NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ
Chỉ 4,5 mét nữa
Lúc còn du học ở Vienna, tôi đã có cơ hội leo lên một phần dãy núi Alps. Khi lên đến đỉnh núi, đập vào mắt tôi là một túp lêu khổng lồ. Cách túp lêu khoảng
4,5 mét có một cây thánh giá cao chót vót. Tuy nhiên ngay lúc lên tới đỉnh, vì quá mệt và đói nên tôi không chú ý đến nó lắm. Nhưng sau khi tôi ăn no và dịu cơn khát, người giữ lêu đã kể cho tôi nghe câu chuyện buồn bã của nơi này.
Trước kia, có một người leo núi đã gặp phải trận bão tuyết dữ dội tại ngọn núi này. Vì nghe nói có một túp lêu trên đỉnh núi nên anh tiếp tục băng qua bão tuyết để mong đến được nơi trú ẩn. Mặt trời xuống núi nhanh và bóng tối bao trùm lấy mọi vật. Nhiệt độ nhanh chóng xuống thấp. Người leo núi đi xuyên màn đêm một cách khó nhọc, cố gắng bước trong bão tuyết đang ngày càng khắc nghiệt hơn. Nhưng khi lên gần đến đỉnh núi, anh chẳng thấy túp lêu nào phía trước cả. Nỗi tuyệt vọng xâm chiếm anh. Anh nghĩ mình đã bị lạc đường. Biết rằng không thể quay ngược lại, anh đầu hàng và gục xuống tại chỗ.
Ngày hôm sau, khi cơn bão đã qua đi, người ta phát hiện xác của người leo núi bị đông cứng bên rìa con đường mòn. Nơi anh từ bỏ hy vọng và gục xuống chỉ cách túp lêu có 4 mét rưỡi. Cơn bão quá hung hãn đến nỗi anh không thể nhìn thấy sự cứu rỗi đang đợi mình cách đó chỉ vài mét. Nếu người leo núi đừng từ bỏ mọi hy vọng và cố gắng tiến vê phía trước thêm 4,5 mét nữa, hẳn anh không phải bỏ mình giữa cái lạnh ác nghiệt.
Bất cứ khi nào bạn gặp phải gian truân hoặc trở ngại trên con đường của mình, hãy tự nhủ với bản thân: “Chỉ 4,5 mét nữa thôi!”. Có vẻ việc từ bỏ những điêu không hiệu quả và tiếp tục sống là điêu hợp lý, nhưng thành công to lớn nhất thường được xây dựng ngay trên đống tro tàn của thất bại thảm hại nhất. ơ chương này, tôi xin thảo luận vê Sắc màu Hạnh phúc cuối cùng: Không bao giờ đầu hàng. Nguyên tắc này dựa trên lời chỉ dẫn cuối cùng trong kinh Shema Yisrael: hãy luôn thực hành và lặp lại. Hành động này đòi hỏi lòng quyết tâm và sức mạnh ý chí của thể chai mà tôi đã thảo luận ở những chương trước. Đừng bao giờ từ bỏ mục tiêu, bản ngã và ý nghĩa cuộc sống của mình. Bạn phải đi nốt
4,5 mét còn lại.
Truyện lồng trong truyện
Ngày xưa, có một người thu thuế Tây Ban Nha bị bỏ tù vì các con số trên sổ sách của ông không khớp nhau. Tất cả những ai biết người đàn ông này đều gọi ông là kẻ thất bại và bàn tán về những điều không may trong cuộc đời ông. Ong lớn lên trong một gia đình nghèo túng, luôn phải vật lộn với nợ nần. Ong đã nhập ngũ và nhận ba phát đạn trên chiến trường, một trong những phát đạn ấy đã khiến cánh tay trái của ông tàn phế hoàn toàn và phải cắt bỏ. Ong còn bị bọn cướp biển Algeria bắt và trải qua năm năm trời làm nô lệ ở nước ngoài. Khi trở về nhà, ông tìm được việc là một chân nhân viên quèn trong cơ quan nhà nước. Ong đã vài lần rơi vào cảnh bị phá sản, rồi phải vào tù. Tại thời điểm đó, ông đã năm mươi tuổi và cuộc đời ông xem như chấm hết.
