You, So Precious (Bạn thật quý giá)
Cách đây ít lâu, tôi tìm cách chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng với đông đảo mọi người, Khi tôi quyết định xuất bản một quyển tạp chí, bạn bè và người quen của tôi kịch liệt phản đối ý tưởng ấy, Họ cho rằng những việc tôi làm chỉ hao tốn tiền bạc, giống như đổ nước vào vùng sa mạc cát nóng, Nhưng vì tin tưởng vào sứ mệnh tốt đẹp của mình, tôi quyết định tiếp tục dự án bất chấp mọi phản đối.
Vấn đề duy nhất là tôi không thể tìm ra một cái tên thích hợp, Không có từ hay cụm từ nào có thể tóm gọn những tư tưởng cốt lõi trong tầm nhìn của tôi, Tôi thậm chí còn tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng với giải thưởng lên đến một triệu won, nhưng không bài thi nào đáp ứng yêu cầu, Cuối cùng, vào một buổi sớm, một tựa đề bất chợt xuất hiện khi tôi thức giấc: You, So Precious.
Trong khoảnh khắc ấy, tôi cảm thấy như mình vừa nhận một cái ôm ấm áp. Đúng thế, tôi đặc biệt. Bạn đặc biệt. Mỗi người chúng ta đều là một món quà quý giá. Nhưng đã bao lần ta nói những lời ấy với mọi người xung quanh, thậm chí với những người thân yêu? Chúng ta cần phải tiến vào thời đại của sự ghi nhận, thời đại của sự trân trọng giá trị mỗi cá nhân.
Mẹ Teresa chính là hiện thân của tinh thần You, So Precious. Dù đã chữa trị và chăm sóc hàng triệu người trong cuộc đời mình, mẹ vẫn xem mỗi người họ là một món quà quý giá của cuộc sống và mẹ luôn đánh giá cao, trân trọng họ. Bài thơ Only One Person at a Time (tạm dịch: Mỗi lần chỉ một người) thể hiện tình yêu mà mẹ dành cho cả thế giới:
Tôi không bao giờ nhìn vào đại chúng khi thi hành trách nhiệm của mình.
Tôi nhìn vào cá nhân.
Tôi chỉ có thể yêu thương mỗi lần một người thôi.
Tôi chỉ có thể nuôi dưỡng mỗi lần một người thôi.
Chỉ từng người, từng người, từng người một.
Vì thế bạn hãy bắt đầu, như tôi đã bắt đầu.
Tôi đón lấy một người
BẢY SẮC MÀU HẠNH PHÚC
Có lẽ nếu tôi không đón lấy một người,
Thì tôi đã không đón lấy 42 ngàn người
Với bạn cũng thế thôi.
Hãy cứ bắt đầu.
Từng người, từng người, từng người một.
Tôi đã nhận rất nhiều thư cảm ơn gửi về sau khi You, So Precious lần đầu tiên ra mắt độc giả. Quả thật, đây là một hành động ý nghĩa. Con người cần được nhắc nhở về giá trị của chính họ. Trong chương sau đây, tôi muốn khích lệ bạn hãy trở thành một người quảng đại như mẹ Teresa. Con đường nhanh nhất dẫn đến hạnh phúc, thành công và sự viên mãn là nhận ra giá trị quý giá của mỗi người. Khi bạn sưởi ấm trái tim một người khác, bạn đang sưởi ấm chính trái tim mình.
Hãy quàng chiếc giày còn lại
Một lần nọ, khi Gandhi vội vã lên một toa tàu đang chuyển bánh, ông chợt nhìn xuống và nhận ra mình đã đánh rơi một chiếc giày trên sân ga. Xe lửa đã lăn bánh, vì vậy ông chỉ có thể đứng nhìn chiếc giày xa dần, xa dần khỏi tầm với. Bất thình lình, Gandhi cởi nốt chiếc giày còn lại và ném nó đến bên cạnh chiếc giày bị đánh rơi.
Một trong những người đồng hành cùng Gandhi ngạc nhiên về hành động kỳ lạ này và hỏi tại sao ông lại vứt bỏ chiếc giày còn tốt như thế. Gandhi mỉm cười và bảo: “Tôi chỉ nghĩ nếu một người nghèo nhìn thấy một chiếc giày nằm trơ trọi, vậy coi như nó vô dụng. Nhưng giờ anh ta sẽ có một đôi giày hoàn chỉnh”.
Chúng ta hãy sống như Gandhi, hãy quan tâm đến nhu cầu của người khác khi quyết định điều gì. Một hành động giản đơn của lòng tốt có thể tạo ra tác động lớn.
CÁI ĐẸP TRONG VIỆC CHO ĐI
Người giàu nhất trong những người giàu
Bill Gates và Warren Buffett là hai trong số những người giàu nhất thế giới. Năm 2009, giá trị tài sản của Gates là 40 tỷ đô-la, còn Buffett đứng thứ hai với tài sản 37 tỷ đô-la.
Bill Gates đã rời khỏi vị trí Tổng Giám đốc điều hành của tập đoàn Microsoft và dành toàn bộ thời gian cho quỹ Bill & Melinda Gates, một tổ chức từ thiện do ông và vợ sáng lập nhằm cải thiện tình trạng y tế và giáo dục trên thế giới. Trong khi đó, Warren Buffett đã tuyên bố trong di chúc của mình là ông sẽ quyên góp 85% giá trị toàn bộ tài sản của ông cho quỹ Bill & Melinda Gates. Năm 2006, ông đã tạo nên lịch sử khi quyên tặng cho tổ chức này 30,7 tỷ đô-la, số tiền từ thiện lớn nhất từ trước đến nay.
