Thói quen “bám víu, gắn kết” đã in quá sâu trong chúng ta. Dù có phương pháp đúng, ta cũng khó lòng loại bỏ tức thì thói quen này. Dưới đây là một số chiến lược để bạn tập tách rời hàng ngày. Khi đã quen, bạn sẽ không cần phải dùng chiến thuật nào cả.
Chiến lược 1
Thay đổi mối quan hệ của bạn - từ người sở hữu thành người được ủy thác hãy vận dụng chiến lược này khi bạn thấy mình quá gắn kết với tài sản hay địa vị của bạn. Tự nhắc nhở rằng không có gì thật sự thuộc về bạn. Nói đúng ra bạn không thể sở hữu gì. Tuy nhiên, bạn là “người được ủy thác” sử dụng mọi “thứ” đến với cuộc đời bạn cho đến khi chúng được chuyển giao sang cuộc đời của người nào đó! Với nhận thức là người được ủy thác, bạn sẽ dễ dàng tách ra và giảm đi nỗi sợ mất mát. Dần dà bạn sẽ thấu hiểu rằng không thứ gì là CỦA BẠN, như câu nói quen thuộc: “Ai rồi cũng sẽ ra đi với hai bàn tay trắng”. Điều này thật quá rõ ràng!
Chiến lược 2
Buông ra
hãy vận dụng chiến lược này khi bạn cứ muốn khư khư giữ ý kiến hoặc quan điểm nào đó. Lần sau, nếu thấy mình đang tranh cãi, bạn hãy dẹp yên sự tranh cãi ấy bằng cách nói: “Tôi không đồng ý với bạn nhưng tôi chấp nhận đó là quan điểm của bạn. Bạn hãy nói rõ hơn để tôi có thể hiểu tại sao bạn lại nhìn nhận như thế”. Dùng cách này cho đến khi bạn nhận ra rằng không ai có thể đúng một cách tuyệt đối cả. Bạn sẽ không thể bắt người khác phải theo cái lý của bạn. hãy hiểu là khái niệm đúng - sai không tồn tại trong vũ trụ bao la của ý thức.
Chiến lược 3
Tập cho đi
hãy vận dụng chiến lược này khi bạn nhận ra mình thường xuyên (nếu không nói là luôn luôn) mong muốn điều gì đó từ người khác. Ngay khi khởi phát một ham muốn nào đó, bạn đã gắn kết với đối tượng bạn muốn rồi. Ở đâu? Trong tâm trí. Đa số mọi người tập nhiễm thói quen này ngay từ lúc được sinh ra, và cứ thế sống chẳng khác gì một đứa trẻ cả ngày đòi hỏi “cho con, đưa con”. hãy loại bỏ giọng điệu này bằng cách tập cho đi mà không cầu đáp lại. Tập cho đến khi bạn nhận ra mình tạo ra cuộc đời mình bằng cách cho đi, chứ không phải là nhận; cho đến khi bạn hiểu rằng cho đi (gửi đến người khác) tức là nhận (từ mình).
Chiến lược 4
Thực hiện cuộc diễn tập trong tâm trí
hãy vận dụng chiến lược này khi bạn sợ sự thay đổi - nghĩa là bạn đã có sự gắn kết sâu sắc với một điều gì đó - và quá thoải mái với cách mọi vật tồn tại, hoặc khi bạn đang tự giới hạn bản thân mình (“Tôi không thể”). Ngày nay, tất cả những vận động viên thể thao hàng đầu đều nhận ra và sử dụng sức mạnh từ sự mường tượng hoặc diễn tập trước bằng tâm trí. hãy dành ra vài phút để mường tượng ra những thay đổi trong tương lai, như là một bước chuẩn bị sẵn để chớp ngay lấy cơ hội khi chúng thật sự xuất hiện. hình dung bạn đang làm những việc trước kia bạn nghĩ mình không thể làm. Sử dụng chiến lược này cho đến khi bạn nhận ra rằng điều duy nhất không bao giờ thay đổi trong cuộc đời là “Tôi”, người đang quan sát thấy mọi thứ khác thay đổi! “Tôi” ấy chính là bạn.
Chiến lược 5
Đừng đồng hóa mình với tình huống/kết quả
Hãy vận dụng chiến lược này trong bất kỳ tiến trình nào, bất cứ lúc nào và ở đâu. Nghĩa là đừng làm cho niềm hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào ngoại cảnh, đặc biệt đừng phụ thuộc vào thành quả từ hành động của bạn hoặc của người khác. hãy hài lòng với bất kỳ kết quả nào. Nói vậy không có nghĩa là không có sự tiến bộ, là an phận, bằng lòng một cách tiêu cực, mà là bạn đã hiểu rằng chuyến hành trình cũng quan trọng như đích đến. hãy tận hưởng chuyến đi, vì hạnh phúc – với ý nghĩa thật sự là sự hài lòng – là một lựa chọn, một quyết định, không phải là một trải nghiệm ngẫu nhiên hay là sự lệ thuộc. hãy làm những điều tốt, qua đó, niềm hạnh phúc trong bạn sẽ tăng lên một cách tự nhiên. Vận dụng chiến lược này cho đến khi bạn hoàn toàn nhận ra mọi điều luôn diễn ra vào đúng thời điểm của nó.
Chiến lược 6
Hình dung một ai khác đang giải quyết tình huống - họ sẽ xử lý nó như thế nào?
Hãy vận dụng chiến lược này khi bạn thấy rõ sự gắn kết của bạn đang hủy hoại khả năng giao tiếp bình tĩnh với người khác. Dành ra một lúc để hình dung về một người nào đó mà bạn xem trọng sự thông thái, hiểu biết của họ. Nếu trong tình huống này, họ sẽ xử lý thế nào? Bài tập hình dung này giúp bạn nới lỏng sự đeo bám vào một cách riêng hay một “nhận thức” hạn hẹp của riêng bạn, và cuối cùng sẽ làm suy yếu thói quen phản ứng nóng vội của bạn. Nếu có thể trò chuyện với họ, bạn hãy hỏi về cách ứng phó của riêng họ trước mỗi tình huống. Sử dụng chiến lược này cho đến khi bạn củng cố được sức mạnh và sự thông thái để giải quyết những điều phát sinh trong cuộc sống một cách điềm tĩnh và tích cực.
Chiến lược 7
Nhìn tình huống bằng con mắt của đối phương
Thích hợp cho tất cả những tình huống gây mâu thuẫn, xung đột, chiến lược này giúp bạn loại bỏ sự gắn kết với quan điểm cá nhân và cho phép bạn tìm hiểu nhận thức của đối phương ở vị trí của họ. Hỏi, lắng nghe, hỏi, lắng nghe, hỏi, lắng nghe là bí quyết giúp bạn thấu hiểu quan điểm của người khác. Sử dụng chiến lược này cho đến khi bạn nhận ra bạn không thể kiểm soát người khác, bạn chỉ có thể ảnh hưởng đến họ mà thôi!
Hãy vận dụng chiến lược này cho đến khi bạn hoàn toàn có thể giải thoát mình khỏi mong muốn nhận được bất cứ điều gì từ ai đó!
Chỉ khi bạn tách ra, không còn gắn kết, quyến luyến nữa, bạn sẽ giải phóng mình khỏi những kiểu phản ứng chứa đầy cảm xúc, vì mọi cảm xúc đều có gốc rễ từ sự gắn kết và sâu xa hơn nữa là từ cái tôi giả tạo. Đến đây, câu hỏi thường xuyên xuất hiện là “Nhưng cảm xúc của con người không phải là tự nhiên và lành mạnh sao?”.
Điều đó tùy thuộc vào cách bạn hiểu cảm xúc có nghĩa là gì, tùy thuộc vào cấp độ trí tuệ cảm xúc của bạn hoặc khả năng nhận ra và đồng hóa với cảm xúc mà bạn cảm nhận.
Vì vậy, chúng ta hãy gieo trồng Trí tuệ Cảm xúc (EQ) thêm một chút và giải phóng bản thân khỏi những điều hoang đường hiện đang thống trị thế giới.
Đoạn dốc của con đường cảm xúc
Hai mươi năm trước, thuật ngữ Trí tuệ Cảm xúc (Emotional intelligence, EQ) hầu như chưa được biết đến. Trong suốt thập kỷ qua, đề tài Trí tuệ Cảm xúc đã là nguồn cảm hứng cho nhiều sách vở, cho các buổi hội thảo, chương trình nói chuyện chuyên đề và những cuộc đàm luận “nóng hổi”! Chỉ trong vài năm gần đây, một số mô hình khám phá về cảm xúc đã đi vào hệ thống giáo dục chính quy, tiếp theo là sự thừa nhận ngày càng có nhiều thiếu sót đáng lưu ý trong khả năng làm chủ cảm xúc của trẻ và cách hình thành mối quan hệ lành mạnh.
Có vẻ vẫn còn là sự mơ hồ lớn xoay quanh bản chất thật sự của cảm xúc, và cảm nhận của con người về nó. Nguyên nhân là chúng ta chưa thật sự hiểu thấu đáo về cái tôi giả tạo trong khi cái tôi ấy lại là gốc rễ nẩy sinh mọi cảm xúc. Nói như vậy không phải để khẳng định rằng mọi loại cảm xúc đều là xấu hoặc để khuyên bảo bạn không nên quá đa cảm, mà để thấy rằng cũng giống như cái tôi, cảm xúc là một nhân dạng sai.
