TÍNH VỊ
Quả: vị chua, ngọt, tính hàn.
Hoa: vị ngọt, tính bình.
Cành: vị chua, chát, mát.
Lá: vị đắng, chát, tính hàn.
Phần để ăn: quả
Phần dùng làm thuốc: quả, hoa, cành, lá, rễ.
CÔNG DỤNG
Quả: thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải khát, nhuận phế tiêu đờm, hạ huyết áp, lợi tiểu, bài trừ độc tố do ngộ độc thức ăn, điều hòa khí huyết, trị khó tiêu.
Lá: bài trừ độc tố, đẩy nhanh sự thay đổi của tế bào, giải nhiệt, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu.
Rễ: thanh dịch, cầm máu, giảm đau.
Hoa: thanh nhiệt, trị sốt rét, nóng lạnh bất thường.
Cành: khứ phong lợi tiểu, giảm sưng, giảm đau.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Quả: trị sưng họng, đau họng, ho do nhiệt, lở miệng, tắt tiếng, khó chịu, buồn nôn, khó tiêu, tỳ sưng to, đau khớp do trúng phong, tiểu buốt, ra sỏi li ti, bệnh scorbut(*).
(*) Bệnh scorbut: bệnh do thiếu sinh tố C, gây ra do chế ộ ăn uống không có trái cây và rau tươi.
Cách dùng: ăn quả tươi, ép lấy nước uống hoặc có thể dùng 40g - 75g quả nấu canh ăn.
Rễ: trị đau đầu mãn tính, đau khớp, chảy máu cam, di tinh, mộng tinh.
Cách dùng: 50g - 100g rễ tươi, sắc nước uống (nếu dùng rễ khô thì chỉ dùng 1/2 số lượng trên).
Hoa: trị nghiện thuốc phiện, sốt rét, bệnh huyết trắng, giải hàn nhiệt.
Cách dùng: 15g - 25g hoa khô, sắc nước uống.
Thân, lá: trị sưng do lở loét, cảm sốt do nhiệt, tiểu khó, sưng đau do trật khớp, bong gân, chứng phù sau khi sinh, viêm ruột cấp tính.
Cách dùng: lấy thân, lá một lượng vừa dùng giã nát, bôi lên vết thương.
LƯU Ý KHI DÙNG
1. Khế dễ làm tổn hại tỳ vị, do đó những người tỳ vị hư hàn, bệnh thận nên hạn chế ăn.
2. Khế có chứa neurotoxin (một độc tố thần kinh) và lượng kali cao, những người đang chạy thận hoặc bị suy thận không nên ăn.
3. Những người bị bệnh gout nên kiêng dùng.
THÔNG TIN BỔ SUNG
Khế có 2 loại: khế ngọt và khế chua:
1. Khế ngọt có vị ngọt, hơi chua, tính hàn, rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, lợi tiểu, bài trừ độc tố. Những người bị nóng trong người, háu nước, ho do nhiệt, sưng, đau họng, đau răng do nhiệt, lở miệng, sưng lưỡi, uống nhiều rượu, sốt rét dẫn đến sưng gan, tỳ đều có thể dùng.
2. Khế chua thường dùng để phơi khô hoặc nấu cùng thức ăn, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ KHẾ