Sự thanh thản trong tâm hồn
Tôi đã từng là nạn nhân của sự dối trá. Tôi mất tiền bạc, bạn bè và công sức lao động vì bị buộc tội oan. Khi bị lừa gạt hết lần này đến lần khác, bạn sẽ thấy mình chẳng thể tin tưởng bất cứ ai nữa. Tuy nhiên, tôi vẫn có niềm tin ở mọi người. Đôi khi, tôi vẫn tin dù biết rằng mình đang bị lừa dối. Hãy tin người đã lừa dối ta, điều này thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng dường như đây là cách duy nhất có thể khiến người phạm lỗi hối cải và có cơ hội sửa đổi.
Tôi thường bị chỉ trích, bị nói xấu và đôi khi những lời đồn đại ấy còn đến tận tai tôi. Có vẻ như trong bất cứ ngành nghề nào, người ngay thẳng thường bị chống đối, Việc này đã từng khiến tôi phiền lòng, nhưng tôi cũng dần quen, Giờ tôi đã học cách chấp nhận những quan điểm khác biệt và cố gắng hiểu họ.
Thật vậy, mọi chuyện vẫn ổn thôi, Bạn có thể tránh bị tổn thương nhờ vào sức mạnh tinh thần của mình, Nếu bạn có đủ sự cảm thông và thấu hiểu, bất cứ vết thương nào cũng có thể tự lành lặn trở lại.
Trên con đường tiến đến sự viên mãn và hạnh phúc, sẽ có những khi bạn cần đến kỹ năng hàn gắn, Việc chấn chỉnh bản ngã và hàn gắn tinh thần giúp bạn vững tin vào bản thân, Nó giúp bạn hồi phục sau những tổn thương trong trái tim, trí tuệ và tâm hồn, Tôi đã dành trọn phần 5 của Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc để nói về việc chữa lành những vết thương, hàn gắn các mối quan hệ và chấn chỉnh bản ngã, Nếu không có khả năng hàn gắn, bạn sẽ bị tổn thương và không có đủ năng lượng để đạt được mục tiêu của mình.
Sức mạnh của ngôn từ
Sự ghi nhận, đánh giá của người khác có tác động rất lớn đến chúng ta, Theo một cuộc khảo sát, trẻ em bị tổn thương nhiều nhất khi các bậc phụ huynh nói những lời trách phạt, chẳng hạn như: “Con thật vô tích sự” (43%), Trong khi đó, các bậc phụ huynh bị tổn thương nhiều nhất bởi lời buộc tội từ chính con mình: “Bố/mẹ đã làm được gì cho con?” (73%) và “Bố/mẹ làm con xấu hổ” (47%). Nói cách khác, cả con cái và cha mẹ đều cảm thấy tổn thương nhất khi không được tôn trọng.
Ở một khía cạnh khác, cuộc khảo sát cho thấy trẻ em được khích lệ nhiều nhất mỗi khi cha mẹ nói: “Con là đứa trẻ đặc biệt nhất trên đời”. Còn các bậc cha mẹ rất sung sướng với câu nói: “Con rất mực kính trọng và yêu thương bố/mẹ”, và “Con yêu bố/mẹ”. Các quý ông cho biết họ cảm kích nhất khi nghe vợ mình nói rằng: “Không ai bằng anh cả. Anh là giỏi nhất”. Còn các bà vợ chọn câu: “Em là điều tốt đẹp nhất của cuộc đời anh”.
Cuộc khảo sát cho thấy tất cả mọi người đều cho rằng những lời khen ngợi chân tình là nguồn động viên tinh thần quý giá. Họ khao khát nhận được sự tôn trọng từ người họ yêu thương.
Những lời nói mang tính khích lệ này không chỉ có lợi đối với người nghe, mà còn có lợi cả với người nói. Thật ra, những lời tốt đẹp ta nói với người khác cũng tạo ra những tác động tích cực với chính bản thân ta và khiến ta cảm thấy yêu đời hơn.
