TÍNH VỊ
Mía: vị ngọt, tính mát.
Thân mía: vị ngọt, tính bình.
Phần dùng để uống: nước mía.
Phần dùng làm thuốc: thân, rễ, vỏ.
CÔNG DỤNG
Nước mía: tiêu khát hòa trung, thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải nhiệt dạ dày, trừ phiền muộn.
Cây mía: thanh nhiệt sinh tân dịch, hạ khí nhuận táo, mía còn được dùng để sản xuất đường ăn.
Bã mía: trị các chứng sưng tấy, bại liệt.
TÁC DỤNG TRỊ BỆNH
Nước mía: thanh nhiệt tiêu viêm; trị chứng phát nóng sinh ho, ho do phổi nóng, ho ra đàm, cổ họng sưng đau, buồn nôn, phụ nữ buồn nôn khi mang thai; trị viêm dạ dày, trúng độc rượu, táo bón, tiểu tiện khó, khạc ra máu, tiểu ra máu.
Cây mía: trị nóng, phổi nóng phát ho, muộn phiền khát nóng, buồn nôn, táo bón, giải độc rượu.
Rễ: trị cao huyết áp.
Vỏ: trị da ngứa ngáy, trẻ em bị cam tích, ghẻ lở, u nhọt ở “bàn tọa” (hai mông).
Cách dùng: 50 - 100g mía, sắc hoặc ép lấy nước uống hàng ngày.
LƯU Ý KHI DÙNG
1. Người có tỳ, dạ dày lạnh và đau nên hạn chế ăn mía.
2. Người hay bị lạnh bụng, tiêu chảy, bệnh tiểu đường không nên uống nước mía.
3. Ăn quá nhiều đường mía dễ bị sâu răng.
THÔNG TIN BỔ SUNG
1. Mía tươi lạnh đem ép lấy nước uống có tác dụng tiêu trừ phiền muộn, giải nhiệt, trị bệnh phong nhiệt.
2. Mía có hàm lượng đường phong phú nên khi đưa vào cơ thể rất dễ hấp thụ, giúp bổ sung năng lượng, tăng cường dinh dưỡng, là thực phẩm thanh bổ mà không có tính hàn.
3. Nước mía có thể làm giảm chứng hen suyễn và tiêu đàm.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ MÍA