Nào, chúng ta hãy cùng đi vào tâm điểm của mọi cảm xúc để nhận thấy thật ra cảm xúc không bắt nguồn từ trái tim, và có thể chúng ta cũng sẽ phát hiện ra rằng cảm xúc là một biểu hiện của sự rối loạn, từ đó gây ra nỗi đau và mọi nỗi đau đều có thành tố cảm xúc trong đó. Từ đây chúng ta có thể tìm ra manh mối cho sự khác biệt thật sự giữa cảm xúc và cảm giác, để rồi bắt đầu học lại cách thức cảm nhận và những gì cần cảm nhận!
Trí tuệ Cảm xúc hay sự Rối loạn Cảm xúc?
Mỗi chiều thứ bảy, hàng trăm ngàn thanh niên trai tráng và cả những quý ông hiểu biết khắp thế giới đều có cuộc hành hương đến những ngôi đền được họ sùng bái – đấu trường bóng đá. Nơi đây, trong 90 phút, một số người trong số họ có thể bộc lộ cảm xúc nhiều hơn so với suốt sáu ngày khác trong tuần cộng lại. Khi đội đối phương ghi điểm, họ chùng xuống trong thất vọng, thậm chí cảm thấy đau khổ. Còn khi đội của họ ghi bàn, họ nhảy cẫng lên vì sung sướng; và cảm giác hào hứng này thường bị lầm tưởng là hạnh phúc. Suốt một tiếng rưỡi, và có thể vài giờ sau đó, họ để cho cảm xúc của mình bị điều khiển bởi 22 người đàn ông khác, những người mặc quần soóc cùng đá một quả bóng trên mảnh sân bé tí.
Thực ra, họ đang gắn kết với cái gì? Với đội bóng của họ. Không chỉ là gắn kết, mà họ hoàn toàn đồng dạng mình với đội bóng kia. Có gì sai nào? Có phải bạn đang cãi lý trong tâm trí bạn đấy không? Vâng không có gì sai cả, nói theo đúng nghĩa lý, thì không có gì sai cả! Về mặt nguyên tắc đối với sự việc, tất cả đều nên là như vậy. Tôi chỉ muốn nói đây là một ví dụ kinh điển về nhân dạng sai. Bạn không phải là một đội bóng. Bạn là bạn. Nhưng nếu bạn đồng hóa mình với đội bóng ấy, nghĩa là bạn dâng nộp quyền kiểm soát cảm nhận của bạn cho 11 anh chàng cầu thủ chơi bóng kia.
Về lâu dài, sự đồng hóa này sẽ làm bạn kiệt sức, suy yếu và làm bạn mất đi sức mạnh của mình. Quả là không lành mạnh chút nào! Nhưng nếu bạn chia sẻ điều này với các cổ động viên bóng đá, hãy chuẩn bị tư thế đón nhận sự đối kháng. Bạn sẽ bị xem là mối đe dọa cho cơn nghiện tự chọn của họ, vì bản chất cảm xúc chỉ là một dạng nghiện ngập. giống như các loại chất gây nghiện có thể dẫn đến tâm trạng hứng khởi hay buồn rầu chán nản, sự gắn kết và cảm xúc cũng có thể điều khiển tâm trạng chúng ta theo cách tương tự.
Đôi khi, bạn thấy khán giả trung lập theo dõi cùng một trận đấu. họ không đồng hóa mình với đội nào, họ vỗ tay tán thưởng cho kỹ thuật trình diễn xuất sắc, điêu luyện. họ trân trọng cuộc chơi. họ không trở nên “hào hứng, cuồng nhiệt” hay “buồn bã” khi bên nào đó ghi bàn. họ không lệ thuộc vào sự kiện diễn ra trước mặt để kích động trạng thái cảm xúc của mình. họ “trao đi” nhiều hơn là “nhận lấy” từ trận đấu. Cái họ trao đi là sự trân trọng, đánh giá cao, làm vậy không gây mệt mỏi, không làm suy yếu, không tước đi sức mạnh, nhiệt huyết; hơn nữa, họ còn truyền thêm sức mạnh, lòng nhiệt tâm cho người khác bằng sự đánh giá cao. “Cho đi chính là nhận lại”, họ tiếp thêm sức mạnh cho chính mình. Nhưng với những người hâm mộ cuồng nhiệt và bảo thủ, chuyện này nghe thật ngốc nghếch. họ sẽ nói “Niềm thích thú ở đâu?” hay “Sự hào hứng ở đâu?”. Nghĩa là họ không chỉ nghiện đội bóng mà còn nghiện sự kích thích thị giác khi dõi theo đội bóng của họ. Mà cái họ đang theo dõi thì “ở đâu”? Đường bóng thì ở ngoài kia, nhưng thực tế họ đang theo dõi trận đấu trên màn hình tâm trí, đó là nơi sự gắn kết diễn ra. Trong lúc đó, các chị em phụ nữ đang làm gì? À, một số người cũng đang ngồi trên khán đài. Nhưng nhiều người khác đang ở trong cửa hiệu để mua sắm, đang hình thành mối gắn kết, ràng buộc mới với đồ đạc, quần áo của họ!
Như vậy, chúng ta đã đi vào một lãnh thổ nội tâm tuyệt vời - một lãnh thổ không nhìn thấy được và không sờ chạm được - một lãnh thổ có những điều đã được khai thác và mô tả rất nhiều trong vòng 15 năm gần đây so với 150 năm trước. Đó chính là địa hình của những cảm giác và cảm xúc của con người. Đó là nơi mọi điều trở nên “rất thú vị” và sáng tỏ. giờ tôi đề nghị bạn hoặc gấp sách lại một lúc, hoặc lật đến trang giấy trắng phía sau cuốn sách và viết ra một định nghĩa của bạn về cảm giác và một định nghĩa về cảm xúc. Để cảm nhận rõ hơn, bạn có thể mang mình vượt ra khỏi những niềm tin cố hữu mà bạn đã nhận định, đồng hóa về cảm xúc và cảm giác. Khi đó, bạn mới nhìn ra và nhận thức rõ về sự thật.
Khi bạn tự thách đố bản thân và suy ngẫm về những hiện tượng nội tâm này, hãy gợi nhớ và nghiệm lại một số cảm xúc từ một sự việc nào đó trong quá khứ. hãy nhìn xem tại sao cảm xúc lại trỗi dậy vào lúc đó, nó bắt nguồn từ đâu, và bản chất chính xác của nó là gì v.v. rồi viết ra định nghĩa về “cảm xúc” và “cảm giác”. Khi bạn viết xong thì quay trở lại trang sách này.
Có thể bạn nhận thấy việc hiểu cảm xúc và cảm giác là gì không phải là điều dễ, ngay cả khi bạn ngồi yên và nhìn vào nội tâm mình một cách có ý thức. Mỗi khi tôi đưa ra câu hỏi này trong những buổi nói chuyện chuyên đề, chưa đến 3% số người tham dự có được định nghĩa rõ về cảm xúc. Thậm chí chỉ vài người nhận thức rõ sự khác biệt giữa cảm xúc và cảm giác, thường thì đa số lẫn lộn cái này với cái kia. Một số người nói cảm xúc thuộc về bên trong, còn cảm giác thì ở bên ngoài, trong khi số khác cho rằng ngược lại. Một số người nói bạn không thể kiểm soát cảm xúc nhưng bạn có thể kiểm soát cảm giác. Cũng có người nói cảm xúc chính là cảm giác và cảm giác cũng là cảm xúc. Người khác nói cảm xúc là phản ứng, trong khi cảm giác là những gì xảy ra sau phản ứng.
Điều làm cho đề tài này thêm phần thú vị là nếu bạn đứng lùi lại một lúc, nhìn tổng quan cuộc đời mình, bạn sẽ thấy về cơ bản, cuộc sống là một chuỗi các mối quan hệ. Điều chúng ta cần trao đổi trong các mối quan hệ là gì? Cảm xúc và cảm giác. Đến giờ chúng ta thậm chí không biết chúng là gì vậy mà nhiều chuyên viên quảng cáo và tiếp thị đã nhận ra những lợi thế có thể đạt được bằng cách khơi dậy cảm xúc con người!
Bạn có cuộc trò chuyện nào về cảm xúc chưa? hãy cố hiểu xem nó bắt nguồn từ đâu. Không quan trọng là cảm xúc tốt hay xấu, bạn sẽ không thể tiến bộ trừ khi bạn bắt đầu có khái niệm rõ ràng và mô tả tường tận xem nó được hình thành thế nào. Khi bạn chưa công nhận định nghĩa nào đó là đúng và nguyên nhân cốt lõi dẫn đến cảm xúc đó, bạn sẽ không thể bàn luận gì, mà có khi còn phản ứng… đầy cảm xúc!
