Thời gian dành cho bản thân
Tôi vẫn còn nhớ mình đã gạt nước mắt trong lễ tang của một người bạn thân. Anh là một sĩ quan cảnh sát, sống sôi nổi và thường đi công tác nước ngoài. Một đêm nọ, tôi nhận được một cuộc điện thoại yêu cầu tôi đến phòng cấp cứu. Bạn tôi đã bị đột quỵ. Sau khi tiến hành ban Bí tích xức dầu cho bệnh nhân* vào lúc bốn giờ sáng và vê nhà, tôi nhận được tin anh đã qua đời. Quả là một bi kịch khi người đàn ông được xem là tấm gương mẫu mực trong công việc cũng như nhân cách sống lại qua đời đột ngột như thế.
Hàn Quốc là nước đứng đầu thế giới vê tỷ lệ đàn ông trung niên tử vong do làm việc quá sức. Đây cũng là tình trạng phổ biến ở nhiêu quốc gia khác trên thế giới. Làm việc chăm chỉ thì rất đáng tự hào, nhưng có một ranh giới mong manh giữa sự cần cù và cố gắng quá sức. Việc dành thời gian để chăm sóc bản thân là rất quan trọng.
(*) Bí tích xức dầu cho bệnh nhân: Bí tích Chúa Jesus đã lập để nâng đố bệnh nhân về phần hồn và phần xác. Linh mục lấy dầu Thánh, xức trên trán và hai tay của bệnh nhân và đọc lời nguyện.
Tại sao phải nghỉ ngơi?
Nghỉ ngơi là phần thiết yếu của cuộc sống chúng ta. Nghỉ ngơi giúp xua tan mệt nhọc, đem lại sức sống mới cho cơ thể và tâm trí bạn. Chúng ta cần kết hợp hài hòa giữa các hoạt động và giấc ngủ trong cuộc sống hàng ngày. Cha Thomas Keating đã từng nói: “Mảnh đất tâm hồn của chúng ta giống như tầng đất cát vậy; không dễ dàng mà sạch bóng cỏ dại. Chúng ta cần nghỉ ngơi đủ về thể chất lẫn tinh thần để cơ thể chúng ta có thể hồi phục, nhờ đó có thể dẹp bỏ tất cả những vật chất có hại, làm cản trở dòng chảy tự do của hồng ân”.
CHẤN CHỈNH BẢN NGÃ
Ba nhân tố về khái niệm bản ngã
“Khái niệm bản ngã” chỉ sự thấu hiểu về bản thân một người trong tất cả các khía cạnh khác nhau. Hình ảnh của chúng ta ngày hôm nay được định nghĩa bởi cách chúng ta kiến tạo “niềm tin về bản thân” của mình. Hệ thống niềm tin ảnh hưởng đến thái độ, sự kỳ vọng và thành tựu của chúng ta.
Khái niệm bản ngã bao gồm ba nhân tố chính. Nhân tố đầu tiên là “lý tưởng vê bản ngã”. Lý tưởng vê bản ngã là suy nghĩ của bạn vê bản ngã hoàn hảo của mình. Sẽ rất hữu ích nếu bạn có một lý tưởng vê bản ngã rõ ràng và liên tục phấn đấu hướng đến lý tưởng ấy.
Nhân tố thứ hai chính là “hình tượng vê bản thân”. Hình tượng vê bản thân cũng có thể được gọi là “chiếc gương soi trong nội tâm” bởi vì đó là cách chúng ta nhìn nhận vê bản chất hiện tại của mình. Dịch chuyển hình tượng vê bản thân ngày càng gần với lý tưởng vê bản ngã là rất quan trọng. Nếu tin tưởng rằng mình đang tiến bộ và hoàn thiện bản thân mỗi ngày, chúng ta sẽ nhìn thấy sự thay đổi được phản ánh trong cuộc sống của mình.
Nhân tố cuối cùng là “lòng tự trọng”. Lòng tự trọng chỉ những giá trị bản thân mà chúng ta cho rằng mình đang có, hoặc còn gọi là năng lực bản thân. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, phải giữ vững lòng tin và trân trọng chính mình. Đây không phải là sự kiêu ngạo, mà là sự bảo vệ chống lại việc hạ thấp và chống đối bản thân.
Càng yêu thương và tôn trọng bản thân mình, bạn sẽ càng đạt được nhiêu thành công trong cuộc sống. Bạn sẽ tự tin hơn vào khả năng của mình và trở nên năng nổ, sáng tạo hơn. Để chấn chỉnh bản ngã, bạn phải bắt đầu bằng việc yêu thương và tôn trọng con người thực của mình và con người mà mình muốn trở thành.
