Sự khải huyền
Lúc còn học ở Vienna, tôi có cơ hội đến Innsbruck* với vài người bạn. Cả bốn người chúng tôi ngồi cùng một xe. Trên đường về, xe thình lình bị lạc tay lái rồi đâm vào dải phân cách, bay lên không trung và lộn ba vòng trước khi dừng lại. Cảnh tượng ấy giống như một pha mạo hiểm chỉ có trên phim ảnh. Tất cả mọi chuyện diên ra quá nhanh đến nỗi tôi chỉ có đủ thời gian để suy nghĩ về mỗi một điều:
“Nhưng mình vẫn còn nhiều việc phải làm.”
Chiếc xe lúc này đã bị lộn đầu xuống đất. Sau này chúng tôi mới biết nguyên nhân của tai nạn bất ngờ
(*) Innsbruck: Thủ phủ bang Tyrol ở miền Tây nước Áo, ấy là do một lốp xe bị xì hơi. Sau ít phút hoảng loạn, chúng tôi bắt đầu điểm danh từng người, vừa đếm vừa lo sợ điêu xấu nhất xảy ra. Mọi người đêu còn sống. Tôi là người cuối cùng cởi dây an toàn và leo ra khỏi xe bằng đường cửa sổ. Sau khi thoát khỏi chiếc xe, tôi mới có thể quan sát toàn bộ thiệt hại.
Trục vô-lăng đã hoàn toàn bị gãy thành hai mảnh. Phần thân xe không còn nhận ra được nữa, trông nó dúm dó như một tấm thiếc bị vò nát. Chiếc hộp đồ nghê vốn ở trong thùng xe hình như đã bay qua kính chắn gió và văng ra xa. Cả triệu câu hỏi chạy nhanh qua đầu tôi. Sẽ thế nào nếu chúng tôi bị nghiến nát? Sẽ thế nào nếu hộp đồ nghê đâm phải ai đó khi nó bay ra ngoài qua kính chắn gió?
Thậm chí cách bố trí chỗ ngồi cũng góp phần giúp tôi thoát chết trong gang tấc. Một trong những chỗ ngồi ở băng ghế sau không có dây an toàn. Trên đường tới Innsbruck, tôi ngồi ở vị trí ấy. Nhưng ở trạm dừng trên đường vê, tôi chuyển lên phía trước cầm lái để anh sinh viên đang lái nghỉ ngơi một tí ở băng ghế sau. Anh chàng này cứng cáp và khỏe mạnh với cái cổ to chắc như Mike Tyson vậy. Anh đã sống sót nhờ bám chặt vào băng ghế trước ngay khi chiếc xe bắt đầu lộn vòng. Anh bị vỡ xương cổ và phải bó bột một thời gian, nhưng dần dần đã hoàn toàn hồi phục. Nếu chúng tôi không đổi chỗ cho nhau, hẳn tôi đã chết ngay tại chỗ.
Ngày hôm sau, hình ảnh chiếc xe dập nát xuất hiện trên mặt báo với tiêu đề: “Phép màu: Bốn người sống sót”, Tôi vẫn còn giữ bài báo ấy, Mỗi khi cảm thấy lười biếng hoặc mất hứng thú làm việc, tôi đọc lại bài báo và tự nhắc nhở mình rằng mình còn nhiều mục tiêu chưa đạt được, Tôi không muốn rời bỏ thế giới này với suy nghĩ tiếc nuối: Nhưng mình vẫn còn nhiều việc phải làm, Tôi muốn những suy ngẫm cuối cùng của tôi phải là những thành tựu mình đã gặt hái hoặc những ảnh hưởng mình có được với thế giới này.
Có thể một vài sự việc của ngày hôm đó đã cứu sống tôi, Có thể là chiếc dây an toàn, Có thể là thiết kế của chiếc xe, Có thể là tốc độ xe lúc đâm vào dải phân cách, Có thể là thời tiết, thời điểm, hoặc địa điểm, Nhưng đôi khi, tôi tin rằng thật ra chính cái cảm giác về mục đích sống đã cứu sống tôi, Tôi không thể nào ra đi trước khi đạt được các mục tiêu, Mục tiêu trong cuộc sống giúp chúng ta không rơi vào tuyệt vọng hoặc đầu hàng trước khi lâm trận, Nó giúp ta tiếp tục ước mơ và gặt hái thành công, Trong chương này, tôi sẽ thảo luận về tầm quan trọng của việc có một sứ mệnh trong đời.