Vì vậy, tôi xin phép chia sẻ với bạn một định nghĩa mà tôi cho là phù hợp về cảm xúc (chúng ta sẽ nói về cảm giác sau). Một lần nữa, giống như định nghĩa về cái tôi giả tạo, nếu định nghĩa về cảm xúc không phù hợp với bạn, bạn có thể gạt bỏ nó đi và hãy đưa ra định nghĩa riêng cho mình sau khi đọc quyển sách này. Còn giờ đây, tôi mời bạn theo dõi định nghĩa và cách mô tả này để “xem” nó có đúng với trải nghiệm của bạn không nhé!
Cảm xúc là…
… sự nhiễu loạn năng lượng của ý thức khi đối tượng mà ta gắn kết, lệ thuộc bị hư hại, bị đe dọa, bị dời chuyển hay bị mất
Bạn có phải là một người cầu toàn không? Bạn đã bao giờ quan sát một người cầu toàn chưa? Khi một người cầu toàn bước vào phòng, anh ta đi thẳng đến chiếc kệ trong góc phòng và ngay lập tức dời lọ hoa sang bên trái 5 cm kèm theo lời càu nhàu: “Ai đã dịch chuyển lọ hoa này vậy, phải đặt ở chỗ này và để quay ra bên ngoài như thế này mới được!”.
Nói cách khác, khi sự việc không được hoàn hảo, toàn vẹn, người cầu toàn tự tạo ra sự nhiễu loạn trong ý thức của mình - đó chính là cảm xúc - vì ai đó đã di dời vật thể mà họ gắn kết, bám víu vào. hoặc người cầu toàn đã tạo ra hình ảnh lọ hoa trên màn hình tâm trí mình và đồng hóa bản thân với hình ảnh đó, khi thế giới “ngoài kia” - trong trường hợp này là lọ hoa trên kệ - không ăn khớp chính xác với hình ảnh đã được “vẽ” sẵn trong tâm trí họ, họ đâm ra cáu gắt - một hình thức nhiễu loạn về cảm xúc trong ý thức. May thay, cơn rối loạn này sớm dịu lại và mọi chuyện bình thường trở lại, cho đến khi sự kém hoàn hảo khác được phát hiện ra! Câu chuyện này lại tái diễn. Bạn có thấy nó quen với bạn không?
Nhắc lại câu chuyện chiếc xe hơi bị trầy xước ở phần trước. Có sự nhiễu loạn năng lượng của ý thức vì ai đó đã làm hỏng vật thể mà bạn gắn kết. Bạn là người tạo ra sự nhiễu loạn - còn gọi là sự giận dữ này. Kẻ phá bĩnh kia không phải là người tạo ra cơn giận của bạn. Đã bao giờ bạn làm mất chìa khóa xe chưa? Lưu ý rằng thời gian tìm kiếm càng lâu, cảm xúc lo âu càng bùng phát dữ dội. Tại sao lại như vậy? Vì bạn làm mất món đồ mình lệ thuộc và gắn kết với nó. Ngay khi tìm ra nó, bạn thở dài nhẹ nhõm như cất được gánh nặng. Mọi lo lắng đều tan biến.
Một định nghĩa khác về cảm xúc có trong từ điển, rất đơn giản. Cảm xúc được xem là…
Sự kích động của tâm trí.
Vừa rồi, tôi đã mô tả cho rõ thêm cơ chế chuyển từ Năng lượng của Ý thức (Energy of Consciousness) thành sự Chuyển động (Motion), hoặc Năng lượng Chuyển động… Năng lượng trong sự Chuyển động(*).
Ở điểm này, cũng như nhiều người, có thể bạn đang nghĩ cảm xúc đang được khám phá ở đây đều hàm ẩn ý nghĩa tiêu cực. Tôi không thích dùng từ tiêu cực hay tích cực trong trường hợp này vì đó là sự phân định quá rạch ròi. Về phạm trù ý thức, chẳng có điều gì rạch ròi trắng đen một cách tuyệt đối. Vâng, nếu bạn đang nghĩ vậy, bạn sẽ đi theo hướng đúng vì những gì tôi đang nhắc đến đều là cảm xúc không lành mạnh, một dấu hiệu cho biết bạn không sống với con người thật của bạn - con người không mang cái tôi giả tạo nào, mà là con người bạn đích thực. Bởi vì tất cả mọi cảm xúc - như theo định nghĩa ở đây - luôn là kết quả của cái tôi giả tạo (sự gắn kết). Như chúng ta đã biết, cái tôi giả tạo, “sự thiếu lành mạnh” sâu xa nhất, là điều chúng ta có thể tạo ra và biết đến. Cái tôi ấy chỉ là sai lầm mà chúng ta đã phạm phải và mọi sai lầm đều có thể sửa đổi được.
Săn tìm Tình yêu và Hạnh phúc
Qua những gì chúng ta đã cùng khám phá, đến đây, một câu hỏi tự nhiên xuất hiện: TìNh Yêu và hẠNh PhÚC có phải là một cảm xúc không? Khi được hỏi, hầu hết mọi người thường gật đầu khẳng định “Vâng, tất nhiên là vậy”. Đó là điều mà nhiều người trong chúng ta đã được dạy bảo và đã sống với nó. Nhưng sau hơn 25 năm nghiên cứu, thiền định, và có những buổi đàm luận sâu sắc, đầy ý nghĩa, tôi mới hiểu lý do vì sao tình yêu và hạnh phúc trở thành một trong những đề tài gây mơ hồ nhất trong cuộc sống. Khi định nghĩa về cảm xúc và cảm giác không rõ ràng, sự mô tả bị xuyên tạc thì ý nghĩa của nó chắc chắn sẽ trở nên mơ hồ.
(*) E Motion hay Energy in Motion nghĩa là Năng lượng trong sự Chuyển động, đồng thời cũng mang nghĩa là cảm xúc (emotion) theo ngữ cảnh đang được nói đến ở đây.
Nếu dành ra đủ thời gian để tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của tình yêu thương và hạnh phúc, bạn sẽ thấy hai thuật ngữ này được con người lạm dụng và dùng sai nhiều nhất. Khi dùng từ Yêu ThƯƠNg, họ thường “hàm ý” nói đến Ham muốn, Gắn kết, Phụ thuộc hoặc Đồng hóa.
Những điều không phải là TÌNH YÊU THƯƠNG
Có bốn điều mơ hồ cơ bản về tình yêu thương. Những điều này đã thâm nhập vào chúng ta từ rất sớm, ngay những năm đầu đời của mình. Chúng vô tình được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được củng cố vững mạnh, được khuếch đại bởi phim ảnh nói riêng và giới truyền thông, tiếp thị nói chung. Những điều này xuất hiện khắp nơi. Chúng đi vào ngôn ngữ và văn hóa của chúng ta, tuy nhiên chúng chỉ có mỗi một việc là dung dưỡng cho sản phẩm stress có ở trong chúng ta và tạo ra các mâu thuẫn trong mối quan hệ.
1. Tình yêu thương bị nhầm lẫn với sự HAM MUỐN
Khi bạn đi xem phim và dõi theo câu chuyện tình kinh điển, thường có khoảnh khắc chàng ngỏ lời với nàng “Em yêu quý, anh yêu em”, nhưng ngụ ý thật sự của anh chàng này là “Anh muốn có em. Anh muốn được ở bên em. Anh muốn em thuộc về anh… đêm nay!”. Và dĩ nhiên cô gái đáp lại “Em cũng yêu anh”, câu này thường mang nghĩa “Em tóm được anh rồi!”. Nhưng tình yêu đích thực không tồn tại ham muốn hay sự độc chiếm nào. Tình yêu vốn dĩ là toàn vẹn và ý định duy nhất của tình yêu là nối kết, trao đi, chứ không đòi hỏi.
2. Tình yêu thương bị nhầm lẫn với sự GẮN KẾT, QUYẾN LUYẾN
Khi ta nói “Tôi yêu đội bóng của tôi” hoặc “Tôi yêu chiếc xe mới của tôi”, “Tôi yêu khu vườn của tôi”, đó không phải là tình yêu. Một lần nữa, đây là sự sử dụng sai ý nghĩa của từ yêu thương. “Ý” chúng ta thật sự muốn nói là “Tôi gắn kết với đội bóng của tôi”, “Tôi gắn kết với chiếc xe của tôi”. Nhưng tình yêu thương không phải là sự gắn kết, mọi hình thức gắn kết đều gieo nỗi sợ hãi - trái ngược với yêu thương. Nỗi sợ hãi chính là tình yêu thương bị bóp méo bởi sự gắn kết.
3. Tình yêu thương bị nhầm lẫn với sự LỆ THUỘC
Khi chúng ta nói “Tôi yêu cà phê buổi sáng”, “Tôi yêu thích phòng tập thể hình”… thì đây là sự nhầm lẫn tình yêu thương với sự lệ thuộc. Tình yêu thương không lệ thuộc vào bất cứ điều gì. Chúng ta thật sự đang ngụ ý rằng chúng ta tin những điều này sẽ làm cho mình hạnh phúc. Dẫu có vẻ là vậy, nhưng đây không phải là tình yêu thương đích thực. Chúng ta sẽ cùng khám phá điều này sau.