Chữa trị phức cảm tự ti
Thống kê cho thấy 95% dân số thế giới đang mắc chứng phức cảm tự ti, nghĩa là người ta đang để những ý nghĩ tiêu cực ngăn cản mình có một cuộc sống hạnh phúc và thành công, Nhưng sự thật là tất cả chúng ta đều bình đẳng với nhau, Tất cả chúng ta đều là những cá nhân độc đáo, không thể so sánh với bất kỳ ai khác, Đối thủ cạnh tranh duy nhất của chúng ta chính là sự thiếu tự tin vào khả năng của chính mình.
Câu chuyện về Zacchaeus trong Kinh thánh là một ví dụ về những tác động tai hại của phức cảm tự ti, Zacchaeus là người thu thuế chính cho chính phủ La Mã ở Jericho, Ong tích cóp được tài sản đồ sộ, nhưng cũng bị các đồng bào Do Thái của mình vô cùng căm ghét bởi vì họ coi ông là kẻ phản bội, Vào thời đó, người thu thuế bị coi là kẻ dối trá và bị khinh miệt ra mặt, Dù giàu có, Zacchaeus vẫn không nguôi cảm giác trống trải trong lòng.
Một ngày nọ, Chúa Jesus đi ngang qua thị trấn nơi Zacchaeus sống, Người thu thuế cố gắng tiếp cận Chúa, nhưng ông lại khá thấp nên tầm nhìn của ông bị đám đông che khuất, Ong bèn trèo lên một cây ngô đồng để có tầm nhìn tốt hơn, nhưng Chúa Jesus nhìn thấy ông và bảo: “Zacchaeus, hãy xuống đây nhanh lên, vì hôm nay ta phải đến ở nhà anh”, (Phúc âm Luke, chương 19 : dòng 5).
Đám đông ngạc nhiên khi thấy Chúa Jesus giao thiệp với kẻ thu thuế khét tiếng xấu xa này, còn Zacchaues vô cùng cảm động trước hành động nhân từ của Chúa. Ong đáp lời Chúa với thái độ biết ơn: “Lạy Chúa, nửa gia tài của con, con nguyện đem cho người nghèo và nếu con đã bóc lột bất cứ thứ gì của bất cứ ai, con xin được đền lại gấp bốn lần”. (Phúc âm Luke, chương 19 : dòng 8).
Zacchaeus đã luôn đau khổ vì phức cảm tự ti. Ong đổ lỗi cho tổ tiên vì chiều cao khiêm tốn của mình và tin rằng mình có dòng máu xấu xa chảy trong người. Tuy nhiên, cũng giống như tất cả những người Do Thái khác, ông là con cháu của Abraham, nghĩa là ông cũng nên được chúc phúc. Chúa Jesus đã chữa lành những tổn thương về tình cảm của Zacchaeus khi Người tuyên bố: “Ngày hôm nay, sự cứu rỗi đã đến trong căn nhà này bởi vì người này cũng là con cháu của Abraham”. (Phúc âm Luke, chương 19 : dòng 9 đến 10)
Zacchaeus thấp bé, bị cộng đồng ghét bỏ và coi thường. Nhưng chỉ cần một người xa lạ nhân đức thừa nhận giá trị của ông, ông đã vượt qua phức cảm tự ti và bắt đầu sống chân thành, hòa hợp với mọi người.
Xóa bỏ cảm giác tội lỗi
Cảm giác tội lỗi là bạn đồng hành của lương tâm. Chính lương tâm khơi gợi cảm giác tội lỗi khi chúng ta làm trái những lề luật mà mình được dạy dỗ. Cảm giác tội lỗi đúng mức là bình thường bởi vì nó giúp ta nhận thức những việc làm sai trái của mình, nhưng chúng ta phải chủ động chữa trị cảm giác tội lỗi trước khi nó tạo ra vết sẹo vĩnh viên trong việc đánh giá giá trị bản thân của ta.
Cả Judas và Peter cùng phản bội thầy của họ là Chúa Jesus, nhưng vê sau Peter trở thành người sáng lập Giáo hội Công giáo, trong khi Judas lại treo cổ tự tử. Sự khác biệt giữa hai người này là gì?