Câu chuyện về ngôi làng ở Sahara
Có một ngôi làng nhỏ được gọi là “Trái tim của Sahara” ở phía Tây sa mạc Sahara, Mỗi năm, rất nhiều khách du lịch đã tìm đến ốc đảo xinh đẹp này, nhưng trước đây nó không nổi tiếng đến thế, Trước khi một người đàn ông tên là Levin khám phá ra Trái tim của Sahara, ngôi làng này hoàn toàn bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Sa mạc khổng lồ đã bóp nghẹt ốc đảo nhỏ bé này, nuốt chứng tất cả những người cố gắng vượt ra khỏi ranh giới của nó.
Levin đã cố gắng sứ dụng ngôn ngữ cơ thể và một vài từ ông học được dọc đường để hỏi người dân bản địa lý do họ không thể vượt ra khỏi làng. Tất cả đều trả lời: bất kể đi về hướng nào, cuối cùng họ cũng quay lại điểm khởi hành. Levin thấy vô cùng hứng thú với câu chuyện này, ông quyết định tự mình kiểm chứng xem đó có phải là sự thật không. Ong hướng về phía Bắc và thoát khỏi sa mạc trong ba ngày. Vậy tại sao dân làng lại không thể?
Thất vọng, Levin quay lại ngôi làng và thuê một thanh niên địa phương dẫn đường trên chuyến hành trình thứ hai ra khỏi sa mạc. Lần này, sau hai tuần lễ đi bộ suốt ngày đêm, Levin và người dẫn đường quay lại chỗ khởi hành, đúng như lời tiên đoán của dân địa phương. Nhưng cuối cùng, Levin đã phát hiện ra lý do tại sao những người này không thể vượt qua sa mạc. Họ không có kiến thức vê ngôi sao phương bắc.
Levin lại tiếp tục thuê anh thanh niên địa phương kia để thực hiện một chuyến đi khác. Lần này, hai người nghỉ ngơi đầy đủ vào ban ngày, giữ sức để di chuyển vào ban đêm dưới ánh sáng soi đường của ngôi sao phương bắc. Họ đến rìa sa mạc trong ba ngày giống chuyến hành trình đầu tiên của Levin. Kiến thức vê ngôi sao phương bắc đã vĩnh viễn thay đổi số phận của ngôi làng ấy. Người dân trong làng giờ đây có thể đi vê tùy thích, có thể trao đổi hàng hóa và thông tin với những cộng đồng xung quanh. Chàng thanh niên đi cùng Levin sau này đã trở thành người khai hoang của sa mạc Sahara. Một bức tượng đã được dựng lên ở giữa vùng đất mới mà anh khám phá với dòng chữ khắc như sau:
“Một cuộc sống mới bắt đầu khi ta tìm ra phương hướng của mình.”
Tuổi thọ của một người chẳng liên quan đến số vận hay ngày sinh. Chuyến hành trình của cuộc đời bắt đầu vào khoảnh khắc bạn tìm thấy mục tiêu cuối cùng của mình. Những năm tháng trước đó đêu không liên quan và không quan trọng. Tất cả chúng ta đêu cần một ngôi sao phương bắc dẫn đường trên chuyến hành trình của cuộc sống.
KHÁM PHÁ MỤC ĐÍCH SỐNG
Tìm kiếm mục đích
Bạn dê dàng phát biểu: “Tôi sẽ sống có mục đích, Tôi sẽ để mục đích dẫn đường trong cuộc sống”, Nhưng “sống có mục đích” thực sự đòi hỏi điều gì? Thậm chí làm cách nào chúng ta tìm thấy mục đích sống của mình? Chúng ta nên tìm kiếm điều gì trong cuộc sống?