Tiêu chuẩn sức khỏe tâm thán
Sau nhiều nghiên cứu, bác sĩ người Nhật Hasao Nakai đã hệ thống hóa “Tiêu chuẩn sức khỏe tâm thần” làm điều kiện xuất viện của các bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm lý. Nếu bệnh nhân đáp ứng được các tiêu chuẩn ấy, bác sĩ xem như bệnh nhân đã khỏi bệnh và được ra viện. Các bệnh nhân được xuất viện dựa trên phương pháp đánh giá này về sau hội nhập xã hội rất tốt và không còn ý định tự tử nữa. Dưới đây là bản tóm tắt về “Tiêu chuẩn sức khỏe tâm thần” của bác sĩ Nakai:
1. Có khả năng trì hoãn những công việc không mong muốn
2. Có khả năng bộc lộ chính kiến; có thể ở cùng với người khác
3. Có khả năng nói dối
4. Có khả năng thỏa hiệp/thương lượng (nhưng không giáo điều)
5. Có khả năng chống lại sự thôi thúc làm một việc gì đấy
Có thể bạn sẽ nghi ngờ những tiêu chuẩn này bởi vì chúng chẳng có gì đặc biệt hay cụ thể. Liệu chúng có thể thật sự là bằng chứng của sức khỏe tâm thần? Hãy nghĩ theo cách này: một người đáp ứng được các tiêu chuẩn này là một người bình thường.
Ba chiều của sự hàn gắn
Nhiều người sống trong sự giam hãm của thuyết định mệnh, học thuyết gắn chặt họ với quá khứ và thu hẹp tương lai của họ. Bạn đã đọc các ví dụ về việc ước mơ trở thành sự thật thông qua những thay đổi rất giản đơn trong suy nghĩ, ngôn từ và ý chí, Nhưng bạn sẽ chẳng thể đạt được những ước mơ ấy nếu chưa từng trải qua gian khó và những khoảnh khắc tối tăm của cuộc đời, Bạn chỉ có thể đạt được những mục tiêu lớn nhất của mình sau khi bạn đã giải thoát bản thân khỏi quá khứ đau buồn.
Những vết thương trong quá khứ có thể khiến bạn trở thành người theo thuyết chủ bại, Tuy nhiên, mỗi con người đều có khả năng phi thường trong việc chữa lành những vết thương và tiếp tục tiến lên phía trước, Nhà lãnh đạo người Pháp Charles de Gaulle đã động viên những người bị tổn thương như sau: “Cuộc sống không chứng minh sự đúng đắn của thuyết định mệnh, Có rất nhiều người tự do đã dùng ý chí để phá tan thuyết định mệnh và mở ra một con đường mới, Con người tạo ra cuộc sống mà họ xứng đáng có được”.
Vậy, chúng ta có thể chữa lành những vết thương của mình bằng cách nào? Một trong những phương pháp hữu ích là thấu hiểu ý thức năng động của con người, Trí óc con người có những cấp độ ý thức khác nhau, Để đạt được mục đích của mình, chúng ta sẽ xem xét các cấp độ này, Y thức đảm nhận việc hàn gắn bên ngoài, hoặc hàn gắn trên bề nổi, còn tiềm thức đảm nhận việc hàn gắn bên trong, hoặc hàn gắn bề sâu, Hai cấp độ này không thể đứng riêng rẽ bởi vì trí óc con người hoạt động dựa trên sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau, Mỗi bộ phận đều có ảnh hưởng lẫn nhau, vậy nên ý thức hoàn toàn có thể tác động đến tiềm thức.
Chúng ta có thể thay đổi tương lai của mình bất cứ lúc nào ta muốn. Chúng ta hoàn toàn có thể sống một cuộc sống đầy niềm vui và hạnh phúc viên mãn. Nhưng để làm được vậy, chúng ta phải duy trì một tâm trí khỏe mạnh bằng cách ấp ủ những thông điệp tích cực tương ứng một cuộc sống tích cực. Hãy loại bỏ những suy nghĩ, cảm giác và hành động không phù hợp với lối sống mà bạn mong muốn. Hãy có những lựa chọn sáng suốt để từ đó nắm quyền kiểm soát cuộc sống của mình.
