Mẹ và con gái
Người ta vẫn thường nói rằng gia đình nào có bàn tay vun vén của người phụ nữ đảm đang thì mọi việc trong nhà đều được chu toàn. Trong cuộc đời truyền đạo của mình, sau khi gặp gỡ và tiếp xúc với rất nhiều gia đình, tôi tin chắc rằng câu nói trên luôn đúng cho mọi quốc gia, mọi nền văn hóa. Một người vợ chung thủy, một người mẹ chu đáo, tận tụy sẽ là tấm lá chắn đảm bảo cho hạnh phúc vững bền của một gia đình. Một trong những gia đình gương mẫu mà tôi quen biết đã chia sẻ cùng tôi những điều tốt đẹp trong cuộc sống của họ.
Tôi gặp nữ chủ nhân của gia đình ấy chỉ đôi lần, nhưng lần nào bà cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tôi. Mỗi lời nói của bà đều lấp lánh vẻ đẹp của trí tuệ. Bà chân thành và tốt bụng. Mỗi lần gặp nhau, bà không bao giờ đến tay không mà luôn mang theo trái cây ở vườn nhà để tặng mọi người.
Tôi có nhiều cơ hội gặp gỡ con gái của người phụ nữ tuyệt vời này - tiến sĩ K. Lần đầu tiên gặp cô là lúc tôi đang du học. Vì quen với vị hôn phu của cô nên tôi được vinh dự cử hành hôn lê cho họ. Tiến sĩ K là một người thông minh, nhiệt tình giống như mẹ của cô vậy, và tôi đặt lòng tin rất lớn ở cô. Nhờ nghị lực và kiên trì, giờ đây cô đã trở thành kiến trúc sư cảnh quan hàng đầu ở Hàn Quốc.
Tiến sĩ K đã giúp tôi thiết kế xây dựng viện nghiên cứu. Cô chịu trách nhiệm trong phần cảnh quan lẫn phần mái. Khi công trình gần hoàn thành, chúng tôi không còn đủ ngân sách và cô đã sán lòng làm việc không công với sự chuyên tâm và tinh thần trách nhiệm hiếm có. Cô đích thân kiểm tra tiến độ xây dựng từ sáng sớm đến mờ tối. Công trình viện nghiên cứu thấm đẫm mồ hôi và công sức của cô. Chính nhờ sự hỗ trợ chuyên môn của cô, tất cả chúng tôi đã có thể hoàn tất công trình với niềm hạnh phúc vô bờ.
Gần đây, khi gặp lại tiến sĩ K, tôi mới biết tất cả các anh chị em của cô đều là những người thành đạt trong xã hội. Người anh cả của cô đã quay trở về Hàn Quốc sau thời gian tu nghiệp tại Mỹ và hiện đang giảng dạy tại một trường đại học hàng đầu Hàn Quốc. Người anh thứ hai của cô là một vận động viên nổi trội trong làng thể thao.
Tôi tin rằng những gia đình mẫu mực, truyền thống sẽ sản sinh ra những người con ưu tú. Tất nhiên cũng có nhiều người thành công dù xuất thân kém may mắn, gia đình tan vỡ hoặc từng sống trong cảnh bần hàn. Và cũng có những bậc cha mẹ tử tế nhưng không biết cách nuôi dưỡng con cái nên người. Môi trường giáo dục không phải là yếu tố duy nhất quyết định tính cách con người. Tuy nhiên, nếu cha mẹ là một tấm gương sáng, con cái họ sẽ có lợi thế lớn trong cuộc sống. Ngay cả khi chưa tiếp xúc với tiến sĩ K, tôi vẫn biết cô là một phụ nữ rất thông minh, tử tế bởi cô có một người mẹ tuyệt vời. Những ai trưởng thành trong một môi trường giáo dục tốt, đầy tình thương yêu và sự bao dung hẳn phải trở thành người ưu tú.
Có một nguyên tắc cơ bản đối với thành công thật sự. Những ai thực hành nguyên tắc này sẽ luôn thành công. Tiến sĩ K và mẹ của cô là những bằng chứng sống cho thấy Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc có thể được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong chương này, tôi sẽ lặp lại và tóm tắt giá trị của Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc.