Điều gì đã xảy ra với người đàn ông đáng thương ấy? Liệu ông có để cuộc đời mình lâm vào kết cục nghèo khổ như lúc đầu?
Không. Ong đã sáng tác Don Quixote, một trong những tiểu thuyết kinh điển nhất của mọi thời đại.
Người đàn ông đã kinh qua bao đau khổ này chính là Miguel de Cervantes.
Sau này, Cervantes thổ lộ ông tìm được nguồn cảm hứng viết Don Quixote khi ở trong tù. Bởi vì ông quyết tâm không từ bỏ khát vọng của mình; ông không xem khoảng thời gian trong lao tù bẩn thỉu là một tai ương, mà là một ân phúc: một cơ hội để ông tập trung vào kiệt tác của mình. Đừng để bản thân gục ngã hay bị đánh bại trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Tình yêu kiên cường
Khả năng bay vút lên không trung của loài đại bàng không phải bẩm sinh. Những chú đại bàng con không thể chao lượn bằng đôi cánh khẳng khiu, đầy lông tơ mà thậm chí còn không có kiến thức bẩm sinh về những chuyển động cơ bản. Chim bố và chim mẹ sẽ dạy chúng. Và để có thể sải cánh vút bay trên bầu trời cao rộng, những chú đại bàng con phải tập bay rất nhiêu lần dưới sự giám sát của bố mẹ chúng.
Tổ của chim đại bàng được xây vững chắc trên vách núi cao chót vót.
Khi chim non đã đủ lớn để học bay, những con chim trưởng thành lắc mạnh chiếc tổ và mổ vào chim non cho đến khi nó rơi xuống, Con chim non thét thất thanh và lúng túng đập cánh khi nó lao thẳng xuống mặt đất nhấp nhô đá nhọn, nhưng ngay trước khi cái chết đến gần, chim bố hoặc chim mẹ sẽ lao xuống cứu con, Cuộc diên tập mạo hiểm này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi con chim non có khả năng tự bay một mình.
Nếu chúng ta muốn bay vút cao như loài đại bàng, chúng ta phải sán sàng đối mặt với nhiều lần thất bại, Khả năng bay lượn tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta, Dù bạn có khả năng thiên phú, nhưng nếu không tích cực rèn luyện, năng khiếu của bạn rồi cũng mai một và bị phí hoài, Đôi khi chúng ta cần một cú huých thức tỉnh từ người đi trước, người từng trải và có thể làm gương cho ta, Hãy để các câu chuyện của những nhà phát minh, vận động viên, nghệ sĩ, chính trị gia, nhạc sĩ, nhà thám hiểm và những nhà sáng chế được nêu trong quyển sách này trở thành người dẫn đường cho bạn.
Mặt tốt đẹp trong mỗi việc tồi tệ
Các tín đồ Thiên Chúa giáo lẫn người ngoại đạo đều có thể rút ra từ câu chuyện về Joseph trong Kinh Cựu ước những bài học quý, Joseph là con trai thứ mười một của Jacob, nhưng là con đầu lòng của Jacob với người vợ yêu dấu Rachel, Jacob yêu thương Joseph hơn bất cứ người con trai nào của mình, ông công khai thiên vị Joseph hơn những người con còn lại, Kết quả là Joseph bị các anh em của mình ghét bỏ, Khi lòng ghen ghét lớn đến cực độ, những người con này bịa chuyện Joseph đã chết và bán ông làm nô lệ cho bộ tộc Midianites, Những người Midianites sau đó lại bán ông cho một người giàu có tên là Potiphar.