4. Tình yêu thương bị nhầm lẫn với việc ĐỒNG HÓA BẢN THÂN với đối tượng mình yêu thương
Một số người thường nói: “Đây là nơi tôi sinh ra và tôi yêu nó hơn bất kỳ nơi nào khác”. Lần nữa, đây không phải là tình yêu thương mà là sự đồng hóa, khoanh vùng. Chúng ta đang đồng hóa mình với nhân dạng nơi chốn, đây là một sự nhầm lẫn vì “Tôi” không phải là nơi chốn. Chừng nào cái tôi nhân dạng giả ấy còn sinh ra, theo đó nỗi khổ đau (cảm xúc) lại tiếp tục dâng tràn.
Những điều không phải là HẠNH PHÚC
Tương tự với tình yêu thương, chúng ta cũng sử dụng sai ý nghĩa của hạnh phúc. Khi chúng ta đề cập đến hạnh phúc, nó thường mang ý nghĩa là Giành được, Kích thích, Tiêu thụ hoặc Giải khuây. Những nhầm lẫn này chỉ là do sử dụng bất cẩn từ hạnh phúc - đã được khắc ghi vào ngôn ngữ của xã hội tiêu dùng, ngôn ngữ của lĩnh vực quảng cáo.
1. Hạnh phúc bị nhầm lẫn với việc GIÀNH ĐƯỢC, CÓ ĐƯỢC
Những câu nói: “Mình thật hạnh phúc, thật vui khi có được tấm thảm mới này” không phải là những lời nói xuất phát từ niềm hạnh phúc đích thực. Chúng ta giành được/ có được gì đó từ bên ngoài và chúng ta hạnh phúc, thì hạnh phúc ấy cũng nhanh chóng mất đi vì chúng ta đang nhận nhầm hạnh phúc là giÀNh ĐƯỢC gì đó. Khi “gì đó” mất đi hoặc hư hỏng đi, thì chúng ta lại than vãn, đổ thừa: “Trời ơi! Tấm thảm mới của tôi!”. Nói như vậy chẳng khác gì chúng ta đang ngầm nói: “Tôi đang đau đớn vì tôi xem mình là tấm thảm ấy!”. Đúng là một khoảnh khắc không lấy gì làm hạnh phúc.
2. Hạnh phúc bị nhầm lẫn với sự KÍCH THÍCH
Bước ra khỏi rạp chiếu phim, chúng ta có thể nghe được những lời như: “Ôi, bộ phim hay thật! Giờ tôi vẫn còn cảm thấy ngây ngất hạnh phúc”. Niềm hạnh phúc được kích thích từ bên ngoài thì đó không phải là niềm hạnh phúc thật sự. Bạn đang nhầm lẫn giữa hạnh phúc với sự lệ thuộc. Bạn chỉ có thể cảm thấy hạnh phúc khi có nguồn kích hoạt nào đó từ người khác hay từ đồ vật. Sự kích hoạt ấy sẽ sớm dẫn bạn đến tình trạng nghiện ngập, và bất hạnh sẽ là lẽ đương nhiên.
3. Hạnh phúc bị nhầm lẫn với sự TIÊU THỤ
Ta vẫn thường nói:“Đây là loại kem khoái khẩu của tôi, loại sô-cô-la yêu thích của tôi. Ôi tôi hạnh phúc, sung sướng quá”… À, có thể chúng ta có cách diễn đạt khác nhưng chung quy ý ta muốn nói là như vậy. Một lần nữa, đây không phải là hạnh phúc đích thực vì nó là loại cảm xúc lệ thuộc vào kích thích giác quan. Mà mọi hình thức kích thích đều không mang lại hạnh phúc đúng nghĩa.
Đó vẫn là sự kích thích.
4. Hạnh phúc bị nhầm lẫn với sự GIẢI KHUÂY
Khi một người đi khám răng trở về, chúng ta có thể nghe thấy tiếng hét lên vì sung sướng: “Tôi hết đau răng rồi, hạnh phúc quá đi!”. Một lần nữa, đó không phải là hạnh phúc thật sự, đó là sự giải thoát khỏi cơn đau. Và sự giải thoát khỏi cơn đau thì không phải là hạnh phúc, đó là sự giải tỏa.
Vậy tình Yêu thương và Hạnh phúc LÀ GÌ?
Từ những ví dụ trên, làm thế nào chúng ta biết được mình có đang lạm dụng từ “yêu thương” và “hạnh phúc” hay không? Thực ra, những sự nhầm lẫn trên đều là những hình thái biểu hiện của sự lệ thuộc - lệ thuộc vào điều gì đó bên ngoài tác động đến bản thân. Còn yêu thương, hạnh phúc đích thực thì không lệ thuộc vào điều gì cả. Bằng trực giác, chúng ta cũng biết yêu thương là vô điều kiện và do đó không lệ thuộc vào ngoại cảnh.
Vậy “yêu thương” có nghĩa là gì? Chúng ta đã tìm hiểu một số phạm trù hoang tưởng về tình yêu thương và bản chất thật sự của yêu thương. Tình yêu thương là dạng năng lượng không được nhìn thấy và không thể sờ chạm được, năng lượng yêu thương lan tỏa ra ngoài từ trái tim nội tâm của mỗi con người. Nó nối kết, hợp nhất và giữ chúng ta bên nhau. Sau đây là một cách khác để mô tả và định nghĩa về “yêu thương” sống động hơn một chút.
TÌNH YÊU là… sự biểu lộ tự nhiên của bản thân, hoặc là sự cho đi bản thân chúng ta dưới hình thức: chia sẻ giúp đỡ động viên hỗ trợ chấp nhận đánh giá cao chúc mừng… (và nhiều cách biểu lộ khác nữa) … mà không mong được đền đáp và với động cơ đem lại lợi ích cho người khác.
Ngay khi bạn mong được đền đáp, đó không còn yêu thương mà là một cuộc giao dịch tinh vi, cuối cùng dẫn đến sự thỏa hiệp và có nguy cơ tan vỡ. Đây là lý do tại sao “kỳ vọng” thường là hạt giống gieo sự sụp đổ của nhiều mối quan hệ. Tình yêu thương không kỳ vọng dẫn đến hạnh phúc vì tình yêu ấy chỉ có ánh nhìn tích cực dành cho “người kia” và nhận ra sự nỗ lực của họ.
Tất cả chúng ta đều biết cảm giác khi không đạt được điều mình mong muốn là gì. Tuy nhiên, mục đích của tình yêu thương là luôn đảm bảo nhu cầu của người khác được đáp ứng trước tiên. Đó là nhu cầu nhận ra “Tôi là” yêu thương. Nếu có nhu cầu, đó là nhu cầu nhận ra bạn chẳng cần gì cả! Chỉ sau đó bạn mới hoàn toàn tự do, thảnh thơi, mối quan hệ của bạn mới không rơi vào rắc rối, trở ngại. Từ đây, bạn có thể trao bản thân - bản thân chính là yêu thương - mà không cảm thấy như thể bạn đang dốc cạn bản thân mình.
Sau đó, bạn có thể hoàn toàn hiện hữu vì người khác. Nếu bạn không hiện hữu, tình yêu thương cũng không hiện hữu.
Và đây là định nghĩa hạnh phúc:
HẠNH PHÚC là…
… trạng thái hài lòng của bản thân khi tôi biết những gì có giá trị thật sự đều ở bên trong tôi, và tôi không mong muốn gì từ người khác - hạnh phúc đích thực không có điều kiện hay lệ thuộc vào bất kỳ ai, sự kiện hay hoàn cảnh nào.
Hạnh phúc gia tăng một cách tự nhiên từ trong ta, khi bản thân thoát khỏi nhu cầu và ham muốn, khi bản thân thôi không tranh đoạt, thu vén và nhận ra “Tôi là” tất cả những gì tôi có thể là và chẳng túng thiếu gì. hạnh phúc tự động gia tăng khi năng lượng của bạn, chính là bạn, được trao đi vô điều kiện. Chỉ khi những việc như khẩn xin, khao khát và lệ thuộc qua đi, chỉ khi bạn kết thúc bấu víu, níu giữ và gắn kết, bạn mới có thể hạnh phúc, toại nguyện. Tóm lại: bình an chính là có sự thật dẫn dắt, tình yêu thương hành động, và hạnh phúc là phần thưởng.
Vâng, cảm giác khi bạn có được món đồ chơi mới, nhận được món quà, chứng kiến đội bóng của bạn chiến thắng, ăn món ăn bạn ưa thích… cũng là hạnh phúc, nhưng đó chỉ là loại hạnh phúc nhất thời và phụ thuộc. Những gì kích thích trạng thái tinh thần lên cao thì sau đó sẽ tụt giảm. Một số người nói rằng giai đoạn thăng và trầm là một phần trong trò chơi cuộc đời. Quả là như vậy, qua thời gian, khó có thể đạt đến những trạng thái cao, trạng thái của chúng ta cứ đi xuống, càng lúc càng lún sâu hơn và khó thoát ra được. Như đối với trường hợp nghiện ma túy, bạn cần phải gia tăng “liều lượng” để đạt được trạng thái hưng phấn như mong muốn, cho đến một ngày không còn có thể lên cao được nữa. Đó là lý do “cảm xúc hưng phấn” không phải là hạnh phúc thật sự, nó chỉ là sự kích thích mà thôi.