ĐIỀU CHỈNH NHẬN THỨC
Ý chí yếu ớt, tiềm thức mạnh mẽ
Có thể chúng ta cho rằng quyết định của mình đều dựa trên suy nghĩ ý thức, nhưng thực ra rất nhiều hành động của ta lại thực sự được định đoạt bởi tiềm thức. Bạn có thấy những lời than phiền sau đây quen thuộc không?:
“Tôi muốn bỏ thuốc lá, nhưng tôi không thể làm được.”
“Tôi muốn ăn kiêng, nhưng cứ thèm ăn hoài.”
“Tôi cam kết sẽ thức dậy sớm, nhưng không hiểu sao cứ ngủ nướng mãi.”
Chúng ta có thể xem những câu nói này là bằng chứng của sự thiếu ý chí, nhưng thực ra chúng bị chi phối mạnh mẽ bởi tiềm thức của ta. Trước mỗi hành động, sự thôi thúc tích cực và tiêu cực đấu đá với nhau trong đầu chúng ta. Kẻ chiến thắng sẽ quyết định hành động cuối cùng của ta. Nhận ra sức mạnh này trong tiềm thức chính là bước đầu tiên để điều khiển suy nghĩ.
Ralph Waldo Emerson từng nói: “Bản chất của một người chính là những gì anh ta suy nghĩ trong suốt một ngày”. Hãy nhớ rằng suy nghĩ định hình cách hành xử và ra quyết định. Hãy thực hiện những nỗ lực từ ý thức để cải thiện tiềm thức của bạn.
Con thỏ trắng
Trong quyển “The Little Saboteur: Get Things Done in Life by Conquering Your Weaker Self’ (tạm dịch: “Kẻ phá hoại bé nhỏ: Hoàn thành mọi việc trong đời bằng cách chế ngự bản ngã yếu đuối của bạn”), Marco von Munchhausen đã phân tích nguồn lực trong nội tâm, hay còn gọi là “kẻ phá hoại bé nhỏ”, thứ ngăn cản bạn vượt qua sự chần chừ. Thông thường, khi cố gắng thoát khỏi khu vực an toàn của mình, chúng ta nghe thấy những tiếng nói quen thuộc trong đầu:
“Việc này quá khó.”
“Anh không thể làm được đâu.”
“Việc này để sau. Hôm nay hãy thư giãn đi.”
Trong mỗi người chúng ta đều có một kẻ phá hoại níu giữ ta lại với những ý nghĩ tiêu cực để ta không thể tận hưởng hạnh phúc hoặc thành công, Trong quyển “Maximum Achievement” (tạm dịch: “Đỉnh cao thành công”), Brian Tracy đã khẳng định rằng kẻ phá hoại điển hình chính là những lời biện hộ ngăn cản chúng ta hành động, Bạn có thấy những lời lẽ sau quen thuộc không?:
“Giờ đã quá trê rồi,”
“Tôi không có thời gian,”
“Tôi quá tuổi để làm việc này,”
Để chống lại những lời biện hộ thường gặp này, chúng ta nên tuyên bố thật to: “Tôi có thể làm được việc này” và “Tôi sẽ làm việc này”, Khi nói như thế, tiềm thức của chúng ta sẽ nhận ra sự thay đổi trong tư duy và giúp ta hành động tương ứng với sự thay đổi ấy.
Xóa bỏ những niềm tin sai lệch
Trong cuộc sống, chúng ta thường vô thức cho phép những điều không có thực làm tổn thương ta. Ví dụ, một số người tin vào quan niệm sai lầm rằng việc công nhận tài năng tương đương với sự kiêu ngạo, trong khi thực ra tài năng có thể được sử dụng vào những mục đích tốt. Suy nghĩ lệch lạc như thế chỉ có thể dẫn đến sự tự hạ thấp bản thân.
