Thiền định
Dành thời gian để tĩnh lặng cho chúng ta cơ hội khám phá sự bình yên nội tâm. Điều này không chỉ giúp tăng cường sức khỏe thể chất mà còn nâng cao trạng thái tinh thần, cảm xúc và tâm linh. Thiền giữ cho ta ổn định, vững vàng giữa bệnh tật thể chất hay thương tổn tinh thần.
Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung thì thiền là phương pháp thực hành làm lắng dịu và tập trung tâm trí.
Nhiều người bảo rằng họ không thể thiền vì họ không thể giữ tâm trí “ứng yên”. Tuy nhiên, thay vì cố gắng không suy nghĩ, ta chỉ cần tập trung vào những suy nghĩ bình yên. Chỉ một phút chú tâm cũng có thể ưa tâm trí thoát ra khỏi cơn đau và mối lo lắng, chỉ để lại trong ta cảm giác tươi mới, sảng khoái. Nhờ đó, những phẩm chất nội tâm như yêu thương, kiên nhẫn... được khơi trào, giúp tăng cường sức mạnh và nuôi dưỡng cho cả thể chất, trạng thái tinh thần, cảm xúc, tâm linh.
Trong lúc thực hành nuôi giữ những suy nghĩ và hình ảnh bình yên trong tâm trí, sẽ không tránh khỏi việc những suy nghĩ không hề mong muốn bất ngờ chen ngang. Vào những lúc như vậy, vẫn hãy cư xử với tâm trí của bạn như với một ứa trẻ lăng xăng, nghịch ngợm. Luôn nhẹ nhàng hướng nó quay về điểm tập trung mà bạn chọn. Sẽ đến lúc bạn trải nghiệm được những khoảnh khắc định tâm và tĩnh lặng ngắn ngủi giữa những dòng suy nghĩ an xen. Đây là cốt lõi, là tinh hoa của thiền định.
Những lợi ích của Thiền
• Giảm lo lắng, sợ hãi và stress
• Giảm cảm giác đau đớn
• Cải thiện giấc ngủ
• Gia tăng những suy nghĩ tích cực và giữ tâm lý mạnh mẽ
• Hiểu hơn về bản thân và tin tưởng hơn vào những khả năng tự thân
• Khơi dậy cảm giác bình an và thắt chặt sự kết nối tâm linh
Suy ngẫm
Sau khi nhận được kết quả chẩn đoán bệnh, tôi thấy thật khó mà ngồi yên. Tâm trí tôi tràn ngập những ý nghĩ lo âu và liên tục bị lôi kéo bởi những chuyện đang diễn ra bên trong cơ thể, cụ thể là cơn đau do khối u phát triển nhanh. Tuy nhiên, có những khoảnh khắc thoáng qua khi tôi có thể quan sát cơn đau như thể tôi tách hẳn ra khỏi cơ thể của mình. Chính trong những khoảnh khắc này, tôi bắt đầu trải nghiệm cảm giác bình yên ngắn ngủi.
Khi tôi bắt được cảm giác bình yên thì cơn đau và nỗi sợ dường như giảm đi. Tôi nhận thấy những hoang mang trong tôi dần lắng dịu. Tôi đã có thể tách mình ra để nhìn vào những ẩn ý và thách đố của căn bệnh, cùng quá trình trị liệu của mình. Tôi bắt đầu cảm thấy điềm tĩnh hơn, suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực ít xuất hiện hơn. Thậm chí đôi khi tôi cảm nhận được những làn sóng hạnh phúc to lớn và có cảm giác mình được nối kết với mọi thứ.
Từ khi bình phục sau lần bị trầm cảm nặng, tôi đã bắt đầu thực hành thiền định. Tôi hình dung mình đang ở bên đại dương bình yên. Với mỗi hơi thở, tôi ưa sự bình yên thấm vào từng tế bào trong cơ thể. Điều này cho tôi sự tỉnh táo, khỏe khoắn, cùng cảm giác là tôi đang có thứ gì đó để tặng cho mình và cho mọi người. Thiền, hay tập trung vào những ý nghĩ bình yên, đã giúp tôi khám phá ra rằng ngay cả khi tâm trí tôi đang lao xao, náo động thì cũng không có nghĩa là tôi không thể có sự bình yên và tình yêu thương sâu thẳm trong tim mình.