Những người tìm kiếm sự kích thích từ giác quan
Khi chúng ta rơi vào chiếc bẫy tìm kiếm nguồn yêu thương và hạnh phúc từ vật chất bề ngoài, chúng ta bắt đầu lệ thuộc vào những cảm giác do chúng mang lại. Chúng ta trở thành những người tìm kiếm cảm giác thỏa mãn từ các giác quan. Tất cả đều bắt nguồn từ “sự nhận dạng sai lầm” đầu tiên, sự gắn kết đầu tiên, sự lệ thuộc đầu tiên với cơ thể vật chất của ta. Ý thức về nhân dạng bản thân bị nhuốm màu vật chất. Rồi nhân dạng ấy sinh ra những nhãn mác mà ta gán cho thân thể mình (như: tầm vóc, giới tính, đặc điểm diện mạo), những nhãn mác liên quan đến cơ thể (như: địa vị, lương bổng, vật sở hữu). Do sự lầm tưởng này, dường như cách duy nhất để “cảm” được những “kích thích” yêu thương và hạnh phúc là phải thông qua các giác quan thể chất.
giải pháp để thoát khỏi sự mê lầm này thì không mới mẻ, thậm chí còn quá cổ xưa. Đó là “nhận thức bản thân”, nghĩa là nhận ra nhân dáng thật sự và bản chất thật sự của con người. Bản thân tôi là chốn bình an, là suối nguồn yêu thương và là không gian để niềm hạnh phúc nảy nở, sinh sôi. Vì thế mới có câu nói “đi tìm chính mình”. Có hai cách để nhận thức bạn thật sự là ai và là gì, để qua đó phục hồi lại mối liên hệ với trái tim nội tâm, nơi mà tình yêu thật sự và niềm hạnh phúc đích thực mãi ngự trị.
Nhận thức về bản thân
Lộ trình đầu tiên để nhận thức về bản thân là một lộ trình có hơi hướm khoa học. giống như khoa học thường đưa ra lý thuyết và sau đó thực hiện cuộc thí nghiệm để khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết ấy, bản thân ta cũng chiêm nghiệm lý thuyết TÔi LÀ Ai. Phòng thí nghiệm là ý thức, phương pháp nghiên cứu là thiền định, nguyên vật liệu là suy nghĩ, thước đo cho sự tiến bộ là cảm nhận, sự thấu hiểu và nhận thức, và kết quả của cuộc thí nghiệm nội tâm này là nhận thức sáng tỏ về bản thân. Trước hết, vốn không có gì là mới mẻ, chúng ta có cơ sở lý thuyết như sau:
“Tôi” là một “thực thể” có ý thức, có nhận thức về bản thân. Ý thức là năng lượng nhưng không phải dạng năng lượng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Năng lượng này không bị hủy hoại và thường được liên tưởng đến như là tâm hồn hoặc bản thể sống thật sự. Nó không tách biệt với bản thân. Chính TÔI nói “TÔI LÀ TÔI!” Chính năng lượng từ TÔI - tâm hồn - thổi luồng sinh khí, tiếp sức sống cho hình hài cơ thể. Bản chất nguyên thủy của “Tôi” là bình an và yêu thương.
Đó là lý thuyết được diễn đạt bằng lời và bằng ý tưởng. Từ đây, cuộc thí nghiệm được thực hiện trong “phòng thí nghiệm ý thức”; cũng như những thí nghiệm khoa học khác, mục tiêu là xác nhận tính hợp lệ, tính đúng đắn hoặc bác bỏ lý thuyết. Bằng “phương pháp luận thiền định”, tôi chiêm nghiệm những ý tưởng/niềm tin/quan niệm hàm chứa trong lý thuyết, tôi tập trung toàn bộ sự chú ý vào bên trong dựa trên những ý nghĩ kia. Dần dà, khi những ý nghĩ ấy trở nên sâu sắc hơn, chúng thẩm thấu vào trái tim ý thức, cùng lúc đó, chuyển thành sự tĩnh lặng. Cảm tưởng như thể chúng gõ vào cánh cửa trái tim; khi trái tim nội tâm mở ra, có sẵn sự thấu hiểu/thấu suốt (insight, cũng có nghĩa là thấy ở bên trong - sight in) từ trong trái tim, trong bản thể nội tâm. Tôi nhận ra “Tôi là ai”, chẳng cần thêm thắt điều gì vào “Tôi” nữa. Thậm chí không còn suy nghĩ về “Tôi”, chỉ có một nhận thức thuần khiết, trong sáng. Dù là nhận thức trong tĩnh lặng, tĩnh tại, nhưng làn sóng bình an liên tục lan tỏa ra xung quanh. Tôi, bản thể nội tâm, nhận ra mình là nhận thức thuần khiết, trong sáng.
Từ khoảnh khắc ấy, mọi “nhân dạng do học hỏi, tiếp thu được mà có” kia không còn uy lực trước bản thể nội tâm thật sự, giờ đang đi vào trạng thái nguyên thủy và đích thực của mình. Vì là “những ảo tưởng” về TÔi nên (hầu hết) chúng tan biến mất.
Hồi tưởng về bản thân - con người thật sự
Việc duy trì nhận thức bản thân trở thành công việc hàng ngày của nội tâm chúng ta. Sự thấu hiểu Tôi là ai được nuôi dưỡng bằng cách “hồi tưởng lại”. Tuy nhiên, thói quen đồng hóa mình với cái không phải là mình quá mạnh mẽ đến nỗi trong ngày, chúng ta không thể tránh khỏi những khoảnh khắc mà nhận thức bản thân bị ngủ quên, và chúng ta quay về với sự nhận dạng sai lầm. Vì vậy, cần “nỗ lực” tưởng nhớ, gợi nhắc lại và phục hồi ý thức “TÔi LÀ” nhận thức thuần khiết, trong sáng.
Qua thời gian, sự hồi tưởng này làm suy yếu thói quen cho phép những nhân dạng cũ, giả dối xâm chiếm ý thức của bạn, theo đó chiếm đoạt luôn suy nghĩ và cảm nhận. Khi ổn định mình trong nhận thức bản thân, ý thức thật sự về thực thể nội tâm thuần khiết trở nên rõ ràng và nhất quán. Đây là con đường dẫn dắt ta đạt đến trạng thái không còn cái tôi giả tạo, hoặc là “sự giải thoát cho tâm hồn”. Bạn vốn là như vậy, nhưng do việc nhận dạng lầm bản thân đã trở thành thói quen, nên cần có sự chú ý và giữ nhận thức, thực hành “nhìn xuyên qua” chúng và cho qua đi.
Một dấu hiệu chắc chắn rằng nhận thức bản thân là chân thật chính là có sự biến chuyển về nhận thức. Từ việc nhìn người khác như là “kẻ thù” và theo đó, nhìn họ như là mối đe dọa tiềm ẩn, từ việc nhìn thế giới này là chốn tranh đấu, vùng vẫy, tranh giành để sinh tồn, đầy hiểm nguy rình rập, nay bạn có thể chấp nhận và ôm chặt mọi người, vì giờ bạn thấy họ cũng là những thực thể nội tâm với nhận thức thuần khiết (ngay cả khi họ chưa thể nhìn bản thân họ theo cùng cách như vậy); đồng thời, bạn cũng thấy thế giới này trao cho bạn cơ hội để dang tay ôm ấp và hòa điệu với vạn vật.
Tiến trình loại bỏ những vỏ bọc giả tạo
Con đường thứ hai đưa bạn quay lại bản thể nội tâm thật sự là tiến trình loại bỏ những vỏ bọc giả tạo bề ngoài. Bằng cách nhận ra “Tôi” không phải là gì, bạn dần dần “lột lớp vỏ ngoài” bao bọc lấy bản thể thật sự - vốn luôn hiện hữu và thuần khiết, trong sáng. Thay vì bắt đầu với TÔi LÀ Ai, hãy thực nghiệm với TÔi KhÔNg PhẢi LÀ Ai hoặc TÔi KhÔNg PhẢi LÀ gì.
Sau đó, hãy xác định tất cả những điều bạn đồng hóa mình với chúng dưới ánh sáng của nhận thức, tự hỏi mình ĐÓ CÓ PhẢi LÀ TÔi KhÔNg? Sẽ không mất nhiều thời gian để trả lời. Nó sẽ bao gồm những “cái” chúng ta đã khám phá trước đây, như: nghề nghiệp chuyên môn, địa danh… Tất cả đều là những nhãn mác, ý tưởng, quan niệm. Chúng không phải là “Tôi”. Khi tiến bộ hơn, bạn có thể nắm bắt được sự thật rằng bạn cũng không là chủng tộc, giới tính và ngay cả hình hài cơ thể này của bạn. Một lần nữa, chúng là những nhãn mác, chẳng hạn như cơ thể chỉ bao gồm thịt và xương được trao sức sống bởi “Tôi”.
Những thứ như suy nghĩ, cảm xúc, ngay cả niềm tin và ký ức của bạn cũng có thể khơi nguồn cho nhân dạng sai lầm. hiển nhiên là những “thứ” tinh tế này, như bao “thứ” khác, cứ đến và đi, tuy nhiên “Tôi” luôn luôn tồn tại.
