I. Nguyên nhân
1. Động kinh triệu chứng
- Di chứng do viêm não, màng não do virus, vi khuẩn. Hay gặp thứ nhất.
- Sang chấn sọ não, u não, kén sán não (do ăn gỏi).
- Chấn thương khi sinh như Forceps, mổ đẻ.
- Sau đột quỵ, tai biến mạch não.
2. Động kinh nguyên phát: có yếu tố di truyền < 20 tuổi. Không rõ nguyên nhân.
II. Triệu chứng
1. Cơn động kinh điển hình: là cơn co cứng, co giật toàn thể. Thường có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn co cứng các cơ hầu họng khoảng 10 - 20 giây. Bệnh nhân mất ý thức gây nên “tiếng thét chói tai, hoang dã”.
- Giai đoạn co giật khoảng 20 giây. Khởi đầu co giật cơ toàn thân tiến tới co giật khối cơ gấp thành từng nhịp. Lúc đầu chậm sau nhanh dần rồi thưa hơn và ngừng hẳn. Tình trạng ngừng hô hấp, tím tái, nhịp tim nhanh, giãn đồng tử, đỏ mặt, tăng tiết đờm rãi. Kết thúc bệnh nhân đái dầm.
- Giai đoạn doãi mềm vài phút đến vài giờ. Các cơ doãi mềm hoàn toàn. Bệnh nhân nằm yên, ngủ sâu, hoặc thở ồn ào. Ý thức hồi phục dần.
Cơn không điển hình: chỉ có pha co cứng hoặc co giật do bệnh nhân đang điều trị thuốc chống động kinh.
2. Cơn vắng ý thức: Bệnh nhân bất động, vẻ ngơ ngác, cái nhìn trống rỗng. Thời gian khoảng 2 - 5 giây tối đa 10 - 15 giây. Thường ở trẻ > 4 tuổi, giảm khi trưởng thành.
3. Cơn động kinh cục bộ: Vận động ở một phần cơ thể, không mất ý thức, xảy ra ở ngọn chi hoặc ở mặt, thời gan 10 - 30 giây.
4. Động kinh thùy thái dương: Vắng ý thức thái dương, tâm thần giác quan, tâm thần vận động.
5. Hội chứng West: Gặp dưới 1 tuổi. Co thắt cơ gấp, duỗi, hỗn hợp ở cổ, thân, tứ chi.
6. Hội chứng Lennox - Gastent: Gặp 1 - 8 tuổi, có 3 triệu chứng: cơn động kinh, cơn co cứng trương lực, cơn mất ý thức.
Điện não: là phương tiện chẩn đoán hữu hiệu. Sóng kịch phát là biến đổi đặc trưng của động kinh có thể dưới các dạng gai nhọn, nhọn sóng, các phức hợp nhọn - sóng, nhọn sóng - chậm, đa - nhọn sóng.
III. Chẩn đoán phân biệt
- Ngất.
- Hạ canxi máu.
- Sốt cao co giật ở trẻ em.
- Hạ đường huyết.
- Co giật phân ly (Histeria).
IV. Điều trị
Lựa chọn một trong số các thuốc sau
- Depakin (Valproat Na, valproic acid) viên 200mg, 500mg. Không dùng cho trẻ < 3 tuổi. Khởi đầu liều thấp 10 - 15mg/kg/ngày, sau 2 - 3 ngày tăng một liều dần dần đạt kết quả sau 1 - 2 tuần.
- Gardenan (phenobacbital) viên 0,1 x 1 - 3 viên/ngày, ống 0,2 x 1 ống/ngày.
- Rivotril viên nén 0,5mg x 1 - 2mg/ngày, duy trì 2 - 4mg/ngày. Ống 1mg tiêm tĩnh mạch chậm 1 ống/ngày.
- Sodanton (phenytoin) viên nén 200mg uống lần đầu 50mg (1/4 viên) sau tăng lên 100mg rồi 200mg/ngày.
- Carbamazepin viên 200mg liều 10 - 15mg/kg/ngày.
- Seduxen (Diazepam) dùng cho các cơn co giật nặng. Viên 5mg.