Trong chuyến retreat ở Bangalore – Ấn Độ tháng 12.2018 do thầy Pradeep Vijay hướng dẫn mà tôi có cơ hội tham gia, có một học viên đứng lên hỏi thầy Pradeep như thế này:
“Tôi quen một bà mẹ đang mang thai, thai yếu, sợ chết lưu, nên tôi đã đặt tay chữa lành cho mẹ con họ, để giữ lại thai nhi, liệu tôi làm vậy là có đang can thiệp vào nghiệp quả của hai mẹ con họ hay không?”
Thầy Pradeep trả lời:
Trên đường quốc lộ, từ xa bạn nhìn thấy có một xe tải đang chạy với tốc độ rất nhanh và trước mắt bạn xuất hiện một con chó đang lon ton chạy ra đường.
Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?
Bạn dắt con chó đi chỗ khác để nó không bị xe cán chết hay bạn đứng yên nhìn, không làm gì cả?
Có bao giờ bạn nghĩ là con chó đã “rất” nỗ lực mới chạy ra được đường quốc lộ, để con chó được “hóa kiếp” thành người, thì bạn lại dắt con chó đi chỗ khác, để nó phải tiếp tục sống kiếp làm chó hay không?
Trong trường hợp này, bạn phải có khả năng giao tiếp được với con chó và bạn hỏi nó, nếu:
• Con chó muốn sống: bạn dắt nó đi chỗ khác.
• Con chó muốn chết: bạn không làm gì cả. Tương tự cũng như vậy?
Khi bạn là nhà trị liệu, bạn chỉ được can thiệp khi bạn nhận được một chỉ dẫn rất rõ ràng, chắc chắn xuất hiện trong tim mình rằng, trường hợp này, bạn cần phải can thiệp thì bạn mới làm, không thì bạn không làm gì cả.
Và để nhận được chỉ dẫn đúng đắn, bạn phải rất “tỉnh thức” trong thực hành tâm linh. Trạng thái đó chỉ có thể đạt được khi bạn thiền sâu.
Bạn cần hiểu, trường năng lượng của nghiệp là một hệ thống nhất quán.
Sự chữa lành mù quáng, ở một khía cạnh nào đó của nghiệp, sẽ ảnh hưởng đến các khía cạnh còn lại của toàn bộ trường năng lượng nghiệp đó.
Bạn cần phải hiểu nguyên nhân, gốc rễ của mọi bệnh tật, ốm đau mà bạn đang gặp phải.
Bạn chỉ tự chữa lành và không nên đi gặp các nhà trị liệu để can thiệp.
Ví dụ: Cô Jenny bị cận thị, Jenny đi đến gặp một nhà trị liệu để nhờ chữa chứng suy giảm thị lực của mình. Tầm nhìn của Jenny được cải thiện, bây giờ cô ấy đang tận hưởng đôi mắt hoàn hảo. Nhưng không hiểu sao, trong cuộc sống, cô ấy lại trở nên yếu kém trong việc học. Cô ấy đánh mất học bổng đi du học nước ngoài và không thể đăng ký vào một trường đại học tốt ở trong nước. Cô ấy bỏ học. Và số phận của cô ấy đã thay đổi.
Chữa lành không phải là lấy đi một vấn đề nào đó trong trường năng lượng nghiệp, mà phải làm việc với tổng thể toàn bộ trường năng lượng ấy.
Khi bạn lấy đi cái bệnh gì đó, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nghiệp của cô ấy.
Trong Thiền định, bạn hoàn toàn có thể tự chữa lành và hiểu ra bài học của mình, tại sao bạn gặp vấn đề đó.
Điều gì sẽ xảy ra khi người chữa lành can thiệp vào nghiệp quả của người khác?
Ví dụ: Jonny bị đau đầu, tôi là người thực hành thiền, tôi có nhiều năng lượng, tôi đặt tay chữa lành cho anh ấy, vậy việc gì sẽ xảy ra?
Anh ấy đau đầu là bởi vì anh ấy có một bài học gì đó cần phải học.
