Hãy làm một thí nghiệm cho thấy sinh vật sống có chứa các-bon nhé!
Bạn sẽ cần:
• Cây nến
• Tờ giấy
• Bút chì
• Vài chiếc lá cây
• Một ít đường
• Cái nắp lon
• Kẹp gắp
• Tô nước
Các bước thực hiện:
1. Hãy thắp nến lên. Dùng kẹp gắp để giữ nắp và hơ nắp trên ngọn nến. Để cho nắp nguội rồi chùi lấy phần bột màu đen, thường được gọi là bồ hóng. Đây thực chất là các-bon.
2. Hãy lấy cây bút chì rồi vạch một đường lên tờ giấy, sau đó chà ngón tay lên đó. Vết đen trên ngón tay của bạn cũng là các-bon.
3. Hãy đốt tờ giấy và mấy chiếc lá. Chuyện gì xảy ra với chúng?
4. Đun nóng một ít đường trên nắp lon. Điều gì xảy ra với đường?
Bạn có biết?
Bạn đang đốt một số vật liệu đã từng có hoạt động sống. Khi quá trình đốt được hoàn thành, bạn chỉ còn lại các-bon. Các-bon là một nguyên tố được thể hiện bởi kí hiệu C. Giấy, lá cây và đường biến thành màu đen – chính là các-bon. Nếu được đun nóng ở nhiệt độ rất cao, các-bon có thể tạo thành khí các-bon đi-ô-xít. Tầng đất trên bề mặt có màu đậm hơn tầng đất phía dưới, vì nó có chứa xác động vật và thực vật bị phân hủy, mà trong đó có các-bon. Than chì trong cây bút chì của bạn cũng là các-bon.