DÁM THA THỨ
Nạn nhân của sự bất công
Khoảng hai mươi năm trước, tôi nghe nói nguyên chủ tịch một công ty Hàn Quốc, “Liên minh X”, bị rối loạn thần kinh bởi nhiều năm trời sống trong giận dữ, oán hờn và tôi bắt đầu suy nghĩ về cuộc đời của người đàn ông này.
Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Chun Doo-Hwan, bộ máy chính trị đã khiến cho Liên minh X hoàn toàn bị chia rẽ. Chủ tịch Liên minh X đã đến trê một bữa tiệc tối và việc này bị xem là hành động khiêu khích đối với Thủ tướng Chun Doo-Hwan. Thủ tướng Chun Doo-Hwan giận dữ đến nỗi ông đã phái đoàn thanh tra tới Liên minh X và tịch thu tòa nhà văn phòng của họ. Quá quẫn trí vì mất đi tòa nhà, chủ tịch Liên minh X ngã bệnh ngay lập tức.
Câu chuyện này khiến tôi suy nghĩ. Mất một tòa nhà quả thật rất đáng thất vọng, nhưng phải chăng đánh mất hạnh phúc của bản thân vì sự việc như thế còn tệ hại hơn? Mất đi một tòa nhà chỉ là tạm thời, nhưng đánh mất động lực trong cuộc sống vì sự việc ấy mới là mất mát thực sự lớn lao. Tôi tự hỏi nếu mình rơi vào tình cảnh như thế, mình sẽ làm gì? Nói một cách lạc quan, tôi sẽ mất vài ngày giận dữ, nhưng sau đó sẽ nhắc nhở bản thân rằng mình có thể hồi phục. Việc ấy chẳng đáng để tôi phải đánh mất cả đời mình.
Chủ đề của chương này là hàn gắn các mối quan hệ. Chúng ta sẽ xem xét cách hàn gắn các mối quan hệ với người khác, khởi đầu bằng gốc rê của hàn gắn: sự tha thứ.
Sợi chỉ nhỏ
Một ngày nọ, trong khu chợ đông đúc, một người nông dân trung niên nhìn thấy sợi chỉ nhỏ trên mặt đất. Không suy nghĩ, anh nhặt nó lên và bỏ vào túi. Cũng vào thời điểm ấy, một người đàn ông khác ở trong chợ vô tình đánh mất chiếc ví tiền. Vì có người đã nhìn thấy người nông dân nọ bỏ cái gì đấy vào túi nên anh bị buộc tội đánh cắp chiếc ví tiền. Cảnh sát nhanh chóng tới nơi và giải người nông dân đi. Tuy nhiên, một lát sau, chiếc ví được tìm thấy và người nông dân được thả.
Người nông dân cảm thấy bị xúc phạm và than phiền rằng mình bị đối xử bất công, anh thậm chí còn nổi giận với người đã buộc tội mình. Người nông dân không thể bỏ qua sự việc ấy và liên tục tự than thân trách phận, bỏ bê công việc và quên cả gia đình. Sợi chỉ nhỏ đã hủy hoại anh và khiến anh chết dần chết mòn trong giận dữ.
Lẽ ra người nông dân ấy có thể chấp nhận sự việc như đúng bản chất của nó - một sự hiểu lầm, và tiếp tục sống. Nếu như anh ta có thể tha thứ cho người đã buộc tội mình thì có lẽ anh ta có thể sống thanh thản hơn nhiều. Nhưng cơn giận liên miên và thái độ tự thán đã thể hiện những tác động mà các nghiên cứu y khoa đã chứng minh là có thể: chúng đã dần dần giết chết anh.
Người ta thường bảo rằng nên tha thứ cho người đã làm ta tổn thương, nhưng thật ra lòng vị tha còn tốt cho bản thân ta. Tha thứ giải phóng chúng ta khỏi sự oán hờn và giận dữ sôi sục bên trong. Chúng ta phải thực hành tha thứ trong đời sống của mình, dù chỉ nhằm mục đích duy trì sức khỏe tốt.
Chuyện về Franz Liszt
Nhạc công nổi tiếng thế giới Franz Liszt một lần nọ đến thăm một thị trấn. Khi đang đứng trong tiền sảnh khách sạn, ông để ý thấy tấm áp phích quảng cáo buổi biểu diên của một nhạc công địa phương. Tấm áp phích ghi rằng người nhạc công này chính là một trong những học trò giỏi nhất của Liszt. Nhưng dù cố gắng đến mấy, Liszt cũng không sao nhớ nổi mình đã từng dạy người này. Sau khi nghe tin người nhạc công vĩ đại đang ở trong thị trấn, người nghệ sĩ vô danh kia thu hết can đảm đến gặp Liszt để xin ông thứ lỗi.
