Đạt được tri thức là không đủ, còn cần phải sử dụng nó.
It is not enough to acquire wisdom, it is necessary to employ it.
- Marcus Tullius Cicero -
Bây giờ, tôi muốn chia sẻ với bạn một khuôn mẫu cực kỳ mạnh mẽ mà một tư vấn viên kỳ cựu ở TP.HCM, đã sử dụng để thiết lập quan hệ đối tác với các doanh nghiệp tại địa phương.
Trước tiên, bạn phải hiểu rằng phần lớn các email lạnh (những email được gửi cho những người mà bạn không có mối quan hệ cá nhân trước đó) thường không hiệu quả vì cách tiếp cận tâm lý không phù hợp.
Anh ấy đã gửi tới những người đồng ý kết nối trên LinkedIn (mạng xã hội chuyên về nghề nghiệp) và là đối tượng mục tiêu lý tưởng. Tuy nhiên, bạn có thể gửi những thông tin này cho bất kỳ khách hàng tiềm năng nào mà bạn đang cố gắng gặp gỡ.
Email số 1:
Dòng tiêu đề: Cảm ơn chị Mai
Chào chị Mai,
Cảm ơn chị đã kết nối.
Tôi làm việc với các chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành của các công ty tại [tên thành phố của bạn] có trên 50 nhân viên để giúp xác định các khoản bội chi và rủi ro khi liên quan đến [bảo hiểm tai nạn lao động, chính sách phúc lợi cho nhân viên chủ chốt, v.v.].
Cụ thể:
Tôi đã giúp một doanh nghiệp có trên 100 thành viên tiết giảm 20 phần trăm chi phí bảo hiểm tai nạn lao động, tương đương gần 200 triệu đồng mỗi năm Một công ty gia công với 150 nhân viên đã tiết kiệm được gần 1 tỷ đồng mỗi năm, đồng thời cung cấp cho những nhân viên chủ chốt của họ một gói phúc lợi hợp lý hơn, hấp dẫn hơn.
Không biết chị có thời gian cho một cuộc gọi trao đổi nhanh khoảng 5 phút vào Thứ Ba hoặc Thứ Năm tới để tôi có thể tìm hiểu thêm về [công ty, nhóm hoặc hiệp hội] của chị và xem liệu tôi có giúp được gì cho chị không?
Trân trọng,
Nguyễn Thành Nhân (MBA, MDRT)
PS: Để thuận tiện hơn, chị có thể xem lịch trống của tôi tại đây: https://www.timetrade.com/
Lưu ý: Timetrade là một nền tảng quản lý lịch và cho phép thiết lập cuộn hẹn trực tuyến. Công cụ này giúp loại bỏ sự phiền phức của các email gửi qua lại có nội dung như “Tôi không rảnh vào Thứ Tư, Thứ Sáu chị Okay không?”
Email này hiệu quả vì ba lý do:
1. Nó được cá nhân hóa cho người nhận: Tôi làm việc với các chủ tịch và giám đốc điều hành của các công ty [tại thành phố của bạn] có trên 50 nhân viên.
2. Nó sử dụng dữ liệu rất cụ thể để trích dẫn sự thành công của lời đề nghị được đưa ra: Tôi đã giúp một doanh nghiệp có trên 100 thành viên tiết giảm 20 phần trăm chi phí bảo hiểm tai nạn lao động, tương đương gần 200 triệu đồng mỗi năm.
3. Nó bao gồm một cuộc gọi hành động trực tiếp với một tùy chọn để đặt một cuộc hẹn ngay lập tức: Không biết chị có thời gian cho một cuộc gọi trao đổi nhanh khoảng 5 phút vào Thứ Ba hoặc Thứ Năm tới để tôi có thể tìm hiểu thêm về [công ty, nhóm hoặc hiệp hội] của chị và xem liệu tôi có giúp được gì cho chị không?
Không có mẫu email nào hiệu quả cho tất cả mọi người và mọi ngành nghề, vì vậy bạn hãy sử dụng mẫu này như một mẫu khởi đầu và tùy chỉnh nó cho phù hợp với từng khách hàng, thị trường và sản phẩm cụ thể của bạn.
Nhưng đừng dừng lại ở đây! Tiếp theo là một số gợi ý khác mà bạn có thể sử dụng để phát triển chiến dịch email marketing của mình. Hãy nhớ rằng trên 90% người nâhnj sẽ KHÔNG trả lời tin nhắn đầu tiên của bạn. Vì vậy, bạn phải kiên trì và liên tục tiếp cận để chia sẻ những giá trị hữu ích cho khách hàng.
Email số 2:
Dòng tiêu đề: Chị Mai ơi, cuối tuần của chị thế nào?
Tôi tin là mọi thứ tại [công ty của khách hàng] đang diễn ra tốt đẹp dưới sự điều hành chị; nhưng nếu chị đã mở email này, điều đó có nghĩa là chị cũng khá quan tâm về cách tôi có thể giúp chị và quý công ty [giảm chi phí phúc lợi cho nhân viên / giảm chi phí bảo hiểm / giảm trách nhiệm pháp lý ].
Tôi hy vọng rằng nếu bạn đang đọc tin nhắn này, bạn cũng đã đọc email trước của tôi. Vì vậy, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về giải pháp, quy trình và hệ thống của tôi, tôi rất sẵn lòng dành thời gian trò chuyện với chị một cách chi tiết hơn.
Tôi mong sớm nhận được phản hồi của chị,
Nguyễn Thành Nhân (MBA, MDRT)
Sau đó, tiếp tục với Email số 3:
Dòng tiêu đề: Một lần nữa, xin chào chị Mai!
