TÍNH VỊ
Quả: vị ngọt, tính mát.
Rễ: vị hơi ngọt, tính bình.
Phần để ăn: quả.
Phần dùng làm thuốc: nước ép lê, vỏ lê.
CÔNG DỤNG
Quả: nhuận phế, trị ho do nhiệt, sinh tân dịch, giải khát, tiêu đờm, tan nhọt, nhuận tràng, kích thích sự thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, giải nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, giảm cholesterol.
Rễ: nhuận phế, trị ho, lợi khí, giảm đau.
Lá: lợi thủy, giải độc (các độc tố trong cơ thể).
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Quả: trị ho, đau họng, kiết lỵ, khát nước, ung thư thực quản, động kinh, cao huyết áp, trúng phong mất tiếng, suy dinh dưỡng, nóng sốt ở trẻ nhỏ, lượng cholesterol cao, bệnh thận, lở loét ngoài da. Quả lê còn rất tốt đối với vết thương kéo da non, giúp tăng cường hoạt tính của bạch huyết cầu.
Cách dùng: ăn hoặc ép nước uống.
Rễ: trị ho, thoát vị ổ bụng.
Cách dùng: 50 - 100g, sắc nước uống.
Lá: trị ngộ độc thực phẩm, thoát vị ở trẻ nhỏ, nôn mửa, tiêu chảy do tả.
Cách dùng: 50 - 75g, sắc nước uống. nằm mơ ăn vào sẽ thấy thuyên giảm.
LƯU Ý KHI DÙNG
1. Những người bị ho do nhiễm lạnh và tiêu chảy nên cẩn thận khi dùng.
2. Người bị bệnh tim và gan dẫn đến hoa mắt chóng mặt, hoặc hay mất ngủ, hay nằm mơ ăn vào sẽ thấy thuyên giảm.
3. Người có tỳ vị hư hàn, phụ nữ sau khi sinh, bị thương ngoài da, trẻ em sau khi khỏi bệnh đậu mùa không nên dùng.
4. Nếu ăn quá nhiều lê sẽ hại tỳ vị.
THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Ăn lê có thể giúp dạ dày tiết axit, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Nhưng ăn quá nhiều sẽ hại tỳ.
2. Trong lê có chứa glucoxit, axit tannic, rất thích hợp với những người bị lao phổi. Lê om với đường phèn ăn vào rất mát, nhuận phế, tiêu nhiệt, trị hen suyễn, dùng thường xuyên sẽ có hiệu quả rõ rệt. Phế nhiệt, ho lâu ngày có thể lấy lê và mật ong ninh thành dạng cao để điều trị.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ LÊ