Năng lực tính toán: tính toán chính xác những phép tính phức tạp còn nhanh hơn cả các công cụ tính toán.
Trí nhớ chụp hình: khả năng chỉ cần được nhìn trong một vài giây đã có thể lưu giữ được tất cả những gì nhìn thấy vào tâm trí.
Ghi nhớ não phải: ghi nhận tất cả các sự vật như một hình ảnh chỉ trong vài giây nên không mất nhiều thời gian. Đây là phương thức ghi nhớ để xử lý song song, giúp thu nhận thông tin mà chỉ mất 1% công sức và thời gian so với phương thức ghi nhớ não trái.
Ghi nhớ não trái: ghi nhớ ngôn ngữ, ghi nhớ thông tin một cách logic theo thứ tự chuỗi lần lượt, bởi vậy mất khá nhiều thời gian. Đây là phương thức ghi nhớ để xử lý thông tin theo tuần tự.
Người siêu năng lực: mang những năng lực nhận thức khác biệt, phát triển bán cầu não phải và nhờ vậy đạt được sự cân bằng giữa hai bán cầu não, phát triển các khả năng đặc biệt như khả năng thần giao cách cảm, khả năng nhìn xuyên thấu.
Thần giao cách cảm: ngay thời khắc vừa thụ thai, nguồn năng lượng sống đi vào trong thai nhi và do đó tâm hồn của con cũng bắt đầu hoạt động. Hoạt động của tâm hồn chính là thần giao cách cảm. Thần giao cách cảm là khả năng có thể đọc được tâm hồn của người khác. Tâm hồn không chỉ giới hạn ở con người. Thực vật và động vật cũng có tâm hồn. Tất cả mọi loài có tâm hồn đều có thể giao tiếp giữa tâm hồn với tâm hồn thông qua năng lực thần giao cách cảm này.
Quan hệ thần giao cách cảm giữa mẹ và con: phương thức giao tiếp giữa ba mẹ và thai nhi dưới dạng sóng. Khi mẹ đang trò chuyện, trẻ có thể cảm nhận một cách chính xác liệu cảm xúc của mẹ là tích cực hay tiêu cực. Trẻ có thể đọc và nắm bắt một cách hoàn hảo những rung động cảm xúc tận sâu trong trái tim của người mẹ dù mẹ có cố gắng che đậy cảm xúc của bản thân. Thai nhi được ba tháng hiểu được cảm xúc của người mẹ nhờ năng lực giao tiếp theo chiều thứ tư mà không phải thông qua lời nói. Khi được thông báo có thai, nếu người mẹ vui mừng, thai nhi sẽ cảm nhận được điều đó và phát triển hoàn toàn vui vẻ. Ngược lại, nếu người mẹ sống trong cảm giác tiêu cực, ý thức của trẻ sau khi chào đời sẽ có cảm giác khó chịu và trẻ sẽ lớn lên cùng sự bất an.
Năng lực trực giác: được ví như máy thu thanh, điện thoại, tivi, đặc biệt có thể nói là giống với tivi. Vì nhờ vào năng lực trực giác, không chỉ âm thanh mà cả hình ảnh cũng được truyền tải cùng với vị, mùi hương, hình dáng, màu sắc, xúc giác hay tình cảm. Cần sử dụng sóng não để truyền đi những thông tin trực giác. Những nỗ lực bước đầu là cần thiết, tuy nhiên càng thực hành nhiều việc truyền thông tin trực giác sẽ càng dễ dàng hơn. Xin hãy nghĩ rằng sóng não gần giống như tia la-de. Khi sóng não truyền đi, bạn đọc hãy hình dung trong tâm trí của mình não bộ của em bé và tưởng tượng ra những “lối đi” đến phần đỉnh đầu của não. Thông qua “lối đi” này để gửi những thông điệp đến màn hình. Truyền đi bất kỳ điều gì mà ba mẹ muốn dạy cho trẻ thông qua con đường này để đi đến não bộ của trẻ.
Phương pháp giáo dục não phải: không phải là một phương thức học tập vất vả đòi hỏi nỗ lực, ngược lại đây là một phương thức học tập mà quá trình ghi nhớ trong tiềm thức chỉ có thể xảy ra khi người học cảm thấy thư giãn và vui vẻ. Sự đơn thuần lặp đi lặp lại theo trình tự không cần lý giải sẽ làm khai mở các mạch trong não phải. Khi các mạch liên kết được hình thành, việc xử lý và hiểu thông tin sẽ tự nhiên được tiến hành, từ đó, việc ghi nhớ dần được thiết lập. Đặc trưng của phương pháp rèn luyện kiểu này là chú trọng quy tắc xem trọng sức mạnh hình dung hình ảnh ở não phải. Giờ học sẽ bắt đầu và kết thúc bằng thiền tập, bên cạnh đó, tập trung rèn luyện trí tưởng tượng, chơi những trò chơi trực giác cũng chính là một trong những hoạt động trong giáo trình.