Thực hành
Vào những quãng thời gian nhất định trong ngày, hãy ngưng lại một phút và để những suy nghĩ bình yên đi vào tâm trí bạn. Dùng những suy nghĩ tích cực ở cuối chương này để giúp bạn. Tìm những dịp để nuôi dưỡng cảm giác bình yên, chẳng hạn như ngắm bầu trời đầy sao, nựng một con thú nuôi, nghe một bản nhạc êm dịu hay những âm thanh của thiên nhiên. Nghe những bài dẫn thiền ngắn về sự bình yên và chữa lành sau đây trong lúc ngồi hoặc nằm:
Bài 1.3: Tập bình an qua yên lặng (8:07 phút)
Bài 1.4: Chiếc neo của bình yên (9:59 phút)
Bài 1.5: Thiền để lành bệnh (9:51 phút)
Nuôi dưỡng cảm nhận bình yên trước khi bạn bước vào bất kỳ tình huống khó khăn nào, hoặc mỗi khi bạn cảm thấy sợ hãi, lo lắng (bạn có thể nghe Bài 1.4: Chiếc neo của bình yên).
Thiền khi đi dạo
Đôi khi thật không dễ để ngồi yên, đặc biệt khi ta đang trong cơn đau hay bị phân tâm bởi những chuyện đang diễn ra trong cơ thể và tâm trí. Song, ta vẫn có thể thiền khi làm những công việc hàng ngày hoặc khi đang di chuyển. Đây được gọi là thiền hành.
Hãy bước đi chậm và thoải mái, trên cỏ hay đường đất càng tốt để bạn có thể cảm nhận mặt đất ở dưới chân. Hít thở đều. Nhìn ra xung quanh và thu toàn bộ cảnh tượng vào tầm mắt, sau đó hướng ánh nhìn nhẹ nhàng tập trung vào một điểm phía trước. Lắng nghe tiếng động quanh bạn, rồi để chúng lui dần vào hậu cảnh. Hãy cảm nhận làn gió lướt trên cơ thể bạn, cảm nhận mặt đất dưới chân bạn, và cũng để những cảm nhận này qua đi. Tiếp tục bước đi chậm rãi. Trong lúc đó, hãy để cho một giá trị, như sự bình yên chẳng hạn, đi vào tâm trí bạn. Cảm nhận bình yên tràn đầy cơ thể, gửi bình yên qua đôi bàn chân xuống đất và từ mắt bạn ra thế giới bên ngoài. Hãy tự nhủ: “Tôi là bình yên”. Tiếp theo, hãy để cho một giá trị khác đi vào tâm trí bạn, có thể là yêu thương hay sự quyết tâm. Một lần nữa, cảm nhận giá trị này đang tuôn tràn khắp cơ thể. Gửi giá trị này qua bàn chân xuống đất và tỏa sáng từ đôi mắt bạn ra bên ngoài. Cũng tự nhủ: “Tôi là ________ (giá trị đó)”. Tiếp tục làm như vậy, để thêm nhiều giá trị xuất hiện trong tâm trí và dùng chúng làm ý tập trung trong lúc bạn hành thiền. Đừng lo lắng nếu như bạn quên những lời dẫn dắt trên. Chỉ cần đưa từng giá trị vào tâm trí, cảm nhận nó “lấp đầy” trong bạn và từ bạn phát tỏa nó ra ngoài là được.
Những suy nghĩ tích cực
Tôi là một thực thể bình yên. Việc dành thời gian đi vào tĩnh lặng cho tôi cơ hội khám phá sự bình yên nội tâm.
Tôi có thể trải nghiệm sự bình yên sâu lắng ở trong tôi.
Tôi luôn giữ trạng thái bình yên và tích cực trong những tình huống khó khăn.
Nhờ tĩnh lặng, tôi có thể kết nối với ánh sáng, niềm vui và sức mạnh nội tâm.