Trong suốt nửa đầu thế kỷ 20, Hội Phân tích tâm lý học Vienna đã tiến hành vài cuộc điều tra về động lực hành xử của con người, Tiền thân của hội này là một nhóm các nhà tâm lý học và học giả danh tiếng, sau đó nhóm chính thức trở thành Hội phân tích tâm lý quốc tế vào năm 1908, Vì vậy, nước Ao được xem là cái nôi của ngành phân tích tâm lý và là nơi sản sinh ba trường phái lý thuyết phân tích tâm lý: trường phái thứ nhất của Sigmund Freud, trường phái thứ hai của Alfred Adler và trường phái thứ ba của Viktor Frankl.
Sigmund Freud - người được xem là cha đẻ của ngành phân tích tâm lý - tán thành ý tưởng rằng con người là loài sinh vật đầu tiên biết tìm kiếm khoái lạc, Đối với Freud, khoái lạc gắn liền với thỏa mãn tình dục, Ong tuyên bố khao khát tình dục là ý nguyện cơ bản của con người và sự kìm hãm khao khát tình dục là nguyên do dẫn đến xáo trộn trong chức năng thần kinh và tâm lý. Chính vì thế, hạnh phúc và sự ổn định chỉ có thể đạt được thông qua thỏa mãn tình dục. Lập luận của Freud dựa trên nguyên lý là con người sống nhằm thỏa mãn những khao khát thể xác. Nói cách khác, nhu cầu thể xác là nhu cầu cơ bản của con người.
Alfred Adler, nhà tâm lý học cùng thời với Freud, đã rời khỏi Hội phân tích tâm lý học Vienna khi quan điểm của ông bất đồng với học thuyết của Freud. Adler đồng ý khao khát tình dục là động lực chính dẫn đến các hành vi của con người, nhưng ông tin rằng loài người có những ý nguyện mạnh mẽ hơn vê quyên lực. Ong đưa ra lý thuyết rằng loài người hòa nhập xã hội, làm việc chăm chỉ và cố gắng đạt địa vị xã hội cao hơn bởi vì trên tất cả, loài người khao khát quyên lực. Vì vậy con người chỉ có thể hạnh phúc khi họ nắm giữ nhiêu quyên lực hơn. Trường phái phân tâm học của Adler ngày nay vẫn còn rất phổ biến khi có nhiêu tổ chức quốc tế và các viện giáo dục không ngừng quảng bá ý tưởng của ông khắp nơi trên thế giới.
Trường phái cuối cùng được sáng lập bởi Viktor Frankl, người mà tôi đã nhắc đến ở chương 1 và chương 15. Frankl là một nạn nhân sống sót từ nạn diệt chủng Do Thái, ông từng trải qua ba năm sống trong các trại tập trung khét tiếng của Đức Quốc Xã như Theresienstadt, Auschwitz và Tủrkheim. Ong đã tiến xa hơn Freud và Adler một bước khi cho biết nhu cầu cơ bản của con người không phải là khoái lạc hay quyền lực, mà là một cuộc sống có ý nghĩa. Khi những tù nhân Do Thái bị tước đoạt mọi quyền hạn và tiện nghi vật chất trong các trại tập trung, họ sống sót bằng cách hướng vào nội tâm và tìm ra ý nghĩa trong cuộc sống. Vì vậy, điều cơ bản mà con người đeo đuổi trong cuộc sống chính là ý nghĩa cuộc sống. Quyền lực và khoái lạc cũng mang đến cảm giác thỏa mãn, nhưng chúng mờ nhạt hơn so với ý nghĩa. Ngay cả khi nguyện vọng về quyền lực và khoái lạc được đáp ứng, chúng ta vẫn cảm thấy trống rỗng và không thỏa mãn nếu thiếu đi ý nghĩa cuộc sống.
Thế nào là một cuộc sống có ý nghĩa? Sống một cuộc sống có ý nghĩa tức là sống theo những nguyên tắc và quy chuẩn đạo đức do bản thân ta thiết lập dựa trên tầm nhìn hoặc mục đích tổng quan của ta về cuộc sống. Chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa trong mọi khía cạnh của đời sống, bao gồm cả những trải nghiệm đau buồn. Y nghĩa sống của mỗi người đều khác nhau, không nhất thiết phải bao gồm Chúa hoặc đời sống tâm linh mang tính quy ước. Y nghĩa cuộc sống chỉ đơn thuần là một mục đích hay một nguyên nhân để tồn tại.
