T
ốt nghiệp Trường Đại học Brigham Young và Trường Đại học Emory, Tiến sĩ Daniel Crosby là nhà tâm lý học, chuyên gia về tài chính hành vi và nhà quản lý tài sản. Ông đã áp dụng nghiên cứu tâm lý thị trường vào mọi thứ từ thiết kế sản phẩm tài chính đến lựa chọn cổ phiếu. Ông là đồng tác giả Cuốn sách bán chạy nhất của theo danh sách từ New York Times mang tên Personal Benchmark: Integrating Behavioral Finance and Investment Management và là người sáng lập ra Nocturne Capital. Ông cũng là lá cờ đầu đầu trong lĩnh vực tài chính hành vi. Những ý tưởng của ông đã xuất hiện trong Huffington Post và Tạp chí Risk Management, cũng như các mục báo hàng tháng trên WealthManagement.com và Investment News.
Daniel được vinh danh là một trong số “12 lý luận gia đáng quan tâm” bởi Monster. Com ; “Một blogger về tài chính nên đọc” bởi AARP và “Danh sách 40 lý thuyết gia xuất sắc dưới 40 tuổi trong lĩnh vực tài chính” bởi Investment News.
Khi không tư vấn về tâm lý học thị trường, Daniel thích các bộ phim độc lập, điên cuồng theo dõi đội bóng chày St. Louis Cardinals, và dành thời gian cho người vợ cùng ba con.
Những cuốn sách khác của Daniel Crosby
Everyone You Love Will Die (Tạm dịch: Mọi người bạn yêu thương đều ra đi)
Personal Benchmark: Integrating Behavioral Finance and Investment Management (đồng tác giả Chuck Widger ) (Tạm dịch: Khung đánh giá cá nhân: Tích hợp quản lý đầu tư và tài chính hành vi).
NGUYÊN TẮC CỦA THỊNH VƯỢNG
Tâm lý học và bí quyết đầu tư thành công
Dành tặng Katrina, Charlotte, Liam, Nelle và ba thiên thần - cảm ơn về tất cả
Tiến sĩ Daniel Crosby là một trong những cái tên nổi tiếng nhất nghiên cứu về tài chính hành vi. Gần đây, theo bảng xếp hạng “40 lý thuyết gia xuất sắc dưới 40 tuổi” trong ngành quản lý đầu tư của tờ Investment News thì danh tiếng Tiến sĩ Crosby đã tăng vượt bậc nhờ cuốn Nguyên tắc của Thịnh vượng. Cuốn sách đã giải thích hết sức rõ ràng, tinh tế, đầy sáng tạo nguyên nhân tại sao và làm thế nào mà các nguyên tắc cơ bản của tài chính hành vi lại trở thành một phần không thể thiếu của quá trình quản lý đầu tư. Nguyên tắc của Thịnh vượng hữu ích với cả nhà đầu tư và cố vấn dày dạn kinh nghiệm cũng như người mới vào nghề.
Hầu hết những cuốn sách tuyệt vời và cuốn hút đều mô tả đời sống nội tâm phức tạp của chúng ta một cách đầy kịch tính. Khi đọc các cuốn sách đó, chúng ta bị rơi vào bi kịch của những số phận sinh ra từ sợ hãi, tham lam, nghịch lý, trớ trêu, chiến thắng và đau buồn, bệnh tật, tình yêu cùng hạn chế của con người. Tác giả, người đã kéo màn che và tiết lộ đời sống nội tâm của chúng ta xứng đáng được khen ngợi. Một tác giả như Crosby, người đã xuất sắc đưa vở kịch của con người vào quá trình quản lý đầu tư, chắc chắn càng đáng được tuyên dương vì đã làm cho mọi thứ trở nên ngắn gọn, rõ nét, sống động, hấp dẫn, thích đáng và đầy ý nghĩa.