Không thể kể xiết những gian nan Joseph phải đối mặt trên đất Ai Cập, Thật trớ trêu, chính tài năng và sự ngay thẳng của Joseph lại luôn đẩy ông vào rắc rối, Khả năng đạt được thành công trong mọi việc của Joseph đã khiến Potiphar chú ý và không lâu sau, từ một tên nô lệ thấp hèn, ông trở thành người quản lý toàn bộ đất đai, Nhưng thật không may, Joseph cũng lọt vào mắt xanh của vợ Potiphar, Sau nhiều lần bị khước từ, bà quay sang buộc ông tội cưỡng hiếp bà, Ong bị bỏ tù một cách oan ức.
Nhưng ngay cả khi ở trong tù, tài năng của Joseph vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý, Ong trở nên nổi tiếng khắp nơi vì có thể diên giải chính xác giấc mơ của các tù nhân, Khi vua Pharaoh có một giấc mơ bí ẩn mà không ai diên giải nổi, Joseph được triệu lên để giải mã ý nghĩa của giấc mơ ấy, Ong đã dự đoán chính xác về bảy năm thịnh vượng sẽ đến sau bảy năm hạn hán và được phong chức tổng trấn toàn Ai Cập, Dần dần, Joseph hòa giải với các anh em của ông và giúp đỡ họ trong những năm hạn hán.
Câu chuyện này có kết cục có hậu chỉ vì Joseph không bao giờ chịu đầu hàng. Khi ông bị chính anh em của mình bán, bị buộc làm nô lệ, bị vu oan và bị bắt bỏ tù, Joseph vẫn không ngừng làm việc thiện. Đạo đức và tài năng đẩy ông vào rắc rối, nhưng đồng thời chúng cũng giúp ông thoát khỏi tai ương. Nỗ lực kiên trì luôn mang đến vụ mùa bội thu, mặc dù thoạt đầu nó dường như có tác dụng ngược. Hãy tìm ra cơ hội trong mỗi gian nan, rồi bạn sẽ vượt qua được gian nan ấy.
KHÔNG BAO GIỜ ĐẨU HÀNG
Can đảm để làm lại từ đầu
Winston Churchill từng nói: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội; người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Và nếu có ai đó có thể được xem như bằng chứng sống cho tính đúng đắn của lời nói này thì đó chính là Thomas Alva Edison.
Tháng 12 năm 1914, một trận hỏa hoạn khủng khiếp đã thiêu rụi mười ba tòa nhà thuộc chuỗi các phòng thí nghiệm tối tân của Thomas Edison ở West Orange, New Jersey. Hàng triệu đô-la trang thiết bị cũng như các tài liệu và những bài nghiên cứu vô giá đã hóa thành tro bụi. Sáng hôm sau, trước đống tro tàn của nhiêu năm tháng lao động miệt mài, ông quay sang con trai mình và nói: “Có một giá trị to lớn trong thảm họa này, đó là tất cả những sai lầm của chúng ta cũng đã bị thiêu rụi. Nhờ ơn Chúa, chúng ta có thể bắt đầu lại!”.
Đúng như lời nói của mình, Edison đã sớm lên kế hoạch tái xây dựng tòa nhà phức hợp. Lúc đó ông sáu mươi bảy tuổi, nhưng vẫn chưa muốn đầu hàng. Bất chấp những rủi ro khủng khiếp, ông vẫn giữ lòng quyết tâm và thái độ hướng đến mục tiêu - nguồn cung cấp năng lượng cho thành công của ông trong suốt cuộc đời. Edison chính là người thực sự nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.
Tiến lên phía trước
Sau trận Manassas thứ nhì*, Abraham Lincoln đã viết thư cho một người bạn: “Tôi đã gục ngã nhiều lần vì cho rằng mình chẳng còn đường tiến nào. Trí khôn của tôi và tất cả khả năng của tôi có vẻ như không đủ cho thời cuộc này”.