Việc chúng ta có đạt được các tiêu chuẩn bề nổi mà xã hội đặt ra hay không thật ra không quan trọng. Đánh giá của người ngoài về bạn hoặc hoàn cảnh sống của bạn cũng không quan trọng. Khi ý nghĩa cuộc sống chính là đích đến cuối cùng, chi phối mọi hành động, mục tiêu của chúng ta thì lúc này, niềm hạnh phúc trong nội tâm có thể thay thế mọi khoái lạc vật chất.
Giá trị cuối cùng và giá trị chuyển tiếp
Một mục tiêu bao giờ cũng chứa đựng trong nó hoặc là “giá trị cuối cùng”, hoặc là “giá trị chuyển tiếp”, Nếu ẩn trong mục tiêu là giá trị cuối cùng thì mục tiêu đó chính là đích đến, Nói cách khác, nó có giá trị thực và có thể đứng một mình, Nhưng nếu một mục tiêu chỉ có giá trị chuyển tiếp, rõ ràng nó chỉ là một phương tiện để đi đến đích, Nó chỉ có thể được sử dụng như một công cụ để đạt được một mục tiêu khác có giá trị cuối cùng, Ví dụ, nếu hạnh phúc là mục tiêu tối thượng của bạn, thì danh tiếng và tiền tài chỉ là những mục tiêu đáng để đeo đuổi nếu chúng mang lại hạnh phúc cho bạn, Như vậy, hạnh phúc có giá trị cuối cùng, trong khi danh tiếng và tiền tài chỉ có giá trị chuyển tiếp.
Giá trị cuối cùng trong cuộc sống của bạn phụ thuộc vào việc bạn xác định đâu là ý nghĩa thật sự của đời mình, Một khi bạn tìm được ý nghĩa cuộc đời mình, bạn đã đạt được giá trị cuối cùng của cuộc sống, Sự đau khổ và mệt mỏi xuất phát từ sự nhầm lẫn giữa giá trị cuối cùng và giá trị chuyển tiếp, Giả dụ như bạn muốn kiếm thật nhiều tiền, Tiền chỉ có giá trị chuyển tiếp, Sau khi đạt được mục tiêu này, bạn thấy mình chỉ sung sướng một chút thôi, Nhưng nếu bạn dùng tiền làm công cụ để đạt được mục tiêu cuối cùng như bình đẳng và công bằng xã hội, bạn sẽ đạt được cảm giác thỏa mãn mà bạn thật sự khao khát.
Trên thị trường hiện nay có hàng trăm quyển sách hứa hẹn cung cấp những bí quyết để có một cuộc sống viên mãn. Nhưng thay vì hứa hẹn mang đến cho bạn giá trị cuối cùng, thực ra chúng chỉ cung cấp các giá trị chuyển tiếp. Chúng bảo bạn hãy thiết lập tầm nhìn, hướng đến tương lai, tìm thấy thế mạnh, rèn luyện thói quen, sinh hoạt điêu độ hoặc tin tưởng ở bản thân, v.v. Tuy nhiên, chúng chỉ đưa ra các sách lược hữu ích để đạt được mục tiêu chứ không phải là toàn bộ mục đích sống. Chúng không phải là ý nghĩa cuộc sống.
Đương nhiên, cũng có hàng triệu người đạt thành công nhờ làm theo những lời khuyên như thế. Nhưng đó chỉ là những thành công bên ngoài, không phải là thứ thành công nội tâm mà chúng ta khao khát. Đạt được một mục tiêu nào đấy và thỏa mãn được mục đích sống lại là hai chuyện khác nhau.
Những mục tiêu mang giá trị chuyển tiếp thường quyến rũ và lôi cuốn hơn cả, nhưng bạn đừng để mình bị cuốn theo những phù hoa và ảo ảnh ấy. Những mục tiêu này chỉ bổ ích và có lợi khi chúng giúp bạn đạt mục tiêu tối thượng của mình. Hãy đi theo sự dẫn lối của những giá trị cuối cùng. Hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa. Hãy tuân theo mục đích sống của bạn.