Trong quyển sách tựa đề “The Lies We Believẻ’ (tạm dịch: “Tin vào những điều dối trá”), Tiến sĩ tâm lý học Chris Thurman đã lập luận rằng nhận thức sai lệch về một sự kiện nhất định khiến chúng ta phản ứng một cách quá nhạy cảm và cường điệu. Vì vậy ta cần cẩn thận, tránh những phản ứng trị giá 5 ngàn đô-la trong một sự việc chỉ đáng giá 5 xu, hoặc ngược lại. Thurman cũng giải thích tường tận về “những điều chúng ta luôn tự lừa phỉnh mình suốt những tháng năm sống trên đời”. Dưới đây tôi xin tóm tắt lại nội dung ấy:
Những lừa phỉnh của bản thân
“Tôi phải có được tình yêu và sự đồng thuận của mọi người.”
“Tránh né khó khăn dê dàng hơn nhiều so với đương đầu với chúng.”
“Tôi không thể hạnh phúc nếu mọi thứ không diên ra theo ý muốn của tôi.”
“Tất cả là lỗi của tôi.”
“Mọi sự đã rồi. Không thể thay đổi được gì nữa cả.”
“Tôi sẽ chỉ nhìn thấy những điều không hay.”
<Những lừa phỉnh trong hôn nhân>
“Tất cả những rắc rối trong hôn nhân là lỗi của vợ/ chồng tôi.”
“Nếu hôn nhân của chúng ta gặp khó khăn, tức chúng ta không phải là hai người dành cho nhau.”
“Người bạn đời của tôi có thể và nên đáp ứng tất cả các nhu cầu tình cảm của tôi.”
“Chồng/vợ tôi nợ tôi.”
“Chồng/vợ tôi phải thay đổi để giống tôi hơn.”
<Sự lừa phỉnh trong cuộc sống>
“Anh có thể có tất cả.”
“Giá trị con người tôi được quyết định bởi những thể hiện của tôi.”
“Đáng lẽ ra cuộc sống của mình phải suôn sẻ hơn mới phải.”
“Anh không phải chờ đợi để có được những gì anh muốn.”
“Con người cơ bản là tốt đẹp.”
Bước đầu tiên trong quá trình hàn gắn là nhận ra rằng những lời lừa phỉnh này đã làm ô nhiêm nhận thức của chúng ta.
HÀN GẮN CẢM XÚC
Các cảm xúc tiêu cực là do tiếp nhận
Người ta cho rằng trong con người có hơn 50 loại cảm xúc tiêu cực khác nhau, Thông thường, mọi người cảm nhận được các cảm xúc tiêu cực như: giận dữ, nghi ngờ, sợ hãi, tội lỗi, bực mình và ghen tuông, Những cảm xúc tiêu cực này có thể gây hại cho sức khỏe và làm tổn hại đến các mối quan hệ của chúng ta, vậy tại sao chúng ta lại duy trì chúng? Đó là bởi vì trong quá trình trưởng thành, chúng ta đã tiếp nhận chúng thông qua việc bắt chước, thực hành, rèn luyện và củng cố, May thay, bởi vì những cảm xúc này được tiếp nhận chứ không phải bẩm sinh, nên ta hoàn toàn có thể loại bỏ chúng.
Có thể bạn đã đoán biết rằng nơi đầu tiên mà chúng ta tiếp nhận những cảm xúc tiêu cực chính là ở nhà, Một khi đã tiếp nhận những cảm xúc này từ thuở bé, chúng ta khó lòng thoát khỏi chúng, Chúng ta có thể tự nhủ: “Tôi sinh ra vốn đã như thế” để tránh né vấn đề, Theo Brian Tracy, những cảm xúc này xuất phát từ hai trải nghiệm khác nhau trong thời thơ ấu của chúng ta.
Thứ nhất, chúng xuất phát từ những chỉ trích mang tính hủy hoại. Nếu một đứa trẻ lớn lên với tiếng nói văng vẳng bên tai rằng nó không có năng lực và không được tôn trọng, nó sẽ tiếp nhận những chỉ trích này như một sự thật khách quan không chút nghi ngờ. Hầu hết trẻ con không có khả năng đặt nghi vấn đối với những gì cha mẹ nói với chúng. Những nhận định này chắc chắn sẽ ăn sâu vào tiềm thức và từ đó ảnh hưởng đến hành vi của đứa bé.