Lincoln đã gánh chịu vô số thất bại trước khi ông trở thành vị Tổng thống thứ mười sáu của Mỹ vào năm 1861. Năm 1816, gia đình ông bị phá sản và mất hết đất đai. Năm
1831, việc kinh doanh đầu tay của ông thất bại. Năm 1832, ông tranh cử chức vị Đại biểu bang Illinois và thua cuộc. Năm 1833, công việc kinh doanh thứ hai của ông thất bại. Năm 1835, người yêu đầu tiên của ông qua đời vì bệnh thương hàn ở tuổi hai mươi hai, Năm 1840, chương trình lập pháp mà ông ủng hộ trong suốt nhiều năm sụp đổ, các luật gia cộng sự đề nghị kết thúc hợp tác với ông và ông suy sụp đến nỗi phải hủy lê đính hôn với Mary Todd, Năm 1850, đứa con trai ba tuổi của ông qua đời, Năm 1854 và 1858, ông thất bại trong cuộc chạy đua vào ghế quốc hội, Năm 1862, một người con trai khác của ông qua đời khi mới mười hai tuổi, Năm 1871, đứa con trai thứ ba qua đời ở tuổi mười bảy
(*) Trận Manassas thứ nhì: Một trận chiến giữa quân miền Nam và dân miền Bắc xảy ra từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 30 tháng 8 năm 1862 trong thời kỳ nội chiến tại Mỹ, dưới thời của Tổng thống Abraham Lincoln
Lincoln trải qua không ít thăng trầm trong đời, Ong đã phải đấu tranh với chứng trầm cảm trong suốt những khoảng thời gian tăm tối nhất của đời mình, nhưng ông không bao giờ đầu hàng, Ong không bao giờ để sự tuyệt vọng lấn át ý chí, Giờ đây ông được nhớ đến như vị tổng thống vĩ đại nhất mọi thời đại vì công cuộc lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc nội chiến và chấm dứt chế độ nô lệ trong khi vẫn bảo toàn được sự hiệp nhất.
Một thất bại thành công
Trong một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 2002 do đài BBC tiến hành nhằm lựa chọn “100 người Anh vĩ đại nhất”, Ernest Shackleton được xếp thứ mười một, Shackleton là một nhà thám hiểm đã thực hiện thành công nhiều cuộc hành trình xuyên qua Nam Cực, Nhưng thật đáng ngạc nhiên, Shackleton được kính trọng hết mực không phải vì những thành công, mà vì thất bại to lớn trong đời ông.
Tháng 8 năm 1914, Ernest Shackleton cùng đoàn tùy tùng gồm 27 người khởi hành cuộc thám hiểm xuyên Nam Cực lần đầu tiên. Tai họa ập đến chiếc tàu Endurance của họ bị mắc kẹt giữa một tảng băng trôi trước khi đến nơi neo đậu ở vịnh Vahsel. Họ buộc phải trôi lênh đênh trong vô vọng giữa tảng băng ấy suốt mùa đông năm 1915. Đến tháng 11 năm ấy, áp lực của tảng băng lên tàu Endurance đã nghiến nát hoàn toàn thân tàu, khiến cho nơi trú ngụ duy nhất để chống lại thời tiết khắc nghiệt vùng Nam Cực của đoàn thám hiểm bị chìm xuống đáy biển Weddell.
Shackleton và người của ông lâm vào cảnh bế tắc. Họ cắm trại trên băng trong sáu tháng thì cạn thực phẩm, họ buộc lòng phải ăn thịt hải cẩu và những con chó mà họ mang theo. Khi tảng băng bắt đầu tan, họ trôi đến đảo Elephant trên một chiếc thuyên cứu hộ nhỏ mà họ đã kịp thời lấy được từ con tàu Endurance bị đắm. Vì hòn đảo ở rất xa và không người ở, Shackleton biết rằng để về lại với nền văn minh, họ phải gửi người đi cầu cứu.
