Có câu nói rằng: “Nghèo khó thì chẳng ai nhìn”. Có một số người, vì lâm vào cảnh túng quẫn cho nên tìm mọi cách để duy trì sinh kế, thậm chí một số người dùng mọi thủ đoạn phi pháp, như cướp giật, xâm chiếm, lừa gạt, v.v. Trong đó hành vi tham nhũng của một bộ phận quan chức là vấn đề bị người đời chê trách nhiều nhất.
Trong lịch sử, số lượng tham quan ô lại nhiều vô kể, ỷ vào quyền thế để cướp đoạt trắng trợn, trở thành tội đồ của mọi thời đại. Bên cạnh đó, cũng có không ít nhân viên công chức nhỏ, vì cuộc sống vất vả, thu nhập hàng tháng không đủ nuôi gia đình, cho nên nịnh hót, tham lợi nhỏ mất việc lớn, lâm vào cảnh tù tội, cái giá họ phải trả quả thật không đáng!
Ở nhiều nước phát triển, điển hình như Anh, Mỹ, Đức, Nhật, v.v. tỉ lệ quan chức tham ô tương đối ít, bởi các nước này có chính sách đãi ngộ tốt, tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống sung túc, đầy đủ, nhờ đó sẽ hạn chế được những việc làm tham nhũng phi pháp.
Con người rất dễ bị đồng tiền chi phối, nhìn thấy tiền tài mà không động tâm thật không dễ dàng. Trước kia, ở một số nước, các nhân viên ngành thuế, cảnh sát, công an được đãi ngộ rất tốt, mục đích là để hình thành đức tính liêm khiết và ngăn ngừa hành vi tham ô trong những ngành nghề này. Tuy nhiên một số cán bộ công chức nhà nước, ví dụ như những người làm nghề giáo viên, đồng lương họ nhận được rất ít ỏi, cả cuộc đời làm nghề dạy học, nhưng cuộc sống vẫn luôn trong cảnh cơm canh đạm bạc, chế độ đãi ngộ lại rất “bèo bọt”, lâu dần khiến cho bản thân họ mất đi ý chí, đứng trước áp lực của cơm áo gạo tiền, không ít người đã từ bỏ.
Tham ô làm lung lay nền tảng đất nước. Trong lịch sử, có một số người khi chuẩn bị hoặc bắt đầu nắm chính quyền luôn đề ra chủ trương bài trừ tệ nạn tham nhũng, nhưng sau đó, gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, nhận thấy không còn cách nào khác và đành bỏ qua.
Tệ nạn tham nhũng không thể khống chế, dập tắt bằng cách sử dụng những hình phạt nghiêm khắc, bởi cho dù là cọp beo lang sói, một khi chúng đã ăn no, thì con dê hay con ngựa đứng ở bên cạnh, chúng cũng dửng dưng. Một người nếu không quá tham lam, chỉ cần cả gia đình có cuộc sống bình an, thì anh ta sẽ không mạo hiểm tham ô để lưu lại tiếng xấu hay đi vào con đường tù tội. Nhưng, ngày nay, tham ô đang trở thành vấn nạn xã hội. Trong một cơ quan hay một tổ chức, tập thể, nếu bạn quá thanh cao, thì sẽ không thể sống được trong môi trường đó. Có câu “nước trong thì không có cá”, nhiều khi bạn phải “nước đục thả câu” với mọi người để tồn tại trong một tập thể. Xã hội hiện nay đang tồn tại một tệ nạn như vậy, thật đáng lo ngại!
Muốn giải quyết vấn đề tham nhũng, cách duy nhất có thể làm đó chính là nâng cao chế độ đãi ngộ giữa người với người, gia tăng sản xuất, tăng năng suất lao động, mang lại cho người lao động nhiều quyền lợi hơn, giúp họ có cuộc sống thoải mái và hạnh phúc, nếu làm được điều này thì nạn tham nhũng tự nhiên sẽ không còn.