Khi tôi chữa lành cho anh ấy, chúng ta can thiệp, bài học sẽ bị bỏ qua, nên anh ấy sẽ phải học lại bài học đó với mức độ thách thức lớn hơn trong tương lai, hoặc kiếp sống tới, vì đã chọn đi con đường “tắt”, khi cho phép sự can thiệp xảy ra.
Chữa lành như vậy thì thật vô ích, nó dẫn đến sự suy thoái mà không có sự tiến bộ gì cả.
Khi nhà trị liệu loại bỏ năng lượng tiêu cực từ khách hàng, vô tình, người chữa lành đã lấy năng lượng tiêu cực này bỏ vào một nơi nào đó trên Trái đất, vào một không gian hoặc một vật thể nào đó. Năng lượng này sẽ làm biến dạng trường năng lượng của không gian hoặc vật thể mà nó bị ném vào.
Theo luật nhân quả, khi nhà trị liệu lấy năng lượng của người bệnh vứt vào một chỗ nào đấy thì năng lượng đó sẽ quay ngược trở lại nhà trị liệu.
Tôi đã thấy rất nhiều người chữa lành nhận những kết quả không tốt trong cuộc sống của họ.
Vậy chúng ta giúp người bị bệnh bằng cách nào?
Bạn chỉ can thiệp năng lượng, giải quyết 10% vấn đề của họ, bạn không chữa lành hoàn toàn bằng năng lượng 100% cho họ, họ sẽ lệ thuộc vào bạn.
Bạn hướng dẫn họ tự chữa lành.
Bạn có thể chữa lành cho ai đó, thì họ cũng có thể tự chữa lành cho chính mình.
Bạn hướng dẫn cho họ Thiền định, dạy họ về luật nhân quả, tại sao họ gặp vấn đề đó, họ nhận ra bài học của mình và đi qua nghiệp quả đó.
Bạn chỉ hỗ trợ họ mà thôi.
Mỗi người trong chúng ta phải tự chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta đã làm trong lần sống này, và kể cả những lần sống trước.
Bạn có thể:
1.Tư vấn để người đó tự nhận ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, bài học cần học là gì?
2. Khuyến khích họ Thiền định để họ tự chữa lành.
Khi thực hành Thiền định, chúng ta tự chuyển hóa các năng lượng tiêu cực bên trong chính mình, chứ chúng ta không vứt cái năng lượng xấu ấy ra bên ngoài, làm ảnh hưởng đến môi trường và những người xung quanh.
Và thầy Pradeep Vijay muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện có thật của mẹ thầy Pradeep
Mẹ tôi bị ung thư vú, khi gia đình biết tin, ai cũng sốc. Trong gia đình, anh rể của tôi là bác sĩ và có đủ khả năng lo cho bà. Nhưng cả gia đình đều muốn nghe ý kiến của tôi. Lúc đó, tôi đang ở Mỹ, cả nhà muốn đợi tôi về, để nghe ý kiến của tôi như thế nào.
Tôi về nhà xem mẹ tôi bệnh ra sao và tôi nói “không sao cả”. Gia đình tôi sốc tiếp tập hai.
Tôi nói với mẹ tôi, mẹ thật may mắn, nếu mẹ tự chữa lành, mẹ sẽ trở thành một người khai sáng, còn nếu phải bỏ lại cơ thể vật lý này, thì cũng tốt thôi.
Mẹ có thể lựa chọn một trong hai:
1.Mẹ tự chữa lành, nhận ra bài học của mình và trở nên khai sáng.
2. Nếu mẹ đi bệnh viện mổ, hóa trị, xạ trị, sống thêm được một vài năm nữa, mà không nhận ra bài học gì cả, thì bệnh này cũng sẽ quay lại trong lần sống tới.
Đó là lựa chọn của mẹ.
Ba tôi khóc, chị tôi cũng khóc, mẹ tôi thì tỏ ra rất mạnh mẽ. Mẹ tôi nói trước sau gì thì cũng chết, nên mẹ tôi chọn việc được khai sáng, bằng cách tự chữa lành thông qua Thiền định.
Trong năm tháng tiếp theo đó, mỗi ngày, mẹ tôi thiền 5 – 6 giờ tại nhà, dưới kim tự tháp, mẹ tôi nhận ra bài học là bà đã kém yêu thương bản thân, không chấp nhận chính mình trong nhiều năm. Sau đó, thì bệnh ung thư vú biến mất.