Tiến sĩ Crosby làm được như vậy là nhờ thực hiện theo chỉ dẫn khôn ngoan của Leonardo da Vinci, Nassim Nicholas Taleb, Daniel Kahneman và Ben Carson. Những vĩ nhân này khuyên chúng ta nên giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách kiên định áp dụng một số quy tắc đơn giản. Thật nghịch lý khi tin rằng giải pháp tốt nhất cho các vấn đề phức tạp lại là những điều hết sức đơn giản. Sự thật này được làm sáng tỏ ngay từ trang đầu tiên của Nguyên tắc của Thịnh vượng thông qua câu chuyện về căn bệnh giun chỉ1 không thể chữa khỏi. Trong khi tai họa này chưa được ngăn chặn ở châu Phi, thì sự lây lan, hay đúng hơn là tồn tại của nó đã bị chặn đứng bởi một giải pháp đơn giản qua việc phát hiện người nhiễm bệnh đã tắm chung với người không bị bệnh. Giải pháp là - người nhiễm bệnh cần tránh tắm ở nơi công cộng. Giải pháp đơn giản và nhẹ nhàng này lại rất hiệu quả vì mọi người đã biết quản lý hành vi của bản thân. Chắc bạn bắt đầu hiếu kỳ rồi, đúng không?
1 Nguyên văn: Guinea Worm Disease hay Dracunculiasis, viết tắt GWD, là căn bệnh nhiễm trùng gây nên bởi ký sinh trùng Dracunculus medinensis. Bệnh lây qua đường nước uống có chứa ấu trùng giun Guinea, dạng chưa trưởng thành của sâu. GWD ảnh hưởng đến cộng đồng những người nghèo tại các vùng xa xôi hẻo lánh của châu Phi do thiếu nguồn nước sạch.
Với sự hiếu kỳ của chúng ta, Tiến sĩ Crosby lại chuyển sang một nghịch lý khác, một nghịch lý hết sức trọng yếu mà các nhà đầu tư, bao gồm cả cá nhân và tổ chức, phải nắm bắt và làm chủ được nếu muốn thành công. Để tồn tại và bảo toàn sức mua của đồng tiền một cách thích đáng nhằm duy trì phong cách sống cá nhân như mong muốn, chúng ta phải đầu tư vào các tài sản rủi ro. Nhưng, tất cả chúng ta, từng người một, bất chấp mức độ tinh tế của mỗi người, đều không được chuẩn bị tâm lý phù hợp khi đầu tư vào tài sản rủi ro. Nhìn chung, do căn bệnh “sợ hãi và tham lam” khiến chúng ta lựa chọn và tham gia mua bán tài sản có xu hướng sở hữu tại các thời điểm sai lầm, cho dù chúng ta cần chúng để tồn tại. Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp.
Giải pháp của Tiến sĩ Crosby cho vấn đề phức tạp này lại rất đơn giản và nhẹ nhàng. Ông gọi nó là Quy tắc đầu tư cơ bản (viết tắt là RBI - Rules Based Investing). RBI là một mô hình đầu tư gồm hai phần chính - khái niệm và quy trình khung, nhằm thực hiện hoặc áp dụng các kiến thức cần thiết. Trong phần I, chúng ta được tiếp cận mười Quy tắc để giàu có quan trọng mà nhà đầu tư cần nắm bắt và thực hành như là những yếu tố cần thiết của quá trình quản lý đầu tư. Được nghiên cứu và ghi chép cẩn thận, các nguyên tắc bất biến này trở nên sống động qua từng giai thoại và trích dẫn của những nhà đầu tư tài ba trong thời đại chúng ta cũng như thế hệ đi trước.
Quy tắc số 1. Làm chủ hành vi. Các nghiên cứu cho thấy rõ ràng hệ quả của hành vi sai lệch của chúng ta, chẳng hạn như các nhà đầu tư, các cá nhân thường xuyên mua bán sai thời điểm, từ đó làm đảo lộn danh mục đầu tư của bản thân.
Quy tắc số 2. Chúng ta cần các nhà cố vấn để uốn nắn hành vi sai lệch của bản thân. Theo nghiên cứu “Tăng thêm giá trị của bạn” của Vanguard và báo cáo “Alpha, Beta, and Now… Gamma” của Morningstar cho thấy số lượng các cố vấn, chẳng hạn cố vấn hành vi, đã tăng khoảng 2 - 3% mỗi năm. Trong suốt phần trình bày tám quy tắc tiếp theo, tác giả đã cho thấy sự thông thạo của mình trong lĩnh vực tài chính hành vi. Những quy tắc này là công cụ cần thiết giúp chúng ta kiểm soát và chỉ đạo 117 thiên hướng hành vi sẽ giúp các nỗ lực trong cuộc sống của chúng ta trở nên hữu ích, nhất là trong lĩnh vực đầu tư.