“Hoàn cảnh gia đình tôi đang rất khó khăn. Thu nhập của tôi không đủ để trang trải qua ngày. Tôi biết mình không có tài năng, nhưng tôi nghĩ mình có thể thu hút khán giả nếu nhận mình là học trò của ngài. Tôi biết như vậy là rất không phải với ngài. Tôi sẽ lập tức hủy bỏ buổi biểu diên. Xin ngài hãy tha thứ cho tôi.”
Sau khi nghe lời xin lỗi của người nhạc công, Liszt yêu cầu anh ta chơi piano cho ông nghe. Sau đó, ông góp ý cho anh chỉnh lại một số lỗi, rồi bảo: “Giờ anh đã là học trò của tôi rồi đấy. Hãy bảo với mọi người là thầy của anh sẽ có mặt ở buổi biểu diên với tư cách khách mời. Nhưng quả thực anh đã sai khi nói dối mọi người”.
Người nhạc công nghèo cảm thấy thực sự ăn năn về hành động sai trái của mình và tìm đến Liszt để xin được tha thứ, Thái độ hối lỗi chân thành đã giúp anh nhận được sự cảm thông của Liszt, Đồng thời, lòng khoan dung của Liszt đã giúp cả hai biến một tình huống tiêu cực thành một trải nghiệm tích cực.
DÙ THẾ NÀO ĐI NỮA
Cho đi và từ bỏ
Từ “pardon” (“tha thứ”) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ chữ “perdonare” trong tiếng La-tinh, có nghĩa là “cho đi hoàn toàn, không giữ lại”, Tổ tiên của người Anh là những người Đức đã du nhập từ này và chuyển nghĩa thành: “ban phát hoàn toàn”, Vì vậy, tha thứ có nghĩa là thực sự cho đi không điều kiện, Chúng ta phải sán lòng ban phát sự ân xá (thậm chí cho những kẻ không xứng đáng) mà không mong đợi bất cứ sự đáp trả nào, Khi chúng ta tha thứ vô điều kiện, chúng ta đã thực sự thấu hiểu nghệ thuật hòa giải.
HÀN GẮN CÁC MỐI QUAN HỆ
Tại sao phải tha thứ?
Có ba nguyên nhân giải thích tại sao nên tha thứ.
Thứ nhất, khi bạn không thể tha thứ, cơn giận dữ của bạn sẽ trở nên độc hại, Đã có rất nhiều người chết dần chết mòn vì để cho sự giận dữ tích tụ lâu ngày trong người. Đôi khi, lòng căm ghét cực độ có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư. Liều thuốc hiệu quả duy nhất để giải chất độc của lòng căm ghét chính là sự tha thứ.
Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Middelmann thuộc Đại học Harvard, những người dê nóng giận có nguy cơ đau tim cao gấp hai lần người bình thường. Nhiều cuộc thí nghiệm khác nhau đã cho thấy sự căm giận sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống nói chung.
Thứ hai, bạn phải tha thứ để được tự do. Từ Hy Lạp cổ của “tha thứ” có nghĩa là “tự giải thoát bản thân; đi thật xa”. Tha thứ tức là đạt được tự do, thoát khỏi oán giận. Thù hận chỉ ràng buộc chúng ta với quá khứ và ngăn những vết thương lành lại.
Một người Do Thái di cư đến Hoa Kỳ đã từng thừa nhận: “Trước khi đến Hoa Kỳ, tôi đã tha thứ cho Adolf Hitler. Tôi không muốn mình bị ràng buộc với Hitler ở một đất nước mới”. Người đầu tiên được chữa lành chính là người dám tha thứ.
Thứ ba, tha thứ thúc đẩy sự hòa thuận. Thánh Paul, một tông đồ của Chúa Jesus, đã khuyên: “Hãy chúc phúc cho những người ngược đãi các anh em, hãy chúc phúc và đừng nguyền rủa họ” (Sách Romans, chương 12: dòng 14). Nếu không tha thứ, ta sẽ gánh chịu cả hai gánh nặng: gánh nặng của người xúc phạm và gánh nặng của người bị xúc phạm. Chỉ có sự tha thứ mới có thể giải thoát cả hai khỏi nỗi ưu phiên.