Bạn có thể thay đổi
Tế bào thần kinh mà chúng ta biết ngày nay được Santiago Ramón y Cajal* phát hiện và phân loại vào cuối thế kỷ 19. Được biết đến với tên gọi “Học thuyết tế bào thần kinh”, học thuyết của Cajal đã trở thành nền tảng của ngành khoa học thần kinh hiện đại. Khác với những học thuyết khác, học thuyết của Cajal cho rằng các tế bào thần kinh không phân chia. Các tế bào thần kinh chỉ phát triển trong bụng mẹ và ở những năm tháng đầu đời. Nói cách khác, chúng không thể sinh sôi; bộ não của chúng ta ở tuổi sơ sinh chính là bộ não trong quãng đời còn lại. Suốt một thế kỷ, giới khoa học đã tin rằng luận điểm của Cajal là đúng đắn.
Nhưng vào năm 1999, Elizabeth Gould đã đảo ngược thế giới sinh học thần kinh khi bà cùng với Charles Gross đăng một bài báo trên tạp chí Khoa học với tựa đề: “Neurogenesis in the Neocortex of Adult Primates’ (tạm dịch: “Gốc thần kinh trong vỏ não mới của linh trưởng trưởng thành). Trong bài báo này, bà đã chứng minh rằng loài khỉ đuôi sóc tiếp tục phát triển các tế bào thần kinh mới khi đã trưởng thành. Những tế bào thần kinh mới này được hình thành sâu trong não bộ, nơi các tế bào cuống não cư ngụ, rồi sau đó thông qua chất trắng di chuyển đến vỏ não mới - khu vực chịu trách nhiệm điều khiển các chức năng cao cấp như cảm nhận giác quan, tư duy ý thức và ngôn ngữ.
(*) Santiago Ramón y Cajal (1852 - 1934): Nhà thần kinh học lừng danh người Tây Ban Nha. Ông được trao giải Nobel Y học vào năm 1906.
Nghiên cứu hiện tại của Gould cho thấy bộ não có thể tiếp tục phát triển và thay đổi. Trong quá trình tiếp tục nghiên cứu loài khỉ đuôi sóc, bà phát hiện thêm rằng cấu trúc của bộ não chịu ảnh hưởng to lớn từ môi trường xung quanh. Sự căng thẳng, địa vị xã hội thấp kém, hay môi trường sống buồn tẻ thật sự bỏ đói bộ não. Lúc này, bộ não ngừng sản sinh các tế bào mới và những tế bào cũ cũng dần teo tóp lại.
Thật đáng kinh ngạc! Bộ não của chúng ta có thể phát triển và thay đổi! Chúng ta không bị mắc kẹt ở những đặc tính và khả năng bẩm sinh. Quan trọng hơn, chúng ta có thể kích thích bộ não phát triển bằng cách cung cấp cho nó một môi trường sinh trưởng thú vị, thách thức và bảo vệ nó bằng cách loại bỏ những triệu chứng căng thẳng tiêu cực. Những nguyên tắc mà tôi đã mô tả trong toàn bộ quyển sách này, ví dụ quan điểm tích cực và nỗ lực kiên trì, hoàn toàn có thể giúp định hình cấu trúc bộ não.
Tất cả chúng ta đều có thể cải biến trí não về mặt sinh học. Nhờ vậy, chúng ta có thể thay đổi bản chất và cuộc sống của mình. Khi Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc ra mắt độc giả, một số người phản đối: “Làm sao mà những nguyên tắc này có thể giúp tôi thay đổi cuộc sống? Bây giờ tôi như thế thì cả đời còn lại tôi vẫn như thế”.
Giờ thì câu trả lời đã rõ.
“Bạn có thể và bạn sẽ thay đổi.”
Cấu trúc của Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc
Bạn đã thấy dàn ý chung của Bảy Sắc Màu Hạnh
Phúc ở đầu quyển sách. Giờ đây, bạn cũng đã nghiên cứu sâu hơn mỗi nguyên tắc đơn lẻ. Giờ hãy ôn lại tất cả một lần nữa.
Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc được hệ thống hóa từ ý tưởng về những nguyên tắc thành công trong bộ kinh Shema Yisrael của người Do Thái. Nó cũng tương ứng với những bước đột phá mới trong ngành sinh lý học thần kinh về cấu trúc và các khả năng của bộ não. Bảy nguyên tắc chỉ đạo này tác động lên mỗi thành tố của bản ngã từ trí tuệ, nhận thức tình cảm đến sức mạnh ý chí và lòng quyết tâm, nhằm giúp bạn có được một cuộc sống thành công.
