Kinh luận Phật giáo đem tất cả hoạt động tâm lý phụ thuộc vào tâm thức gọi chung là Tâm sở. Trong Tập luận, Tâm sở có 55 pháp, phân thành Thọ uẩn, Tưởng uẩn, và 53 pháp Tâm tương ưng hành. Trong 55 pháp Tâm sở, tại sao lại đem Thọ uẩn và Tưởng uẩn đặc biệt nêu ra? Đó là bởi vì chúng sinh thông thường đều do Thọ mà tham trước biết bao nhiêu dục vọng, do Tưởng mà chấp trước biết bao nhiêu kiến giải điên đảo, do đó mà phải chịu luân hồi trong vòng sinh tử. Tập luận quyển 1 viết: “Tướng của Thọ uẩn là như thế nào? Tướng nhận lãnh quy nạp là Thọ tướng”.
“Tướng của Tưởng uẩn là như thế nào? Tướng cấu tạo là Tưởng tướng”.
Do đó, Thọ uẩn là tất cả cảm thọ trong tâm, như khổ thọ, lạc thọ và bất khổ bất lạc thọ. Tưởng thọ là sự phác họa ảnh tượng của tất cả pháp trong tâm, ví dụ như chấp thủ ảnh tượng màu xanh, màu vàng, dài ngắn khác nhau. Phật giáo chú trọng xây dựng tâm lý, do đó đối với tâm lý thiện, ác, vô ký (không thiện không ác) đều phân tích vô cùng tường tận, phải đem cái thiện đề khởi nâng cao, còn cái ác thì loại trừ khử bỏ. Tập luận đã nêu ra 55 pháp Tâm sở, dựa vào tính chất có thể phân tích thành sáu loại:
Bỏ đi Thọ và Tưởng thì 53 pháp Tâm sở còn lại được gọi chung là Tâm tương ưng hành, quy về trong Hành uẩn. Tập luận quyển 1 viết: “Tướng của Hành uẩn là như thế nào? Tướng tạo tác là Hành tướng”. Tất cả mọi tạo tác của tâm lý bao gồm thiện, bất thiện và vô ký đều là Tâm tương ưng hành. Ngoài ra những tạo tác không thuộc phương diện tâm lý như sinh, tử, v.v. thì đều quy về trong Tâm bất tương ưng hành.