Vi khuẩn có thể lây lan và gia tăng nhanh chóng trong thực phẩm, và so với người lớn, các bé có nhiều nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm hơn người lớn. Các hóa chất trong thực phẩm cùng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Để đảm bảo an toàn cho cả gia đình, tốt nhất bạn hãy tuân thủ các quy tắc đơn giản sau:
1. Bạn (và gia đình)
• Rửa tay bằng xà phòng và xả nước thật sạch:
Trước khi cầm thức ăn.
Sau khi cầm thực phẩm sống và trước khi cầm thực phẩm chín.
Sau khi chạm vào thùng rác. Sau khi chạm vào mặt hoặc tóc. Sau khi cầm các dụng cụ lau dọn.
Sau khi chạm vào thú vật hoặc chuồng, hoặc bát ăn của thú vật.
Sau khi đi vệ sinh.
• Cực kỳ quan tâm đến việc rửa tay sạch sẽ nếu bạn bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm khuẩn dạ dày.
• Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước trước khi cho bé thức ăn và khuyến khích các thành viên trong gia đình rửa sạch tay trước khi ngồi vào bàn ăn.
2. Các bề mặt và thiết bị
• Lau sạch các bề mặt và thiết bị trước và sau khi nấu nướng thức ăn, và sau khi các vật dụng này tiếp xúc với thực phẩm sống.
• Rửa sạch thớt và dao sau khi sử dụng với thực phẩm sống. Nếu được, hãy chuẩn bị hai chiếc thớt, một dành cho thực phẩm sống và một dành cho thực phẩm chín.
3. Bảo quản thực phẩm
• Tuân thủ hướng dẫn bảo quản ghi trên nhãn.
• Bảo quản các thực phẩm có ngày sử dụng (đối lập với ngày “sử dụng tốt nhất là trước ngày…”) trong tủ lạnh ngay sau khi mua về nhà.
• Bảo quản thực phẩm đông lạnh và rã đông trong tủ lạnh hoặc tủ kem ngay sau khi sử dụng.
• Thường xuyên kiểm tra xem thực phẩm trong tủ lạnh còn hạn sử dụng không.
• Bao kín thực phẩm sống hoặc chưa chín, đặc biệt là cá và thịt và bảo quản dưới đáy tủ lạnh để chúng không thể giỏ nước vào các thực phẩm khác.
• Các thực phẩm không được ăn khi nóng nên được bao kín, làm lạnh thật nhanh và cho vào tủ lạnh hoặc tủ kem ngay khi thực phẩm nguội. Điều này đặc biệt quan trọng đối với cá, thịt, trứng và cơm, vì các thực phẩm này có thể chứa các vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng tại nhiệt độ phòng. (Thực phẩm sẽ nguội nhanh hơn nếu số lượng nhỏ và trong đĩa nông. Có thể xả cơm bằng nước lạnh để nguội nhanh).
• Mua nhiệt kế tủ lạnh. Đặt nhiệt kế tại phần mát nhất trong tủ lạnh (thường là phần trong ở dưới đáy) và định kỳ kiểm tra nhiệt độ. Cố gắng giữ nhiệt độ giữa 0oC và 5oC (32oF và 41oF). Nếu nhiệt độ cao hơn, hãy nhớ rằng thực phẩm sẽ không được bảo quản lâu. Để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp:
Không mở cửa tủ lâu hơn cần thiết.
Không để các thực phẩm dễ ôi thiu ở cửa tủ lạnh.
Không cho thực phẩm nóng vào tủ vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ của cả tủ lạnh.
• Có lý thuyết cho rằng axít trong hoa quả và rau củ có thể phản ứng với lá kim loại (nhôm), làm thải hóa chất vào thực phẩm. Tốt nhất là không nên dùng lá kim loại bọc các thực phẩm này.
• Nếu bạn sử dụng giấy bóng làm bao bì thực phẩm, hãy kiểm tra xem loại giấy bóng đó có an toàn với thực phẩm không. Nếu nghi ngờ, hãy cho thực phẩm vào bát và bao kín bát, để giấy bóng không chạm vào thực phẩm.
• Kiểm tra hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian bảo quản thực phẩm đông lạnh.
4. Nấu thực phẩm
• Rửa rau củ và quả thật kĩ, rửa sạch thịt lợn, cá, thịt gia cầm và gạo trước khi nấu.
• Rã đông thật kĩ thịt lợn và thịt gia cầm đông lạnh trước khi nấu. Sẽ an toàn hơn nếu rã đông thực phẩm này dần dần trong tủ lạnh hoặc rã đông nhanh bằng cách cho vào lò vi ba, thay vì để thực phẩm rã đông trong nhiệt độ phòng.
• Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kĩ. Trước khi ăn, kiểm tra thực phẩm có được nấu sôi không và nước thịt phải thật trong. Không rút ngắn thời gian nấu được khuyến nghị trên bao bì hoặc sách hướng dẫn nấu ăn.
• Dùng nhiệt độ lò theo khuyến nghị đối với các thực phẩm nướng trong lò và cẩn thận tuân thủ các hướng dẫn nếu bạn dùng lò vi ba.
• Đảm bảo trứng luôn luôn được nấu chín kĩ. Tránh xa các thực đơn có món trứng không được nấu, ví dụ mayonnaise.
• Nếu được, hãy dùng ngay thức ăn sau khi nấu chín. Nếu bạn cần giữ thức ăn nóng, đảm bảo nhiệt độ trên 63oC (145oF). Nếu bạn không thể giữ cho thực phẩm nóng ở nhiệt độ này, hãy dùng ngay món ăn trong vòng 2 giờ, hoặc để nguội và bảo quản trong tủ lạnh để lúc sau hâm nóng lại. Điều này cực kỳ quan trọng với thịt, cá, trứng và cơm.
• Thực phẩm chín và nguội chỉ nên được hâm nóng lại 1 lần duy nhất. Đảm bảo món ăn sôi kĩ trước khi ăn.