“Một ngày nào đó không phải là một ngày trong tuần.”
- Khuyết danh
Tại sao phải viện cớ?
“Viện cớ = Dùng một lý do nào đó để giải thích, thanh minh (cho một sai lầm hay một tội lỗi nào đó)với hy vọng được tha thứ hoặc được thấu hiểu.”
À… ừm… viện cớ à?
S
ở dĩ nhiều người tỏ ra chần chừ vì họ luôn biết viện cớ cho việc không chịu hành động của mình.
“Con chó xé mất vở bài tập về nhà của tôi rồi…” “Tôi quên mất…”
“Tôi quá mệt…”
“Tôi không được khỏe…”
“Tôi có quá nhiều việc cần phải làm…”
Viện cớ là việc làm rất dễ và rất tiện. nhưng cái cớ chỉ là… cái cớ. Chấm hết.
Không chịu trách nhiệm
Viện cớ là một trong những cách thức dễ dàng giúp ta trốn tránh trách nhiệm. những tiếng la hét: “Không phải tại tôi! Không phải tại tôi!” rất thường xảy ra. Chúng giúp ta khỏi phải hoàn thành công việc và có thể đổ lỗi cho ai đó hoặc điều gì đó nếu có chuyện không hay xảy ra. sau cùng, chúng ta tin rằng (hầu như lúc nào cũng vậy) KHÔnG phải là lỗi của ta nếu công việc không được hoàn thành hay không đạt chất lượng.
Cái cớ sau cùng
“Tôi không thể làm nó bây giờ, tôi làm việc hiệu quả nhất khi có áp lực.”
Đã bao nhiêu lần bạn nghe thấy hoặc nói câu này rồi? Vậy thì khi nào mới là lúc tốt nhất để bạn làm việc?
Những người đưa ra cái cớ này một lần nữa lại trì hoãn việc sớm hoàn thành công việc của mình. Họ tuyên bố rằng áp lực sẽ khiến họ có nhiều động lực hơn và làm việc tốt hơn. Và đó chính là lý do vì sao họ chần chừ.
Tại sao chúng ta không cố gắng dẹp bỏ những cái cớ?
“Dẹp bỏ những cái cớ = Từ bỏ và không dùng đến những cái cớ nữa.”
Để dẹp bỏ những cái cớ, chúng ta đừng để chúng chiếm hữu hoàn toàn trong tâm trí ta. Một cách hiệu quả là hãy sử dụng chiến thuật mà tôi đã giới thiệu trong Chương 6 để giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi – chiến thuật dùng lời khẳng định.
Mỗi lần nghĩ đến - hoặc chuẩn bị nghĩ đến - một cái cớ nào đó để biện hộ cho mình, ta hãy nhanh chóng dẹp bỏ suy nghĩ ấy và tự nhủ: “Không có viện cớ gì hết. Mình phải làm việc đó NgAY BÂY gIỜ!”. sau đó, hãy bắt tay ngay vào làm việc. Bằng cách này, chúng ta đã loại bỏ việc viện cớ cho sự chần chừ của mình. Một khi đã bắt đầu, ta sẽ có đà để tiếp tục thực hiện và hoàn thành công việc.
Vậy nên, hãy ngừng việc viện cớ và bắt đầu truyền năng lượng cho bản thân mình! Đừng lê bước nữa. Hãy rảo bước lên. Hít thật sâu vào. Cảm nhận sự hưng phấn và sẵn sàng tiến về phía trước!
Giải quyết cái cớ sau cùng
Hãy tự hỏi bản thân: “Liệu mình có thực sự làm việc tốt hơn khi có áp lực không?”.
Có thể đối với một số người thì đúng là như vậy thật. Dưới áp lực, họ cảm thấy máu trong người mình sôi sục và có thể làm việc tốt hơn. nhưng với nhiều người khác, áp lực chỉ khiến họ cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Thậm chí, họ có thể bị “đông cứng” khi gặp áp lực!
Vậy chúng ta phải giải quyết cái cớ sau cùng này như thế nào? Trước hết, chúng ta phải xác định rằng những người dùng cái cớ này có thể không ý thức rõ về thời gian. Họ luôn đợi tới phút cuối cùng mới bắt tay vào làm việc. nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, ta phải ý thức được lượng thời gian mình cần bỏ ra để hoàn thành công việc cũng như cái đích mà mình nhắm tới. sau đó, hãy làm việc “giật lùi”. Khi thực hiện theo phương thức này, ta sẽ biết mình còn bao nhiêu thời gian và sẽ có áp lực để hoàn thành công việc khi hạn chót đang gần kề.
Lịch làm việc lùi
Một phương pháp mà tôi thấy vô cùng có ích chính là “Lịch làm việc lùi”. phương pháp này cho phép ta lên kế hoạch làm việc bằng cách đếm ngược thời gian bắt đầu từ ngày công việc được giao cho đến thời hạn phải hoàn thành. Bác sĩ tâm lý Rita Emmett gọi phương pháp này là “Canh thời gian lùi”.
Chẳng hạn, nếu ta được giao một công việc vào ngày 16 của tháng với thời hạn 10 ngày, ta có thể lên “Lịch làm việc lùi” để biết mình còn bao nhiêu ngày để hoàn thành nó. Hãy viết số ngày trong tháng ra, sau đó, tạo một cái đồng hồ đếm ngược bắt đầu từ ngày nhận việc cho đến hạn cuối phải hoàn thành nó! Tiếp theo, hãy đặt ra những thời hạn phụ để hoàn thành những phần cụ thể của công việc. Ví dụ, chúng ta có thể dành ra hai ngày (17, 18) để nghiên cứu và một hoặc hai ngày tiếp theo để phác thảo phần sườn cho công việc.
Phương pháp “Lịch làm việc lùi” tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả để ta thực hiện công việc của mình theo từng phần nhỏ. Chúng ta có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh về công việc của mình và hành động ngay lập tức. Với phương pháp này, chúng ta có thể đánh bại được con bọ chần chừ!
Sau đây là một ví dụ của “Lịch làm việc lùi”:
Hãy chịu trách nhiệm về hành động của mình
Tư tưởng hữu ích này sẽ giúp ta hiểu được hậu quả từ hành động của mình.
Những cái cớ có thể rất tiện lợi và cho phép ta trì hoãn việc hoàn thành công việc. nhưng hãy nghĩ xem, cuối cùng thì ta vẫn phải hoàn thành công việc đó, nếu không, ta sẽ phải hứng chịu hậu quả! Vì thế, hãy thận trọng cân nhắc những hậu quả đó.
Dù muốn hay không thì chúng ta vẫn phải hoàn thành công việc của mình, vậy tại sao ta không ngừng việc viện cớ để thực hiện nó? sau khi hoàn thành việc cần làm, ta sẽ được nghỉ ngơi thoải mái mà không còn lo nghĩ gì nữa!
Kết luận
Những cái cớ có mặt ở khắp mọi nơi và rất dễ xuất hiện trong đầu ta. nhưng điều này không có nghĩa là ta sẽ dùng chúng để biện hộ cho sự chần chừ của mình. Hãy ném chúng ra ngoài cửa sổ và hoàn thành những việc mà ta nên làm!