Judas không có khả năng tha thứ cho bản thân vì tội đã bán đứng Chúa và dần dần tự hủy hoại mình. Ngược lại, sau nhiêu năm hối cải, Peter đã tha thứ cho bản thân và giữ vững niêm tin của mình cho đến hết đời, ngay cả khi bị hành hạ tàn nhẫn. Khi bị tuyên án tử hình, ông đã nói: “Tôi đã phản bội thầy tôi, vì vậy tôi đáng bị treo trên thập giá”, và ông đã chết thật cao thượng.
Cả hai người đều ăn năn về tội lỗi của mình, nhưng một người không thể tha thứ cho bản thân, Đó chính là sự khác biệt giữa Judas - người chết trong đau khổ, và Peter - người đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Sửa chữa thất bại
Dù ta đã nỗ lực hết mình, nhưng thất bại là điều không thể tránh khỏi, vì không phải lúc nào ta cũng có những lựa chọn đúng đắn, Bạn đừng bao giờ gục ngã trước những lỗi lầm hay thất bại trong quá khứ, Thay vào đấy, hãy tập trung vào những việc bạn có thể làm vào lúc này và sử dụng nguồn động lực ấy để lên kế hoạch tốt hơn cho tương lai, Đừng hối tiếc, mà hãy tìm cách hoàn thiện mình hơn nữa, Rất khó có thể tiếp tục hướng đến những điều mới mẻ nếu bạn không ngừng chỉ trích bản thân.
Mỗi người thành công đều có một quá khứ thất bại, Huyền thoại bóng chày Babe Ruth đã ghi được tổng cộng 714 điểm trong các trận lượt về, nhưng anh cũng đánh hụt 1,330 cú bóng trước khi đạt được kết quả như thế.
Đừng cảm thấy tổn thương vì từng thất bại, Hãy chấp nhận thất bại của mình như là một việc tự nhiên, một cơ hội để học hỏi và trưởng thành.
CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN SỰ HÀN GẮN
Tinh thần trách nhiệm
Phương pháp chữa trị hiệu quả nhất cho tất cả các vết thương là tinh thần nhận lãnh trách nhiệm. Brian Tracy đã đồng tình với nhận định này và cho biết chìa khóa của hàn gắn là nhận lãnh trách nhiệm. Hãy xét phương trình sau:
Trách nhiệm = kiểm soát bản thân = tự do = thái độ tích cực
Hãy liên hệ phương trình này với cuộc sống của bạn; bạn sẽ thấy nó quả thật đúng đắn. Thế nên nghịch đảo của phương trình này cũng rất đúng:
Vô trách nhiệm = mất kiểm soát bản thân = bị kìm hãm = thái độ tiêu cực
Đừng để tính vô trách nhiệm điều khiển phần đời còn lại của bạn. Những người có trách nhiệm sống rất lạc quan và tự tin. Người vô trách nhiệm thường bi quan, hoài nghi, có khuynh hướng chủ bại. Họ có thể sống thiếu mục tiêu và có lòng tự trọng thấp. Đó là bởi vì những người có trách nhiệm sống hướng vê tương lai, còn những người vô trách nhiệm luôn giam cầm mình trong quá khứ.
Trốn tránh trách nhiệm thể hiện sự thiếu kiểm soát trong cuộc sống, điêu này dẫn đến thất bại, giận dữ và bất hạnh. Trái lại, nhận lãnh trách nhiệm cho chúng ta tự do điều khiển cuộc sống, giúp ta cảm thấy lạc quan và có chí cầu tiến. Chúng ta hạnh phúc hơn khi chấp nhận trách nhiệm của mình. Đừng đổ lỗi cho những người cư xử không phải với bạn, bởi vì đó là một hình thức trốn tránh trách nhiệm. Hãy chấp nhận sự thật và đưa ra những quyết định có trách nhiệm.
Để đưa ra những quyết định đúng đắn, chúng ta phải chủ động nhận thức tình cảnh của mình. Một phương pháp tôi cho rằng rất hiệu quả là “nguyên tắc thay thế” mà tôi đã đề cập ở chương 13. Bản chất tự nhiên của ý thức là tập trung vào từng việc một, và chúng ta có khả năng lựa chọn suy nghĩ của mình. Hãy từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng các suy nghĩ tích cực.
“Tôi có trách nhiệm”.
Câu phát biểu này rất hiệu quả trong việc chấn chỉnh bản ngã. Khi nói lên những lời này, chúng ta trở nên bình tĩnh, lý trí và nhìn mọi việc một cách rõ ràng hơn.