Nơi gần nhất họ có thể tìm thấy sự giúp đỡ là quần đảo phía nam Georgia, cách nơi họ đang mắc nạn đến tám trăm dặm. Không còn lựa chọn nào khác ngoài nỗ lực thực hiện chuyến đi đầy mạo hiểm này, Shackleton và năm người khác đã ra khơi trên con thuyền cứu hộ mỏng manh. Chuyến đi đã trở thành một cuộc hành trình mở đường huyền thoại. Họ phải đương đầu với gió bão và những ngọn sóng dữ dội nhất giữa đại dương bao la, nhưng sau hai tuần chiến đấu với thời tiết khắc nghiệt, họ đã cập bến thành công trên bãi biển nằm ở phía nam quần đảo Georgia. Tuy nhiên, nơi họ cần đến nằm ở nửa phía bắc của hòn đảo. Shackleton và hai người khác đã nỗ lực trở thành những người đầu tiên đi xuyên khu vực nam Georgia trong vòng năm ngày sau.
Sau khi vượt qua những dãy đồi núi trập trùng mà không có bản đồ, Shackleton và hai người bạn đồng hành của mình đã đến được Cảng Husvik. Phải mất đến ba tháng ròng rã trên biển với bốn lần cứu hộ, người cuối cùng bị mắc kẹt trên đảo Elephant mới được cứu sống vào ngày 30 tháng 8 năm 1916. Như vậy, hai năm sau khi cuộc hành trình bất hạnh bắt đầu, tất cả các thành viên thủy thủ đoàn của tàu Endurance đã sống sót trở về.
Edmund Hillary, người đầu tiên chinh phục đỉnh Everest đã từng nói: “Khi thảm họa ập đến và tất cả hy vọng đều tiêu tan, hãy quỳ xuống và cầu nguyện cho Shackleton”, Mặc dù cuộc thám hiểm xuyên Nam Cực của Shackleton và các bạn đồng hành đã thất bại hoàn toàn, song nó vẫn được nhớ đến như một trong những câu chuyện chiến đấu giành giật sự sống vĩ đại nhất mọi thời đại, Cái tên “Endurance” (“Sức chịu đựng”) của con tàu quả rất đúng với những gì mà thủy thủ đoàn của nó đã trải qua, Ernest Shackleton đã không bỏ cuộc, Quyết định chiến đấu bất chấp mọi gian nan của ông đã cứu được mạng sống của hai mươi bảy người.
Người không bỏ cuộc
Ngày 29 tháng 10 năm 1941, Winston Churchill đã có bài phát biểu trước sinh viên trường Harrow ở Anh, Mặc dù khán thính giả của ông đa phần là các thanh niên chưa đầy mười tám tuổi, những lời nói của Churchill vào ngày mùa thu ấy trở nên đáng nhớ hơn bất cứ lời nào ông đã từng phát biểu trước những vị vua chúa, nữ hoàng và đại biểu quốc hội.
“Đừng bao giờ đầu hàng, không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ, trong bất cứ chuyện gì, to hay nhỏ, lớn lao hay vụn vặt, đừng bao giờ từ bỏ trong cuộc đấu tranh vì danh dự và lẽ phải, Đừng bao giờ đầu hàng trước vũ lực; đừng bao giờ đầu hàng trước sức mạnh lấn át của kẻ thù,”
Khi Churchill kết thúc bài phát biểu, những tiếng vỗ tay vang rền như sấm. Tuy nhiên, điều làm lay động lòng người chính những là việc làm của ông trong thực tế chứ không chỉ là những lời nói. Bài phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh Thế chiến thứ hai đang ở giai đoạn khốc liệt, toàn bộ châu Au nói chung cũng như các quốc gia nằm ở phía Tây đang trong tình trạng vô cùng khắc nghiệt. Phải gần bốn năm sau đó, thế giới mới nhìn thấy hòa bình khi nước Nhật đầu hàng vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Nhưng bởi vì Churchill không chấp nhận đầu hàng nỗi sợ hãi và các thủ đoạn đe dọa của quân Hitler, nên cuối cùng quân đồng minh đã từng bước giải phóng châu Au khỏi nỗi kinh hoàng và sự áp bức.
