TÍNH VỊ
Quả: vị ngọt thanh, tính hàn.
Phần để ăn: thịt quả.
Phần dùng làm thuốc: vỏ quả, vỏ cây, rễ, cành, lá.
CÔNG DỤNG
Thịt quả, vỏ quả: giải nhiệt, giảm béo, giữ ẩm da, làm trắng da, làm liền vết thương, trị tiêu chảy, hoạt huyết bổ máu.
Vỏ cây, lá: làm liền vết thương, giải nhiệt, trị bong gân.
Rễ: có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Thịt quả, vỏ quả: trị tỳ vị ẩm ướt, ăn không ngon, sau khi ăn có cảm giác đầy bụng, đau âm ỉ vùng bụng, các bệnh về tiêu hóa mãn tính.
Vỏ cây, cành, lá: trị tiêu chảy, kiết lỵ, viêm đường ruột mãn tính, viêm ruột già, ho.
LƯU Ý KHI DÙNG
1. Chất nhựa màu tím nâu ở vỏ quả nếu dính vào quần áo sẽ rất khó giặt sạch.
2. Măng cụt có tính hàn, không nên ăn cùng với dưa hấu, khổ qua, mù tạt, bắp cải, sữa đậu nành, bia…
3. Có thể ăn một ít măng cụt cùng với sầu riêng sẽ có tác dụng bổ trợ lẫn nhau, vì vậy mà măng cụt và sầu riêng còn được gọi là “Quả phu thê”.
4. Người có thể trạng yếu không nên ăn nhiều.
THÔNG TIN BỔ SUNG
Măng cụt có nguồn gốc từ Malaysia, vị thơm ngon, có thể ăn tươi hoặc làm mứt, được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian của người Malaysia. Ví dụ lá măng cụt có thể dùng bọc lấy cát rang ấm rồi đắp lên vết bong gân cho nhanh khỏi.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ MĂNG CỤT