TÍNH VỊ
Quả: vị ngọt, hơi chua, tính bình.
Rễ: vị ngọt, chát, đắng, tính bình.
Dây leo: vị ngọt, chát, tính bình.
Phần để ăn: quả.
Phần dùng làm thuốc: vỏ cây, rễ, dây leo.
CÔNG DỤNG
Quả: bổ gan ích thận, bổ khí dưỡng huyết, tốt cho gân cốt, lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho dạ dày, sinh tân dịch, làm tan mụn nước do bệnh đậu mùa.
Lá, rễ: trừ phong thấp, lợi tiểu.
Dây leo: giải độc lợi tiểu, trị nôn mửa, giúp an thai.
Rượu nho: bổ dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Quả: chữa ho do phế hư, tim đập nhanh, đổ mồ hôi trộm, khí huyết hư, chứng suy giảm tiểu cầu, miệng khô khát do phiền nhiệt, ăn không ngon, toàn thân bị phù, tiểu gắt, gân cốt đau nhức, đau khớp, sưng tấy ngoài da, đau mắt do gió độc và nhiệt.
Lá: trị tê liệt do phong thấp, phù thũng, tiêu chảy, mắt đỏ do gió độc và nhiệt, bị sưng nhọt.
Cách dùng: 15 - 25g, sắc nước hoặc ép uống; cũng có thể giã nhuyễn để bôi ngoài da.
Rễ: trị tê dại do phong thấp, phù thũng, tiểu khó, chấn thương do trật đả, sưng nhọt.
Cách dùng: 20g - 50g, nấu canh hoặc hầm với thịt để dùng.
Dùng ngoài da: có thể giã nhuyễn hoặc sắc với nước để rửa vết thương.
LƯU Ý KHI DÙNG
1. Ăn nhiều nho sẽ gây khó chịu trong người, biểu hiện là bị tiêu chảy.
2. Người bụng yếu, táo bón, tiểu đường không nên ăn nhiều.
3. Ăn nho xong nên súc miệng, để tránh axit hữu cơ trong nho làm mòn răng.
THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Trong nho chứa nhiều axit tartaric, ăn nho với lượng vừa phải rất tốt cho tỳ và dạ dày. Đây là loại trái cây lý tưởng đối với những người tiêu hóa kém và bị suy nhược thần kinh, lao lực quá độ.
2. Resveratrol trong nho có thể ngăn chặn sự phát triển, khuếch tán của tế bào ung thư, đặc biệt trong rượu vang đỏ có hàm lượng resveratrol rất cao.
3. Sắc tố đỏ trong nho đỏ là loại sắc tố flavone, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ NHO