đông Hồng; quyển Hình tượng Bồ tát Quán Âm trong tín ngưỡng của dân tộc Bạch8 của Ngô Đường; quyển Tôn xưng Quán Âm Bạch y thành vị gia thần - Bàn về tín ngưỡng tôn giáo triều Liêu9 của Hình Khang; quyển Người Mân và sự sùng bái Bồ tát Quán Âm10 của Từ Hiển Vọng v.v. Lý Linh và một số tác giả khác có nhiều tác phẩm nghiên cứu về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm khu vực dân tộc Tạng. Nội dung những nghiên cứu này, chủ yếu nói về con đường diễn tiến và đặc trưng của nghệ thuật tạo tượng Quán Âm trong Mật tông Tây Tạng. Bên cạnh đó, cũng có những tác phẩm phân tích và giải thích pháp môn này. Những bài nghiên cứu này có nhiều điểm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu dân tộc học, trình bày tình hình lưu truyền và diễn biến của loại hình tín ngưỡng này trong một số dân tộc thiểu số. Điều này không những giúp ích cho tri thức của chúng ta đối với một số đặc trưng văn hóa của dân tộc thiểu số, mà còn giúp chúng ta nhận thức được sự thay đổi hình thái phong phú đa dạng và phát triển không ngừng trong tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm. Nhưng nhìn một cách khái quát, nghiên cứu về đề tài mối quan hệ giữa Bồ tát Quán Âm và văn hóa dân tộc thiểu số, chỉ vỏn vẹn đề cập đến khu vực Vân Nam và Tây Tạng. Trong lịch sử, tín ngưỡng Quán Âm và nhiều nền văn hóa dân tộc khác nhau đã nảy sinh các mối liên hệ vô cùng lý thú. Nhưng tiếc thay, khi nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa được triển khai một cách toàn diện.
1 Hình Lê, Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm và dân tộc thiểu số Trung Quốc, Học báo Đại học dân tộc Trung Ương, 2002, kỳ 2.
2 Dương Chính Nghiệp, Từ tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm ở khu vực Nhĩ Hải tìm hiểu ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài, Học báo Học viện Dân tộc Vân Nam, 1994.
3 Dương Học, Sự truyền bá và ảnh hưởng giáo phái Acarya của Mật giáo tại Vân Nam, Khoa học Xã hội Vân Nam, 1992, kỳ 6.
4 Lô Á Quân, Bồ tát Quán Thế Âm Tây Vực, Lời tựa 2, Phụ lục 2, Thánh vật Tây Tạng huyền bí, Khảo cổ địa chất gặp được sách cổ, Nxb. Nhân dân Cam Túc, 01/2001.
5 Tiêu Minh Hoa, Từ nghệ thuật tạo tượng của hai tôn tượng Quán Âm xem Phật giáo nước Nam Chiêu Đại Lý vào thời kỳ Đường Tống, Văn vật Tứ Xuyên, 1993, kỳ 3.
6 Châu Nghị Mai, Phân tích sự sùng bái Bồ tát Quán Âm trong dân gian của dân tộc Bạch ở Đại Lý, Học báo Học viện Đại Lý, 2003, kỳ 2.
7 Lý Đông Hồng, Quá trình chuyển đổi thân nam của hình tượng Bồ tát Quán Âm ở khu vực Đại Lý - Luận về quá trình Bạch tộc hóa Mật tông, Luận chiến Tư tưởng, 1992, kỳ 6.
8 Ngô Đường, Hình tượng Bồ tát Quán Âm trong tín ngưỡng của dân tộc Bạch, Học báo Đại học dân tộc Tây Nam, 1990, kỳ 3.
9 Hình Khang, Tôn xưng Quán Âm bạch y thành vị gia thần - Bàn về tín ngưỡng tôn giáo triều Liêu, Học báo Học viện Sư phạm Dân tộc nội Mông Cổ, 1989, kỳ 3.
10 Từ Hiển Vọng, Người Mân và sự sùng bái Bồ tát Quán Âm, Nxb. Dân tộc Phúc Kiến, 03/1993.
Thứ bảy, có một số tác phẩm tổng kết, giải thích theo đặc trưng từng loại liên quan đến các hiện tượng tín ngưỡng Quán Âm tại Trung Quốc. Nổi tiếng trong những đề tài nghiên cứu này phải kể đến tác phẩm Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm1 và tác phẩm Bồ tát Quán Âm: Thần thánh và thế tục2 của nữ sĩ Hình Lê. Trong hai quyển, thì quyển thứ hai được khai triển nhiều hơn. Nội dung của bộ sách đề cập đến những vấn đề chủ yếu sau:
1 Hình Lê, Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, Nxb. Học uyển, 07/1994.
2 Hình Lê, Bồ tát Quán Âm: Thần thánh và thế tục, Nxb. Học uyển, 05/2001.
1. Nguồn gốc của Bồ tát Quán Âm.
2. Bản thể hóa hình ảnh Quán Âm.
3. Sự biến hóa kỳ diệu của Bồ tát Quán Âm.
4. Nữ thần Quán Âm.
5. Bồ tát Quán Âm và dân tộc thiểu số.
6. Bồ tát Quán Âm qua các niên đại.
7. Bồ tát Quán Âm và chư thần.
8. Ánh sáng của kẻ yếu.
9. Lời than của kẻ mạnh.
10. Vị thần bảo hộ cho phụ nữ và trẻ nhỏ.
11. Nghi lễ sùng bái và hình thức vật hóa.
Cuốn sách Bồ tát Quán Âm của Ôn Kim Ngọc, nghiên cứu xoay quanh đề tài về thân thế, hình tượng, tính nữ của Bồ tát Quán Âm, Quán Âm Mật giáo, pháp môn Quán Âm, đạo tràng Quán Âm, sự truyền bá tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm1. Tác phẩm Nói về Bồ tát Quán Âm2 của La Vĩ Quốc; quyển Bồ tát Quán Âm - Nói không thể hết3 của Trương Tổng, thông qua phương thức thông thường và vay mượn lời văn ý vẻ giới thiệu một cách hệ thống các phương diện khác nhau của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm. Những tác phẩm này đề cập đến nhiều mặt khác nhau của loại hình tín ngưỡng Bồ tát, chủ yếu đều là dựa vào những tài liệu văn hiến để nghiên cứu. Thời gian, phạm vi nghiên cứu xa là từ Ấn Độ thời cổ đại, gần là Trung Quốc thời đương đại, nhưng đặc biệt lấy tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong lịch sử Trung Hoa làm trung tâm nghiên cứu chính.
1 Ôn Kim Ngọc, Bồ tát Quán Âm, Nbx. Liên Hợp trường Cao đẳng Sơn Tây, 10/1994.
2 La Vĩ Quốc, Nói về Bồ tát Quán Âm, Nhà sách Thượng Hải, 06/992.
3 Trương Tổng, Bồ tát Quán Âm - Nói không thể hết, Nxb. Từ thư Thượng Hải, 04/2002.
Thứ tám, đối chiếu, hiệu đính và chỉnh lý lại kinh điển Bồ tát Quán Âm. Ở lĩnh vực này, tác phẩm được xem có giá trị là tác phẩm Văn hiến Phật giáo ngoài Tạng truyền do Phương Quảng Kiềm chủ biên. Trong đó, có những văn hiến thuộc về kinh điển Quán Âm, đương nhiên những kinh điển này có một số thuộc về ngụy kinh xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc. Ngoài ra, vài năm gần đây, những nhà xuất bản như Thiên Tân và Hải Nam đã cho ra đời nhiều bộ trước tác học thuật, cũng như những bộ tùng thư nghiên cứu về Quán Âm. Một số văn hiến bản điện tử được một vài xí nghiệp bắt đầu hoàn thành chế tác. Nhưng những nhà xuất bản này phần nhiều chưa tiến hành chỉnh lý, hiệu đính những kinh điển Quán Âm đã được thu thập. May mắn thay, có một số học giả bắt tay vào thực hiện công việc này, đồng thời chỉnh lý lại các kinh về Quán Âm như: Tâm kinh, Lăng nghiêm kinh, Pháp hoa kinh v.v. thành văn bạch thoại.
Nhìn theo chiều dọc, nghiên cứu tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm vùng nội địa Trung Quốc trải đều các thời kỳ khác nhau. Có tác phẩm nghiên cứu thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều như, Vương Thanh với tác phẩm Tín ngưỡng Phật giáo và thần thoại thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều1; quyển Bạt Quán Âm tán2 của Châu Nhất Lương, chủ yếu trình bày thời kỳ này; tác phẩm Ghi chép ba sự ứng nghiệm của Bồ tát Quán Âm3 của tác giả Tôn Xương Vũ; Đổng Chí Kiều và tác phẩm Chú thích quyển Ba sự ứng nghiệm của Quán Thế Âm4, đều liên quan đến việc nghiên cứu và chỉnh lý kinh điển. Tình trạng lưu truyền tín ngưỡng Quán Âm thời kỳ này, cũng có những đề tài nghiên cứu thời đại Tùy Đường, như tác phẩm Sự thúc đẩy của Thiên Thai tông đối với tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm5 của Tăng Kỳ Hải; tác phẩm Bàn luận về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm thời Đường6 của Quách Thiệu Lâm; nghiên cứu về thời kỳ hậu Tống có tác phẩm Từ sự thay đổi tính nữ của Bồ tát Quán Âm tìm hiểu quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo7 của Triệu Khắc Nghiêu; quyển Duy Ma và Quán Âm trong văn học Trung Quốc8 của Tôn Xương Vũ, cũng có một số bài viết liên quan đến Quán Âm và văn học thời kỳ Minh Thanh. Nói một cách căn bản, tác phẩm nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, chủ yếu tập trung vào phương diện truyền bá. Những câu chuyện cảm ứng và nghệ thuật tạo tượng, liên quan đến tín ngưỡng Quán Âm trong thời kỳ đầu. Tín ngưỡng này sau thời Đường, tập trung sâu về nội dung sự chuyển hóa thân nữ cùng mối quan hệ giữa văn học và loại hình tín ngưỡng này.
1 Vương Thanh, Tín ngưỡng Phật giáo và thần thoại thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, Nxb. Khoa học Xã hội Trung Quốc, 08/2001.
2 Châu Nhất Lương, Bạt Quán Âm tán, Tập thư luận thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, Thư cục Trung Hoa, 12/1963.
3 Tôn Xương Vũ hiệu đính, Ghi chép ba sự ứng nghiệm của Bồ tát Quán Âm, Thư cục Trung Hoa, 11/1994.
4 Đổng Chí Kiều, Chú thích quyển ba sự ứng nghiệm của Quán Thế Âm, Nxb. Cổ tịch Giang Tô, 01/2001.
5 Tăng Kỳ Hải, Sự thúc đẩy của Thiên Thai tông đối với tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, Nghiên cứu Chính pháp, 12/1999.
6 Quách Thiệu Lâm, Bàn luận về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm thời Đường, Nghiên cứu tôn giáo thế giới, 1992, kỳ 3.
7 Triệu Khắc Nghiêu, Từ sự thay đổi tính nữ của Bồ tát Quán Âm tìm hiểu quá trình Trung Quốc hóa Phật giáo, Văn hóa Đông Nam, 1990, kỳ 4.
8 Tôn Xương Vũ, Hình ảnh Bồ tát Quán Âm và Duy Ma trong văn học Trung Quốc, Nxb. Giáo dục Cao đẳng, 1996.
Dù giới học thuật Đại lục đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu về tín ngưỡng Quán Âm, tuy nhiên vẫn tồn tại khá nhiều vấn đề như sau:
1. Cho đến nay, chưa có một bộ chuyên tác nào trình bày hệ thống toàn diện quá trình truyền bá và diễn tiến của tín ngưỡng Quán Âm từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Những nghiên cứu hiện nay, đều tiến hành khai thác từ một phương diện hoặc thời đại cụ thể, vì thế thiếu đi tính hệ thống.
2. Hiện nay chưa thể kết nối văn hóa Quán Âm thành một kết cấu hoàn chỉnh để nghiên cứu. Những tác phẩm trước đây, chỉ nghiên cứu riêng rẽ một bộ phận nhỏ của tín ngưỡng Quán Âm, do đó thiếu đi tính nguyên thể của nó.
3. Diễn tiến phát triển của tín ngưỡng Quán Âm Trung Quốc, chính là quá trình truyền bá liên tục tín ngưỡng Quán Âm từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc. Đồng thời không ngừng bị địa phương hóa trong bối cảnh văn hóa, xã hội đặc thù của nước sở tại. Do đó, từ góc độ hình thành tín ngưỡng Quán Âm ở Ấn Độ và sự du nhập của nó vào Trung Quốc để nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm, trình bày con đường trọng yếu, những đặc trưng cơ bản và nguồn gốc tín ngưỡng Quán Âm Trung Quốc. Hiện nay, giới học thuật Trung Quốc chưa có những tác phẩm nghiên cứu như thế, đa số công trình nghiên cứu trước đây được xem là những tác phẩm trong giai đoạn phôi thai, chủ yếu giới thiệu sơ bộ, vì vậy thiếu hẳn tính chuyên sâu.
