Đơn giản là sự tinh tế cuối cùng.
Simplicity is the ultimate sophistication.
- Leonardo Da Vinci -
Theo một nghiên cứu của McKinsey, người lao động trung bình dành 13 giờ mỗi tuần - 28% thời gian tại văn phòng của anh ta - cho email. Con số này nhân lên 650 giờ mỗi năm để viết và gửi email!
Điều này đặt ra một câu hỏi, người sử dụng email sẽ phải đọc hoặc viết bao nhiêu từ trong suốt một năm? Theo thống kê, con số đó lên đến 41.638 từ, gần bằng một cuốn tiểu thuyết dài 166 trang.
Vì vậy, nếu mỗi người trong chúng ta viết một email đáng giá cho một cuốn tiểu thuyết mỗi năm, tại sao chúng ta lại nhận được rất ít kết quả từ nỗ lực lớn này?
Câu trả lời có thể nằm ở cách chúng ta viết chúng.
Vấn đề với Email
Hầu hết các email mà đại lý bảo hiểm và cố vấn tài chính viết ngày nay không chỉ chứa đầy các thuật ngữ khó hiểu đối với khách hàng (thẩm định, phạm vi bảo vệ, điều khoản loại trừ, giá trị hoàn , sự kiện bảo hiểm v.v.).
Không ai muốn ngồi và đọc qua một quảng cáo chiêu hàng; họ chỉ muốn góp nhặt một vài thông tin hữu ích từ email của bạn. Họ muốn bạn đi thẳng vào vấn đề.
Nhưng hầu hết chúng ta đều được đào tạo để viết email dài, chính thức giống như cách chúng ta thường viết thư và fax.
Lời khuyên của tôi là bất cứ khi nào thích hợp, bạn hãy sử dụng các email ngắn. Rất ngắn.
Sử dụng một câu hỏi để bắt đầu cuộc trò chuyện
Kỹ thuật rất đơn giản: hỏi một câu duy nhất. Mục tiêu của bạn là khuyến khích trả lời hoặc bắt đầu một cuộc đối thoại.
Email 65 triệu đồng
Một tư vấn viên bảo hiểm MDRT mà tôi biết đã thử chiến lược này và gửi email mà tôi đề xuất đến danh sách khách hàng tiềm năng của cô ấy vào buổi sáng.
Đến trưa, cô ấy nhắn tin cho tôi, “Thật bất ngờ. Tôi nhận được phản hồi liên tục từ khách hàng tiềm năng! ”
Và tiếp theo cô ấy đã dành thời gian để tiếp cận với từng cá nhân khách hàng, một kèm một.
Trong ngày đó, cô ấy đã chốt ba hợp đồng với tổng doanh số là 65 triệu đồng.
Và mẫu email đó như sau:
Dòng chủ đề: Chào chị Mai
Chị Mai ơi, chị vẫn cần em hỗ trợ thông tin về [………] chứ?
Em Nhân.
Ở chỗ trống, bạn có thể điền vào: xây dựng quỹ tiết kiệm, bảo hiểm nhân thọ, chăm sóc sức khoẻ cho gia đình, quỹ học vấn cho bé [tên của con khách hàng], v.v.
Và đó là email 1 dòng của bạn!
Lưu ý: Đừng thay đổi điều gì!
Gửi nó chính xác như hướng dẫn. Không thêm bất cứ thứ gì bên dưới nó hoặc bên trên nó, ngoài những thứ thường xuất hiện trong mẫu email cá nhân bạn gửi từ Outlook hoặc Gmail, ví dụ như phần chữ ký cuối email!
Một tư vấn viên khác mà tôi đã giới thiệu mẫu email này đã gửi tin nhắn cho 100 người, nhưng anh ấy đã không làm theo lời khuyên của tôi.
Sau dòng câu hỏi, anh ấy viết tiếp: “Bởi vì công ty tôi có rất nhiều sản phẩm tuyệt vời. Chúng tôi có bảo hiểm nhân thọ, chúng tôi có chăm sóc sức khoẻ, chúng tôi có bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm hưu trí, v.v.”
Và nó đã không hiệu quả.
Bởi vì email này không mang lại cảm giác như là nó được gửi từ một người bạn. Nó có vẻ như là đến từ một nhà tiếp thị đang cố gắng bán hàng, và do đó nó thất bại.
Có rất nhiều lý do tại sao email 1 dòng này lại hiệu quả.
• Nó không giống như thư rác.
• Nó mang đến sự trợ giúp hơn là tiếp thị một sản phẩm hoặc dịch vụ.
• Nó mang tính cá nhân và ngụ ý một tương tác trước đó (vẫn cần tôi hỗ trợ).
• Nó không gây áp lực cho người đọc.
• Nó giống như một cuộc trò chuyện thân tình hơn là bán hàng.
• Nhưng lý do số một là: Nó không yêu cầu bất kỳ nỗ lực nào để xử lý email này.
Trong xã hội bị ám ảnh bởi màn hình và công nghệ như hiện nay, hầu hết mọi người không dành thời gian để xem xét kĩ quá nhiều nội dung - nhưng họ coi trọng những giao tiếp cá nhân với những thông tin ngắn gọn, có ý nghĩa với họ.
Sử dụng các công cụ như MailChimp, GetResponse, AWeber và các công cụ khác, bạn có thể cá nhân hóa hàng ngàn email cùng một lúc, khiến mỗi người trông như thể nó được gửi từ cá nhân này đến cá nhân khác và chỉ dành riêng cho họ.
Tôi hy vọng câu chuyện này đã truyền cảm hứng cho bạn và phần nào giúp bạn hình dung được cách áp dụng email vào chiến lược tiếp thị bán hàng của mình.
Bây giờ, mời bạn tìm hiểu cách làm chi tiết.