SỐNG VỚI SỨ MỆNH
Tính ngược
Masanori Kanda là một thương nhân kiêm diên giả người Nhật. Ong bắt đầu sự nghiệp của mình từ một công ty tư vấn tiếp thị, về sau công ty này đã trở thành doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản trong lĩnh vực ấy. Năm 2005, sau khi chuyển sự quan tâm của mình từ lĩnh vực kinh tế sang lĩnh vực nghệ thuật và giải trí, ông viết kịch bản phim và một số cuốn tiểu thuyết nói về cuộc sống của các triệu phú làm nên sự nghiệp từ tay trắng. Tại một trong những buổi hội thảo của mình, Kanda đã hướng dẫn thính giả sứ dụng các chiến lược sau:
“Hãy tính ngược từ tương lai để quyết định những gì bạn sẽ làm vào hôm nay.”
Lời khuyên này nghe có vẻ bí ẩn, nhưng bạn không cần phải là thầy bói hoặc bà đồng để ứng dụng nó. Điều Kanda muốn nói là có đến 99% người dự đoán tương lai bằng cách nhìn vào hiện tại, trong khi chỉ có 1% người hướng đến tương lai để quyết định họ phải hành động như thế nào ở hiện tại. Nói cách khác, đừng để hiện tại quyết định tương lai của bạn. Hãy để tương lai quyết định hiện tại của bạn. Hãy thiết lập một mục tiêu tối thượng hoặc hình dung con người bạn muốn trở thành rồi từ đó hành động. 1% người biết hoạch định cho tương lai của mình ngay từ hiện tại là những người thành công.
Ưu tiên mục tiêu nhỏ trước
Đâu là lúc chúng ta cảm thấy mình vô dụng và bất tài nhất? Đó là ngay sau khi chúng ta đầu hàng trước một chướng ngại hoặc một khó khăn nào đấy, Nếu chúng ta chấp nhận thất bại và rơi vào nanh vuốt của những ý nghĩ tiêu cực, ta đang đánh một đòn chí tử vào lòng tự trọng của mình, Thay vì cố gắng đạt được mục tiêu tối thượng của mình một cách nhanh chóng, hãy đặt ra những mục tiêu nhỏ trước, Niềm hân hoan khi đạt được những mục tiêu nhỏ có tác dụng tốt cho sức khỏe tinh thần của ta, Đây chính là con đường tắt để lấy lại lòng tự trọng.
Có một vận động viên marathon hầu như luôn về nhất ở mỗi vòng đua, Người ta cho rằng thành công của anh là do tài năng bẩm sinh và họ vô cùng ấn tượng trước chiến thắng liên tục của anh.
Sau một chiến thắng khác của anh, một phóng viên đã hỏi anh về bí quyết thành công trong bộ môn thể thao đòi hỏi nhiều thể lực này: “Các vận động viên marathon phải chạy trên một đoạn đường rất dài, nên hẳn họ dê bị kiệt sức hơn trong bất cứ môn thể thao nào khác, Bí quyết của anh là gì thế? Làm sao anh có thể luôn là người đầu tiên băng qua vạch đích?”.
Anh vận động viên cười to và bảo: “Phương pháp của tôi rất đơn giản, Tôi chia tổng đoạn đường ra thành nhiều chặng, Khi hoàn thành chặng đầu tiên, tôi tự tung hô mình và nhủ: 'Mình đã hoàn tất chặng thứ nhất! Giờ hãy tiếp tục chặng kế!'. Nếu chỉ tập trung nghĩ vê những chặng đường đã vượt qua, tôi không còn cảm thấy quá mệt mỏi. Tôi thường vê đến đích trước khi kịp nhận ra điêu đó”.
Hãy chia mục tiêu lớn của mình thành những mục tiêu nhỏ hơn và bạn sẽ chạm đích trước khi kịp nhận ra. Mỗi khi hoàn tất một giai đoạn trong kế hoạch của mình, bạn sẽ cảm nhận được vinh quang của sự thành đạt. Nhờ vậy, bạn có thể biến một chiến thắng thành nhiêu chiến thắng, một thành công thành hàng triệu thành công khác. Niêm tự hào vê giá trị bản thân sau những thành công nhỏ ấy sẽ là nguồn dưỡng chất tiếp sức bạn trên cuộc hành trình đến với mục tiêu tối thượng.