4. Hiện nay giới học thuật tại Đại lục, đa phần áp dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu Quán Âm, như Văn học, Nghệ thuật học, Khảo cổ học, Văn bản học, Dân tộc học v.v. Nhưng tín ngưỡng Quán Âm là một hiện tượng tôn giáo mang đậm chất sử, vì vậy ta nên vận dụng phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học kết hợp với Lịch sử học. Thêm vào đó, cần tham thảo thêm những phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành khác như: Xã hội học, Nhân loại học, và Triết học v.v. Vậy nên từ góc độ này có thể thấy, phương pháp nghiên cứu Quán Âm ở Đại lục vẫn chưa đủ rốt ráo, chưa đủ độ chín muồi và thiếu tính đa dạng.
3.2.2. Hiện trạng nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm tại Đài Loan
Nghiên cứu Phật giáo tại Đài Loan có nhiều ưu điểm mà vùng Đại lục khó có thể đạt được, như phương pháp mới mẻ, tài liệu xác thực, kết hợp với sự tỉ mỉ chỉn chu. Trên phương diện nghiên cứu về tín ngưỡng Quán Âm, giới học giả Đài Loan cũng đã đạt những thành tích đáng kể. Chúng ta có thể phân tích nghiên cứu của học giả Đài Loan về loại hình tín ngưỡng này thành bảy loại như sau:
Đầu tiên là chỉnh lý và nghiên cứu về kinh điển Quán Âm. Những thành quả chủ yếu có: Giải đọc kệ tụng Quán Thế Âm Phổ môn phẩm - Những vấn đề gặp phải khi đọc bản Phạn Hán1 của Hoàng Quốc Thanh; tác phẩm Khảo sát Quán Thế Âm kinh2 và Lại bàn luận về Quán Thế Âm kinh - Khảo sát dịch bản Thỉnh Quán Thế Âm kinh3 của Thích Đạo Dục; quyển Ngụy kinh và tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm4; quyển Danh hiệu và những vấn đề không rõ trong kinh điển Bồ tát Quán Âm5 của Vu Quân Phương; quyển Từ kinh điển Phật giáo tìm hiểu truyền thuyết dân gian: Diễn biến của câu chuyện Lý Tịnh, Diệu Thiệu6 của Trương Thụy Phân; tác phẩm Nghiên cứu tư tưởng tính ác trong Quán Âm nghĩa huyền7 của Trần Anh Thiện; quyển Giảng giải Bồ tát Quán Thế Âm trong Phổ môn phẩm8 của tác giả Diễn Bồi; Tiêu Uyển viết quyển Quán Âm bảo điển9; quyển Quán Thế Âm Phổ môn phẩm10 của Trương Hỏa Khánh và bộ phận Văn hóa toàn Phật biên tập bộ Kinh điển Quán Âm Bồ tát11 v.v. Những nghiên cứu này, đi sâu khảo chứng nhiều vấn đề như phiên dịch, ngôn ngữ, bản kinh, tư tưởng, tín ngưỡng, truyền thuyết của những nhà kinh điển Quán Âm nổi tiếng. Vì thế đều mang giá trị học thuật cao, tính chuyên nghiệp, có sở trường riêng, mang nhiều điểm mới lạ, khơi dậy nhiều cảm hứng cho người đọc.
1 Hoàng Quốc Thanh, Giải đọc kệ tụng Quán Thế Âm Phổ môn phẩm - Những vấn đề gặp phải khi đọc bản Phạn Hán, Học báo Phật học viện Viên Quang, 2000, kỳ 5.
2 Thích Đạo Dục, Khảo sát Quán Thế Âm kinh, Học báo Phật học viện Viên Quang, 1997, kỳ 2.
3 Thích Đạo Dục, Lại bàn luận về Quán Thế Âm kinh - Khảo sát dịch bản Thỉnh Quán Thế Âm kinh, Học báo Phật học viện Viên Quang, 02/1999, kỳ 3.
4 Vu Quân Phương, Ngụy kinh và tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, Đài Loan, Học báo Phật học Hoa Trung, 07/1995, kỳ 8.
5 Vu Quân Phương, Danh hiệu và những vấn đề không rõ trong kinh điển Bồ tát Quán Âm, Đài Loan, Học báo Phật học Hoa Trung, 1997.
6 Trương Thụy Phân, Từ kinh điển Phật giáo tìm hiểu truyền thuyết dân gian: Diễn biến của câu chuyện Lý Tịnh, Diệu Thiệu, Học báo Trung văn Hưng Đại, kỳ 5, 01/1992.
7 Trần Anh Thiện, Nghiên cứu tư tưởng tính ác trong Quán Âm nghĩa huyền, Đài Loan, Học báo Phật học Hoa Trung, tổng cộng có 5 kỳ, 07/1992.
8 Diễn Bồi, Giảng giải Bồ tát Quán Thế Âm trong Phổ môn phẩm, Nxb. Thiên Hoa Đài Loan, 11/1993.
9 Tiêu Uyển, Quán Âm bảo điển, Công ty xuất bản Hữu hạn sự nghiệp Văn hóa Phật giáo, 2002.
10 Trương Hỏa Khánh, Quán Thế Âm Phổ môn phẩm, Nxb. Kim Phong, 10/1986.
11 Bộ phận Văn hóa toàn Phật biên tập, Bộ kinh điển Quán Âm Bồ tát, Nxb. Văn hóa toàn Phật, 1996.
Loại thứ hai là nghiên cứu hình tượng Bồ tát Quán Âm, giống với Đại lục, nghiên cứu nghệ thuật tạo tượng Quán Âm từ góc độ nghệ thuật, là một lĩnh vực có nhiều thành quả phong phú trong nghiên cứu Quán Âm ở Đài Loan. Người viết vì chưa đọc hết những tác phẩm loại này, nên khó có thể liệt kê hết những thành quả. Dựa vào những tài liệu tác phẩm mà người viết có cơ hội tiếp xúc, có những tác phẩm nghiên cứu tương đối quan trọng như: Sự thay đổi hình tượng Bồ tát Quán Âm1 của tác giả Lâm Phúc Xuân; quyển Nghiên cứu nghệ thuật tạo tượng Quán Âm Thiên Thủ2, tác phẩm Nghiên cứu hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm3, Nguồn gốc hệ thống tạo tượng Bồ tát Quán Âm4 của Trần Thanh Hương; quyển Những bức tượng Quán Âm Mật giáo của Phạm Tượng Quyền, tôi đã thấy5; quyển Nghiên cứu tượng Quán Âm của Phạm Tượng Quyền và Trương Thắng Ôn6 của tác giả Lý Ngọc Côn; Nghiên cứu so sánh biến tướng của Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi trong hang động Đôn Hoàng và Tứ Xuyên7 của Hồ Văn Hòa; quyển Luận về sự chuyển thân trong tư tưởng sử Phật giáo xem Bồ tát Quán Thế Âm - Nguồn gốc chuyển nam thành nữ trong lịch sử tạo tượng Trung Quốc8 của tác giả Cổ Chính Mỹ; tác phẩm Thưởng thức họa pháp Quán Âm9 của Hồng Lập Diệu; quyển Truyền thuyết Diệu Thiện và quá trình diễn biến của nghệ thuật tạo tượng Quán Âm10 của Triệu Siêu; luận văn thạc sĩ đề tài Nghiên cứu tranh Quán Âm thân nữ đời Minh11 của Lưu Thế Long; tác phẩm Nghiên cứu tượng Quán Thế Âm trong các chùa ở Đài Bắc12 của Trương Huệ Linh; Nghiên cứu lại tài liệu Phật giáo Tùy Đường do viện bảo tàng quốc gia lưu giữ13 của Tô Doanh Huy; tác giả Trần Tộ Long và tác phẩm Tư liệu khảo sát sự chuyển biến quá trình tạo tác hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm14 (quyển thượng và hạ); quyển Đề tài và thành quả nghiên cứu sự lưu truyền hình tượng Bồ tát Quán Âm15; Luận bàn về tranh Quán Âm Thủy Nguyệt16 của Phan Lượng Văn; tác phẩm Sự phát triển biến hóa nghệ thuật tạo tượng Bồ tát Quán Âm17 của Lâm Tử Hân; tác phẩm Khảo sát nghiên cứu tượng Bồ tát Quán Âm và Phật Thích Ca18 của Quảng Nguyên; tác giả Kim Vinh Hoa viết tác phẩm Khảo sát bức họa Bồ tát Quán Âm Thiên Thủ cầm bảo châu nhật nguyệt ở Đôn Hoàng19; Thẩm Dĩ Chính viết quyển Luận về tượng Quán Âm trong lịch sử hội họa20; Hựu Liên và tác phẩm Tượng Bồ tát Quán Âm - Cái đẹp của lòng từ bi21 (1-4); quyển Dựa vào Quán Âm ba mươi hai hóa thân nghiên cứu đặc điểm tạo tượng Phật bằng đồng22 của Hoàng Sùng Thiết; tác phẩm Tranh tượng Bồ tát Quán Âm Thiên Thủ Trung Quốc - Tiểu bách khoa Nghệ thuật23 của Mã Ngọc Hồng; quyển Nghiên cứu bức họa Quán Âm - Vô duyên Đại Bi Đạt Quán Tự Tại trong Phổ môn phẩm24 (viện bảo tàng quốc gia lưu trữ) của học giả Cát Uyển Chương. Trong những thành quả này có tác phẩm nghiên cứu từ góc độ vĩ mô, đề cập đến những vấn đề tổng thể, như nguồn gốc truyền thừa, diễn biến và các đặc tính. Có bài phân tích nghiên cứu từ vấn đề cụ thể, giải thích một cách chân thật, độc đáo. Có luận văn đi trực tiếp vào nghệ thuật tạo tượng Quán Âm bằng hình thái vật chất hoặc một tác phẩm cụ thể làm đối tượng nghiên cứu. Cũng có những bài đứng từ hình thái tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm thuộc về tinh thần, hoặc là đi sâu vào nghiên cứu một loại hình văn hóa nào đó. Một lần nữa tiến hành giải thích nguyên lý, và truy tìm về nguồn gốc lịch sử tạo tượng, vừa giám định, đánh giá về nghệ thuật, cũng như phân tích nghĩa lý và chỉnh lý lại lịch sử, trình bày địa vị và sự ảnh hưởng của lịch sử tạo tượng Quán Âm. Đồng thời, làm rõ những đặc điểm chân thật, cụ thể và những ưu thế của việc áp dụng sự đa dạng trong các ngành khoa học và phương pháp nghiên cứu.
1 Lâm Phúc Xuân, Sự thay đổi hình tượng Bồ tát Quán Âm, Học báo Công nghiệp Nghi Lan, 06/1994, kỳ 8.
2 Trần Thanh Hương, Nghiên cứu nghệ thuật tạo tượng Quán Âm Thiên Thủ, Học báo Nhân văn Không Đại, 04/1993, kỳ 2.
3 Trần Thanh Hương, Nghiên cứu hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm, Học báo Phật học Hoa Cương, 05/1973, kỳ 3.
4 Trần Thanh Hương, Nguồn gốc hệ thống tạo tượng Bồ tát Quán Âm, Nghệ thuật Phật giáo, 11/1986, kỳ 2.
5 Lý Ngọc Côn, Những bức tượng Quán Âm Mật giáo của Phạm Tượng Quyền, tôi đã thấy, Đài Loan, Nguyệt san Văn vật Cố Cung, 09/1986, kỳ 6, quyển thứ 4.
6 Lý Ngọc Côn, Nghiên cứu tượng Quán Âm của Phạm Tượng Quyền và Trương Thắng Ôn, Tập san Nghệ thuật sử Trung Quốc Đại học Đông Ngô, Nxb. Viện bảo tàng Cố Cung Đài Loan, 02/1987, kỳ 15.
7 Hồ Văn Hòa, Nghiên cứu so sánh biến tướng của Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi trong hang động Đôn Hoàng và Tứ Xuyên, Học báo Trung tâm nghiên cứu Phật học, kỳ 3, 1998.
8 Cổ Chính Mỹ, Luận về sự chuyển thân trong sử tư tưởng Phật giáo xem Bồ tát Quán Thế Âm - Nguồn gốc chuyển nam thành nữ trong lịch sử tạo tượng Trung Quốc, Tập san Nghệ thuật sử Trung Quốc Đại học Đông Ngô, 02/1987, kỳ 15.
9 Hồng Lập Diệu, Thưởng thức họa pháp Quán Âm, Nxb. Phật giáo thế giới, 07/1994.
10 Triệu Siêu, Truyền thuyết Diệu Thiện và quá trình diễn biến của nghệ thuật tạo tượng Quán Âm, Phật học Trung Quốc, 10/1998, kỳ 1, quyển 1.
11 Lưu Thế Long, Nghiên cứu tranh Quán Âm thân nữ đời Minh, Kho luận văn viện nghiên cứu tư tưởng nhân văn Đông phương Đại học Hoa Phạm, 2000.
12 Trương Huệ Linh, Nghiên cứu tượng Quán Thế Âm trong các chùa ở Đài Bắc, Kho luận văn Viện nghiên cứu mỹ thuật Đại học Sư phạm Đài Loan, 1994.
13 Tô Doanh Huy, Nghiên cứu Viện tạng từ Nghiên cứu lại tài liệu Phật giáo Tùy Đường do viện bảo tàng quốc gia lưu giữ, Đài Loan, Nguyệt san Văn vật Cố Cung, 1985, kỳ 6.
14 Trần Tộ Long, Tư liệu khảo sát sự chuyển biển quá trình tạo tác hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm quyển thượng và hạ, Học báo Mỹ thuật, 01/1989, kỳ 21.
