TÍNH VỊ
Thịt quả: vị ngọt, tính hàn.
Nước quả: vị ngọt, tính mát.
Vỏ dưa hấu: vị ngọt, tính mát.
Rễ lá hoặc dây: vị nhạt, hơi đắng, tính mát.
Hạt dưa: vị ngọt, tính bình.
Vỏ hạt dưa: vị nhạt, tính bình.
Bột dưa: vị mặn, tính hàn.
Phần dùng để ăn: thịt quả dưa hấu.
Phần dùng làm thuốc: vỏ dưa (cả lớp vỏ xanh lẫn lớp vỏ trắng), hạt dưa.
CÔNG DỤNG
Vỏ dưa: thanh nhiệt, giảm nóng, giải khát, lợi tiểu.
Hạt dưa: bồi bổ cơ thể, có lợi cho ruột.
Thịt dưa: thanh nhiệt, giảm nóng, tiêu trừ phiền muộn, giải khát, lợi tiểu, bổ phổi, giải độc, hạ huyết áp.
Rễ lá: thanh lọc cơ thể.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Thịt dưa hấu: trị viêm gan, viêm thận, phù thũng, nóng trong mùa hè, hay khát, huyết áp cao, bệnh hoàng đản, viêm mật, ho, hen suyễn, tiêu tiểu ra máu vàng đỏ, miệng lưỡi bị lở, phát sốt.
Vỏ dưa hấu: trị viêm thận cấp tính; phù thũng; gan cứng; bụng ứ nước, sưng; huyết áp cao; trẻ em nóng bức vào hè.
Cách dùng: 15 - 50g vỏ dưa, mang nấu nước uống hoặc sao khô rồi nghiền nát để uống.
Dùng ngoài da: nấu hoặc ép lấy nước thoa lên vết thương.
Hạt: trị táo bón ở người lớn tuổi và thai phụ.
Cách dùng: 15 - 25g, sắc nước uống, cũng có thể ăn sống hoặc rang chín.
Phấn dưa: trị cổ họng sưng đau, miệng lưỡi lở loét.
Rễ, lá và dây: trị tả, kiết lỵ, bị bỏng, viêm mũi.
Cách dùng: 15 - 40g, sắc nước uống.
Dùng ngoài da: giã lấy nước thoa lên vết đau.
LƯU Ý KHI DÙNG
1. Người có các triệu chứng như: tiêu chảy làm bụng đau, tỳ vị hư hàn, thiếu máu, toàn thân sưng phù, bài tiết chậm không nên ăn dưa hấu.
2. Không ăn chung dưa hấu với măng cụt.
3. Người có miệng lưỡi bị lở, tiểu đường, bắt đầu có dấu hiệu cảm sốt không nên dùng dưa hấu.
4. Người có ruột, dạ dày lở loét, phong thấp cũng không nên ăn nhiều.
THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Trong dưa hấu có hàm lượng đường và kali, muối giúp lợi tiểu và tiêu sưng, có công hiệu chữa trị bệnh viêm thận, có hàm lượng enzym làm cho protein không hòa tan, tăng cường dinh dưỡng cho người viêm thận. Đồng thời, đây là loại thực phẩm có khả năng giảm huyết áp, có tác dụng với người bị xơ gan, ứ nước trong bụng…
2. Vỏ dưa hấu ngọt mát, có thể tiêu nóng giải khát, lợi tiểu, có tác dụng tốt với người bị tiểu đường, miệng lưỡi lở, cao huyết áp, viêm thận thủy thũng, đái dắt.
3. Lưu ý: thịt dê và dưa hấu kỵ nhau.
Y học nhận định rằng, sau khi ăn dưa hấu nếu ăn thịt dê sẽ bị tổn thương nguyên khí, bởi vì thịt dê có vị ngọt tính nhiệt, còn dưa hấu thì có tính hàn, việc ăn dưa hấu sẽ làm cho chất bổ dưỡng của thịt dê giảm mất. Đối với những người có bệnh dương hư hoặc tỳ hư rất dễ dẫn đến tình trạng tỳ và dạ dày rối loạn. Nếu rơi vào trường hợp trên, có thể dùng cam thảo nấu uống để giải độc.
4. Dưa hấu và bạc hà, trà xanh có tác dụng bổ trợ nhau:
Dưa hấu với trà xanh có khả năng kích thích tiết nước bọt, còn bạc hà có khả năng làm cho tinh thần minh mẫn, sảng khoái.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ DƯA HẤU