Ngày nay được xác định là bệnh tự miễn. Thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là 20 - 40 tuổi.
I. Triệu chứng
1. Lâm sàng
- Nhịp tim nhanh là triệu chứng sớm nhất, bao giờ cũng có, nhanh cả khi nghỉ, tăng lên khi xúc động.
- Bướu cổ to vừa hoặc hơi to, bướu lan tỏa, to toàn bộ (98% có).
- Lồi mắt là triệu chứng cơ bản (tuy nhiên cũng có bệnh nhân không lồi mắt, nhưng ít). Co kéo cơ mi trên (Darlymple (+)) cơ vận nhãn và cơ mi co không đều (Graefe (+)).
- Run tay rất thường gặp, run nhỏ, đều, ở các ngón tay.
- Gầy sút nhanh mặc dù ăn vẫn ngon miệng (92%).
2. Xét nghiệm
T3, T4 tăng. Chuyển hóa cơ bản tăng (> 20%). Cholesterol giảm. Độ tập trung I 131: đường cong lên nhanh gần như thẳng đứng sau 6 - 8h, đường cong lao xuống cũng nhanh. Trị số TSH hạ rất thấp (có khi tới 0). Đây là xét nghiệm có giá trị hàng đầu.
3. Biến chứng
a. Biến chứng do nhiễm độc giáp
- Cơn nhiễm độc giáp cấp tính (nguy kịch nhất trong các biến chứng). Xuất hiện tự phát, có trường hợp do phẫu thuật mà không được điều trị nội khoa tốt, do điều trị bằng Iode phóng xạ, nhiễm trùng, cắt thuốc kháng giáp đột ngột.
Lâm sàng: sốt cao, vã mồ hôi, tim đập rất nhanh, có thể suy tim cấp, phù phổi cấp, sốc. Đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, vàng da, gan to. Run (bao giờ cũng có), mất ngủ, vật vã lo âu, đôi khi mê sảng, dần dần dẫn đến hôn mê.
- Biến chứng tim mạch: Cơn nhịp nhanh kịch phát, rung nhĩ, cuồng nhĩ, suy tim (khó thở, phù, gan to). Đau thắt ngực.
b. Biến chứng liên quan đến mắt
Liệt cơ vận nhãn, loét giác mạc, lồi mắt ác tính: tiến triển nhanh, vận động nhãn cầu bị giới hạn, giảm thị lực dẫn đến mù lòa.
II. Điều trị
A. Nội khoa
1. Kháng giáp tổng hợp: PTU 50mg
Giai đoạn tấn công 6 - 8 viên/ngày trong 4 - 6 tuần.
Giai đoạn củng cố bằng 1/2 liều tấn công trong 2 tháng.
Giai đoạn duy trì 1 viên/ngày trong 12 - 15 tháng.
Có thể dùng các thuốc khác: Basdene 25mg x 8 - 10 viên/ngày, giai đoạn tấn công dung Carbimazol 5mg x 6 - 8 viên/ngày.
2. Lugol 5% X - XX giọt/ngày
Chỉ dùng giai đoạn tấn công. Phải giảm dần liều trước khi ngừng thuốc. Cứ 2 - 3 ngày giảm III giọt.
3. Chẹn Beta giao cảm
Ideral (propranolon) 40mg x 1viên/ngày. Hoặc Ternomin giai đoạn tấn công. Hiện nay có Betaloc zoc viên 25mg và 50mg.
4. An thần
Seduxen 5mg x 1 viên/ngày hoặc Stilnox 10mg x 1 viên/ngày (5 - 10 ngày).
B. Ngoại khoa
Mổ cắt tuyến giáp. Lựa chọn: bệnh nhân bướu to có nhân, bệnh nhân không thể điều trị nội khoa kéo dài. Trước khi mổ phải chuẩn bị bệnh nhân, đưa về bình giáp: Carbimazol liều tấn công 4 - 6 tuần, Lugol 5% xxx giọt/ngày, Inderal hoặc propranolon, hoặc Betaloc 1viên/ngày. Ngừng thuốc Carbimazol và thuốc chẹn beta trước mổ 10 ngày.
C. Điều trị I 131
Chỉ định: Bệnh nhân không có các bệnh như bệnh tim, tâm thần, cao huyết áp, bệnh phổi, bệnh gan mãn.
Chống chỉ định: bướu nhân, phụ nữ có thai.