15 Phan Lượng Văn, Đề tài và thành quả nghiên cứu sự lưu truyền hình tượng Bồ tát Quán Âm, Nghệ thuật học, tổng cộng có 18 kỳ, 08/1997.
16 Phan Lượng Văn, Luận bàn về tranh Quán Âm Thủy Nguyệt, Nghệ thuật học, tổng cộng có 17 kỳ, 04/1997.
17 Lâm Tử Hân, Sự phát triển biến hóa nghệ thuật tạo tượng Bồ tát Quán Âm, Học báo Thương học Vạn Năng, 07/1998, kỳ 3.
18 Quảng Nguyên, Khảo sát nghiên cứu tượng Bồ tát Quán Âm và Phật Thích Ca, Hải Triều Âm, 1980, kỳ 3.
19 Kim Vinh Hoa, Khảo sát bức họa Bồ tát Quán Âm Thiên Thủ cầm bảo châu nhật nguyệt ở Đôn Hoàng, Tạp chí Đại lục, 1982, kỳ 6.
20 Thẩm Dĩ Chính, Luận về tượng Quán Âm trong lịch sử hội họa, Nghệ thuật Phật giáo, tổng cộng 2 kỳ, 01/1986.
21 Hựu Liên, Tượng Bồ tát Quán Âm - Cái đẹp của lòng từ bi (1-4), Tạp chí Văn vật, 01/04-06/11/1990.
22 Hoàng Sùng Thiết, Dựa vào Quán Âm ba mươi hai hóa thân nghiên cứu đặc điểm tạo tượng Phật bằng đồng, Học báo Viện bảo tàng lịch sử, tổng cộng có 7 kỳ, 12/1997.
23 Mã Ngọc Hồng, Tranh tượng Bồ tát Quán Âm Thiên Thủ Trung Quốc - Tiểu bách khoa Nghệ thuật, Tạp chí Viện bảo tàng lịch sử, tổng cộng có 73 kỳ, 08/1999.
24 Cát Uyển Chương, Nghiên cứu bức họa Quán Âm - Vô duyên Đại Bi Đạt Quán Tự Tại trong Phổ môn phẩm (viện bảo tàng quốc gia lưu trữ Quốc gia), Nguyệt san Văn vật Cố Cung Đài Loan, tổng cộng 112 kỳ, 07/1992.
Loại thứ ba, đứng từ góc độ Mật giáo, nghiên cứu và sắp xếp lại phương pháp trì chú Quán Âm và tín ngưỡng Quán Âm trong Mật giáo. Trong đó nổi bật có tác phẩm Nghiên cứu Đại bi chú của Lâm Quang, quyển Pháp tu Đại Bi Thủy Quán Âm1 của Thích Thái Linh; tác phẩm Quán Thế Âm và Đại bi chú2 của Đàm Tích Vĩnh; quyển Nghiên cứu Quán Âm mười hai diện3 của Pháp Điền; tác phẩm Quán Âm Thanh Cảnh và Đại bi tâm Đà la ni4 của Trịnh Tăng Nhất v.v. Đặc biệt, tác giả Lâm Quang Minh từng tiến hành hiệu đính một cách toàn diện, có hệ thống, chỉnh lý xác thực trên nhiều tác phẩm văn học tất cả các phần kinh chú Phật giáo trong Đại tạng kinh, có thể xem đó là một kiệt tác. Đại bộ phận trong hạng mục công trình to lớn này, liên quan đến các phần chú ngữ về loại hình tín ngưỡng Quán Âm, cho nên cũng được xem là bản tổng hợp phần chú ngữ Quán Âm. Được quan tâm và nhận được nhiều sự chú ý nhiều nhất, là phần pháp môn Đại bi được kiến lập trên nền tảng Đại bi chú và Mật giáo. Tập trung nghiên cứu những vấn đề, như hiệu đính câu chữ của chú ngữ, giải thích hàm nghĩa, phương pháp đọc tụng và những hình tượng của Quán Âm Mật giáo.
1 Thích Thái Linh, Pháp tu Đại Bi Thủy Quán Âm, tham kiến Bồ tát Quán Âm và pháp môn Quán Âm, Công ty Đài Loan sự nghiệp Văn hóa Lão Cổ xuất bản, 05/1998.
2 Đàm Tích Vĩnh, Quán Thế Âm và Đại bi chú, Công ty Hữu hạn sự nghiệp văn hóa toàn Phật Đài Loan xuất bản, 03/2003.
3 Pháp Điền, Nghiên cứu Quán Âm mười hai diện, Báo quý Giác Phong, tổng cộng 19 kỳ, 06/1997.
4 Trịnh Tăng Nhất, Quán Âm Thanh Cảnh và Đại bi tâm Đà la ni, Phật giáo Hồng Kông, 11/1981.
Loại thứ tư là về phương diện hành trì tôn giáo, như tác phẩm Nhà nhà đều có Bồ tát Quán Âm - Pháp môn cứu khổ Quán Âm1 của tác giả Thánh Ấn; quyển Pháp môn Quán Âm và Bồ tát Quán Âm2 của Nam Hoài Cẩn; quyển Phật giáo Trung Quốc lấy Pháp hoa kinh làm phương pháp tu hành cơ bản3 của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm; tác phẩm Từ thiên tai nhân họa tìm hiểu tinh thần tầm thanh cứu khổ của Bồ tát Quán Âm4 của tác giả Trí Quân; tác phẩm Duyên hạnh của Bồ tát Quán Âm và chúng sinh5 của Hà Minh Hoài; quyển Ý nghĩa pháp hội Quán Âm6 của Lưu Khoan Chính và trước tác của Quỳnh Thái với đề tài Luận về hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm và tư tưởng Sắc Không, Bát nhã của Phật giáo7 v.v. Những thành quả này nghiêng về kinh điển thuộc tín ngưỡng Quán Âm, và những hệ thống mang tính thực tiễn, chính xác, như pháp môn cứu nạn của Bồ tát Quán Âm. Đồng thời nhắc đến một số phương diện khác liên quan đến pháp môn trí tuệ Quán Âm, mang đầy đủ tính chất chuyên môn về pháp môn sâu sắc.
1 Thánh Ấn, Nhà nhà đều có Bồ tát Quán Âm - Pháp môn cứu khổ Quán Âm, Nxb. Viên Minh Đài Loan, 03/1993.
2 Nam Hoài Cẩn, Pháp môn Quán Âm và Bồ tát Quán Âm, Công ty sự nghiệp Văn hóa Lão Cổ Đài Loan, 05/1998.
3 Thích Thánh Nghiêm, Phật giáo Trung Quốc lấy Pháp hoa kinh làm phương pháp tu hành cơ bản, Đài Loan, Học báo Phật học Trung Hoa, 07/1994, kỳ 7.
4 Trí Quân, Từ thiên tai nhân họa tìm hiểu tinh thần tầm thanh cứu khổ của Bồ tát Quán Âm, Đài Loan, Phật giáo Trung Quốc, 1977, kỳ 7.
5 Hà Minh Hoài, Duyên hạnh của Bồ tát Quán Âm và chúng sinh, Bồ Đề Thọ, 05/1977.
6 Lưu Khoan Chính, Ý nghĩa pháp hội Quán Âm, Phật giáo Hồng Kông, 03/1978.
7 Quỳnh Thái, Luận về hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm và tư tưởng Sắc Không, Bát nhã của Phật giáo Đài Loan, Phật giáo Trung Quốc, 1978, kỳ 12.
Loại thứ năm, nghiên cứu sự ảnh hưởng và lưu truyền của tín ngưỡng Quán Âm, như Quách Hựu Mạnh viết tác phẩm Tín ngưỡng Đại Bi Quán Âm tại Trung Quốc1; tác phẩm Nghiên cứu hoành phi, đối liễu về Bồ tát Quán Âm2 của Lâm Đức Minh; tác phẩm Bàn luận về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong tầng lớp phụ nữ vùng Hoa Hạ - Nói về vấn đề giới tính của vị Bồ tát này3 của tác giả Tào Sĩ Bang; trước tác Bàn luận về Bồ tát Quán Âm và câu chuyện Tây du4 của tác giả Trương Tịnh Nhị; tác phẩm Nham Tử Đài Loan và tín ngưỡng Quán Âm5 của Lâm Mỹ Dung; quyển Tín ngưỡng Quán Âm và văn học Phật giáo6 của Giang Xán Đằng; tác phẩm Câu chuyện linh ứng Quán Âm7 của Vu Quân Phương, Nghiên cứu Quán Âm Ngư Lam8 của Cao Trinh Linh; Nghiên cứu Minh báo ký9 của Phiến Cốc Ảnh Tử; Quán Âm biến hành không biến tính10 của tác giả Mao Nhất Ba; Bồ tát Quán Âm là nam hay là nữ11 của tác giả Hoàng Ung Liêm; Vấn đề giới tính nam Bồ tát Quán Âm và tín ngưỡng Quán Âm của người Hoa12 của Tào Sĩ Bang v.v. Những nghiên cứu này, chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa tín ngưỡng Quán Âm với các phương diện khác, như văn học, phong tục tập quán, lịch sử, đối tượng nghiên cứu cụ thể, hệ thống trình bày, giúp cho ta nhận thức được tính đặc trưng, sự diễn tiến, lưu truyền của tín ngưỡng này trên bình diện và những đặc điểm cụ thể.
1 Quách Hựu Mạnh, Tín ngưỡng Đại Bi Quán Âm tại Trung Quốc, Báo quý Giác Phong, tổng cộng 30 kỳ, 2000.
2 Lâm Đức Minh, Nghiên cứu hoành phi, đối liễn tác phẩm của Bồ tát Quán Âm, Văn tập Hội nghị học thuật Phật học Đài Loan, 12/1996.
3 Tào Sĩ Bang, Bàn luận về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong tầng lớp phụ nữ vùng Hoa Hạ - Nói về vấn đề giới tính của vị Bồ tát này, Đài Loan, Học báo Phật học Trung Hoa, tổng cộng 15 kỳ, 07/2002.
4 Trương Tịnh Nhị, Bàn luận về Bồ tát Quán Âm và câu chuyện Tây du, Đài Loan, Học báo Đại học Chính Trị, tổng cộng 48 kỳ, 02/1983.
5 Lâm Mỹ Dung, Nham Tử Đài Loan và tín ngưỡng Quán Âm, Văn tập Hội nghị học thuật Phật học Đài Loan, 12/1996.
6 Giang Xán Đằng, Tín ngưỡng Quán Âm và văn học Phật giáo, Phật giáo Đài Loan và xã hội hiện đại, Công ty thư sách Đông Đại Đài Loan, 12/1996.
7 Vu Quân Phương, Câu chuyện linh ứng Quán Âm, Đài Loan, Học báo Phật học Trung Hoa, tổng cộng 11 kỳ, 07/1998.
8 Cao Trinh Linh, Nghiên cứu Quán Âm Ngư Lam, Kho luận văn viện nghiên cứu văn học Trung Quốc, Đại học Văn hóa Đài Loan, 1992.
9 Phiến Cốc Ảnh Tử, Nghiên cứu Minh Báo ký, Kho luận văn viện nghiên cứu Văn học Trung Quốc, Đại học Văn hóa Đài Loan, 1981.
10 Mao Nhất Ba, Quán Âm biến hành không biến tính, Hải Triều Âm, 1980, kỳ 3.
11 Hoàng Ung Liêm, Bồ tát Quán Âm là nam hay là nữ, Văn đàn, tổng 239 kỳ, 05/1980.
12 Tào Sĩ Bang, Vấn đề giới tính nam Bồ tát Quán Âm và tín ngưỡng Quán Âm của người Hoa, Hải ngoại học nhân, tổng 163 kỳ, 02/1986.
Thứ sáu là giới thiệu tổng hợp, trình bày, nghiên cứu những tác phẩm văn chương và trước tác liên quan đến loại hình tín ngưỡng này. Có nhiều thành quả nghiên cứu của nữ sĩ Vu Quân Phương, được xem là có giá trị nhất trên bình diện nghiên cứu này. Như một số tác phẩm sau: Quán Âm đa diện1, Quán Âm Đại Bi2, Hình tượng Quán Âm nữ tính3; ngoài ra còn có tác phẩm Bồ tát Quán Thế Âm4 của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm, Biên tập mới thánh đức Bồ tát Quán Thế Âm5 của Lam Cát Phú; Tiểu Bách Khoa Quán Âm6 của tác giả Nhan Tố Huệ; Quán Âm và Duy Ma7 của tác giả Mạc Bội Nhàn; tác phẩm Bồ tát Quán Thế Âm đại từ đại bi8 của Lâm Thục Mãn; Thánh đức Quán Âm và pháp môn của Ngài9 của tác giả Lý Huy v.v. Những tác phẩm nghiên cứu này mang tính tổng hợp cao, đặc điểm phân loại, tính hệ thống rõ ràng. Trong những thành quả ấy, có quyển lấy học thuật làm chính, giống như những tác phẩm của nữ sĩ Vu Quân Phương; có tác phẩm mang màu sắc hoằng pháp truyền giáo, giống như trước tác của Hòa thượng Thánh Nghiêm. Cũng có một số sách chủ yếu giới thiệu và chỉnh lý tài liệu, thư tịch do tiên sinh Lam Cát Phú chủ biên; và cuối cùng có những đầu sách chỉ là giới thiệu tri thức, như những tác phẩm của Nhan Tố Huệ.