Cái đẹp trong sự tha thứ
Khi một người được tha thứ, họ được giải thoát khỏi cảm giác tội lỗi và cam kết tránh lặp lại sai lầm ấy. Mahatma Gandhi đã trải nghiệm sự tha thứ từ khi còn rất bé.
Năm Gandhi mười hai tuổi, ông đánh cắp một đồng xu. Năm mười lăm tuổi, ông đánh cắp một miếng vàng trên sợi dây chuyên của em trai mình. Sau một thời gian tự dằn vặt, ông quyết định thú nhận với cha. Ong rất sợ, nhưng không phải sợ đòn roi của cha. Thực ra ông sợ nhìn thấy cha đau lòng trước hành động sai trái của đứa con trai. Tuy nhiên, ông vẫn phải thú nhận để thoát khỏi tội lỗi.
Gandhi đã cầu nguyện và thu hết can đảm viết một lá thư xưng tội. Cuối thư, ông cầu mong cha đừng giận và xin chịu hình phạt thích đáng. Đang nằm trên giường bệnh, thấy con trai mang thư đến, cha của Gandhi lẳng lặng ngồi dậy đọc, rồi nước mắt ông ướt đẫm cả tờ giấy. Sau đấy, ông xé bỏ lá thư. Gandhi cũng bật khóc. Ong biết mình đã được tha thứ và nhớ mãi những giọt nước mắt của cha cho đến tận lúc trưởng thành và trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Hãy luôn tha thứ. Sự tha thứ là liêu thuốc giúp hàn gắn các mối quan hệ với người khác. Sự hòa giải không chỉ mang đến lợi ích cho người phạm sai lầm, mà còn cho nạn nhân của sai lầm ấy. Nó giải thoát bạn khỏi mọi cơn giận và giúp bạn tiếp tục tiến lên, trút bỏ gánh nặng của quá khứ.
*Tôi có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ đặt mình vào vi trí của người khác và cố gắng hiểu cách cư xử của họ. Tôi sẽ tha thứ vô điêu kiện.
2. Tôi sẽ cầu xin tha thứ bất cứ khi nào đối xử không phải với ai đấy. Báng cách đó, tôi đang tự chữa tri cho bản thân.
3. Tôi sẽ không phán xét người khác. Không ai hoàn hảo cả. Lỗi lầm thường bắt nguồn từ đinh kiến.
Sức mạnh của sự tha thứ
Lần đầu tiên tôi xem bộ phím Ben-Hur là cách đây nhiều năm, nhưng một cảnh trong phim vẫn còn lưu lại rõ ràng trong tâm trí tôi.
Judah Ben-Hur tự hủy hoại mình bởi lòng căm ghét và thù hận sau khi bị một người bạn cũ chơi xấu. Vì nảy sinh bất đồng về chính trị, người bạn thời thơ ấu này đã lợi dụng địa vị của anh ta để cầm tù mẹ và chị của Judah, đồng thời kết án Judah phải đi nô lệ khổ sai. Trong vòng vài năm, Judah đã tự giải thoát mình khỏi cuộc sống nô lệ, nhưng khi trở về Jerusalem, anh phát hiện mẹ và chị của mình đã bị bệnh phong tàn phá cơ thể. Judah đã gục ngã. Trong lòng sôi sục lửa căm thù, anh đi khắp thành phố một cách vô định. Trong khi đi lang thang như thế, anh nhìn thấy Chúa Jesus đang bị đóng đinh trên thập giá mà vẫn cầu nguyện: "Lạy Cha, xin hãy tha thứ cho họ. Họ không ý thức được những gì họ đang làm".
Judah vô cùng kinh ngạc, không hiểu sao con người kỳ lạ này lại cầu nguyện cho những tên lính đã đóng đinh vào chân tay mình. Quá cảm động trước tình yêu thương và lòng nhân từ của Chúa Jesus>, anh không còn cảm thấy giận dữ nữa. Mẹ và chị của Judah cũng khỏi bệnh một cách kỳ diệu và từ đó, Judah sống cuộc đời tự do, không bị đè nặng bởi quá khứ.
Mặc dù Ben-Hur chỉ là một bộ phím hư cấu của Hollywood, nhưng nó đã minh chứng được ví đẹp và sức mạnh hàn gắn của sự tha thứ. Hành động giản đơn của lòng khoan dung sẽ giúp ta chữa lành những vết thương lòng, khôi phục niềm tin và ý chí.