Năng lực não phải: khả năng nhận biết không gian, khả năng trực giác, khả năng tổng hợp và điều hành sự hiểu biết của con người trong các lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, sáng tạo. Não phải thích hợp để nạp thông tin với khối lượng lớn mà không đòi hỏi áp dụng các quy tắc suy luận hay lý giải, và quan trọng là không yêu cầu cần phải học thuộc lòng hay phải hiểu khi làm việc với những khả năng này. Não phải xử lý thông tin bằng phương thức xử lý song song nên thích hợp với cách học đi từ toàn thể đến bộ phận mỗi khi tiếp nhận bất cứ thông tin gì.
Năng lực não trái: khả năng ngôn ngữ, lý luận logic, khả năng phân tích và đảm nhiệm các nhiệm vụ liên quan đến ngôn ngữ viết, ký hiệu, tính toán,… Não trái hoạt động với phương thức xử lý chuỗi thông tin nên phù hợp để tiếp nhận thông tin từ bộ phận đến tổng quát. Phương pháp học bằng não trái đi theo tiến trình nắm bắt từ bộ phận đến toàn thể để vun đắp dần kiến thức, đây là phương pháp học mang tính ý thức, yêu cầu khả năng lý giải và ghi nhớ. Não trái có chức năng xử lý những vấn đề đã học theo chu trình chuỗi nối tiếp liên tục.
Hội chứng “bác học ngốc nghếch” (hội chứng Savant): chỉ những trường hợp trẻ em bị khiếm khuyết về mặt trí tuệ nhưng vẫn thể hiện được những tài năng đặc biệt. Đây là hội chứng hiếm gặp trên thế giới, những người mắc hội chứng Savant thường vượt trội hơn so với người khác ở một lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên họ lại thường bị khiếm khuyết về tâm lý hoặc rối loạn phát triển thần kinh. Hơn 50% người mắc hội chứng Savant bị tự kỷ, một số khác nghiêm trọng hơn là bị tổn thương não.
Quy luật thuyên giảm tài năng: giai đoạn trẻ có thể học tập được tốt nhất là ở thời kỳ thai nhi, khi con càng nhỏ, khả năng học hỏi của con càng lớn. Nếu không có những kích thích cần thiết, cho đến khi tám tuổi, những năng lực đặc biệt này sẽ thực sự hoàn toàn biến mất. Sáu tuổi là độ tuổi những năng lực này bắt đầu chững lại. Vì vậy, khi trẻ được sáu tuổi những khả năng của trẻ sẽ dừng phát triển và cố định lại ở mức đó.
Đường cong tăng trưởng Scammon: gồm ba đường thể hiện sự phát triển của trẻ qua ba yếu tố: trí não (A), thể chất (B) và tính dục (C).
Khả năng nhìn xuyên thấu: khả năng trẻ có thể đoán trúng được đặc điểm của tấm thẻ đã bị lật úp xuống, hoặc nhận biết quả bóng giấu trong hộp có màu gì.
Khả năng chạm cảm nhận: trẻ đoán thử món đồ mà mình đang chạm một cách gián tiếp là vật gì.
Khả năng linh cảm: khả năng dự đoán được những việc sẽ xảy ra ở tương lai.
Khả năng di chuyển đồ vật bằng ý nghĩ: khả năng con người có thể khiến những việc mà mình mong muốn trở thành sự thật. Nhờ có sức mạnh ý chí này, con người có khả năng chữa khỏi bệnh, dùng ý chí của mình ảnh hưởng đến con người và vạn vật.
Luyện tập khả năng tưởng tượng: là một phương pháp làm an tĩnh lại tâm trí của trẻ, khơi mở não phải và khiến cho tâm hồn của con kết nối với nguồn năng lượng trí tuệ của vũ trụ.
Tưởng tượng hình ảnh: khả năng có thể nhìn thấy những hình ảnh trong tâm trí một cách rõ ràng như khi một người đang xem một cuốn phim chiếu trước mắt.
Tuyến tùng: nằm ở vị trí từ tám đến chín centimet sâu phía bên trong trán. Tuyến tùng là một bộ phận có hình dạng giống quả thông, màu đỏ và nặng khoảng 0,2 gram. Trẻ em được cho là có phần tuyến tùng lớn hơn so với người lớn và phụ nữ thường có bộ phận này lớn hơn so với đàn ông. Đó chính là nguồn phát ra năng lực trực giác mà đạo Phật và yoga đã đề cập từ ba đến bốn nghìn năm trước. Tuyến tùng được kết nối với hoặc có liên hệ với “con mắt thứ ba”, vốn được cho là nằm ở giữa trán, và thông qua con mắt thứ ba này, tuyến tùng có khả năng tạo ra được những hình ảnh rõ nét trên màn hình tâm trí. Con mắt thứ ba này có thể được coi là một nguồn ánh sáng trong suốt quá trình tuyến tùng truyền dẫn bộ phim lên trên màn hình. Mọi thứ trở nên rõ ràng hơn khi những nghiên cứu của các nhà khoa học về tuyến tùng đã phát hiện ra rằng tuyến tùng chứa đựng các loại enzim và chất dẫn truyền thần kinh serotonin sản sinh ra melatonin có liên kết với ánh sáng.