Vậy còn lại gì sau tiến trình lột bỏ tất cả những lớp nhân dạng sai lầm, tất cả những “sự giả vờ”? Chẳng gì còn sót lại. Chỉ còn nhận thức. Thoạt đầu nghe qua có vẻ hơi đáng sợ (về lý thuyết), như thể hoàn toàn đánh mất nhân dạng bản thân. Tuy nhiên, thực ra đây là sự phục hồi “nhân dạng” thực sự vì nhân dạng thật đã thường xuyên bị thất lạc theo thói quen trong những “nhãn mác” kia. “Nhân dạng” thật của bạn là “không có nhân dạng”, không phải là loại nhân dạng có thể “bắt được” bằng lời, bằng ý tưởng hoặc khái niệm. Chúng chỉ có thể “chỉ rõ” bạn là gì. Sự phục hồi nhận thức về “Tôi” thuần khiết không phải là một ý tưởng hoặc một lý thuyết nào khác, nếu không đây lại là một kiểu đồng dạng mới với một ý tưởng, một lý thuyết nhất định. “Nhân dạng” thật của con người vượt trên cả lý thuyết, khái niệm và ý tưởng. Do vậy… kết thúc tiến trình loại trừ, bạn chỉ còn lại nhận thức về bản thân. Trong khi điều này nghe thật trừu tượng (vì nó phải được chuyển tải bằng ngôn ngữ đời thường), nhưng nó cũng rất thực tế (bằng ý thức), hiểu rõ nhân dạng thật của mình sẽ mang đến sự tự do, thanh thản và tiếp thêm năng lượng sống.
Đã đến lúc Thời gian lên tiếng
Việc chiến đấu và phòng vệ cho cái nhân dạng giả tạo; mọi tranh đấu chống lại những mối đe dọa đối với các nhân dạng kia; tất cả những đớn đau cảm xúc, stress có nguyên nhân gốc rễ là sự gắng sức xây dựng và duy trì những nhân dạng giả tạo kia trở nên không còn ý nghĩa.
Bạn không cần tiếp tục duy trì “sự giả vờ” nào nữa. Bạn không phải giả vờ là điều gì đó vốn không là bạn. Nếu vẫn còn muốn tiếp tục “diễn” thì cũng tốt, nhưng giờ đây, như một diễn viên trên sân khấu cuộc đời, bạn nhận ra rằng bạn đang “diễn” và đây là cơ hội để “diễn” sao cho thật đạt, thật vui, bởi vì bạn đang truyền sức sáng tạo của mình với tình yêu thương, bằng tính khôi hài của bạn, bạn mang tình yêu thương đến với mọi người.
Đôi khi bạn “xuất hiện” với dáng vẻ thật nghiêm trọng, nhưng ẩn sau đó, chẳng có gì nghiêm trọng vì bạn biết chỉ là trò chơi thôi. Bạn đang chơi một trò chơi có tên là cuộc đời. Khi bạn nhận thấy mối đau khổ nào khác trong trò chơi cuộc đời, bạn diễn phần vai “hiện diện ở đó vì họ”, bạn trải tình yêu thương của mình đến họ và biết rằng đau đớn của họ xuất phát từ việc họ làm cho cuộc chơi này trở nên quá nghiêm trọng. Bạn biết họ chưa nhận ra họ chịu đớn đau vì họ tin họ là ai đó/điều gì đó không phải là họ. họ quên và chưa tỉnh thức trước sự thật đó là trò chơi, một vở kịch, một cơ hội để “chơi một cách sáng tạo”, vui vẻ với mọi người. “Chơi vui” là cách tìm lại mục đích sống. Người vui vẻ là người thể hiện tình yêu thương qua hành động, đó là vũ điệu của yêu thương trên Trái đất.
Là chính mình
Việc giải thoát “bản thân” khỏi tất cả những cạm bẫy do “mình” đặt ra sẽ giúp khơi thông dòng nhiệt huyết và niềm vui sống bị ức chế lâu ngày. Tuy nhiên, điều đó chỉ đến khi bạn đã thật sự hiểu bản thân, nếu không thì sẽ có sự kháng cự, chống trả. Bạn sẽ có ý nghĩ rằng việc ấy “chẳng là gì, chẳng có gì” và thốt ra những điều đại loại như “Nhưng tôi thích tranh đấu… Tôi cần đấu tranh… cuộc sống và đau khổ luôn song hành cùng nhau… phải không? Đã là người thì phải nếm trải những điều đó chứ?”. Thực ra, đó là do bạn đã bị nghiện một chút đau đớn cảm xúc - nỗi đau mà bạn chưa nhận ra là do bản thân tạo ra, hoặc nó vẫn chưa quá lớn đến mức phải làm gì đó. Đối với bạn lúc đó, câu hỏi TÔi LÀ Ai không thích hợp!
Chỉ bằng cách loại bỏ đi mọi điều vốn không là bạn, những gì còn lại là nhận thức thuần khiết về “Tôi”. Chỉ là “Tôi”. Ngay cả không có suy nghĩ “Tôi là”. Bạn không thể nhìn thấy, chạm vào nó, ngửi được nó, thiêu cháy nó, phân chia nó, nhấn chìm nó. Tuy nhiên, nhận thức “Tôi” chân thật hơn bất cứ điều gì bạn từng biết.
Vâng, dĩ nhiên bạn vẫn phải chuẩn bị bữa ăn sáng, đến cơ quan làm việc, mua quà giáng sinh cho bọn trẻ. Thậm chí bạn vẫn có thể xem phim, xem thi đấu. Nhưng sự khác biệt ở đây là bạn không còn làm cho mọi chuyện trở nên quá nghiêm trọng. Bạn quan tâm, nhưng bạn không lấy làm nghiêm trọng, vì hạnh phúc của bạn không còn phụ thuộc vào bất kỳ ai, bất kỳ sự kiện, kết quả hay đối tượng nào. Bạn là một tâm hồn tự do, hạnh phúc cũng như “sự mãn nguyện” là bản tính của bạn. Bạn không cần có lý do để hạnh phúc, chỉ cần giữ mình hài lòng thôi. Yêu thương là ý định tự nhiên của bạn, không cần dịp đặc biệt nào đó để trở nên đáng yêu. Sức mạnh bình an trong bạn là bệ đứng vững chãi cho tình yêu thương và sự mãn nguyện. Không điều gì, không một ai, không sự kiện nào có thể làm bạn ngạc nhiên, gây sốc hay khiến bạn chao đảo. Bạn không thể đấu tranh cho điều này vì làm vậy không hiệu quả, đây không phải là một công việc. Bạn chỉ cần quay về trạng thái này, trạng thái tồn tại tự nhiên qua quá trình “nhìn” và nhận ra. Nỗ lực duy nhất là quan sát; càng quan sát, bạn càng nhận thấy mình là người quan sát, nhìn “thấy” những điều không là bạn. Bạn nhìn xuyên qua tầng tầng lớp lớp những ảo tưởng do mình tạo nên về bản thân và về người khác. Tất cả những gì ngắn ngủi, chóng qua và tạm thời thì không phải là bạn. Trông thì thật, nhưng chúng kém xác thực hơn sự thật về con người bạn.
Phát triển thực hành
Đang ở đây, là tâm điểm quan sát hoạt động vòng đời - đang chuyển động, đang thay đổi, đang đi lên, đang rơi xuống, đang lùi và đang chảy quanh bản thân - không gắn kết và đồng hóa, không “bị lôi kéo”… tất cả đều cần phải thực hành. Tuy nhiên, chỉ khi bạn thật sự bắt đầu thực hành, khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế mới được nhìn thấy rõ. Lý thuyết suông luôn dễ dàng, còn thực hành mới gặp nhiều thử thách.
Những lời dẫn sau đây có thể thực hành được:
Ngồi xuống một nơi yên tĩnh
… chú ý quan sát
Rút vào bên trong…
… chú ý quan sát hơn…
… nhưng không căng thẳng
Nhận ra ai đang quan sát
Thấy rằng mọi thứ được quan sát đều đang chuyển động…
… nhưng người quan sát đứng yên
Mọi thứ được quan sát cứ lướt qua…
… còn lại người quan sát
Và BẠN đang ở đó Bạn là người quan sát Bạn đang quan sát Vượt trên cả thời gian
Vượt ra ngoài không gian
Chỉ quan sát
hoàn toàn có mặt
Ở đây
Bây giờ
Bạn đang quan sát.
Ghi nhớ: Trong lúc thực hành, bạn đừng mong đợi hay kỳ vọng bất kỳ điều gì xảy ra, không so sánh mình với người khác, và tuyệt đối không cố để có lại “trải nghiệm nội tại” trước đó.