1 Vu Quân Phương, Quán Âm đa diện, Hương Quang Trang Nghiêm, tổng cộng 59 kỳ, 09/1999.
2 Vu Quân Phương, Quán Âm từ bi, Hương Quang Trang Nghiêm, tổng cộng 60 kỳ, 12/1999.
3 Vu Quân Phương, Hình tượng Quán Âm nữ tính, Hương Quang Trang Nghiêm, tổng cộng 61 kỳ, 03/2000.
4 Thích Thánh Nghiêm, Bồ tát Quán Thế Âm, Pháp Cổ Sơn Văn giáo cơ kim hội xuất bản, 01/2002.
5 Lam Cát Phú, Biên tập lại Thánh đức Bồ tát Quán Thế Âm, Tài đoàn pháp nhân Phật thừa tông Đại thừa Thiền công văn giáo cơ kim hội xuất bản, 03/1997.
6 Nhan Tố Huệ, Tiểu Bách Khoa Quán Âm, Nxb. Văn hóa Tượng Thọ Lâm, 06/2002.
7 Mạc Bội Nhàn, Quán Âm và Duy Ma, Bồ Đề Thọ, tổng 349 kỳ, 1981.
8 Lâm Thục Mãn, Bồ tát Quán Thế Âm đại từ đại bi, Đài Loan, Phật giáo Trung Quốc, 1985, kỳ 6.
9 Lý Huy, Thánh đức Quán Âm và pháp môn của Ngài, Sư Tử Hống, 1988, kỳ 10.
Thứ bảy là nghiên cứu về tư tưởng Quán Âm và quản lý thời hiện đại, chủ yếu tập trung vào những luận văn học thuật được sưu tập trong Luận văn và sổ tay hội nghị hội thảo tư tưởng Quán Âm và quản lý hiện đại lần thứ I1 được tổ chức vào năm 1995. Như những bài nghiên cứu như sau: Sơ khảo cách quản lý linh hoạt - Qua tư tưởng Quán Âm của đồng tác giả Thượng Vinh An và Từ Mộc Lan; Phật học và quản lý thời hiện đại thông qua phương pháp luận tư tưởng Quán Âm và phản tỉnh cách quản lý xí nghiệp của Cung Bằng Trình; Tư tưởng từ bi và phục vụ nhân sinh của Bồ tát Quán Âm của Cao Bách Viên; Bài nghiên cứu Tư tưởng từ bi, niềm tin trên ứng dụng quản lý thương nghiệp - lấy tập đoàn xí nghiệp quốc tế Khắc Triền làm ví dụ của tác giả Trần Vũ Cương; Vận dụng tư tưởng bi trí song vận trong công việc - Ví dụ tập đoàn xí nghiệp thống nhất của Trần Vũ Hâm, Tư tưởng Quán Âm và thực tiễn văn hóa xí nghiệp - Lấy tập đoàn xí nghiệp Hoằng Cơ làm ví dụ của Trương Bác Nghiêu; bài viết Nghiên cứu nhân tính và tư tưởng Quán Âm của Lý Nguyên Đôn; bài Tinh thần cứu khổ cứu nạn của Quán Âm và lý niệm kinh doanh quản lý hiện đại của Tiêu Nghiệp Nho; bài Nguy hiểm tai nạn đều tiêu diệt - Tư tưởng Quán Âm khơi dậy phương cách quản lý hiện đại Châu Khánh Hoa; Tác phẩm Từ tư tưởng Quán Âm nói chuyện quản lý doanh nghiệp của Dương Hòa Bính, Lưu Ngọc Văn. Bài nghiên cứu Nghệ thuật kết nối giữa tư tưởng Quán Âm và quản lý của Diêu Năng Tán; Tư tưởng Quán Âm và quản lý sinh hoạt của Trịnh Chí Minh; bài Luận tư tưởng Quán Âm và kiến lập mối quan hệ hòa giải giữa con người của Trang Diệu Huy v.v. Những đề tài nghiên cứu này có tính sáng tạo, quan điểm độc đáo, phương pháp mới lạ, cho người ta nhiều nguồn cảm hứng. Có điều, chúng chưa đi sâu khai thác hết tư tưởng Bồ tát Quán Âm, cho nên dù có ích cho việc tham cứu trên phương diện quản lý hiện đại nhưng không thể tiếp nhận được nguồn tri thức toàn diện sâu sắc.
1 Công trình nghiên cứu Quán Âm tại Đài Loan, đặt trụ sở ở Học viện Quản lý, Đại học Hoa Nam: Luận văn và sổ tay hội nghị hội thảo tư tưởng Quán Âm và quản lý hiện đại lần thứ I, 1995.
Tóm lại, công trình nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm ở Đài Loan có khá nhiều ưu thế, điều này thấy rõ qua ba phương diện, đó là phương pháp, đề tài và chiều sâu nghiên cứu. Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu: Học giả Đài Loan tận dụng được những phương pháp nghiên cứu tiên tiến từ nền học thuật Nhật Bản và phương Tây. Nhất là ở chỗ chọn lựa đề tài nghiên cứu, tài liệu tham khảo và quá trình tư duy cũng như cách thức giải quyết. Thứ hai, đề tài nghiên cứu: Học giả Đài Loan khéo léo nắm bắt một số đề tài phản ánh được tính chất và sự lưu truyền của tín ngưỡng Quán Âm. “Đề tài nhỏ, nghiên cứu sâu, hiệu quả lớn”, nội dung và đề tài nghiên cứu của họ ở lĩnh vực này khá là rộng. Thứ ba, nghiên cứu chuyên sâu: Bởi vì học giả Đài Loan làm được “đề tài nhỏ, nghiên cứu sâu, hiệu quả lớn”, cho nên công trình nghiên cứu của họ chú trọng quy cách học thuật, tài liệu tham khảo tin cậy, phân tích dẫn chứng chặt chẽ, tính học thuật chuyên môn sâu. Bên cạnh ưu điểm, thì vẫn tồn tại một số khuyết điểm, đó là chuyên sâu nhưng không bao quát, thiếu tính hệ thống cũng như chắt lọc trong việc liên hệ giữa tín ngưỡng Quán Âm với văn hóa Trung Hoa. Điều này thể hiện ở mặt lịch sử phát triển, giao lưu văn hóa và truyền bá. Ngoài ra, do có một số hạn chế nhất định về mặt địa lý, nên công trình nghiên cứu Quán Âm ở Đài Loan khó mà bằng Đại lục về mặt nghiên cứu thực địa như khảo quật những động đá thánh tích. Chung quy lại, tín ngưỡng Quán Âm là một hiện tượng văn hóa tôn giáo được lưu truyền rộng rãi và ảnh hưởng sâu khắp. Qua những điểm phân tích trên có thể thấy được, công trình nghiên cứu hiện nay của Đài Loan vẫn chưa thật sự hoàn thành một cách rốt ráo.
3.2.3. Nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm của giới học thuật nước ngoài
Do vì năng lực ngoại ngữ của người viết có hạn, nên ở đây chỉ phân tích và bình luận tình hình nghiên cứu học thuật của các nước dùng tiếng Anh. Còn các ngôn ngữ khác, nhất là những thành quả nghiên cứu bằng tiếng Nhật, trước mắt chỉ tham khảo và giới thiệu thông qua những tài liệu phiên dịch.
Ngoài Nhật Bản, đến những thập niên 60-70 của thế kỷ XX, giới học thuật nước ngoài mới bắt đầu nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm. Ở phương Tây, có cơ sở nghiên cứu Á Châu và viện nghiên cứu Tôn giáo Á Châu thuộc ngành Tôn giáo của một số trường đại học mới có cảm hứng với tín ngưỡng Bồ tát. Cho nên, trong những tài liệu nước ngoài người viết thu thập được, đại đa số đều là những luận văn nghiên cứu thạc sĩ hay tiến sĩ trực thuộc các cơ quan này. Chúng ta có thể chia nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm ở nước ngoài làm các loại sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về nghệ thuật tạo tượng Quán Âm. Đứng từ góc độ nghệ thuật, phần nhiều sử dụng tư liệu khảo cổ, tiến hành phân tích nguồn gốc lịch sử và đặc trưng nghệ thuật, đây cũng là một lĩnh vực tương đối quan trọng trong nghiên cứu tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm của giới học thuật nước ngoài. Những thành quả tiêu biểu như: Luận văn nghiên cứu thạc sĩ của Mary Virginia Thorell, được hoàn thành vào năm 1975 tại viện khoa nghệ thuật thuộc Trường Đại học California State với đề tài Đạo Hindu ảnh hưởng đến nghệ thuật điêu khắc hình tượng Quán Âm trong hai vương triều Paia và Sena1. Đầu tiên, luận văn này tường thuật về nguồn gốc, sự phát triển của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, đặc biệt là Quán Âm Mật giáo sau thời kỳ Phật giáo Ấn Độ. Chú trọng tiến hành nghiên cứu nghệ thuật tạo tượng Quán Âm trong hai vương triều vua Pāla Dynasty (750-1197) và Sena (1095-1202), trình bày ảnh hưởng của Ấn Độ giáo trong nghệ thuật tạo tượng Quán Âm vào khu vực và thời kỳ này. Nữ sĩ Tove E. Nevile tốt nghiệp ngành Sử nghệ thuật Đông Phương thuộc Đại học Hawaii Manoa viết quyển Quán Âm thập nhất diện: Nguồn gốc và nghệ thuật tạo tượng2. Tác phẩm đi sâu nghiên cứu về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Thập Nhất Diện nổi tiếng trong tín ngưỡng Quán Âm Mật tông, tổng cộng thu thập được 67 loại tượng Quán Âm Thập Nhất Diện của các nước Ấn Độ, Campuchia, Nepal, Triều Tiên, Nhật Bản và các vùng Tây Tạng Trung Quốc, khu vực người Hán. Phân tích, chỉnh lý có hệ thống quá trình khởi nguyên lịch sử, và những hình thức đặc thù diễn biến việc tạo tượng Bồ tát Quán Âm từ cổ đến kim, theo các khu vực và quốc gia mà Phật giáo được lưu hành ở Nam Á, Đông Nam Á hay Đông Á. Học giả Chutiwongs với quyển Nghệ thuật tạo tượng Quán Âm ở khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á, nội dung chủ yếu tiến hành nghiên cứu toàn diện và hệ thống nghệ thuật tạo tượng Quán Âm khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á. Sách chia làm sáu chương: Mối quan hệ văn hóa giữa Ấn Độ và Đông Nam Á, Quán Thế Âm ở quê hương Phật giáo, Quán Thế Âm Miến Điện, Quán Thế Âm khu vực Trung bộ Thái Lan, Quán Thế Âm Campuchia thời cổ đại, Quán Thế Âm vùng Chiêm Bà3. Quyển sách gồm có 600 trang, tài liệu cung cấp xác thực, nội dung phong phú, trong đó có 200 bức hình thuộc phần phụ lục, giá trị học thuật rất cao. Luận văn tiến sĩ đề tài: Nghiên cứu tượng tranh Quán Âm Thủy Nguyệt của nghiên cứu sinh Chang, Cornelius Patrick thuộc Trường Đại học Columbia, tiến hành nghiên cứu quá trình tạo tượng Quán Âm Thủy Nguyệt lưu truyền ở Trung Quốc. Đầu tiên, tác giả tiến hành tường thuật hàm nghĩa của tín ngưỡng và danh hiệu Quán Âm từ trước thời Đường. Bước thứ hai là, phân tích cặn kẽ bốn bức tranh Quán Âm Thủy Nguyệt trong những hang động ở Đôn Hoàng, sau đó giới thiệu Quán Âm ở Phổ Đà Sơn và Quán Âm Thủy Nguyệt trong văn hiến Trung Quốc. Đại khái tìm ra mối dây liên kết của Quán Âm ba mươi ba thân được lưu truyền ở Trung Hoa, đặc biệt trong đó có hình ảnh Quán Âm Thủy Nguyệt và Quán Âm Bạch Y. Sau cùng, phân tích quá trình diễn tiến hình thức tạo tượng Quán Âm Thủy Nguyệt. Quyển sách này được xuất bản dưới hình thức bản nhựa dài 200 trang, giải thích tương đối rõ ràng, hoàn chỉnh. Giuseppe Vignato với tác phẩm Trung Quốc chuyển biến Phật giáo: Dựa vào hình tượng Quán Âm4. Đầu tiên phân tích những tác dụng nghệ thuật thị giác trong Phật giáo. Tiếp sau là trở về tìm hiểu lịch sử tạo tượng Phật giáo tại Trung Quốc, và bắt đầu nghiên cứu Quán Âm. Quyển sách bao gồm nội dung như sau: Hình ảnh Quán Âm trong kinh điển và đời sống, lễ nghi sùng bái, và những loại hình tạo tượng Quán Âm căn bản. Quyển sách này là một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, bản mềm của quyển sách do viện nghiên cứu thần học Oregon State nước Mỹ trao đổi xuất bản. John larson và Rose kerK viết quyển Quán Âm: Một tác phẩm kiệt tác5 chủ yếu tiến hành phân tích quá trình tạo tượng Quán Âm trong lịch sử từ góc độ khảo cổ. Quyển sách tựa đề Hình ảnh Quán Âm trong các bức họa ở Đôn Hoàng6 của học giả Ấn Độ là Lokesh Chandra, nghiên cứu chủ yếu nghệ thuật tạo tượng Quán Âm trong các bức họa ở Đôn Hoàng; đề cập đến những vấn đề như hình tượng, danh hiệu Quán Âm và về nội dung, nguồn gốc, chủng loại các bức tranh. Học giả Nhật Bản là tiên sinh Cung Trị Chiêu (Akira Miyaji) với trước tác Tượng phù điêu Quán Âm tám cánh tay ngồi cứu khổ của Martijnde Zwart - Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đôn Hoàng7, chủ yếu nghiên cứu nội dung cơ bản, đặc điểm nghệ thuật của tượng phù điêu Quán Âm tám cánh tay ngồi của nghệ gia Martijnde Zwart người Pakistan. Học giả Tây Thượng Thanh Diệu (Nishikami Seiyo) người Nhật Bản, nghiên cứu đề tài Quán Âm Bồ tát đồ tượng bảo điển tiến hành tìm hiểu và phân tích, thuyết minh rõ ràng các hình tượng Bồ tát Quán Âm và nguồn gốc của nó.