Sở dĩ các bậc cha mẹ thiếu cân nhắc trong việc khiển trách con cái bởi vì họ nóng lòng muốn đưa con mình vào khuôn phép. Nhưng nếu không cẩn thận, sự chỉ trích có thể phản tác dụng đối với đứa trẻ khi nó lớn lên. Những đứa trẻ thường xuyên bị chỉ trích gay gắt trong quá trình trưởng thành thì khi lớn lên, chúng sẽ tự chỉ trích bản thân theo cùng một cách như thế. Chúng sẽ tự hạ thấp bản thân, diên giải cuộc sống của mình một cách tiêu cực và thậm chí không biết tự khen ngợi bản thân khi chúng đạt được thành tích. Nếu các bậc phụ huynh muốn điều chỉnh những cách cư xử “không tốt”, họ nên làm điều đó một cách tích cực. Thay vì bảo rằng: “Con đang làm sai đấy”, bạn có thể nói: “Nếu con thử làm cách này, con sẽ có nhiều tiến bộ.”
Cảm giác tiêu cực cũng có thể xuất phát từ sự thiếu thốn tình yêu thương. Quả là bi kịch và thiệt thòi cho một đứa trẻ nếu nó không nhận được tình yêu thương từ cha mẹ, hoặc thậm chí từ một trong hai người.
Những đứa trẻ không nhận được tình yêu thương thường lớn lên với những tổn thương về mặt tình cảm, chúng trở thành người dê xúc động, nhẫn tâm, hoặc bị rối loạn tính cách nghiêm trọng.
Các cảm xúc tiêu cực là gốc rê của hầu hết những thất bại của ta. Chúng ta nhất thiết phải thoát khỏi chúng nếu muốn đạt được thành công.
Ứng dụng các nguyên tắc tâm lý
Phương pháp đầu tiên để chữa trị các cảm xúc tiêu cực là hãy nhận lấy trách nhiệm. Để kiểm soát tâm trí của mình, bạn phải nhận ra rằng bạn có thể kiểm soát hoàn cảnh. Bất cứ khi nào thấy mình đang ở trong tình cảnh khó khăn, bất tiện, hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn đang nắm quyền kiểm soát. Hãy hít một hơi sâu, bình tĩnh lại, rồi bạn sẽ có thể suy nghĩ hợp lý và khách quan hơn. Nhận lấy trách nhiệm tức là tự mình lo liệu cuộc đời mình. Nó giúp bạn hướng đến tương lai và giải quyết các vấn đề. Thái độ giận dữ, hằn học, chỉ trích người khác sẽ không giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Phương pháp thứ hai bạn có thể sử dụng để giúp bản thân thoát khỏi sự kìm hãm của những cảm xúc tiêu cực là “nguyên tắc thay thế”. Nghĩa là bạn hãy thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực. Càng tập trung vào thế mạnh của mình thay vì điểm yếu, bạn sẽ càng trở nên tự tin.
Bất cứ khi nào bạn nhận thấy mình đang bị các cảm xúc tiêu cực lấn át, hãy nắm quyền kiểm soát hoàn cảnh bằng hai phương pháp này, Bạn sẽ sớm nhận thấy rằng thậm chí những vết thương sâu nhất cũng có thể được chữa lành.
Giải tỏa cơn giận
Đôi khi, các biện pháp tâm lý nhằm hàn gắn tổn thương về mặt tình cảm không tỏ ra hiệu quả lắm, Thông qua các cuộc nghiên cứu, Bác sĩ Hans Seyle, cha đẻ của thuật ngữ “stress” (“chứng căng thẳng”), đã phát hiện thấy sự tiếp xúc về thể chất thực sự có thể làm giảm cảm giác lo lắng.