Bill Gates và Warren Buffett chính là những bằng chứng sống cho thấy rằng chỉ giàu có, quyền lực và danh tiếng thì chưa đủ để có được sự viên mãn trong cuộc sống, Nếu những giá trị chuyển tiếp này thực sự là mục tiêu tối thượng, hẳn Gates và Buffett đã hoàn tất nhiệm vụ của đời họ từ lâu! Nhưng không, họ vẫn tiếp tục những hoạt động bác ái, Họ đã dùng tài sản của mình để giúp người khác cải thiện cuộc sống, Hạnh phúc thật sự đến từ những gì chúng ta có thể cho đi.
Triết lý của việc cho đi
Tác giả Elizabeth Bibesco từng viết: “Phúc cho những người không ghi nhớ những gì mình cho đi, và không bao giờ quên những gì mình đã nhận”.
Andrew Carnegie đã tích lũy một gia sản khổng lồ trong suốt cuộc đời mình, Theo tạp chí Forbes, tổng giá trị tài sản của ông đạt khoảng 298,3 tỷ đô-la vào năm 2007 và ông trở thành người giàu thứ hai thế giới qua mọi thời đại, Chắc hẳn Carnegie đánh giá cao tiền bạc, nhưng ông không xem chúng là mục tiêu cuối cùng, Thay vào đấy, Carnegie dùng tiền bạc như một phương tiện để giúp xã hội phát triển, Ong quyên góp nhiều tiền cho các tổ chức từ thiện mà không cần nhận lại bất cứ gì.
Trong một bài viết trên tạp chí North American mang tựa đề: “Sự giàu có”, Carnegie đã tuyên bố:
“Những kẻ chết trong sự giàu có là chết trong ô nhục”. Thực vậy, trong di chúc của mình, Carnegie tuyên bố dành toàn bộ phần còn lại trong tài sản của ông cho công cuộc phát triển xã hội. Với số tiền quyên góp của ông, hàng trăm viện bảo tàng, thư viện, phòng trưng bày nghệ thuật và các viện giáo dục mang tên ông đã được xây dựng.
Dù Andrew Carnegie mang biệt danh ông Vua Thép, nhưng trái tim ông lại không hề lạnh lùng hay khô khan. Bạn hãy học tập triết lý cho đi của ông để ứng dụng cuộc sống hàng ngày. Có thể bạn không có hàng triệu đô-la quyên góp, nhưng bạn có thời gian và sự quan tâm. Hãy cho đi những gì bạn có thể và bạn sẽ nhận lại sự thỏa mãn và hạnh phúc.
Một đêm đặc biệt
David Ireland đang hấp hối vì căn bệnh thần kinh vô phương cứu chữa. Lúc này, vợ anh đang mang thai đứa con mà anh sẽ không bao giờ được gặp mặt. Thay vì rơi vào tuyệt vọng, David đã dành khoảng thời gian còn lại viết cuốn sách “Những lá thư gửi đứa con chưa ra đời”. Ong muốn con ông sau này sẽ được dạy bảo về tình yêu và lòng vị tha, những bài học mà ông không thể đích thân dạy con. Câu chuyện sau đây đã xuất hiện trong quyển sách của ông:
Có lẽ hiếm có người chồng nào biết đến niềm vinh hạnh đặc biệt khi được cùng người bạn đời đến nhà hàng dùng bữa như cha, bởi khi đi nhà hàng cùng cha nghĩa là mẹ phải giúp cha thay quần áo, cạo râu, đánh răng, chải tóc, đẩy cha ra khỏi nhà, xuống bậc thềm, mở cửa nhà xe và đưa cha vào xe, xếp đồ gác chân của xe lăn lại, dựng cha đứng dậy, đặt cha ngồi vào ghế, xoay chuyển người để cha được thoải mái, xếp xe lăn lại, bỏ nó vào cốp xe, đi vòng qua bên kia xe, khởi động máy, de xe ra ngoài, rồi ra khỏi xe, đóng cửa nhà xe lại, rồi vào lại trong xe để lái đưa cha đến nhà hàng. Và lúc đến nhà hàng, cả quá trình ấy được thực hiện lại từ đầu. Rồi lúc ngồi xuống ăn tối, mẹ phải đút cho cha trong suốt bữa ăn. Khi bữa ăn kết thúc, mẹ trả tiền, đẩy cha ra chỗ xe hơi và bắt đầu mọi công đoạn từ đầu. Vậy mà sau khi đã yên vị tại nhà, mẹ lại nhẹ nhàng bảo cha: “Anh yêu, cảm ơn anh vì đã đưa em đi ăn”.
Mẹ con đã thể hiện tình yêu và sự tận tụy vượt xa giới hạn của nghĩa vụ hôn nhân thông thường. Nếu chúng ta đối xử với mọi người với cùng sự tôn trọng và quan tâm chân thành mà mẹ con dành cho cha, vậy thì viên cảnh một cộng đồng toàn cầu sống trong hòa bình và an lành sẽ không còn xa nữa.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Mỗi người đêu là một món quà quý giá của tạo hóa. Góp phần lan rộng những lời chúc phúc và những việc làm tốt nghĩa là chúng ta đang hình thành một thế giới tốt đẹp hơn cho bản thân và cho mọi người. Hãy trở thành một người hành xử với lòng tốt mà không cần nhận lại điêu gì. Mỗi người đêu có thể cho đi. Những hành động tốt tạo nên cảm giác thỏa mãn mà tiên bạc, danh tiếng và quyên lực không thể mang đến.