TÍNH VỊ
Quả: vị ngọt, hơi chua, tính bình.
Phần để ăn: quả.
Phần làm thuốc: vỏ, thân, lá.
LƯU Ý KHI DÙNG DỨA
1. Những người bị lạnh bụng khi dùng dứa nên nấu canh để dùng.
2. Dứa tươi trước khi ăn nên ngâm và rửa bằng nước muối.
3. Sau khi ăn nếu thấy đau bụng, tiêu chảy hoặc có cảm giác ngứa lưỡi, tê miệng thì không nên dùng nữa.
4. Những người bị chàm và có vết lở loét, mụn nhọt nên kiêng dùng.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Quả: sinh tân dịch, giải khát, thanh nhiệt, giúp tinh thần sảng khoái, giảm sưng tấy, lợi tiểu, tốt cho dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, ích tỳ vị, ngừa ung thư đường ruột, trị say nắng, giải rượu, hỗ trợ tiêu hóa, hạ huyết áp.
Cách dùng: ăn sống hoặc nấu chín.
Vỏ: lợi tiểu, trị tiêu chảy, kiết lỵ.
Cách dùng: 50 - 100g, sắc với nước uống.
Thân: hỗ trợ bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, trị đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy.
Nước ép dứa: trị ho do nhiệt, viêm cuống phổi, đau họng.
Lá: chứa chất chống oxy hóa, trị tiêu chảy.
Cách dùng: 50 - 100g, sắc với nước uống.
Hoa: trị đau đầu.
Lõi quả: trị bệnh đường ruột.
Lõi thân: trị đau dạ dày.
Lõi cuống quả: trị sỏi thận.
Cách dùng: 50 - 100g, sắc nước uống.
THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Dùng dứa sau bữa ăn giúp dễ tiêu, làm tan dầu mỡ, hỗ trợ tiêu hóa; enzym trong quả dứa giúp phân giải protein và bio - glucozit trong dứa có thể làm thuyên giảm bệnh máu đông, bệnh động mạch vành và bệnh tắc động mạch não; đây cũng là thực phẩm bổ dưỡng đối với những người bị bệnh tim mạch.
2. Enzym giúp phân giải protein có trong dứa hỗ trợ sự hấp thụ protein, hỗ trợ tiêu hóa, trị tiêu chảy, lợi tiểu, chống viêm cục bộ, giảm phù thũng. Lõi thân dứa là thành phần trị sỏi thận, trị đau dạ dày và có chứa enzym chống ung thư.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ DỨA