Hãy là người lạc quan
Nhận thức về bản thân lành mạnh đồng nghĩa với tự tin và lạc quan. Trong hoàn cảnh khó khăn, những người biết nghĩ điều tốt đẹp nhất sẽ không tuyệt vọng bởi vì họ có khả năng xua tan mọi suy nghĩ tiêu cực. Họ nhìn thấy những điều tốt đẹp nhất trong mọi hoàn cảnh và truyên năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh mình.
Bản chất của thái độ tích cực là tinh thần lạc quan. Người lạc quan tin tưởng rằng thế giới đang dẫn họ đến với hạnh phúc và thành công. Những người lạc quan sẽ đạt được những mong muốn của họ bởi vì họ biết phấn đấu và tin tưởng. Hãy nghĩ rằng: “Một điêu gì đấy thật tuyệt vời sẽ đến với tôi hôm nay”, và hãy mong chờ điêu tốt đẹp nhất.
Tìm kiếm ý nghĩa
Có lần Viktor Frankl, nhà tâm lý học nổi tiếng và cha đẻ của liệu pháp ý nghĩa (logotherapy), nhận cuộc điện thoại gọi đến lúc hai giờ sáng. Đầu dây bên kia là giọng một phụ nữ nhỏ nhẹ : “Ong có phải là nhà tâm lý học nổi tiếng Viktor Frankl không?”.
Ong trả lời: “Vâng, tôi đây”.
“Tôi xin lỗi vì đã gọi cho ông muộn thế này, nhưng tôi không thiết sống nữa”, - Người phụ nữ tiếp tục: “Tôi đang cầm trong tay một vốc thuốc ngủ, Tôi sắp chết đây”.
Frankl cố gắng tìm mọi cách thuyết phục người phụ nữ bỏ ý định tự vẫn, Sau một lúc trò chuyện, người phụ nữ bảo cô sẽ nghe lời ông với điều kiện ông chịu gặp cô ngay lập tức, Frankl đồng ý, Trong lúc chờ cô đến, ông vô cùng tò mò vì không biết lời khuyên nào của mình đã khiến người phụ nữ từ bỏ ý định tự vẫn.
Khi đến nơi, người phụ nữ nói với Frankl: “Tôi không nhớ ông đã khuyên bảo tôi những gì, nhưng sự chân thành của ông đã khiến tôi muốn sống, Dù phải nghe điện thoại từ một người phụ nữ xa lạ lúc nửa đêm nhưng ông không hề phiền lòng mà vẫn cố gắng giúp đỡ tôi, Tôi nghĩ nếu có những người như ông ở trên đời này, cuộc đời này quả là đáng sống”.
Khi bạn tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, bất luận nó tầm thường đến mức nào, bạn cũng sẽ có sức mạnh để tiếp tục sống
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Hành trình chấn chỉnh bản ngã bắt đầu khi bạn học cách yêu thương và tôn trọng bản chất của mình và mâu người mà mình muốn trở thành. Bạn phải chiu trách nhiệm đối với cuộc đời mình. Đây là cách duy nhất đé chữa tri những tổn thương trong tâm hồn, đồng thời học cách yêu thương người khác.
Tôi có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ thường xuyên dành thời gian nghỉ ngơi. Khi tinh thần trẻ lại và được thanh lọc, cuộc sống của tôi sẽ đi vào trật tự.
2. Để khôi phục hình tượng bản thân, tôi phải lãnh nhận trách nhiệm. Tôi sẽ nhắc nhở bản thân mình phải có thái độ tích cực khi nhận ra lỗi lầm.
3. Tôi sẽ tìm ra điêu gì đấy có ý nghĩa đé nuôi dưỡng và hy vọng. Tôi sẽ mở rộng tầm hiéu biết của mình.
Tìm trong thinh lặng
Trong thời gian ở thăm thành phố Cologne, nước Đức, Hồng Y Kim Su-hwan đã tìm thấy bài thơ được viết trên tường của một hầm tránh bom:
Dù mặt trời bị mây che khuất, tôi vẫn tin rằng có một mặt trời.
Dù tôi không thể cảm nhận được chót tình yêu nào quanh đây, tôi vẫn tin tưởng ở tình yêu.
Dù Thiên Chúa luôn thinh lặng, tôi vẫn tin rằng Ngài đang ở đây.
Hãy dành chút thời gian nghĩ xem tác giả bài thơ này cảm thấy thế nào khi ông viết nên những dòng thơ này. Hẳn những lời này đã an ủi ông khi ông phải chịu sự ngược đãi của quân phát xít, và thậm chí còn giúp ông vượt qua cơn tuyệt vọng.