Rối loạn cảm xúc, Ảo tưởng và Ảo giác
Tôi định nói rằng “phần lớn” chúng ta đều bị “rối loạn cảm xúc”, nhưng có lẽ chính xác hơn khi nói TẤT CẢ chúng ta đều bị như vậy, vì tất cả đều bị nhiễm cùng một dạng “vi-rút tâm linh” mà chúng ta đã biết đích xác là CÁi TÔi giẢ TẠO. Mọi cảm xúc đều là từ cái tôi, tuy không phải ai cũng nhận ra nó. Thậm chí chúng ta còn không biết mình đang mắc chứng rối loạn cảm xúc. Một khi chúng ta không nhận thức mình, thì thật không dễ để nhận ra sự khác biệt giữa những loại cảm xúc đặc thù nào đó, nhưng đây không phải là vấn đề rắc rối của chúng ta vào lúc này. hãy cùng xem cách chúng ta tạo ra những cảm xúc ấy thế nào.
Việc không biết về cảm xúc dẫn đến kết quả là chúng ta thiếu khả năng nhận ra mình đang cảm thấy thế nào, để xua tan chúng và không tạo ra chúng ngay ở chặng đầu tiên. Còn khi chúng ta đã tạo ra chúng, rồi sau đó cố kiểm soát hoặc giải tỏa chúng, thì chúng sẽ càng rối hơn và càng mạnh mẽ hơn. Tất cả đều nằm trong tâm điểm của cái mà ta gọi là Trí tuệ Cảm xúc đã được nói trong một thập kỷ qua. Nhưng dường như ít ai nhận ra rằng càng trở nên đa cảm, chúng ta có thể kém thông minh hơn, đặc biệt xung quanh vấn đề… cảm xúc.
Vì vậy, trước khi tìm hiểu về những mối hoang mang cảm xúc đặc thù, đang có xu hướng thống trị toàn bộ cuộc đời ta, thật cần thiết để hiểu rõ hơn ý tưởng về trí thông minh. Trí thông minh là gì? Sau đây là một định nghĩa đơn giản:
Trí thông minh là sử dụng những gì bạn BIẾT, theo đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc và với ý định đúng.
Nếu bạn không “biết”, và bạn biết rằng bạn không “biết”, thì hành động thông minh là chấp nhận rằng bạn không biết. Trong khi một số người biết những điều mà mình không biết, thì nhiều người khác lại không biết những điều mình không biết. Sự không biết của họ là vô tình, trong sáng. họ không giả vờ là họ không biết. họ hành động như thể họ đang làm điều đúng và chính xác theo thời điểm.
Với mục đích khám phá về tình yêu thương, bạn có thể nói “trí thông minh của bản thân” nằm ở 3 phạm vi - lý trí (rational), cảm xúc (emotional) và tâm linh (spiritual), ngoài ra có thể thêm vào loại trí thông minh thứ tư là “trí thông minh trực giác” (intuitive intelligence).
Trí thông minh lý trí hay còn gọi là Chỉ số thông minh (Rational Intelligence - IQ)
Chỉ số thông minh hay khả năng tư duy lô-gíc, phân tích là loại hình trí thông minh chúng ta phát triển trong trường học, cũng như trong trường đời. Về bản chất, đó là cách thức sử dụng thông tin, kinh nghiệm, suy nghĩ và lý do để đưa ra quyết định một cách hợp lý. hơi chậm một chút và đòi hỏi suy nghĩ, động não nhiều, nên chúng ta thường nói “Tôi cần suy nghĩ về chuyện này”. Nhưng khi tâm trí quá “ồn ào” với nhiều suy nghĩ, nó có thể gây ra mệt mỏi. Khả năng suy xét, phân tích này rất lô-gíc nhưng không giúp đưa ra quyết định nhanh. Ví dụ, lần đầu tiên trong đời, bạn nhận được thông tin nếu bạn bước ra đường trong lúc xe cộ đang chạy và cơ thể bạn va đụng với một trong những chiếc xe kia thì cơ thể bạn sẽ chịu nhiều đau đớn và có thể tử vong. Sử dụng thông tin đó bằng trí thông minh duy lý, bạn biết mình cần băng qua đường sao cho không bị xe đụng vào. Như thế nghĩa là bạn đang áp dụng những gì bạn biết về cơ thể và xe cộ theo một cách thông minh, đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc, với ý định “vẫn phải sống và không bị tổn thương”. Những ai không biết chuyện gì xảy ra khi cơ thể đụng phải xe - hoặc quên điều này - sẽ bị cho là ngây ngô về mối quan hệ giữa chiếc xe, tốc độ và cơ thể người, và theo đó là không thông minh.
Trí thông minh trực giác (Khả năng trực giác)
Khả năng trực giác thường được xem là thế mạnh của nữ giới, nhưng đây là khả năng mà tất cả chúng ta đều có song hiếm khi được chú tâm phát triển. Trực giác là “sự hiểu biết” nào đó chợt xuất hiện trong ý thức, không có lời giải thích hợp lý nào về nó. Nó thiên về cảm tính hơn là tư duy theo lý tính. hẳn bạn cũng từng được hỏi câu hỏi đại loại như “Tại sạo bạn đi theo hướng này mà không phải là hướng kia?” và bạn đáp “Tôi cũng không biết tại sao, chỉ “cảm thấy” như vậy là đúng”. Bạn đưa ra quyết định dựa trên cảm nhận tức thời, khác với quá trình đưa ra quyết định sau khi lập luận, suy nghĩ cân nhắc, kỹ lưỡng. Trong khi việc suy nghĩ về điều gì đó mất thời gian và tạo ra nhiều náo động trong tâm trí, cảm nhận trực giác là một “cái nhìn” tức thời bằng con mắt nội tâm. Con mắt này đôi khi còn được liên tưởng đến “trí tuệ”, không phải là dạng trí tuệ mang tính học thuật, mà là trí tuệ ở dạng khả năng nhìn ra, “phân biệt, nhận thức rõ” chất lượng của ý tưởng, hoặc nhận ra sự thật hiển nhiên/chân lý. Trí tuệ (intellect) là bộ phận thứ hai của ý thức, nó có thể hoạt động một cách hữu lý hoặc theo trực cảm.
Khi trí tuệ vận hành bằng trực cảm, hầu như không mất thời gian và tốn hao ít năng lượng để đưa ra quyết định. Từ không gian tĩnh lặng trong nội tâm, trực giác nổi lên trên bề mặt ý thức và đi vào ánh sáng của nhận thức.
Bên trong mỗi người chúng ta là sự thông thái nội tâm. Trực giác là khả năng lắng nghe sự thông thái ấy để bạn có thể phân biệt điều gì đúng và điều gì chệch khỏi hướng đúng. Đó là tiếng nói tĩnh lặng của “quân sư nội tâm” luôn sẵn sàng hướng dẫn ta. Nó luôn mách bảo ta, nhưng chúng ta thường thất bại trong việc nghe tiếng nói ấy vì chúng ta có thói quen bận rộn tạo ra đám suy nghĩ “ồn ào” trong tâm trí. hãy hỏi hầu hết những nhà khoa học, doanh nhân và những nhà phát minh, nhiều người sẽ nói rằng quyết định tốt nhất của họ và những hiểu biết sáng suốt nhất thường mang tính trực cảm nhiều hơn - có những ý tưởng được nảy sinh từ… buồng tắm hoặc ở những chốn an nhiên, thư thái. Thiền định là một phương tiện hỗ trợ tuyệt vời giúp củng cố vững mạnh khả năng trực giác, vì qua đó bạn học được cách làm lắng dịu tâm trí, rồi cảm nhận và nghe được tiếng nói tinh tế của vị “quân sư nội tâm”, nhận ra sự thông thái trong trái tim nội tâm/ý thức.
Trí tuệ tâm hồn (Spiritual Intelligence - SQ)
Trí tuệ tâm hồn vốn ẩn chứa những điều tốt đẹp; những điều “xấu xí” trong ý thức phải được xua bỏ để dạng trí thông minh này có thể nở hoa trong mỗi người. Cái “xấu xí” ấy dĩ nhiên là cái tôi giả tạo, thói quen gắn kết/phụ thuộc/bấu víu mà chúng ta đã khám phá trước kia. Vì bản thân ta là tâm hồn (thường được gọi là bản thể thật sự), nên trí tuệ tâm hồn (còn gọi là trí thông minh tâm linh) chỉ có thể phát huy khi ta không gắn kết với bất kỳ ý tưởng hay quan niệm nào về bản thân, bao gồm cả “ý tưởng” tôi là một tâm hồn! Bởi vì nhận thức thuần khiết về bản thân không được đặt để trên ý nghĩ “Tôi là nhận thức”. Suy nghĩ vốn tĩnh lặng. Tôi, tâm hồn chỉ tồn tại - là chính tôi; chính trong trạng thái “tồn tại” này, vẻ đẹp nội tâm được nhận ra và được biết đến. Vẻ đẹp ấy là chân lý, vốn không bao giờ thay đổi, mang tính vĩnh hằng. “Trải nghiệm nội tại” về sự vĩnh hằng của con người nội tâm là khía cạnh đầu tiên trong sự thật về bản thân. Vẻ đẹp vĩnh cửu của bản thân là bình an, yêu thương, hân hoan, vui vẻ cũng được nhận ra ngay trong ta, không chỉ đơn thuần là ý tưởng hay quan niệm. Khi ta tồn tại, sống, là chính mình, khi ta nhận biết sự thật, thì khả năng sống, biết và làm theo điều đúng đắn này, theo cách đúng, vào đúng thời điểm, với ý định đúng đắn sẽ phát triển.