Hệ thống 5 bước
Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc không phải là giải pháp tạm thời cho các vấn đê trong cuộc sống như những gì các quyển cẩm nang khác cung cấp. Nó không đơn giản, không cục bộ. Nó là một hệ thống cơ bản, chính thức, tập hợp tất cả những thành tố của bản ngã và cách ứng dụng chúng để đeo đuổi ý nghĩa cuộc sống và đạt được hạnh phúc viên mãn.
Nhưng như chúng ta đã thấy ở những phần trước, các mục tiêu nhỏ và mục tiêu chuyển tiếp cũng có giá trị của chúng. Để giúp bạn đạt được những mục tiêu cá nhân này thay vì một mục tiêu toàn diện trong cuộc sống, tôi đã rút gọn những nội dung trong Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc trong các bước sau:
Bước 1: Có mong ước mạnh mẽ
Bạn phải tha thiết mong muốn một điều gì đấy nếu bạn muốn đạt mục tiêu. Mong ước tạo nên động lực và động lực giúp bạn vượt qua bất cứ trở ngại nào. Nguyên tắc này tương ứng với Sắc màu Hạnh phúc thứ ba - “Nuôi dưỡng ước mơ”. Tất cả những gì bạn ước mơ và hy vọng phụ thuộc vào khả năng thiết lập mục tiêu và hành động dựa trên mục tiêu ấy.
Trong hai người có hoàn cảnh và trí tuệ như nhau, người có mục tiêu mạnh mẽ hơn sẽ luôn thể hiện tốt hơn ở mọi công việc. Hãy viết ra tất cả những mục tiêu của bạn và lý do tại sao bạn muốn đạt được chúng. Quá trình này cho phép những suy nghĩ và mong muốn mơ hồ của bạn trở thành những thực thể hiện hữu. Viết các mục tiêu của mình ra giấy giúp bạn đeo đuổi chúng một cách chủ động hơn.
Bước 2: Có niềm tin vững chắc
Nếu không tin tưởng, bạn sẽ không gặt hái được thành công. Câu nói này nghe có vẻ cường điệu, nhưng quả thật sự tự tin và suy nghĩ tích cực sẽ giúp gia tăng đáng kể cơ hội đạt được mục tiêu của bạn. Nguyên tắc này tương ứng với Sắc màu Hạnh phúc thứ tư - “Tin vào thành công”, Niềm tin dẫn đến hành động thể chất tương ứng với nó, Và dần dần, một niềm tin mạnh mẽ sẽ tự nó trở thành sự thật.
Sắc màu Hạnh phúc thứ nhất - “Tư duy tích cực” cũng thể hiện ở điểm này, Khi bạn lạc quan và có niềm hy vọng, khi bạn thực sự tin tưởng mình có thể vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục tiêu, bạn nhất định sẽ thành công.
Bước 3: Sử dụng ngôn ngữ thành đạt
Khi đã có niềm tin vững chắc ở bản thân, bạn cần thể hiện sự tự tin này thông qua “ngôn ngữ thành đạt”, Ngôn ngữ tích cực thôi thúc bạn tiến đến mục tiêu, Nguyên tắc này tương ứng với Sắc màu Hạnh phúc thứ năm - “Trau dồi ngôn ngữ”, Chúng ta biết rõ rằng những lời khen ngợi và động viên sẽ giúp cải thiện tâm trạng, trong khi những lời nói tiêu cực gây hủy hoại năng suất làm việc của ta, Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ sử dụng những ngôn từ tích cực cho mọi người xung quanh mình.
Bước 4: Sử dụng các thói quen thành đạt
Sau khi hoàn tất các bước từ 1 đến 3, đã đến lúc bạn biến suy nghĩ và lời nói thành hành động, Bạn nên tập cho mình những “thói quen thành đạt”, Nguyên tắc này tương ứng với Sắc màu Hạnh phúc thứ sáu - “Rèn luyện thói quen”, Có rất nhiều thói quen thành đạt được cung cấp trong quyển sách này, sau đây là một vài thói quen hữu dụng mà tôi muốn lặp lại.
