“Khi có một ngọn đồi chắn ngang trước mặt bạn, đừng nghĩ rằngviệc chờ đợi sẽ làm cho nó nhỏ lại.”
- Khuyết danh
Tại sao chúng ta không thể tập trung tư tưởng?
“Không thể tập trung tư tưởng = Không thể chú ý đến một vấn đề nào đó.”
Quá lộn xộn
H
ãy thử nhìn quanh căn phòng và bàn học của bạn xem. Bạn thấy những gì nào? nếu bạn nhìn thấy một căn phòng gọn gàng và một cái bàn ngăn nắp thì chẳng có lý do gì bạn lại không bắt tay vào làm những việc cần làm cả. Thật không may, không phải lúc nào chúng ta cũng được nhìn thấy những căn phòng như thế. Hầu hết thời gian, phòng và bàn của chúng ta đều vô cùng bừa bộn với đầy sách vở và giấy tờ - những người bạn thân thiết của ta. Mỗi ngày, những chồng giấy tờ và sách vở của ta càng chất cao lên. Và bừa bộn chính là một trong những yếu tố khiến ta chần chừ.
Dĩ nhiên, vài người sẽ nói rằng họ làm việc “hiệu quả nhất trong sự bừa bộn” và tôi đã thấy có nhiều người như vậy thật. Nhưng vấn đề là nếu bạn thậm chí không thể xác định được đâu là mặt bàn (hay bàn) của mình thì làm sao bạn bắt đầu làm việc được cơ chứ? Và làm ơn đừng cố gắng làm việc trên giường, bởi vì cả bạn và tôi đều biết chuyện gì sẽ xảy ra ngay sau đó - bạn sẽ đầu hàng con “Quái vật Khò Khò” và đắm chìm vào “Vùng đất mơ màng” trong nháy mắt!
Bản thân tôi cũng đã từng gặp vấn đề với tính bừa bộn của mình. Bàn làm việc của tôi luôn đầy sách vở và giấy tờ trong khi chiếc giường bên cạnh lại rất gọn gàng và luôn mời gọi tôi lên nằm. Vậy tôi đã làm gì? Đơn giản, tôi chuyển tất cả sách vở giấy tờ từ bàn làm việc lên giường để có thể làm việc ở bàn và không bị chiếc giường cám dỗ!
Những tai họa (vấn đề) từ bên ngoài
Bên cạnh sự bừa bộn quá mức thì việc tập trung của bạn còn bị những yếu tố nào ảnh hưởng? Bạn có cảm thấy thoải mái (dĩ nhiên là không quá thoải mái để tránh hẹn hò với con “Quái vật Khò Khò”) và có thể làm việc với năng suất cao trong môi trường hiện tại quanh mình không? Chỗ làm việc của bạn có đủ ánh sáng không? Mùi hương, tiếng ồn… có ảnh hưởng tiêu cực đến bạn không?
Tất cả những yếu tố này đều có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn có sẵn sàng bắt tay vào làm việc hay không.
Chúng ở đâu?
Bạn có thường rời khỏi bàn làm việc của mình để đi đến kệ sách lấy một loại giấy tờ nào đó không? sau khi bạn lấy được thứ mình cần và quay về chỗ ngồi thì lại nhận ra cây bút của mình đã biến đâu mất. Thế là bạn lại đứng dậy để tìm cây bút. sau khi bạn đã tìm thấy nó thì chuyện gì xảy ra sau đó? Bạn nhận thấy mình không có máy tính, từ điển, sách bài tập, giấy làm bài, tài liệu tham khảo, ghim, bút xóa…
Điều chắc chắn là không phải chỉ có mình bạn lâm vào tình huống này đâu. Ngày trước tôi cũng từng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tôi dành quá nhiều thời gian để đi tới đi lui và mệt phờ khi được ngồi xuống ghế.
Khi phải tới lui quá nhiều lần trong phòng để tìm tài liệu cho bài luận của mình, chúng ta không chỉ đang lãng phí những giây phút quý giá mà còn đang chần chừ nữa. Thậm chí trong quá trình tìm kiếm tài liệu, có thể chúng ta lại tìm thấy một vài thứ khiến mình mất tập trung. Ta có thể tìm thấy mấy cái đĩa CD yêu thích hay một quyển kỷ yếu nào đó bỏ quên lâu ngày và thế là ta dính chặt vào chúng. Việc này sẽ khiến ta mất nhiều thời gian và thậm chí còn không thể bắt đầu công việc của mình chứ đừng nói đến chuyện hoàn tất chúng!
Tại sao chúng ta không dọn dẹp cho gọn gàng và tiếp tục làm việc?
“Dọn dẹp = Dẹp bỏ thứ gì đó (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).”
Dọn dẹp
Đúng vậy, đây là một chiến thuật trực tiếp để vượt qua sự bừa bộn quá mức. Tất cả những gì ta phải làm đó là dọn dẹp! Hãy dọn dẹp đống lộn xộn trên bàn ta. Hãy dọn dẹp những thứ đang vương vãi khắp phòng của ta.
Tạo ra một môi trường tốt hơn
Hãy dọn dẹp gọn gàng bàn học của bạn và bảo đảm rằng mọi đồ dùng đều ở đúng vị trí của nó. Hãy vứt bỏ tất cả những thứ giấy tờ không cần thiết và những thứ đã hư hỏng. Đôi khi, chúng ta lười biếng đến mức vứt những cây bút đã hết mực lung tung khắp nơi thay vì bỏ chúng vào sọt rác. Hãy biến cái thùng rác thành người bạn tốt nhất của bạn và đặt một cái sọt rác như thế ngay bên cạnh bàn làm việc của mình. Nhưng lâu lâu, bạn hãy nhớ đổ rác một lần, nếu không, bàn làm việc của bạn có thể gọn gàng và sạch sẽ đấy, nhưng chắc chắn khu vực xung quanh nó không được như thế đâu!
Có thể bạn sẽ nghĩ rằng: nói lúc nào chẳng dễ hơn làm. Nhưng chúng ta có thể áp dụng phương pháp ở chương 3: “Làm-từng-việc-một”.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này để dọn dẹp bàn làm việc của mình. Nếu bàn của bạn quá bừa bộn, bạn có thể lập ra danh sách những thứ đang bị vứt bừa bãi trên đó để có thể dọn dẹp.
Sau đây là một ví dụ:
Những việc cần làm (Dọn dẹp bàn làm việc)
1) Dọn dẹp sách vở
2) Sắp xếp giấy tờ lên kệ
3) Vứt bỏ những giấy tờ không cần thiết
4) Dọn dẹp tất cả những thứ còn lại
Nếu thực hiện theo phương pháp này thì chỉ cần “A lê hấp!” là bàn của chúng ta đã gọn gàng và ngăn nắp!
Bây giờ, khi bàn học không còn bừa bộn nữa thì hãy đặt lên đó tất cả những dụng cụ mà ta cần. Hãy đầu tư một số đồ dùng văn phòng phẩm và hộp đựng. Bên cạnh đó, hãy bảo đảm rằng mọi thứ chúng ta cần đều nằm trong tầm với của ta chứ không phải ở một chỗ nào đó trong nhà. Chắc chắn chẳng ai muốn bỏ thời gian để chơi trốn tìm với chúng đâu.
Kết luận
Nếu chúng ta “không thể tập trung tư tưởng”, hãy thử áp dụng cách thức sau: Dọn dẹp gọn gàng bàn làm việc và phòng ốc của ta.