Phương pháp Cái ôm tám giây: là phương pháp ôm con thật chặt trong vòng tám giây. Đầu tiên hãy nhờ con giúp đỡ công việc nhà. Sau khi con đã hoàn thành, cha mẹ hãy ôm chặt con và thì thầm với con những lời nói tích cực, yêu thương với con. Đừng ôm con quá nhẹ nhàng hời hợt mà cha mẹ hãy tiếp tục ôm con trong khoảng thời gian tám giây. Khi làm được điều này, ngay lập tức tình yêu của cha mẹ sẽ nhanh chóng được truyền đến trái tim trẻ và trẻ sẽ không còn phản kháng lại cha mẹ, lúc đó trẻ sẽ là một đứa bé ngoan ngoãn và vui vẻ. Bằng cái ôm chặt trong vòng tám giây, cha mẹ sẽ nuôi dưỡng nguồn cảm hứng và tinh thần tự lập tuyệt vời cho trẻ.
Thuyết phát triển tự nhiên: cho rằng trẻ sẽ khôn lớn và phát triển trí tuệ một cách tự nhiên.
Thuyết đợi trẻ sẵn sàng: nghĩa là có một thời điểm thích hợp để trẻ bắt đầu học tập, đó là vào khoảng thời gian trẻ được sáu tuổi.
Thuyết tác động từ môi trường: cho rằng trí tuệ của trẻ bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố môi trường xung quanh trẻ từ khi trẻ được sinh ra và bởi những gì mà trẻ được dạy.
Thuyết nhận thức: cho rằng trẻ sơ sinh vốn đã có khả năng học tập ngay từ khi chào đời.
Quan điểm nhìn nhận tự nhiên: quan điểm xem vũ trụ dưới dạng toàn thể, nhìn nhận toàn thể vũ trụ như một cơ thể hoàn chỉnh chứa đựng sự sống và những nhận thức về vũ trụ là để hợp nhất toàn bộ thế giới và mỗi cá nhân con người sẽ được kết nối với nhau thông qua những nhận thức chung về vũ trụ đó.
Khoa học dựa trên Chủ nghĩa duy lý có những đặc trưng:
1. Sự tách biệt giữa vật chất và tinh thần.
2. Sự tách biệt của con người khi quan sát các hiện tượng vật lý như những đối tượng nghiên cứu.
3. Cái nhìn về vật chất, không gian và thời gian là tách biệt và độc lập với nhau.
Nền Khoa học mới có các đặc trưng:
1. Luật phân chia thể xác và tinh thần, tự nhiên và con người thành những đối tượng tách biệt là một quan điểm sai lầm. Sự vật phải được đặt trong tính tổng thể, các yếu tố có tính phụ thuộc qua lại lẫn nhau.
2. Hiện tượng di truyền không phải là bất biến, mà có khả năng biến đổi.
Thuyết cơ hội tạo nên tài năng: trẻ em ngay từ khi sinh ra đã sở hữu những khả năng vô cùng vượt trội, tuy nhiên nếu chúng ta không tạo ra cơ hội để những khả năng này phát triển thì chúng sẽ không bộc lộ và sẽ dần biến mất.
Thuyết hình thái cộng hưởng của Rupert Sheldrake: khi một hình thái nào xuất hiện lần đầu tiên, môi trường tạo ra hình thái đó cũng sẽ xuất hiện đồng thời. Theo quan điểm này, ví dụ như, khi một đứa bé bắt đầu thể hiện khả năng tính toán còn nhanh hơn cả các công cụ tính toán nhờ vào thẻ Dot thì môi trường hay cơ hội thuận lợi để nuôi dưỡng hình thái này cũng được tạo ra, và thông qua việc tận dụng cơ hội, các hình thái thứ hai, hình thái thứ ba khác cũng sẽ dần được hình thành theo. Với mỗi lần môi trường này được lặp lại, sức mạnh của môi trường hay cơ hội sẽ tăng lên, nhờ vậy, việc hình thành hình thái sẽ ngày càng trở nên dễ dàng hơn.
Thuyết hệ thống phụ thuộc của Lyall Watson: thuyết hệ thống phụ thuộc này cũng có thể áp dụng đối với con người. Một khi số lượng những người biết đến những tri thức mới đạt đến một giới hạn nào đó thì tất cả mọi người sẽ thay đổi nhận thức ở cùng thời điểm đó và cũng sẽ biết đến tri thức mới đó.
Hiệu ứng con khỉ thứ một trăm: có một bầy khỉ sinh sống ở đảo Yukijima thuộc huyện Kagoshima. Sau khi thấy một chú khỉ trong bầy dùng nước biển rửa đi lớp bùn trên củ khoai tây để ăn thì những chú khỉ khác cũng lần lượt bắt chước làm theo. Khi số lượng chú khỉ bắt chước theo hành động này từ chín mươi chín con đạt đến một trăm con thì hành động này đã truyền qua cả đại dương để ảnh hưởng đến cả những con khỉ trong đất liền ở Oita và Miyazaki, và hành động này lan đi giống như một tia lửa đã lan truyền đến tất cả những chú khỉ trên khắp nước Nhật.