Thậm chí trong cuộc sống cá nhân, Winston Churchill cũng không bao giờ đầu hàng. Tuổi trẻ của ông diên ra không suôn sẻ bởi ông không có tài ăn nói, vóc hình lại mũm mĩm và có điểm số thấp ở trường. Thế nhưng ông đã trở thành vị thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là nhà hùng biện, chính trị gia, sử gia, nhà văn và nghệ sĩ nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Cũng như Churchill, chúng ta phải học cách không bao giờ đầu hàng.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Người bi quan nhìn đâu cũng chỉ thấy khó khăn, ngay cả khi cơ hội đến với họ. Người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn. Gian khổ có thể là một cơ hội đé học hỏi và trưởng thành. Đừng đé cơ hội vuột khỏi tầm tay. Đừng bao giờ kết luận ráng bạn đã thử tất cả các khả năng, bởi vì luôn luôn có một cách khác. Hãy nuôi hy vọng và can đảm đé thử thêm lần nữa. Đừng bao giờ đầu hàng!
Tôi có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ nhìn vào giá tri tiêm ẩn trong gian khổ. Tôi sẽ không sợ thất bại. Tôi sẽ đón lấy thất bại với đôi tay rộng mở bởi vì qua mỗi thất bại, tôi có thé thành công.
2. Ngay cả khi mất đi tất cả, tôi vân sẽ không đầu hàng. Tôi sẽ mạnh dạn thử lại lần nữa. Tôi sẽ kiên trì và quyết tâm.
3. Tôi sẽ không đé mình bi mắc kẹt ở quá khứ và hiện tại đến nỗi không thé hướng đến tương lai. Tôi sẽ ghi nhớ một điêu: có thé thành công chỉ còn cách mình 4,5 mét nữa thôi.
Đừng bỏ cuộc
Bài thơ sau đây của một tác giả vô danh nhắc nhở chúng ta về giá trị của sự kiên trì:
Khi mọi việc không diễn ra như ý
Khi con đường ta đi đến đoạn gập ghềnh
Khi tiền nong eo hẹp và nợ nần chồng chất
Dù muốn mỉm cười, nhưng ta đành thở dài ngao ngán
Khi nỗi lo âu khiến ta suy sụp
Hãy nghỉ ngơi nếu cần, nhưng đừng bỏ cuộc.
Cuộc đời đầy rắc rối với những thăng trầm
Chúng ta vẫn biết thói đời là thế
Nhiều thất bại, cứ nối tiếp nhau
Khi có cơ hội chiến thắng, liệu ta có đi đến cùng.
Đừng bỏ cuộc dù bước tiến có chậm chạp
Thêm một lần nỗ lực có khi ta lại thành công.
Thường thì mục tiêu ở gần hơn
So với cảm nhận của một người yếu ớt và nao núng
Thường thì người tranh đấu hay bỏ cuộc
Khi họ gần như sắp giành được chiến thắng
Và họ nhận ra quá muộn màng, khi màn đêm buông xuống
Rằng họ đã tiến đến thật gần với vương miện vinh quang.
Thành công chính là mặt lộn ngược của thất bại
Là tia chớp trong đám mây ngờ vực
Bạn không thể biếtt rằng nó ở gần đến mức nào
Nó có thể ở thật gần trong khi có khi rất xa xôi
Thế nên hãy kiên trì chiến đấu khi bạn bị đánh tơi bời
Chính lúc mọi thứ trông tệ hại
Là lúc bạn không được bỏ cuộc.