Nếu mô tả sơ lược “bạn” là một thực thể có trí thông minh tâm linh, bạn sẽ minh họa nhận thức, các thuộc tính và các khả năng bạn có như sau:
Với nhận thức bản thân mình là một thực thể tâm linh, bạn sẽ không còn có bất kỳ đồng dạng nhầm lẫn nào, bắt đầu từ hình dáng bạn đang trú ngụ, đang tiếp năng lượng, sự sống cho nó.
Bạn có khả năng khơi dậy những nguồn lực tự nhiên từ nội tâm mình, đó là bản chất tự nhiên của bạn, là những thuộc tính vốn có, như: bình an, yêu thương, vui vẻ, thông thái… và sử dụng chúng theo cách đúng, vào đúng lúc với ý định đúng.
Bạn biết và có thể nhận ra cái tôi giả tạo sẽ hủy hoại sự thông minh, sáng suốt của bạn khi bạn đồng hóa sai lầm bản thân với “điều” gì đó vốn chỉ là hình ảnh trên màn hình tâm trí.
Bạn biết nguyên do và cách thức mà những xáo trộn, nhiễu loạn trong ý thức - cảm xúc - hình thành; bạn có khả năng nhận diện, gọi tên mọi cảm xúc xuất hiện hôm nay từ những điều bạn gắn kết ngày hôm qua.
Bạn biết mỗi khi bạn gắn kết với bất cứ điều gì (thật ra chỉ là những hình ảnh trong tâm trí), dù là thoáng chốc thôi, nó cũng làm gia tăng cảm giác/cảm nhận về sự chia cách, ngừng nối kết và cô lập.
Bạn nhận ra bất kỳ trải nghiệm đau đớn nào từ nội tâm đều là do bạn tạm thời đánh mất mối liên hệ với bản chất thật sự của bạn, vốn là bình an. Bạn tạm thời mất khả năng xác định sức ảnh hưởng của nguồn năng lượng ý thức, ngừng phát tỏa và tạo ra sự cộng hưởng ở mức độ của tình yêu thương.
Bạn không ngạc nhiên hay bị sốc bởi bất kỳ sự kiện hay hoàn cảnh nào, vì bạn biết điều gì đến sẽ đến.
Bạn có thể thấy tại sao và bằng cách nào mà cái tôi giả tạo là “nguyên nhân thật sự” gây ra MỌi xung đột, mâu thuẫn và bất hòa giữa con người và giữa các quốc gia.
Bạn có thể áp dụng “hiểu biết” này theo cách đúng đắn, đúng nơi, đúng lúc để hướng dẫn người khác, theo đó bạn không bao giờ gây xung đột, bất hòa với ai.
Bạn không bao giờ đổ lỗi cho ai về bất kỳ chuyện gì, luôn luôn hoàn toàn chịu trách nhiệm cho suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chính mình.
Bạn biết bạn không có gì để mất mát vì bạn không thể sở hữu cái gì, do vậy bạn không hề sợ hãi.
Bạn không còn thèm khát sự thừa nhận hay chấp nhận từ người khác để cảm thấy ỔN ThỎA về bản thân hoặc để cảm thấy hài lòng trong nội tâm.
Bạn tự do thoát khỏi mọi lệ thuộc, ràng buộc, vì cảm nhận về sự an toàn của bản thân xuất phát từ “nội tâm hướng ra bên ngoài”, chứ không theo hướng từ “ngoài vào trong”.
Cách duy nhất để trải rộng yêu thương và làm vững mạnh khả năng yêu thương là trao đi yêu thương, sử dụng yêu thương, trao tặng yêu thương, làm điều tốt đẹp cho mọi người.
Bạn xem công việc như là một nơi cho sự sáng tạo thăng hoa, như một cơ hội để tạo dựng những mối quan hệ mới,
để học hỏi, trưởng thành và làm sâu sắc thêm nhận thức về bản thân, nhờ đó bạn hiểu người khác tốt hơn.
Bạn bước vào cuộc đời một cách nhẹ nhàng, xem đó như là một trò chơi, một cơ hội để vui chơi, song bạn vẫn nhận ra ý nghĩa quan trọng của thời gian trong “cuộc chơi” này. Con vi-rút tâm linh - là cái tôi giả tạo - gieo rắc sự tăm tối trong ý thức con người, và cách hiệu quả nhất để khai sáng cho mọi người là bạn giải thoát mình trước tiên. Bằng trực cảm, bạn biết năng lượng yêu thương - dạng năng lượng tiềm ẩn liên kết mọi người, không thể bị phá vỡ, không nhìn thấy được - sẽ làm nốt phần việc còn lại.
Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EQ)
Bạn có bao giờ để ý thấy rằng mỗi khi lòng dâng tràn cảm xúc, bạn ít có khả năng nhìn ra và làm điều đúng ở đúng nơi, vào đúng lúc không? Thật ra, cảm xúc kìm hãm trí thông minh của bạn, chúng hạn chế khả năng phân định, đưa ra quyết định và hành động theo cách hiệu quả nhất, hợp lý nhất. Cảm xúc là năng lượng mang tính “phản ứng”. Bạn thấy rõ điều này khi bạn tức giận ai đó vì họ làm cái việc bạn không muốn họ làm hoặc họ không làm cái việc bạn muốn họ làm! Cơn giận của bạn thể hiện sự thiếu nhận thức về cách tương giao, quan hệ với người khác. Bạn nổi giận vì bạn “tin” mình có thể kiểm soát họ. Ẩn sâu bên dưới niềm tin ấy là một niềm tin phổ biến khác, rằng người khác chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của bạn. Thật sự có phải như vậy không?
Rồi bạn tiếp tục đổ lỗi cho họ về việc bạn cảm thấy thế nào (tức giận) và tin rằng người khác làm bạn cảm thấy đau buồn, phật lòng. Không đúng như vậy! Chính bạn làm điều đó. Bạn cố biện minh cho cơn giận của mình, cho rằng tức giận là điều tốt và tự nhiên. Cũng không đúng! Nếu còn tiếp tục nóng giận, cuối cùng nó sẽ tác động đến sức khỏe thể chất, như giới y học ngày nay đang cảnh báo chúng ta. Đồng thời, bạn cũng đang đi ngược lại với bản tính tự nhiên vốn là bình an, yêu thương. Nhưng sẽ khó nhận ra chính sự thiếu nhận thức là nguyên nhân hạn chế trí tuệ cảm xúc và thậm chí khó thay đổi những thói quen trong đời, đơn giản là vì “sự cao ngạo về cảm xúc” này lan tràn khắp xã hội. Thật không dễ để nhìn ra và thừa nhận rằng tức giận đang làm tổn hại đến việc đưa ra quyết định hữu lý của bạn.
Đây là lý do tại sao theo phép nghịch hợp, trí tuệ cảm xúc là sự tương phản với trí thông minh. Nghĩa là khi bạn tràn đầy cảm xúc, bạn trở nên thiếu thông minh. Có đúng thế không?
Bước đầu tìm hiểu trí tuệ cảm xúc là tập hợp thông tin về cảm xúc, tức là nhìn ra cảm xúc được tạo ra như thế nào, mọi cảm xúc là kết quả của cái tôi giả tạo ra sao. Quan trọng là có thể nhận diện và gọi tên cảm xúc. Sự hiểu biết ấy làm bạn trở nên thông minh (thấu hiểu người khác), và khi họ tràn đầy cảm xúc, bạn biết làm điều đúng, đúng nơi, đúng lúc để đáp lại.
Nếu còn tồn tại những lầm tưởng về hạnh phúc và không có sự hiểu biết đúng đắn về cảm xúc, chúng ta sẽ tin rằng yêu thương và hạnh phúc cũng là cảm xúc, đồng thời chấp nhận những cảm xúc đang bị lầm lẫn là dấu hiệu của sức khỏe tốt và là sự phát triển lành mạnh về tinh thần. Thật ra, khi ta sống ngược lại với bản chất vốn có, sức khỏe ta sẽ suy giảm và sự lành mạnh về tinh thần cũng bị tổn hại; và rồi ta dành ra cả cuộc đời mình để tìm kiếm điều gì đó, ai đó, sự kiện nào đó hay nơi nào đó để kích thích khơi dậy cảm xúc trong ta.
Những điều này được gọi là “sự lầm tưởng về cảm xúc”, một sự lầm tưởng đến nay đã lan tràn khắp các xã hội và các nền văn hóa. Dẫu có nhiều kiểu lầm tưởng về cảm xúc, nhiều ảo tưởng và ảo giác đánh lừa, nhưng có lẽ đây là 7 sự lầm tưởng phổ biến nhất.
Trí thông minh hợp nhất
Thật ra, mỗi một khía cạnh về sự thông minh như vừa nêu trên không tách biệt với nhau. Chúng đều tồn tại như là tiềm năng ẩn chứa bên trong ý thức mỗi người. Chúng không ở trong những gian riêng biệt trong đầu chúng ta mà chúng có mối liên kết, hợp nhất với nhau, thể hiện khả năng của ý thức - của bản thân - thông minh theo những cách khác nhau, ở những cấp độ khác nhau.