Tôi biết chị có thể nhận được rất nhiều email mỗi tuần và tôi vẫn đang cố gắng hết sức để nhận được sự chú ý của chị.
Hãy để tôi gọi cho chị trong năm phút để chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn về cách tôi có thể giúp chị [đề xuất bán hàng độc nhất của bạn].
Tôi rất kiên trì trong công việc, và mặc dù cách tiếp cận của tôi có thể hơi “quá nhiệt tình” với một số người, nhưng đó chỉ là vì tôi tin vào những gì mình đang làm.
Tôi chủ ý chỉ tiếp cận những công ty mà tôi tin tưởng rằng tôi có thể giúp đỡ và chị đang đứng đầu danh sách ưu tiên đó. Chúng tôi đang làm một số điều thực sự tuyệt vời với các CEO ở [tên thành phố của bạn] bằng cách giúp họ [chèn những gì bạn làm], và chị thực sự nên suy nghĩ về điều đó.
Rất mong sớm nhận được phản hồi của chị,
Nguyễn Thành Nhân (MBA, MDRT)
Và tất nhiên, Email số 4:
Chào chị Mai,
Nếu tôi không tạo ra bất kỳ mối quan tâm nào từ chị về cơ hội đặc biệt này để giúp chị giảm chi phí [công nhân của bạn, v.v.], tôi không nghĩ rằng email cuối cùng này có thể tác động gì đến chị hơn nữa.
Tôi nghĩ, điểm mấu chốt là, chị không thực sự muốn lắng nghe cách những chủ doanh nghiệp khác đã và đang làm để tối ưu chi phí và giữ chân lao động chủ chốt.
Rõ ràng là không có nhiều cố vấn thực sự đưa ra giá trị trước mà không cần trả bất kỳ khoản phí nào; nhưng đối với tôi, tôi đảm bảo rằng tôi có thể tìm thấy những khoảng trống và cơ hội để giúp chị tối ưu chi phí hiện tại của doanh nghiệp. Và hoàn toàn miễn phí.
Nếu điều đó không gây hứng thú cho chị, tôi nghĩ rằng sẽ rất khó để tôi có thể mang đến cho chị điều gì khác.
Hy vọng tôi đã hiểu đúng về những gì chị suy nghĩ,
Nguyễn Thành Nhân (MBA, MDRT)
Và nếu những email đó không thành công, thì theo thống kê của tôi, tin nhắn cuối cùng này đã thu được tỷ lệ phản hồi là 6%, ngay cả từ các thành viên cấp C (CEO, CFO, CIO, v.v.).
Một tư vấn viên đã thử nó trong khi liên hệ với những người tham dự hội thảo “Thiền và Sức khoẻ Doanh chủ” của anh ấy. Anh ấy đã nhận được 10 câu trả lời trong 30 phút! Và anh ấy đã đặt ba cuộc hẹn với những người không trả lời bất kỳ email nào trước đây!
Email số 5:
Chị Mai à,
Tôi đã thử liên lạc với chị một vài lần trước đây. Vì chị không phản hồi nên tôi đã đưa ra một vài kết luận. Nếu được chị vui lòng trả lời bằng câu mô tả đúng nhất tình huống của chị.
Không quan tâm.
Muốn trao đổi thêm.
Tôi có cảm giác như mình đang bị một con hà mã truy đuổi. Cảm ơn và xin chúc chị mọi điều tốt lành.
Câu Chuyện: Con Bươm Bướm
Có một người đàn ông nhìn thấy một kén bướm.
Một ngày nọ, có một lỗ nhỏ xuất hiện trên chiếc kén. Anh ấy ngồi và quan sát kén bướm đó trong vài giờ khi chú bướm bên trong nỗ lực để chui qua cái lỗ bé xí đó.
Đột nhiên, chú bướm dừng lại không cố thêm gì nữa và có vẻ như là bị mắc kẹt trong đó.
Thế là người đàn ông quyết định sẽ giúp chú bướm. Anh lấy một cây kéo và cắt dọc phần còn lại của chiếc kén. Nhờ vậy, chú bướm thoát ra được dễ dàng, dù rằng thân thể của chú vẫn còn nhỏ và sưng phù, cánh chú thì vẫn còn tong teo.
Người đàn ông không nghĩ ngợi gì về việc đó và cứ thế ngồi đợi cho những chiếc cánh trở nên lớn hơn. Nhưng việc đó đã không xảy ra. Thế là suốt phần đời còn lại, chú bướm đó không thể bay lên được và chỉ có thể bò tới bò lui với đôi cánh nhỏ xíu và một thân hình sưng phù.
Mặc dù người đàn ông đó có ý tốt nhưng anh ấy không hiểu được chiếc kén hạn chế đó và chú bướm cần phải nỗ lực để chui ra khỏi chiếc kén từ một lỗ nhỏ xíu chính là cách thức mà tạo hóa thúc đẩy dung dịch từ cơ thể chú bướm vào đôi cánh của nó. Như vậy, một khi thoát ra khỏi chiếc kén thì chú bướm mới có thể tung bay.
Tinh thần của câu chuyện:
Trong cuộc sống, sự nỗ lực giúp chúng ta tôi luyện sức mạnh. Nếu không nỗ lực, chúng ta không thể nào trưởng thành và trở nên mạnh mẽ hơn được. Do vậy, việc tự giải quyết những thử thách của bản thân và không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác là rất quan trọng.
(Nguồn: Internet)