Một phương thuốc cho nhiều căn bệnh
Trà thảo dược Ojibwa của người Anh-điêng đã có từ 280 năm trước và phương thuốc làm từ trà thảo dược này được hội thầy thuốc Anh điêng Ojibwa chế ra vào thế kỷ 18. Người Ojibwa dùng nó để chữa dịch đậu mùa bắt nguồn từ những người châu Âu định cư thời kỳ đầu đã giết vãn dân tộc của họ.
Kể từ đó, người Mỹ bản địa đã sử dụng công thức trà này để chữa tất cả các loại ung thư, tiểu đường loại 1 và loại 2, nhiễm trùng gan và những bệnh về gan/túi mật khác, chữa khối u, viêm khớp, bệnh gút, hen suyễn và các bệnh hô hấp khác, chứng béo phì, huyết áp cao, mỡ máu cao, đau cơ xơ hóa và hội chứng mệt mỏi kinh niên, lở loét, hội chứng ruột kích thích (IBS), rối loạn thận và bàng quang, nghẹt mũi, cúm và viêm phế quản, sởi, quai bị, thủy đậu, đậu mùa, herpes, tiêu chảy, táo bón, phù mạch bạch huyết (ứ dịch), bệnh tim, dị ứng, các bệnh về da, các bệnh tự miễn như lupus và AIDS, bệnh Lyme, chứng nghiện các chất như chất cồn, ma túy và thuốc lá, trầm cảm lâm sàng và nhiều chứng khác nữa.
Essiac bát thảo chứa những thành phần sau:
• Kế Địa Trung Hải (blessed thistle) được sử dụng chữa các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, bụng óc ách. Thảo dược này cũng được dùng để điều trị các bệnh về gan và túi mật.
• Củ (rễ) ngưu bàng có tính lợi tiểu nhẹ. Nó gia tăng việc sinh nước tiểu và mồ hôi, có khả năng hữu dụng cho việc điều trị chứng phù nề và sốt. Củ ngưu bàng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tổn hại gan do cồn, hóa chất hoặc thuốc men. Người ta vẫn chưa biết cơ chế chính xác của tác dụng phòng ngừa này, nhưng có thể nó kháng lại một quá trình hóa học được gọi là ôxy hóa, xảy ra trong cơ thể như là một chức năng tự nhiên của quá trình trao đổi chất. Mặc dù ôxy hóa là quá trình hóa học tự nhiên, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có hại cho cơ thể! Một trong những hệ quả của ôxy hóa là nó giải phóng các gốc tự do ôxy, là hóa chất có thể ức chế hoạt động miễn dịch. Chất chống ôxy hóa như củ ngưu bàng có thể bảo vệ các tế bào của cơ thể không bị tổn hại bởi quá trình ôxy hóa.
• Tảo bẹ là một loại thực vật biển, chứa chất khoáng mật độ cao, trong đó có iốt, kali, magiê, canxi và sắt. Tảo bẹ là nguồn iốt giúp tiết ra hoóc môn tuyến giáp, cần thiết để duy trì quá trình trao đổi chất bình thường trong tất cả tế bào của cơ thể. Điều này gia tăng mức năng lượng và khiến cho việc duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh trở nên dễ dàng hơn. Tảo bẹ là thứ giàu dinh dưỡng nhất trong tất cả các thành phần của trà Ojibwa Bản địa – và nó được tìm thấy trong công thức trà tứ thảo (4-herb).
• Chẽ ba đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng giá trị, trong đó có canxi, crôm, magiê, niaxin, phôtpho, kali, thiamin và vitamin C. Chẽ ba đỏ cũng rất giàu isoflavone (hóa chất có thể hòa tan trong nước, hoạt động giống estrogen và có trong nhiều loại cây). Isoflavone trong chẽ ba đỏ đã được nghiên cứu về công dụng điều trị một số loại ung thư. Người ta nghĩ rằng isoflavone phòng ngừa sự sinh sôi của các tế bào ung thư và có thể còn hủy diệt chúng.
• Chút chít chua giàu axít oxalic, natri, kali, sắt, mangan, phôtpho, beta caroten và vitamin C. Thành phần này của trà Ojibwa mang tính lợi tiểu nhẹ, khử trùng nhẹ, và nhuận tràng nhẹ.
• Vỏ cây du trơn từng được sử dụng như một thứ thuốc đắp cho những vết cắt và vết thâm tím. Nó cũng hữu dụng cho bệnh đau nhức khớp, bệnh gút hoặc các bệnh khác. Ngoài việc là một thành phần của trà thảo dược của người Anh-điêng, nó còn thường được sử dụng để làm dịu cơn đau họng. Vỏ cây du trơn có ở nhiều thuốc trị chứng sưng họng. Bởi lẽ đau họng và ho thường liên quan đến nhau, nên vỏ cây du trơn cũng được sử dụng trong thuốc trị ho. Thêm vào đó, nó điều tiết giai đoạn đào thải của quá trình tiêu hóa, làm thuyên giảm cả táo bón và tiêu chảy.
• Rễ cây đại hoàng chân vịt là một thảo dược giải độc nổi tiếng thế giới bởi các thành phần chữa lành của nó. Rễ cây đại hoàng thanh lọc cơ thể, loại bỏ ký sinh trùng và thức ăn đang thối rữa trong bụng bằng cách kích thích ống mật loại bỏ những chất thải độc hại này. Nó làm dịu các chứng tật mạn tính của gan bằng cách tẩy sạch gan. Rễ cây đại hoàng cải thiện tiêu hóa và giúp điều tiết sự ngon miệng. Nó cũng giúp chữa lành lở loét, làm dịu các chứng rối loạn ở lách và đại tràng, giảm táo bón, chữa lành bệnh trĩ và xuất huyết ở đường tiêu hóa trên.
• Cải xoong có hàm lượng vitamin C rất cao và được dùng như một loại thuốc bổ tổng quát. Vị đắng của nó được cho là để điều tiết sự ngon miệng và cải thiện tiêu hóa. Nó có thể được dùng để xoa dịu các bệnh thần kinh, táo bón và rối loạn gan. Cải xoong là phương thuốc phổ biến cho ho và viêm phế quản. Nó chứa thành phần cực kỳ tuyệt vời là rhein (axit casic), dường như ức chế sự phát triển của vi khuẩn mầm bệnh trong ruột. Người ta tin rằng rhein cũng kháng hiệu quả nấm Candida albicans (nhiễm nấm men), sốt, viêm và đau.
Lưu ý: Cũng giống các nguồn thực phẩm và thuốc men khác chứa sợi thớ hòa tan được, như vỏ cây du trơn, trà Ojibwa có thể can thiệp vào sự hấp thụ những thuốc khác trong ruột nếu chúng được uống cùng lúc. Vì thế, đừng uống thuốc kê đơn vào thời điểm uống trà.