1 Mary Virginia Thorell, Hindu Influence Upon the Avolokitesvara Sculptural Representations of the Paia and Sena Periods, California State University Library, Long Beach, January 1975.
2 Tove E. Nevile, Eleven-headed Avolokitesvara: Its Origin and Iconography. Mun- shiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd. New Delhi, 1999.
3 Campa tiếng Hán là “Chiêm Bà”, “Thiêm Bà”, trong các sách cổ Trung Quốc gọi là nước Lâm Ấp - một nước cổ về phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế nước Việt Nam ngày nay.
4 Vignato, Giuseppe, Chinese Transformation of Buddhism: The Case of Kuanyin. Mi- cro-published by Theological Research Exchange Network, Portland, Oregon 1994. (Bản vi phim).
5 John larson & Rose kerr, Guanyin: A Masterpiece Revealed. Victoria and Albert Museum, 1985.
6 Lokesh Chandra, Dương Phú Học dịch, Hình ảnh Quán Âm trong các bức họa ở Đôn Hoàng, Nghiên cứu Đôn Hoàng học, 1995, kỳ 2.
7 Cung Trị Chiêu (Akira Miyaji), Tượng phù điêu Quán Âm tám cánh tay ngồi cứu khổ của Martijnde Zwart - Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Đôn Hoàng, Nghiên cứu Đôn Hoàng, 2000, kỳ 3.
Loại hình nghiên cứu thứ hai của các học giả nước ngoài về hình tượng Quán Âm liên quan đến vấn đề sự lưu truyền và diễn biến của tín ngưỡng Quán Âm. Loại hình thứ nhất nói ở phần trước chủ yếu nghiên cứu việc tạo tượng Quán Âm, đồng thời nói đến vấn đề truyền bá và diễn biến của loại hình tín ngưỡng này. Loại hình thứ hai chủ yếu tiến hành nghiên cứu, nguyên nhân thay đổi, tiến trình sản sinh và phát triển của tín ngưỡng Quán Âm. Chủ yếu dựa vào những văn hiến lịch sử để nghiên cứu, cho dù cũng tìm hiểu về tạo tượng Quán Âm. Còn loại hình thứ nhất nghiêng về nghiên cứu khảo cổ, chủ yếu sử dụng tư liệu thật. Những thành quả căn bản về phương diện này có luận văn nghiên cứu thạc sĩ tôn giáo học của Danya J. Furda thuộc trường Đại học Miami nước Mỹ với đề tài Bồ tát Quán Âm: Biểu tượng nữ giới trong tôn giáo Trung Quốc1 phân tích tình hình lưu hành tín ngưỡng Quán Âm tại Trung Quốc và sự ảnh hưởng thiết yếu vấn đề nữ giới lên mặt diễn tiến của tín ngưỡng này. Luận văn bao gồm sáu chương, lần lượt trình bày, phân tích về sự du nhập tín ngưỡng Quán Âm vào Trung Quốc, sự chuyển hóa giới tính của Ngài, tầm quan trọng của tính nữ trong tôn giáo Trung Quốc, tính phổ cập của Phật giáo và ý nghĩa thần kỳ Quán Âm, vai trò tượng trưng hình tượng nữ và lòng từ bi, những vấn đề tín ngưỡng Quán Âm quan trọng trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Glen Dudbridge với tác phẩm Truyền thuyết Quán Âm Diệu Thiện, liên quan đến câu chuyện thân thế của Quán Âm sau thời Tống. Tiến hành nghiên cứu, kết nối có hệ thống những mốc lịch sử ra đời câu chuyện công chúa Diệu Thiện. Luận văn dài Quán Âm: Hình tượng sùng bái của một nửa vùng châu Á của tác giả C. N. Ta, nghiên cứu con đường truyền bá hình ảnh Bồ tát Quán Âm trên toàn khu vực châu Á. Tác phẩm Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Trung Quốc thời cận đại2 của Tá Bá Phú, nghiên cứu chỉnh lý hệ thống tín ngưỡng Quán Âm trong lịch sử Trung Quốc, đặc biệt là sau thời Tống. Giáo sư Jun Fang Yu (Vu Quân Phương) của Trường Đại học Mỹ New Jersey với tác phẩm Quán Âm: Sự chuyển biến của Avalokiteśvara3, là một trong những thành quả quan trọng tại phương Tây những năm gần đây. Quyển sách này do Trường Đại học Columbia xuất bản vào năm 2001. Tổng cộng có 600 trang, tài liệu xác thực, trình bày chặt chẽ, nghiên cứu hệ thống truyền bá và phát triển của tín ngưỡng Quán Âm tại Trung Quốc, đề xuất những kiến giải mới mẻ. Tác giả còn có nhiều luận văn khác liên quan đến nghiên cứu Quán Âm, như Những điều chưa rõ ràng về danh hiệu Quán Âm và kinh điển y cứ liên quan đến Bồ tát Quán Âm4, Câu chuyện linh ứng Quán Âm5. Học giả người Pháp, Thạch Thái An viết tác phẩm Quán Âm - Từ vị thần thân nam chuyển thành thân nữ6, từ những câu chuyện truyền thuyết liên quan đến Quán Âm và Ấn Độ thời cổ đại. Từ đó, tìm ra nguồn gốc cho cả hai, đồng thời tiến hành nghiên cứu sự diễn biến giới tính của Bồ tát Quán Âm trên nền tảng cơ bản này. Khẳng định sự chuyển đổi từ thân nam sang thân nữ của Quán Âm tại Trung Quốc, chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa Ấn Độ. Quan điểm này là độc nhất vô nhị. Ngoài việc nghiên cứu tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong Hán truyền Phật giáo ra, trong loại hình thứ hai này, còn nghiên cứu lịch sử diễn biến của tín ngưỡng Quán Âm ở một số quốc gia khác. Thành quả đáng trân trọng là nghiên cứu tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong lịch sử Sri Lanka. Tác phẩm xuất sắc nhất là Đức Phật trên mũ báo: Quán Thế Âm trong truyền thuyết Phật giáo Sri Lanka7. Bộ sách này gồm chín phần, luận bàn chi tiết tường tận về những vấn đề như ý nghĩa xã hội, thời cơ lịch sử, diễn biến và quá trình tiếp nhận tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm ở Sri Lanka. Sách thu thập nhiều hình ảnh vô cùng giá trị, là tài liệu đáng quý trong việc nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm khu vực Phật giáo Nam truyền. A.D.T.E.Perera nghiên cứu về Những điều chưa hiểu trong nghệ thuật tạo tượng người và ngựa trong các chùa ở Isurumuniya8, phân tích cụ thể mối quan hệ giữa những tượng điêu khắc về người và ngựa trong các chùa ở Sri Lanka và tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm. Có thể nói, đây là một ví dụ thực tế về nghiên cứu. Ngoài ra, học giả Nhật Bản là Tùng Bản Văn Tam Lang (Matsumoto Saburo) nghiên cứu về tác phẩm Ngữ nghĩa Quán Âm và Ấn Độ thời cổ đại, Trung Quốc đối với tín ngưỡng của tôi9 Trạch Điền Thụy Tuệ (Sawada Mizuho) với tác phẩm Truyền thuyết Quán Âm Ngư Lam10, cũng là một luận văn về tín ngưỡng Quán Âm thời đầu.
1 Danya J. Furda, Kuan Yin Bodhisattva: A Symbol of the Feminine in Chinese Reli- gion. Miami University Library, Miami, Ohio, 1994.
2 Tá Bá Phú, Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Trung Quốc thời cận đại, Học báo Phật học Viên Quang, tổng cộng có 3 kỳ, 02/1999.
3 Chun-fang Yu (Professor of Rutgers University), Kuan-yin: The Chinese Transfon- naiion of Avalokil&vara, Columbia University Press, New York, 2001.
4 Chun-fang Yu, Ambiguity of Avalokitesvara and Scriptural Sources for the Cult of Kuan-yin in China, Chung-Hwa Buddhist Journal, No. 10, July 1997.
5 Chun-fang Yu, Miracle Tales and the Domestication of Kuan-yin, Chung-Hwa Bud- dhist Journal, No. 11, July 1998.
6 Thạch Thái An, Quán Âm - Từ vị thần thân nam chuyển thành thân nữ, Hán học nước Pháp, tập 2, NXB. Đại học Thanh Hoa, 11/1997.
7 John Clifford Holt, Buddha in the Crown: Avalokitesara in the Buddhist Traditions of Sri Lanka, Oxford University Press, New York Oxford, 1991.
8 A.D. T. E. Perera, Enigma of the Man and Horse at Isurumuniya Temple, Sri Lanka, The Monograph of Sri Lanka Art and Culture Sereies, Supra Printers (Luận văn từng được phát biểu tại hội nghị quốc tế khảo cổ Á châu lần 2, chưa rõ năm xuất bản).
9 Tùng Bản Văn Tam Lang (Matsumoto Saburo), Ngữ nghĩa Quán Âm và Ấn Độ thời cổ đại, Trung Quốc đối với tín ngưỡng của tôi, Bồ Đề Thọ, tổng cộng có 317 kỳ, 04/1979.
10 Trạch Điền Thụy Tuệ (Sawada Mizuho), phía trước là Điền Nhất Tuệ dịch, Truyền thuyết Quán Âm Ngư Lam, Nguyệt san Phục hưng văn hóa Trung Hoa, 1980.
Loại hình thứ ba nghiên cứu về truyền thuyết thần thoại, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng thần bí của Bồ tát Quán Âm. Khác với hai loại hình phía trên đều đề cập đến sự phát triển và những di tích lịch sử, phần nhiều bàn về mối liên hệ giữa tôn giáo và chính trị xã hội, quan niệm tư tưởng, phong tục tập quán, nghệ thuật v.v. thì loại thứ ba chú trọng phần nghiên cứu, tường thuật những truyền thuyết tín ngưỡng tôn giáo Bồ tát Quán Âm và nội dung, đặc trưng của loại hình tín ngưỡng này. Những thành quả thuộc phương diện này có: Martin Palmer, Jay Ramsay và Mao-Ho Kwok viết chung tác phẩm Quán Âm: Dự ngôn và truyền thuyết về vị nữ thần từ bi Trung Quốc1. Quyển sách này chia làm ba phần: Một là, tóm lược lịch sử khởi nguyên của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm. Hai là, nói rõ những truyền thuyết và thần thoại về Bồ tát Quán Âm. Thứ ba, nói rõ ứng dụng và luận giải về 100 quẻ xăm Quán Âm, tương ứng với 100 bài thơ dự đoán cát hung, hiện đang được lưu truyền rộng rãi ở Trung Quốc và Nhật Bản. John Blofeld cũng viết một bộ sách liên quan tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, đầu tiên là lấy phần Du già từ bi: Cung kính Bồ tát Quán Âm thần kỳ làm tựa đề sách, xuất bản ở thủ đô Luân Đôn nước Anh. Phần sau là Truyền thuyết thần kỳ về lòng từ bi của Bồ tát Quán Âm2, được lấy làm đầu sách để xuất bản ở Colorado nước Mỹ. Người viết đã từng chụp được hình của hai quyển sách này, so sánh đối chiếu thì thấy phần chính văn của sách hoàn toàn giống nhau.
1 Martin Palmer, Jay Ramsay and Mao-Ho Kwok, Kuan Yin: Myths and Prophe- cies of the Chinese Goddess of Compassion, published by Thorsons San Francisco, California, 1995.
2 John Blofeld, Compassion Yoga: The Mystical Cult of Kuan Yin. London, George Allen & Unwin, 1977.
Sách trình bày tóm lược rõ ràng quá trình truyền bá Quán Âm ở Ấn Độ và Tây Tạng, những câu chuyện về Quán Âm Diệu Thiện được lưu truyền trong dân gian Trung Quốc, quan niệm về Bồ tát Quán Âm trong Phật giáo, lễ nghi tôn giáo, thiền Yoga, vấn đề thiền định và tư duy, nghệ thuật tạo tượng và các vấn đề liên quan đến Bồ tát Quán Âm. Quyển Phát hiện Quán Âm: Vị nữ thần từ bi của Phật giáo1 của Sandy Boucher, tác giả dùng thân phận của một nữ tín đồ kiền thành người Mỹ nói rõ ý nghĩa, đặc trưng và những nghi lễ của tín ngưỡng Quán Âm. Kể lại câu chuyện một số phụ nữ Mỹ ước nguyện chiêm ngưỡng tấm lòng Thượng đế qua khuôn mặt nữ giới, cho đến sự trải nghiệm của họ đối với tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm. Trình bày tình hình truyền bá của loại hình tín ngưỡng này ở phương Tây. Tác phẩm Quán Thế Âm Bồ tát bản sự2 của Hậu Đằng Đại Dụng (Goto Daiyo), học giả người Nhật Bản viết, Hoàng Giai Hinh dịch. Cũng dùng thân phận của một tín đồ Quán Âm, tiến hành chỉnh lý có hệ thống các phương diện về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm, đề cập đến các nguyên lý, loại hình tượng, hóa thân và pháp sám Quán Âm v.v.