Tuy nhiên, như thế cũng chưa đủ. Đưa ra được một quy tắc hay một nguyên lý là không đủ. Chúng ta phải áp dụng hoặc thực hiện liên tục các quy tắc đó mới đạt được kết quả như mong ước. Tôi biết cảm giác đau đớn vì thua lỗ thường mạnh mẽ gấp đôi so với niềm vui nhờ thành quả đạt được. Làm thế nào chúng ta kiểm soát tốt nhất xu hướng cảm xúc này và không bán ra khi thị trường xuống đáy? Đáp án nằm ở một phần hết sức quan trọng, đó là chúng ta phải đa dạng hoá yếu tố cần thiết của quá trình đầu tư. Song hiểu rõ xu hướng cảm xúc này cũng vẫn chưa đủ. Chúng ta phải biết cách chế ngự nó thông qua sự đa dạng hoá phù hợp. Và Polanyi, nhà triết học vĩ đại của khoa học đã nói rằng, điều quan trọng là chỉ khi thực hiện thành công quản lý rủi ro thông qua đa dạng hoá, chúng ta mới có thể rút ra bài học cho bản thân.
Trong Phần II, Tiến sĩ Crosby đưa ra một khung quy trình mà nếu kiên trì áp dụng sẽ mang lại thành công và kiến thức cho chúng ta, hoặc sự thành thạo cần thiết để có được kết quả tốt đẹp khi đầu tư vào tài sản rủi ro, đồng thời kiểm soát các hành vi sai lệch vốn thường làm hỏng nỗ lực đầu tư của chúng ta. Với lòng tin vào kỹ năng nghiên cứu phi thường và tính kỷ luật cao như một nhà khoa học xã hội uy tín, Tiến sĩ Crosby đã tạo ra một quy trình quản lý tích cực mà khi triển khai nghiêm túc sẽ mang lại tiềm năng cho cả việc lợi dụng hành vi mua sai lầm, và bảo vệ nhà đầu tư khỏi thua lỗ thê thảm thông qua hiểu biết sâu sắc về tâm lý đầu tư.
Quy trình quản lý tích cực này có tên là Đầu tư dựa trên quy tắc (viết tắt RBI: Rules Based Investing) hướng nhà đầu tư tập trung vào các tiêu chí đã được chứng minh là quan trọng trong quản lý đầu tư - đa dạng hoá, doanh số nhỏ và chi phí thấp. Nói một cách nghiêm túc, RBI đồng thời cũng bao gồm một phần các yếu tố trong quy trình của nó mà tác giả đã mô tả như tính nhất quán (consistency), rõ ràng (clarity), dũng cảm (courageousness) và chắc chắn (conviction). Ông đưa ra các lập luận rất thuyết phục rằng nguyên tắc 4C này đã chi phối năm nhân tố tâm lý chung của các hành vi xấu của chúng ta như: cái tôi, cảm xúc, thông tin, sự chú ý và tính bảo thủ. Không thể chối cãi rằng thông qua trình bày của tác giả về các hành vi này, chúng ta sẽ nhận rõ bản thân mình.
Và ẩn trong đó là bài học quan trọng rút ra từ cuộc tranh luận tuyệt vời, hấp dẫn, thấu đáo và hùng hồn nhằm lồng ghép tài chính hành vi vào quản lý đầu tư. Nó không chỉ mở ra con đường thu được lợi nhuận mơ ước, mà còn vẽ ra bức tranh toàn cảnh hành vi của con người, giúp chúng ta hiểu rõ bản thân hơn.
Tôi luôn học được những điều tuyệt vời từ Tiến sĩ Daniel Crosby và tin tưởng rằng các nhà đầu tư hay cố vấn khác cũng thế. Bạn hãy tự trải nghiệm nhé!
Chuck Widger, Tháng 7 năm 2016.