3.1. Nguồn gốc và ý nghĩa
Theo phong tục người Việt, vào bữa cơm chiều cuối cùng của năm, các gia đình sẽ bắt đầu làm mâm cỗ cúng Tất niên để thể hiện sự sum họp, ấm no của gia đình, cùng với đó là mời gọi ông bà, tổ tiên về nhà ăn Tết.
30 Tết là ngày của cuối cùng của năm Âm lịch, đánh dấu mốc kết thúc một năm cũ sắp đi qua, đón chào một năm mới lại đến. Vào ngày này, mỗi gia đình đều đã dọn dẹp nhà sạch sẽ, chuẩn bị tươm tất trong nhà để đón chào một năm mới.
Việc cúng rước ông bà ngày 30 Tết nhằm thể hiện lòng biết ơn, hiếu thảo của con cháu tới tổ tiên và vong linh của những người đã khuất, là sự cảm tạ tới tổ tiên đã phù hộ độ trì cho toàn bộ con cháu trong gia đình một năm cũ qua đi bình an vô sự. Văn khấn ngày 30 Tết cúng rước ông bà cũng chính là nghi thức mời ông bà tổ tiên, vong linh đã khuất trong dòng họ về với gia chủ để cùng tụ họp, sum vầy và ăn Tết cùng với gia đình.
Trong mấy ngày Tết, trên bàn thờ gia tiên luôn luôn có sự hiện diện của tổ tiên. Để giữ cho hương khỏi bị tắt, từ chiều 30 Tết, người ta thường dùng hương vòng hoặc hương sào.
3.2. Sắm lễ
- Mâm ngũ quả
- Hoa thờ (thường là hoa cúc vàng)
- Rượu
- Bánh kẹo
- Thuốc lá
- Nước ngọt
- Cau trầu
- Hương vàng (gồm hương vòng và hương cây)
- Tiền vàng mã
- Đèn hoặc nến
- Mâm cỗ cúng: cỗ chay hoặc cỗ mặn. Nếu là cỗ mặn thì cần có xôi đồ và gà trống luộc cùng các món ăn truyền thống khác
3.3. Văn khấn
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát!
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát!
Nam mô Đại từ đại bi Quán thế âm Bồ tát!
Hôm nay ngày 30 tháng 12 năm 2022 Âm lịch.
Tại…
Tên con là..... cùng toàn gia kính bái.
Trước linh vị của…
Cùng các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, và các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Nay nhân ngày 29 tháng Chạp, sắp sửa bước sang năm mới Quý Mão
Kính cẩn sắm mâm lễ gọi là lễ bạc lòng thành. Kính mời vong linh tổ tiên về với gia đình đón mừng năm mới để cháu con phụng sự.
Con xin kính cáo!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!