Seyle đã xác định bốn cách để giải tỏa cơn giận bằng cách tác động lên cơ thể của chúng ta: đánh (dùng tay), đá (dùng chân), cắn (dùng răng) và la lớn (dùng giọng), Các môn thể thao đòi hỏi những hành động như vậy, chẳng hạn quần vợt, golf, bóng chày, bóng chuyền và bóng đá, có thể giúp giải tỏa căng thẳng về mặt tình cảm và thể chất.
Có những lúc chúng ta cảm thấy muốn nhai ngấu nghiến một thứ gì đấy, đó có thể là dấu hiệu cho thấy ta đang lo lắng hoặc thất vọng, Những lúc như thế, bạn nên ăn những loại thức ăn dai đòi hỏi quai hàm phải hoạt động nhiều.
La hét cũng là một cách giải tỏa cơn giận. Nếu bạn thấy tuyệt vọng hoặc thấy mình tầm thường, hãy la hét, nó có thể giúp bạn giải tỏa sự căng thẳng trong lồng ngực.
Đánh, đá, cắn và la hét đều là những phản ứng tự nhiên đối với các cảm xúc tiêu cực. Sau khi giải tỏa những cảm xúc tiêu cực này, trong người chúng ta chỉ còn lại những cảm giác tốt đẹp. Đương nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài. Đấm đá và la hét không thể giúp bạn giành thắng lợi trên chiến trường cảm xúc. Bạn phải quyết tâm xây dựng những thói quen tinh thần khỏe mạnh để chữa trị thành công các vết thương cảm xúc. Tuy nhiên, những phương pháp giải tỏa về mặt thể chất này cũng có thể rất hữu ích.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Trên hành trình tiến đến thành công, bạn có thể bị tổn thương. Những vết thương tình cảm có thể ràng buộc bạn với quá khứ và khiến bạn trở thành người tin vào thuyết định mệnh và thuyết chủ bại. Bạn phải chữa trị những vết thương này để giải phóng bản thân khỏi tâm lý tiêu cực và khám phá một tương lai mới đầy hy vọng.
Tôi có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ xóa bỏ những niêm tin sai trái của mình. Tôi sẽ nâng cao năng lực với lòng tự tin.
2. Tôi sẽ chịu trách nhiệm đối với các cảm giác tiêu cực. Đây sẽ là khởi đầu cho quá trình hàn gắn.
3. Tôi sẽ biến mọi nỗi buồn hoặc cơn giận trong người mình thành niêm hạnh phúc và sự lạc quan. Tôi sẽ dùng nguồn năng lượng này để hoàn thiện bản thân.
Vết sẹo cầm tù con voi
Voi là loài thú to lớn nhất hiện còn sống trên trái đất. Chúng là loài động vật thông minh, nhạy cảm, nổi tiếng với trí nhớ tốt và có quan hệ bầy đàn bền chặt.
Ở những nước như Ân Độ và Thái Lan, người huấn luyện nhử con voi con ra khỏi môi trường hoang dã và nhốt chúng vào lồng. Họ buộc một sợi xích lớn vào chân con voi và cột nó vào một thân cây to. Con voi con dùng hết sức lực để thoát khỏi sợi xích, nhưng chẳng ăn thua. Sau nhiều nỗ lực thoát khỏi sợi xích, con voi nhận ra nó không thể thoát được.
Người huấn luyện làm thế để con voi không bao giờ rời khỏi khu vực quanh gốc cây. Con voi thích nghi bằng cách dần dần từ bỏ nỗ lực giành lại tự do. Khi đã hoàn toàn trưởng thành, chúng sẽ không cố gắng đi xa hơn chiều dài của sợi xích ban đầu, thậm chí khi người ta chỉ cột chúng vào cái cây bé tí. với sợi dây mỏng manh.
Cũng giống như những hành vi mang tính bản năng của con voi, nhiều người đã quen với sự giới hạn mà họ tiếp nhận qua năm tháng. Dù không muốn rời bỏ khu vực an nhàn của mình, chúng ta vẫn phải thử một lần. Liệu bạn có muốn sống như con voi bị xiềng xích thay vì thoát thân và hưởng thụ tự do?