1 Sandy Boucher, Discovering Kwan Yin, Buddhist Goddess of Compassion. Beacon Press, Boston, Massachusetts, USA, 1999.
2 Hậu Đằng Đại Dụng, Hoàng Giai Hinh, Quán Thế Âm Bồ tát bản sự, Tùng san Phật học Thiên Hoa, quyển 14, Công ty Hữu hạn cổ phần sự nghiệp xuất bản Thiên Hoa Đài Loan xuất bản, 03/1994.
Ngoài ra, tác phẩm Giảng về hình tượng Bồ tát Quán Âm trong phẩm Phổ môn1, do một vị tín đồ Quán Âm tên là Lâm Hạ Đại Viên người Nhật trước tác, Pháp sư Tinh Vân phiên dịch, cũng là một tác phẩm tiêu biểu trong các trước tác giải thích về phẩm Phổ môn. Thông qua việc giảng giải phẩm Phổ môn, phẩm kinh lưu hành nhất trong các kinh điển Quán Âm để giải thích nội dung căn bản của tín ngưỡng Quán Âm. Và sau cùng là tác phẩm Lý tưởng Bồ tát: Lòng từ bi và trí tuệ của Phật giáo2 của tác giả Sangharakshita, trình bày giải thích về những tư tưởng cốt lõi trong tín ngưỡng Bồ tát của Phật giáo. Đồng thời, đề cập đến nội hàm tôn giáo cơ bản của tín ngưỡng Quán Âm.
1 Lâm Hạ Đại Viên trước, Pháp sư Tinh Vân dịch, Giảng về hình tượng Bồ tát Quán Âm trong phẩm Phổ môn, Nxb. Phật Quang (Đài Loan), 01/1995.
2 Sangharakshita, The Bodhisattva ideal: Wisdom and Compassion in Buddhism. Windhorse Publications, Birmingham, 1999.
Ngoài những thành quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, giới học thuật nước ngoài còn có nhiều những thư tịch, luận văn1 liên quan đến tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm. Do vì, người viết chưa tham khảo qua, cho nên không thể giới thiệu chi tiết được.
1 Ví như các tác phẩm sau:
1. Ziegler, Harumi Hirano, The Avalokitesvarasamadhi-Sutra Spoken by the Bud- dha: An Indigenous Chinese Buddhist Scripture. Master degree thesis, University of California Library, 1994.
2. Strickmann, Michel, The Miao-shan Revelations: Taoism and the Aristocracy. T’oimg Pao 64: 1-64.
3. Stein, Rolf A, Avalokitesvara/ Kuan-yin, un exemple de trcmsformationd’ un Dieu en deesse, Cahierse d’ Extreme-Asie 21: 17-77.
4. Schafer, Edward H, The Devine Woman: Dragon Ladies and Rain Maidens in T’ang LUeraiure. Berkeley: Universsity of California Press, 1973.
5. Reed, Baibara E.The Gender Symbolism of Kuan-Yin Bodhisattva. In Buddhism, Sexuality, and Gender, edited by Jose Ignacio Cabezon, Albany: The State University of New York Press 1992, pp. 159-180.
6. Reis-Habito, Maria Dorothea, The Repentance Ritual of the Thousand-armed Guanyin, Studies in Central and East Asian Religions: Journal of the seminar for Bud- dhist Studies, Copenhagen & Aarhus, 1991,4: 42-51.
7. Sangren’P. Steven. 1983. Female Gender in Chinese Religious Symbols: Kuan Yin, Ma Tsu, and the ‘ Eternal Mother’. Signs: Journal of Women in Culture and Society. 9: 4-25.
8. Pachow, W. 1987. The Omnipresence of Avalokiteshvara Buddhisattva in East Asia. Chinese Culture Qitaierly 28 (4; December): 67-84.
9. Paul, Diana Y. Women in Buddhism: Images of the Feminine in the Mahayana Tradition. Berkeley: Universsity of California Press, 1985.
10. Murase, Miyeko. 1971. Kuan-yin as Savior of Men: Illustration of the twen- ty-fifth Chapter of the Lotus Sutra in Chinese Painting. Artibus Asiae 37 (1-2): 39-74.
11. Liu, Chen-tzu. 1983. The Iconography of the White-robed Kuartryin in the Southern Sung Dynasty (1127 - 1279). Master degree’ s thesis, University of Califor- nia.Lawton, Diomas. 1973. “Kuan-yin of the Water Moon.
12. In Chinese Figure Painting. 89-90. Worshington, D. C.: Smithsonian Institution.
13. Lee, Sherman E. and Wai-kam Ho. 1959. A Colossal Eleven-faced Kuan-yin of the Tang Dynasty. Artibus Asiae 22:121-37.
14. Idema, Wilt. 1999. Guanyins Parrot, a Chinese animal Tale and Its International Context. In India, Tibet, China: Genesis and Aspects of Traditional Narrative, 103- 50. Firenz: Leo S. Olschki Eitore.
15. Dudbridge, Glen. 1982. “Miao shan on Stone: Two Eariy Inscriptions”, Harvard Journal of Asiatic Studies. 42(2): 589-614.
16. Company, Robert F. 1996. “The Earliest Tales of Bodhisattva Guanshiyin. In Religious cf China in Practice, edited by Donald S. Lopez, Jr., 82-96. Princeton: Princeton University Press.
17. Mallmann, Marie-Hierese De. 1948. Introduction a L’Etude d* Avalokitesvara. Paris: Annales Du Muse Guimet.
Tóm lại, những nghiên cứu về tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong giới học thuật nước ngoài mang những đặc điểm sau đây: xem trọng nghiên cứu về nghệ thuật tạo tượng Quán Âm, có rất nhiều thành quả nghiên cứu về mặt này. Trong đó, chủ yếu nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc tượng và tranh Quán Âm. Hai là có nhiều thành quả nghiên cứu sự chuyển hóa hình tướng nữ của Bồ tát Quán Âm, và ý nghĩa xã hội học của nó. Điều này chứng minh một điều, giới học thuật nước ngoài rất có cảm hứng đối với vấn đề này. Ba là những thành quả nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm ở Trung Quốc, phần nhiều nói đến tín ngưỡng Quán Âm ở các nước Nam Á, Đông Nam Á và khu vực Đông Nam. Sự lưu truyền rộng rãi, những tính chất đặc sắc hoàn toàn khác nhau giữa tín ngưỡng Quán Âm Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á. Sự ảnh hưởng sâu sắc trên các phương diện xã hội, cho đến mối liên hệ giữa tín ngưỡng Quán Âm Trung Quốc và sự lưu truyền, ảnh hưởng trực tiếp tại một số quốc gia như: Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Bốn là, tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm mang ý nghĩa độc đáo đối với các vùng Phật giáo Nam truyền.
Nếu so với những nước Phật giáo Bắc truyền, nhất là ở Trung Quốc, thì sự nghiên cứu về tín ngưỡng Quán Âm ở Sri Lanka cũng như các nước Phật giáo Nam truyền thuộc Đông Nam Á vẫn còn rất khiêm tốn. Nhưng vì những khu vực này lưu hành tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm không phải thuộc Phật giáo Đại thừa, cho nên những nghiên cứu Quán Âm này đều lấy những hiện vật làm đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là các ngành khảo cổ và nghệ thuật. Điều này mang ý nghĩa học thuật vô cùng quan trọng, đối với việc nhận thức về quá trình truyền bá tín ngưỡng Quán Âm Ấn Độ vào các quốc gia khác, và đặc trưng của loại hình này đối với lịch sử các nước Phật giáo Nam truyền. Năm là, những thành quả nghiên cứu tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong dân gian ở Trung Quốc, phần nhiều nghiêng về nghiên cứu tín ngưỡng Quán Âm Phật giáo chính thống Trung Quốc. Hai loại hình tín ngưỡng Quán Âm này đều thuộc về hệ thống hai nền văn hóa khác nhau, giữa chúng có mối liên hệ với nhau, nhưng cũng có những nét riêng biệt. Niềm cảm hứng lớn lao của giới học thuật nước ngoài đối với tín ngưỡng Quán Âm dân gian Trung Quốc, được thể hiện rõ ở cái nhìn chuẩn xác về một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình Hán hóa tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm. Những thành quả nghiên cứu của họ về phương diện này cũng là một bộ phận có giá trị nhất trong các nghiên cứu. Cuối cùng, nhìn từ phương pháp nghiên cứu, những tác phẩm về tín ngưỡng Quán Âm của giới học thuật nước ngoài, không chỉ sử dụng các phương pháp tôn giáo học, lịch sử học, mà còn đặc biệt chú trọng vận dụng các phương pháp khác như khảo cổ học, nhân loại học, xã hội học, tâm lý học để tiến hành nghiên cứu. Phân tích vấn đề đặc sắc, thích chọn những đề tài cụ thể, thậm chí tinh tế và chi tiết để đi sâu triển khai nghiên cứu. Đương nhiên, ngoài những vị như học giả Hoa Kiều Vu Quân Phương, còn có nhiều học giả nước ngoài do hạn chế về năng lực tiếng Hán cũng như văn hóa Trung Hoa, cho nên có một số nghiên cứu về tín ngưỡng Quán Âm chưa được khai thác triệt để, còn tồn đọng một số quan điểm cần được thảo luận thêm. Ngoài ra, các học giả nước ngoài chú trọng nghiên cứu vi mô, khi tham khảo một số vấn đề cụ thể mới thấy được những ưu thế như chân thực, triệt để và sâu sắc, nhưng vẫn thiếu đi sự nghiên cứu vĩ mô. Tuy nắm bắt vấn đề một cách tổng thể, tường thuật hoàn chỉnh, sắp xếp có hệ thống nhưng vẫn thấy được nhiều chỗ thiếu sót.
3.2.4. Nghiên cứu của người viết về tín ngưỡng Quán Âm
Những năm gần đây, khi nghiên cứu về tín ngưỡng Quán Âm, người viết đã “thả tép bắt tôm”, “quăng ngói nhử ngọc”. Lấy tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm làm đề tài nghiên cứu, việc trước tiên là tham gia Hội thảo nghiên cứu học thuật tư tưởng Quán Âm và quản lý hiện đại lần thứ nhất1 (chỉ nộp luận văn), Hội thảo Học thuật Phật giáo Trường An Trung Quốc và Nhật Bản2, Hội thảo nghiên cứu học thuật tam giáo Nho, Thích, Đạo ở Trung Hàn3, Hội thảo học thuật Văn hóa Quốc tế núi Thiên Thai lần thứ hai4, Hội thảo học thuật Quốc tế kỷ niệm 2000 Phật giáo Trung Quốc5, Hội thảo nghiên cứu học thuật Văn hóa Phật giáo Chung Nam Sơn lần thứ nhất6, Hội thảo nghiên cứu học thuật Phật giáo Ngô Việt lần thứ nhất7, Đối thoại văn hóa: Hội thảo học thuật Quốc tế khả năng và giới hạn8, Hội thảo nghiên cứu học thuật Tịnh Độ tông Trung Quốc lần thứ hai9, Hội đàm Nghệ thuật và Văn hóa Phật giáo trong lễ hội văn hóa Phật giáo Quốc tế lần thứ nhất tại Ngũ Đài Sơn Trung Quốc10. Như vậy, đã chính thức phát biểu tổng cộng có 23 bài văn11 liên quan đến chủ đề này. Tóm lại, những quan điểm chủ yếu trong các thành quả nghiên cứu ở đây đã được phát biểu như sau:
1 Được tổ chức tại Hàng Châu tháng 9 năm 2003, đề tài tham gia Từ tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm xem sự đối thoại giữa văn hóa Phật giáo Ấn Độ và văn hóa Nho giáo của Trung Quốc.
2 Tổ chức tại Tây An tháng 9 năm 1996, luận văn tham gia Hệ thống tín ngưỡng Quán Âm dân gian trong Phật giáo Hán truyền.
3 Tổ chức tại Hàm Dương vào tháng 8 năm 1997, luận văn tham gia Ảnh hưởng của tư tưởng Nho gia và Đạo gia đối với tín ngưỡng Quán Âm dân gian.
4 Tổ chức tại núi Thiên Thai tỉnh Chiết Giang vào tháng 9 năm 1997, luận văn tham gia Pháp hoa kinh và tín ngưỡng Quán Âm Đông Á cổ đại.
5 Tổ chức tại núi Vô Tích vào tháng 10 năm 1998, phát biểu luận văn đề tài Bàn luận về vấn đề Trung Quốc hóa tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm.
6 Tổ chức tại Tây An vào tháng 5 năm 2002, tham gia đề tài Một số tư duy về vấn đề Trung Quốc hóa tín ngưỡng Quán Âm Phật giáo Ấn Độ.