Thông qua việc này, bà đã có cơ hội nhận ra bài học của mình và mẹ tôi đã đi khắp nơi chia sẻ về việc mình đã chữa khỏi bệnh ung thư bằng Thiền định như thế nào.
Các bạn thấy đấy, Thiền định có thể giúp bạn tự chữa lành bệnh tật.
Thầy Pradeep Vijay lại kể cho các bạn nghe một câu chuyện khác
Khi tôi còn nhỏ, tôi bị một vết cắt chảy máu. Gia đình đưa tôi đến gặp bác sĩ, ông ấy cũng là một người thực hành tâm linh. Tôi thấy trong phòng khám của ông ấy, có treo một tấm bảng đề dòng chữ như thế này:
“Bác sĩ chữa bệnh cho bạn, nhưng Thượng đế sẽ cứu bạn.”
Trong cuộc sống, các bạn có thấy những tình huống khôi hài như thế này không:
• Bác sĩ từ phòng mổ đi ra và nói với người nhà bệnh nhân, ca phẫu thuật rất thành công, nhưng khi bệnh nhân về nhà thì chết.
• Một trường hợp khác thì bác sĩ trả về, không chữa được nữa, đem về nhà lo hậu sự đi, thì bệnh nhân lại sống tốt trong nhiều năm sau đó.
Chính phước lành, phúc đức mà bạn có, đã cứu bạn.
Người bác sĩ, nhà trị liệu chỉ có thể giúp bạn, nhưng vượt qua bệnh tật hay không là do nghiệp quả của bạn.
Về cơ thể vật lý: bác sĩ có thể điều trị cho bạn. Nhưng về nghiệp quả: thì chúng ta cần phải học bài học linh hồn thì mới hóa giải nghiệp lực được.
Vậy công việc của một người bác sĩ, có đang can thiệp vào nghiệp quả của người khác hay không?
Công việc của một bác sĩ không phải là chữa lành.
Bác sĩ dùng thuốc để giảm triệu chứng bệnh. Bệnh nhân phải dùng thuốc mới khỏi bệnh, thì đây chỉ là hỗ trợ. Thuốc hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh và quá trình tự chữa lành xảy ra trong cơ thể.
Chữa lành là công việc của vũ trụ.
Công việc chính của bác sĩ là chỉnh sửa, khi bạn đau răng, bác sĩ trám răng cho bạn, khi bạn có vết thương, bác sĩ băng bó vết thương cho bạn, đó là hỗ trợ, thì được. Can thiệp là không được.
Khi một người nào đó đang đi trên con đường thực hành tâm linh, đến một lúc, họ sẽ được trao cho một món quà tâm linh như:
• Khả năng chữa lành cho người khác bằng năng lượng.
• Hoặc khả năng dẫn kênh.
Và hầu hết tất cả mọi người đều dùng sai cách món quà này. Tất cả các “món quà tâm linh” được trao cho bạn, đều mang một trách nhiệm rất lớn, và nếu bạn dùng sai cách món quà tâm linh này, bạn sẽ phải đầu thai lại nhiều lần, để học bài học của chính mình, cho đến khi bạn nhận ra rằng món quà tâm linh mà bạn có được này là một cái bẫy, một sự rắc rối.
Và khi bạn được tái sinh lần nữa, vị thầy hướng dẫn tâm linh của bạn hỏi: “Con có muốn nhận món quà tâm linh này nữa không?”
Bạn trả lời: “Con chỉ muốn là một người bình thường, con không muốn có quyền năng thần thông gì đặc biệt cả”.
Khi linh hồn của bạn từ bỏ món quà tâm linh này, bạn mới bắt đầu bước vào con đường khai sáng, đạt được sự thông tuệ, hiểu biết về thật sự.
Tất cả các món quà tâm linh mà vũ trụ trao tặng cho bạn, nó đều bao hàm ý nghĩa:
1. Là bài kiểm tra dành cho chính linh hồn đó.
2. Người đó phải có một trách nhiệm rất lớn khi sử dụng khả năng tâm linh đặc biệt này của mình.