Thứ nhất, bạn cần tập thói quen tập hợp thông tin. Hãy tạo một danh sách tất cả những kiến thức, tài năng, kỹ thuật, khả năng và kinh nghiệm mà bạn cần để đạt được mục tiêu của mình, và hãy học những kỹ năng này ngay khi có thể. Phương pháp này tương ứng với Sắc màu Hạnh phúc thứ hai - “Gieo hạt mầm trí tuệ”. Một thói quen tốt khác là lên kế hoạch trước, đưa ra phương pháp và thời hạn để thực hiện. Hãy cải thiện kế hoạch của mình trong quá trình thực hiện; đừng bám vào một kế hoạch không hiệu quả. Sự suy ngẫm và phản hồi làm gia tăng mạnh mẽ khả năng đạt được mục tiêu của bạn. Cuối cùng, hãy tập thói quen mường tượng. Hãy tưởng tượng một bức tranh rõ ràng vê bản thân sau khi bạn đã đạt được mục tiêu của mình. Càng mường tượng vê hình ảnh của bản thân sau khi đạt được mục tiêu, bạn sẽ càng mong muốn điêu đó trở thành sự thật. Thói quen này tương ứng với Sắc màu Hạnh phúc thứ ba - “Nuôi dưỡng ước mơ”.
Bước 5: Đừng bao giờ đầu hàng
Mục tiêu chỉ là mục tiêu nếu chúng ta không vượt qua trở ngại để đạt được nó. Đương đầu với khó khăn chỉ là một phần khác của quá trình gặt hái thành công. Khi gặp phải vấn đê, đừng nghĩ đến khả năng thất bại. Đừng bao giờ nhượng bộ, thỏa hiệp hay đầu hàng. Nếu kiên trì, bạn sẽ đạt được điều mình muốn. Mục tiêu chỉ có thể đạt được bằng lòng quyết tâm. Nguyên tắc này tương ứng với Sắc màu Hạnh phúc thứ bảy - “Không bao giờ đầu hàng”. Tôi sẽ giải thích rõ trong chương tiếp theo.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Một người sống có mục đích sẽ có ý chí vượt qua khó khăn và tìm thấy giá tri cuộc sống ngay trong những khó khăn đó. Bạn phải tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của mình và thiết lập các mục tiêu tương ứng với nó. Hãy chỉ sử dụng những giá tri chuyền tiếp - tiên tài, quyên lực và danh tiếng - như những công cụ đề đạt được các giá tri cuối cùng - công báng, hòa bình và hạnh phúc.
Hãy đưa ra những mục tiêu cụ thề và phấn đấu từng bước một đề đạt được chúng.
Tôi có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ thiết lập mục tiêu rõ ràng. Tôi sẽ đưa ra một sứ mệnh tập hợp toàn bộ mục đích sống của tôi.
2. Tôi sẽ chia mục tiêu tối thượng của mình thành những mục tiêu nhỏ dê đạt được hơn. Tôi sẽ ăn mừng mỗi khi hoàn thành từng mục tiêu nhỏ này.
3. Tôi sẽ đeo đuổi mục đích và các mục tiêu của mình với thái độ tích cực. Tôi sẽ ghi nhớ ráng tôi làm việc chăm chỉ không phải vì nhiệm vụ, mà vì niêm vui và hạnh phúc của mình.
Mục đích trong thời khủng hoảng
Hơn một trăm năm trước, một trận hỏa hoạn lớn đã tàn phá thành phố Chicago. Ngọn lửa bùng cháy trong suốt hai ngày trời, hủy hoại hoàn toàn tài sản nằm trên bốn dặm vuông. Hàng trăm người thiệt mạng và chín mươi ngàn người bị mất nhà cửa. Trong khi cả thành phố than khóc trước mất mát quá lớn về người và của, một cửa hàng nhỏ tại trưng bảng hiệu với những dòng chữ sau:
"Cửa hàng của chăng tôi đã hoàn toàn bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn, nhưng mục đích sống của chăng tôi vẫn còn nguyên. Vì vậy, ngày mai chăng tôi sẽ mở cửa kinh doanh như thường tệ".
Mục đích sống tỏa sáng trong những lúc gian nan. Nếu bạn có thể vứt bỏ mục đích sống của mình khí gặp phải gian truân thì đó không bao giờ tà mục đích thực sự. Ngay trong lạnh giá, đói khổ, nghèo tăng, những người kiên trì bám giữ mục đích sống của mình vẫn cảm nhận ngọn tửa hy vọng đang bùng cháy từ bên trong.