7 Tổ chức tại Hàng Châu vào tháng 9 năm 2003, Luận văn đề tài Từ tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm dân gian tìm hiểu sự đối thoại giữa văn hóa Nho giáo và văn hóa Phật giáo Ấn Độ.
8 Tổ chức tại Bắc Kinh tháng 10 năm 2002, luận văn tham gia Từ tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm xem sự đối thoại giữa văn hóa Phật giáo Ấn Độ và văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc.
9 Tổ chức tại Thái Nguyên Sơn Tây vào tháng 8 năm 2004, luận văn đề tài Tín ngưỡng Quán Âm cứu nạn của Ấn Độ thời cổ đại và sự dung hòa tín ngưỡng Tịnh Độ.
10 Tổ chức tại núi Ngũ Đài vào tháng 8 năm 2004, luận văn đề tài Quán Âm và Văn Thù: Giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Bi Trí song vận.
11 23 bài luận tham gia như sau:
1. Hình thái ban đầu của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Ấn Độ, Nghiên cứu tôn giáo thế giới, 2006, kỳ 3.
2. Phân tích và giải thích kết cấu cơ bản của văn hóa Quán Âm, Nghiên cứu Triết học, 2000, kỳ 4.
3. Từ tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm xem sự đối thoại giữa văn hóa Phật giáo Ấn Độ và văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc, Tạp chí Nhân văn, 2004, kỳ 1.
4. Từ tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm xem sự đối thoại giữa văn hóa Phật giáo Ấn Độ và văn hóa Nho giáo của Trung Quốc.
5. Tín ngưỡng Quán Âm cứu nạn của Ấn Độ thời cổ đại và sự dung hòa tín ngưỡng Tịnh Độ, tham gia tại Hội thảo học thuật Tịnh Độ tông lần hai vào tháng 09/2004.
6. Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm linh nghiệm ở Ấn Độ thời cổ đại, Tây Vực ký phong trần, Tạp chí Kinh điển Đài Loan, tháng 08/2003.
7. Quán Âm và Văn Thù: Giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn của Bi Trí song vận, tham gia Hội thảo quốc tế Văn hóa Phật giáo Ngũ Đài Sơn, Tôn giáo Trung Quốc, 2005, kỳ 11.
8. Một số tư duy về vấn đề Trung Quốc hóa tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Ấn Độ, tham gia Hội thảo Nghiên cứu học thuật Phật giáo Chung Nam Sơn Lần thứ nhất, tháng 05/2002.
9. Đặc trưng cơ bản văn hóa Quán Âm Trung Quốc, Nghiên cứu Chính pháp, 1999.
10. Giản luận văn hóa Quán Âm, Tạp chí Nhân văn, 1997, kỳ 1.
11. Sự ảnh hưởng của tín ngưỡng Quán Âm tới nghệ thuật cổ đại Trung Quốc, Văn hóa Hoa Hạ, 1996, kỳ 4.
12. Những đặc điểm chủ yếu kết cấu, tạo thành tư tưởng Quán Âm, Triết học Tôn giáo, 1997, kỳ 1.
13. Thử luận bàn về bốn loại hình thái tín ngưỡng Quán Âm cổ đại, Bồ tát Nam Hải, tổng cộng 176 kỳ.
14. Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho Đạo lên tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong dân gian Trung Quốc, Phật học Trung Quốc, số đầu.
15. Luận bàn về những Pháp môn chứng đắc của Bồ tát Quán Âm, Tạp chí Phổ Môn, 1997, kỳ 7.
16. Giải thích sơ lược về Pháp môn Quán Âm, Nghiên cứu Ngũ Đài Sơn, 1997, kỳ 3.
17. Hệ thống tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong Phật giáo Hán truyền Trung Quốc, Triết học Tôn giáo, 1998, kỳ 1.
18. Sự khác biệt và nội dung chủ yếu về thân thế của Bồ tát Quán Âm trong Phật giáo Ấn và Trung, Luận đàm văn hóa Trung Hoa, 1996, kỳ 4.
19. Pháp hoa kinh và tín ngưỡng Quán Âm Đông Á và Nam Á thời cổ đại, Văn hóa Đông Nam, 1998, kỳ 3.
20. Trung Quốc hóa tín ngưỡng Quán Âm, Học báo Đại học Sơn Đông, 2006, kỳ 4.
21. Phân tích vấn đề thân thế, hóa hiển và linh cảm của Bồ tát Quán Âm, Truyện Bồ tát Quán Âm, Nxb. Tam Tần, 1994.
22. Ý nghĩa Tôn giáo của văn hóa Quán Âm, Truyện Bồ tát Quán Âm, Nxb. Tam Tần, 1994.
23. Khởi nguyên của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Ấn Độ cổ đại, tham gia “Hội nghị Phật học Quốc tế Trung Hoa lần thứ năm” do Pháp Cổ Sơn Đài Loan tổ chức vào tháng 3 năm 2006, và nhận được tập luận văn hội nghị này.
(1) Ba hệ thống lớn của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm: Dựa vào toàn bộ hệ thống Phật giáo thế giới đương đại, hiện chia làm ba hệ thống tín ngưỡng Quán Âm trong Phật giáo Hán truyền, Tạng truyền và tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Hai loại trước, đều là tín ngưỡng Phật giáo chính quy có kinh điển y cứ. Trong đó, hệ thống tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Phật giáo Tạng truyền thuộc về phạm trù Đại thừa Mật giáo. Dựa vào những quy phạm và nghĩa lý tôn giáo như, quán tưởng mối tương quan giữa các câu chân ngôn và ấn thủ làm đặc trưng nổi bật, và chiếm địa vị vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống Phật giáo Tạng truyền. Hệ thống tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Phật giáo Hán truyền thuộc về phạm trù Đại thừa Hiển giáo. Trên mặt nghĩa lý, chứa đựng những nội dung căn bản của Phật giáo Hán truyền; trên thực tế, thì đại diện cho những hình thái biểu hiện cơ bản nhất của Phật giáo Hán truyền. Hệ thống tín ngưỡng Quán Âm dân gian thuộc về tín ngưỡng dân gian, là phạm trù tôn giáo dân gian. Đặc trưng điển hình của nó không có kinh điển để y cứ, tùy vào thời đại, khu vực, các tầng lớp nhân sĩ khác nhau mà có thể xây dựng bất kỳ ý tưởng nào. Cho nên, hình thức biểu hiện của loại hình tín ngưỡng này vô cùng phức tạp. Về mặt nghĩa lý, có nhiều giáo lý đi ngược với kinh điển chính quy của Phật giáo, từ đó lộ ra nhiều điểm mê tín dị đoan nhất định. Ba hệ thống tín ngưỡng Quán Âm lớn này, vừa mang tính độc lập, lại vừa có mối liên hệ mật thiết với nhau.
(2) Năm giai đoạn của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Hán truyền: Người viết cho rằng, quá trình lịch sử truyền bá tín ngưỡng Quán Âm Hán truyền Trung Quốc có thể chia làm năm giai đoạn như sau:
1. Thời kỳ đầu từ Tam quốc đến Đông Tấn Thập lục quốc, đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là gọi Quán Âm là Quan Thế Âm, pháp môn tu là xưng thánh hiệu Quán Âm để cầu cứu khổ cứu nạn, lúc này vẫn chưa hình thành hệ thống tín ngưỡng Quán Âm hoàn chỉnh.
2. Thời kỳ hưng thịnh, từ thời Nam Bắc triều cho đến thời kỳ Tùy Đường, đây được xem là thời kỳ hưng thịnh. Những đặc điểm chủ yếu trong giai đoạn này ngoài phẩm Phổ môn ra còn phiên dịch rất nhiều những loại kinh điển về Quán Âm, tuy vẫn dùng pháp môn xưng thánh hiệu làm chính nhưng những phương thức tu trì khác như tạo tượng, lễ bái, cúng dường, tụng kinh, niệm chú ngày càng lưu hành rộng rãi. Khuôn mẫu cơ bản của hệ thống tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm đã được hình thành, loại hình tín ngưỡng này cũng đã được lưu hành trong mọi giai tầng xã hội.
3. Giai đoạn từ thời Tùy Đường đến thời Tống là thời kỳ phổ biến, những đặc điểm hiện rõ trong giai đoạn này là số lượng lớn các loại kinh điển về Quán Âm được phiên dịch. Những trước tác giải thích về tín ngưỡng Quán Âm lần lượt xuất hiện, hệ thống lý luận của tín ngưỡng Quán Âm trong Phật giáo Hán truyền là hoàn chỉnh nhất. Do đó, tín ngưỡng Quán Âm cũng được các tông phái khác tiếp nhận rộng rãi, sự truyền bá trong xã hội ngày một sâu rộng và phổ cập hơn.
4. Giai đoạn Nguyên - Minh - Thanh là thời kỳ diễn biến, đặc điểm chủ yếu chính trong thời kỳ này chính là từ thời Tống những câu chuyện truyền thuyết về công chúa Diệu Thiện, Quán Âm hình tướng nữ bắt đầu manh nha và được tuyên truyền rộng rãi. Trải qua quá trình mài giũa gia công, cho đến thời Nguyên thì được định hình, và nhanh chóng được phổ biến. Tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm thân nữ trở thành dòng chủ lưu trong tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Phật giáo Hán truyền. Đồng thời, những tác phẩm nghệ thuật tượng Quán Âm ba mươi ba hóa thân theo phong cách Trung Quốc lần lượt xuất hiện. Phổ Đà sơn - đạo tràng chính Quán Âm tại Trung Quốc dần dần trở thành trung tâm lễ bái, tín ngưỡng Quán Âm trở thành hình tượng sùng bái chủ yếu của tôn giáo dân gian, hệ thống biểu hiện bên ngoài của tín ngưỡng Quán Âm Hán truyền cuối cùng được hình thành.
5. Từ năm 1912 đến nay là thời kỳ duy trì, đặc điểm chủ yếu là sự kết hợp ngày càng mật thiết giữa đời sống hiện thực với tín ngưỡng Quán Âm. Sau đó, từ thực tiễn tu hành theo hình thái bị động thuần khiết vốn có là dựa vào hình tượng Quán Âm, dần dần nương theo và bắt chước tinh thần cũng như hành động của Ngài, người người đều học làm một vị Quán Âm trong đời sống tu hành thực tiễn. Văn hóa tôn giáo Quán Âm cùng với văn hóa thế tục Quán Âm, đạt được một thành công đáng kể trên bước đường hoằng dương.
(3) Hai tầng kết cấu của văn hóa Quán Âm: Xét về mặt vĩ mô, người viết chia văn hóa Quán Âm thành hai bộ phận, văn hóa tôn giáo Quán Âm và văn hóa thế tục Quán Âm. Trong đó, văn hóa tôn giáo Quán Âm chính là nghi lễ tu trì và nghĩa lý căn bản của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm. Cũng có thể chia nó làm hai phương diện: một là, sự sùng tín uy thần lực của Bồ tát Quán Âm; hai là, vì mong được thần lực Quán Âm gia trì mà nỗ lực tu tập. Trong điều thứ nhất, có thể phân thành tín ngưỡng Nhân địa Quán Âm và Quả địa Quán Âm. Phần phía sau, tức là chỉ cho nội dung chủ yếu về pháp môn Quán Âm mà tất cả tín chúng đang tu trì. Văn hóa tôn giáo Quán Âm là chủ thể của văn hóa Quán Âm, và là một bộ phận cấu thành nên Phật giáo Trung Hoa. Văn hóa thế tục Quán Âm, chính là thế tục hóa tín ngưỡng Quán Âm hoặc là thể hiện tín ngưỡng Quán Âm thông qua những hình thức văn hóa thế tục, chủ yếu về các phương diện như triết học, luân lý, văn học, nghệ thuật, phong tục tập quán, dưỡng sinh v.v. Nó là một bộ phận quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nếu không có văn hóa tôn giáo Quán Âm thì không có văn hóa thế tục Quán Âm, ngược lại văn hóa thế tục Quán Âm đã thúc đẩy cho sự truyền bá của văn hóa tôn giáo Quán Âm.
