Nhiều khi ăn dưa, chúng ta bắt gặp những quả dưa rất đắng. Vì sao chúng lại bị đắng như vậy? Những người trồng dưa cho rằng đó là những cây dưa bị người ta giẫm lên gây thương tổn hoặc có người cho là khi trồng đã bón quá nhiều phân.
Tổ tiên của hai loài dưa này vốn là những cây hoang dại mang chất có vị đắng. Trong quá trình chọn lọc lâu dài, con người dần dần loại bỏ được những giống có chứa vị đắng để trở thành những loài dưa có vị ngọt như ngày nay. Nhưng, trong giới sinh vật lại thường có những cá thể cây đôi lúc vẫn biểu hiện trở lại trạng thái tổ tiên xưa của chúng nên mới xuất hiện dưa đắng. Tình trạng này gọi là "hiện tượng trở lại thủy tổ", nói cách khác vị đắng của chúng là do tổ tiên di truyền lại.
Chúng ta có thể làm thí nghiệm sau: Giữ lại hạt giống của những quả dưa đắng, chờ năm sau mang gieo, những quả dưa của cây này vẫn mang vị đắng. Ngay cả khi ta mang phấn của cây dưa không đắng thụ phấn cho cây dưa đắng để chúng kết quả, lấy hạt chờ năm sau gieo trồng thì tất cả quả của những cây này đều có vị đắng. Qua thí nghiệm này ta thấy rõ ràng vị đắng của chúng là do di truyền, là do một loại gen di truyền khống chế.