(4) Sáu loại hình thái tín ngưỡng Quán Âm: Người viết dựa vào những nghĩa lý căn bản tín ngưỡng Quán Âm và sự tương quan của nó như phương pháp, mục đích tu hành, phân loại hình thái tín ngưỡng Quán Âm Phật giáo Hán địa thành sáu loại: Thứ nhất là Loại hình xưng danh cứu nạn. Bộ kinh tiêu biểu nhất để y cứ là Phổ môn phẩm, với đặc trưng cơ bản là tin rằng Bồ tát Quán Âm có đầy đủ năng lực phương tiện quán âm thanh và thần lực tùy duyên hiển tướng. Cho nên, trong đời sống hiện thực nếu gặp những vấn đề khó giải quyết hay những tai nạn đột ngột, nếu một lòng niệm danh hiệu Quán Âm sẽ được sự linh ứng của Ngài cứu độ. Thứ hai là Loại hình trí tuệ giải thoát. Bộ kinh tiêu biểu để y cứ là Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh, Lăng nghiêm kinh. So sánh với hình thái tín ngưỡng ở trên, hình thái tín ngưỡng trí tuệ giải thoát giúp chúng sinh chứng ngộ trí tuệ Phật vô thượng cao tột, đạt được giải thoát; mà Loại hình xưng danh cứu nạn chỉ là tạm thời giải trừ những cái khổ trước mắt của chúng sinh. Thứ ba là Loại hình mật nghi trì chú. Đặc điểm chủ yếu của loại hình này là chuyên tâm trì niệm các loại thần chú Quán Âm, cộng thêm việc dùng thân kết ấn, tâm chuyên quán tưởng, so với tín ngưỡng Quán Âm hoàn chỉnh có rất nhiều khác biệt. Loại hình tín ngưỡng này được xem là một pháp môn tổng trì, do vì nó vừa giúp người hành trì đạt được mục đích xưng danh cứu khổ, lại vừa có thể đạt được trí tuệ giải thoát. Thứ tư là Loại hình vãng sinh Tịnh độ, hình thái tín ngưỡng này thuộc về hệ thống tín ngưỡng Phật A Di Đà, nhưng do Phật A Di Đà và tín ngưỡng Tịnh độ lưu truyền phổ biến ở Trung Quốc. Qua đó, tâm nguyện và năng lực tiếp dẫn chúng sinh vãng sinh về thế giới Cực lạc của Bồ tát Quán Âm cũng nhờ đó mà được tất cả tín đồ hiểu rõ. Từ đó hình thái tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm trong Loại hình Vãng sinh Tịnh độ cũng được lưu hành rộng rãi. Những đặc trưng chủ yếu của loại hình tín ngưỡng này nằm ở chỗ, tin tưởng Bồ tát Quán Âm là một trong hai đệ tử của Đức A Di Đà ở thế giới Tây phương Cực lạc, pháp tướng của Ngài trang nghiêm vi diệu, Pháp thân thanh tịnh, pháp lực vô biên không cùng tận, tâm niệm đại từ đại bi. Ngài làm thị giả Phật A Di Đà tiếp dẫn những người có lòng kiền thành niệm Phật để vãng sinh về thế giới Cực lạc. Thứ năm là Loại hình hành thiện tích phúc, hình thái tín ngưỡng này hình thành nhờ sự tích công lũy đức trong kết cấu nội bộ văn hóa tôn giáo Quán Âm. Những lý luận chủ yếu của loại hình tín ngưỡng này, được y cứ vào luật nhân quả báo ứng của Phật giáo, mục tiêu chủ yếu chính là cầu mong gặt hái được phúc báo trong đời này hoặc đời sau, phương pháp tu hành chính yếu là “không làm những việc ác, chỉ làm những điều lành”, làm nhiều hơn tất cả những việc thiện lành. Thứ sáu là Loại hình giải nghi thích cảm, đặc điểm chủ yếu của loại hình này là đưa hình ảnh Quán Âm thành một vị thần tiên nhiều uy lực, có thể chỉ rõ con đường mê lầm cho chúng sinh trong xã hội thế tục, cầu Ngài dự đoán cát hung, giải trừ những vấn đề khó khăn, phức tạp. Sáu loại hình thái tín ngưỡng này có mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau, hình thành một hình thái tín ngưỡng Quán Âm hoàn chỉnh và hệ thống.
(5) Sự tương tác ba mặt của pháp môn Quán Âm: Đối với những pháp môn Quán Âm phức tạp tiến hành nắm bắt vĩ mô, chia chúng thành ba phương diện có mối liên hệ lẫn nhau, bao gồm thấy rồi ngộ được nghĩa lý, công phu tu luyện và tích lũy công đức. Quán ngộ nghĩa lý bao gồm hai loại lớn là Bát nhã Không quán và Nhĩ căn Viên thông, nó là một bộ phận tư duy biện luận mạnh nhất trong pháp môn Quán Âm, là nền tảng lý luận căn bản của pháp môn này. Công phu tu luyện được chia thành hai loại là đọc tụng thánh hiệu và thụ trì thần chú, đây là bộ phận thiếu đi tư duy biện luận nhưng lại nhấn mạnh niềm tin kiền thành tuyệt đối, kiên định hành trì, như pháp tu luyện. Nếu như nói rằng, quán ngộ nghĩa lý là con đường tu tập khó hành trì, thì tu luyện công phu là phương pháp dễ thực hành nhất trong các pháp môn Quán Âm. Bộ phận trước chỉ cho sự chứng ngộ cảnh giới Vô thượng cứu cánh, còn bộ phận sau nghiêng về tiêu tai giải nạn, lìa khổ được vui ngay trong đời này, hay trong quá trình luân hồi. Tích lũy phúc đức dường như bao quát tất cả những hoạt động trì giới tu phúc, trong đó chủ yếu noi theo hạnh từ bi của Quán Âm, lễ bái và cúng dường Ngài, quán niệm tướng hảo của Bồ tát, hoằng truyền các kinh điển, tạo tượng và kiến lập chùa tháp, sớm tối lễ bái thánh địa Quán Âm. Tu luyện công phu là một phương pháp tu trì nằm giữa hoặc vượt qua hai bộ phận trên, do vì nó vừa có tác dụng tu tuệ và tu phúc, vừa tu phúc và tuệ lại vừa có thể bảo đảm tiến trình công phu tu luyện bình thường, vững chắc và ổn định. Cho nên, ba bộ phận trong pháp môn Quán Âm có mối liên hệ tương tác lẫn nhau.
(6) Tính hỗn hợp tam giáo trong tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm dân gian: Người viết cho rằng ở những khu vực người Hán do vì chịu sự ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xã hội, bối cảnh văn hóa truyền thống, có nhiều bộ phận của tín ngưỡng Quán Âm Phật giáo Đại thừa Ấn Độ và Trung Quốc bị điều chỉnh và thay đổi theo nhiều trình độ khác nhau với nhiều phương thức, từ đó hình thành nên hệ thống tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm dân gian Trung Quốc vừa khác với tín ngưỡng Quán Âm Phật giáo Ấn Độ và Tây Tạng, lại vừa khác với hệ thống tín ngưỡng Quán Âm Hán truyền Trung Quốc, cũng có thể gọi là hiện tượng văn hóa dân tộc Quán Âm. Hệ thống tín ngưỡng đặc thù này chính là kết quả pha trộn của hai loại tín ngưỡng Nho và Đạo. Trong đó, chủ yếu là sự kết hợp giữa Phật giáo với Nho giáo, thể hiện rõ trong tín ngưỡng Quán Âm dân gian với những nội dung tín ngưỡng như: nhân từ, hiếu đạo, cho con, trường thọ và nhân thiện v.v. Sự pha trộn giữa Phật giáo với Đạo giáo được thể hiện rõ trong tín ngưỡng Quán Âm dân gian cùng những nội dung liên quan đến thân thế ban đầu, cảnh giới, địa vị thần thánh, cho đến phẩm hạnh và thần thông của Bồ tát Quán Âm.
(7) Chỉnh lý hệ thống tư tưởng Quán Âm: Học giả tại Đài Loan đề xướng “tư tưởng Quán Âm”, đồng thời muốn kết nối với hoàn cảnh xã hội đương đại, người viết tiến hành chỉnh lý toàn diện hệ thống căn bản tư tưởng Quán Âm. Việc chỉnh lý này bắt đầu từ ba phương diện: tổ chức, kết cấu và đặc điểm cơ bản của tư tưởng Quán Âm để tiến hành. Liên quan đến kết cấu tư tưởng Quán Âm, người viết cho rằng nó được cấu thành từ hai chiều rộng và sâu. Trong đó, xét theo chiều rộng thì có ba phương diện: tư tưởng Quán Âm của Phật giáo Ấn Độ thời sơ kỳ, tư tưởng Quán Âm Phật giáo Trung Quốc, hậu kỳ sử Phật giáo Trung Quốc xuất hiện tư tưởng Quán Âm thuộc tôn giáo dân gian. Xét theo chiều sâu, thì cũng bao gồm ba phương diện: tư tưởng Quán Âm được ghi chép trong kinh điển chính quy của Phật giáo, tư tưởng Quán Âm thể hiện qua những sự tích ứng hóa Quán Âm và tư tưởng Quán Âm phảng phất trong nền văn học, tôn giáo và những truyền thuyết dân gian. Bàn về kết cấu tư tưởng Quán Âm, có thể xem Bát nhã Ba la mật của Phật giáo Đại thừa tiếp nhận toàn bộ hệ tư tưởng Quán Âm, đồng thời khiến nó trở thành một kết cấu cơ bản hoàn chỉnh và hệ thống. Do vì, tư tưởng Quán Âm hình thành từ trong tín ngưỡng Quán Âm, mà tất cả nội dung tín ngưỡng Quán Âm đều được triển khai xung quanh tư tưởng Bát nhã Ba la mật đa. Dù là Bồ tát Quán Âm trong quá trình tu tập, vì cầu chứng được thánh trí Bát nhã mà phát nguyện tu hành, hay là sau khi chứng ngộ được quả vị thánh trí có đầy đủ trí tuệ, phẩm hạnh và những nguyên tắc Ngài hành trì trong quá trình cứu độ chúng sinh, ban cho chúng sinh niềm an lạc, khơi dậy niềm vui tu tập theo hạnh nguyện Quán Âm, tôn kính những phẩm cách của Ngài, nhớ tưởng sự linh ứng hóa hiện và phụng hành những lời giáo huấn của Bồ tát Quán Âm. Những điều này đều là một quá trình trong “Bát nhã Ba la mật”. Bàn về những đặc điểm chủ yếu của tư tưởng Quán Âm, người viết cho rằng có thể xét từ ba hệ thống lớn: một là tư tưởng xuất hiện trong quá trình tu hành nhân địa, hai là tư tưởng hiển bày khi chứng được quả địa Bồ tát, ba là tư tưởng ra đời khi cứu giúp chúng sinh. Mỗi hệ thống đều có năm đặc trưng, tổng cộng có mười lăm đặc trưng trong hệ tư tưởng Quán Âm.
(8) Nghiên cứu về quá trình Trung Quốc hóa tín ngưỡng Quán Âm: Mọi người đều cho rằng, Quán Âm là một vị Bồ tát bị Hán hóa nhiều nhất, nhưng việc này rốt cuộc được biểu hiện ở phương diện nào? Giới học thuật nghiên cứu về mặt này còn thiếu tính hệ thống. Tôi cho rằng Trung Quốc hóa trong tín ngưỡng Quán Âm chủ yếu biểu hiện ở bốn phương diện: thân thế, hóa hiện, linh cảm và đạo tràng Bồ tát Quán Âm. Nói đến thân thế của Quán Âm, Phật giáo Ấn Độ trình bày có bảy thuyết chủ yếu, đặc điểm cơ bản đều là thân nam, mà Quán Âm vùng dân tộc Hán ở Hoa Hạ phải trải qua quá trình chuyển đổi từ thân nam sang thân nữ. Còn về quá trình Trung Quốc hóa sự linh ứng, hóa hiện trong tín ngưỡng Quán Âm, biểu hiện chủ yếu qua hai phương diện, hình tượng hóa hiện của Bồ tát Quán Âm và làm sao thấy được hình ảnh ứng thân của Ngài. Từ “ba mươi ba thân”, “ba mươi hai ứng thân” đến hình tượng “Quán Âm ba mươi ba thân” mang đậm màu sắc bản địa, đó chính là những đặc điểm hiện rõ nhất trong quá trình phát triển. Tiếp đến là bàn về việc Trung Quốc hóa niềm tin vào cảm ứng của Bồ tát Quán Âm, chủ yếu được thể hiện ở các phương diện, như quá trình nhận được sự linh cảm cho đến vị trí của nó trong pháp môn Quán Âm. Trong quá trình tiếp nhận sự linh cảm, phần nhiều thêm vào các nội dung đạo đức luân lý truyền thống Trung Hoa cho đến sự bao trùm linh ứng Quán Âm lên các pháp môn khác, chính là các biểu hiện đặc sắc bản địa hóa linh cảm Quán Âm. Liên quan đến đạo tràng Quán Âm, từ vùng núi Potalaka ven biển phía Nam nước Malakūṭa thuộc Ấn Độ cổ, đến núi Mai Sầm vùng biển Đông Trung Hoa. Ngót hết mấy thế kỷ, quá trình Hán hóa đạo tràng Quán Âm mới được hoàn thiện.
Người viết hiện vẫn chưa phát biểu những nghiên cứu về tín ngưỡng Quán Âm thuộc các phương diện như nguồn gốc, diễn biến, và sự truyền bá của tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Ấn Độ thời cổ đại tại Trung Quốc. Những nghiên cứu của bản thân còn có nhiều chỗ thiếu sót, đặc biệt bị hạn chế về tài liệu nghiên cứu của giới học thuật Nhật Bản, cơ bản chưa thể đề cập đến tín ngưỡng Bồ tát Quán Âm Tây Tạng, chưa đi sâu nghiên cứu có hệ thống sự diễn biến của tín ngưỡng Quán Âm sau đời Tống, cũng chưa nắm rõ những tư liệu khảo cổ về nghệ thuật tạo tượng Quán Âm, hiểu biết không thông về lịch sử diễn biến và đặc sắc của nghệ thuật, lại chưa tìm hiểu toàn diện tình hình tín ngưỡng Quán Âm thời đương đại, và cũng chưa phân tích sâu sắc những ảnh hưởng của hình tượng Quán Âm lên các mặt văn hóa truyền thống, tâm lý dân tộc, quan niệm luân lý và nghệ thuật văn học của Trung Quốc. Hy vọng, sẽ khắc phục được những mặt hạn chế của bản thân về nghiên cứu học thuật trong tương lai.