Hai Sắc màu Hạnh phúc đầu tiên liên quan đến bán cầu não trái. Những hướng dẫn ở hai luận điểm này liên quan đến sự phát triển trí tuệ, tương ứng với nguyên tắc “Với tất cả sức mạnh” trong kinh Shema Yisrael.
Sắc màu Hạnh phúc thứ ba và thứ tư liên quan đến bán cầu não phải. Chúng giúp bạn phát triển mức độ tình cảm, tương ứng với nguyên tắc “Với tất cả trái tim” trong kinh Shema Yisrael.
Sắc màu Hạnh phúc thứ năm và thứ sáu liên quan đến thể chai. Chúng nối kết sức mạnh ý chí và lòng quyết tâm, tương ứng với nguyên tắc “Với tất cả tâm hồn” trong kinh Shema Yisrael.
Sắc màu Hạnh phúc cuối cùng liên quan đến nhân cách toàn diện. Nó khuyên chúng ta tiếp tục cố gắng và đừng bao giờ đầu hàng, tương ứng với phần “rèn luyện” trong kinh Shema Yisrael.
THỬ THÁCH BẤT TẬN
Niềm lạc quan và hy vọng tuyệt đối
Vài tháng trước, một thanh niên 25 tuổi sống ở Gwangju, Hàn Quốc, gọi điện đến viện nghiên cứu của tôi để xin lời khuyên. Nữ nhân viên văn phòng ngay lập tức chuyển cuộc gọi cho tôi bởi vì rõ ràng là người ở đầu dây bên kia đang trong tình trạng tâm lý bất ổn và cô không biết phải làm thế nào. Người thanh niên bảo rằng anh sắp phát điên, vô cùng tuyệt vọng và chỉ muốn chết. Nhưng ngay lúc sắp sửa từ bỏ tất cả, anh vô tình nghe bài phát biểu của tôi trên ti-vi về Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc. Anh nghĩ rằng tôi có thể giúp được anh.
Tôi lắng nghe anh tâm sự trong nửa giờ đồng hồ. Ước mơ của anh là được học bộ môn sáo ở trường đại học và trở thành nhạc công thổi sáo vĩ đại, nhưng anh đã bị các trường đại học ở Seoul từ chối những năm lần. Anh không thể vượt qua kỳ thi tuyển sinh của các trường đại học. Anh đã định thi lại lần thứ sáu. Năm năm trôi qua với chuỗi thất bại đã tạo áp lực đè nặng trên vai anh khi kỳ thi thứ sáu đến gần. Anh sẽ không muốn sống nữa nếu lại thi hỏng.
Nghe anh thanh niên tâm sự, tôi biết anh cần thực hành Sắc màu Hạnh phúc thứ nhất: tư duy tích cực. Tôi cố gắng khuyên bảo anh thật nhiều về ích lợi của nhận thức tích cực về bản thân. Tôi bảo tuyệt vọng chỉ mang đến nhiều tuyệt vọng hơn, ngược lại, niềm hy vọng sẽ dẫn đến cơ hội và sự đổi mới. Tôi khuyên anh hãy nhìn thấy bức tranh toàn cảnh. Tôi bảo năm năm thi cử chẳng là gì so với cả đời người. Sau khi dập máy, tôi chỉ có thể tự mình thực hành nguyên tắc hy vọng: hy vọng anh sẽ ghi nhớ lời khuyên của tôi.
Hai tuần sau, anh thanh niên lại gọi điện cho tôi. Sự thay đổi rõ rệt trong giọng nói của anh làm tôi thấy nhẹ nhõm. Anh gọi điện để báo rằng anh đã đủ điểm vào đại học. Niềm hân hoan của anh lan sang cả tôi và cả hai cùng vui sướng đến nghẹt thở vì thành công này.
Thực ra, anh bạn trẻ này thi trượt nhiều lần không phải vì anh ngu ngốc hay chậm hiểu. Anh chỉ là quá
lo lắng trước áp lực của kỳ thi và ảnh hưởng của việc học lên tương lai, những căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực khiến anh không thể phát huy khả năng của mình. Nhưng lần này, anh đã giữ trong tim mình niềm lạc quan và hy vọng tuyệt đối. Chính nhận thức tích cực về bản thân đã giúp anh tự tin tham dự kỳ thi với tất cả trái tim, trí tuệ và tâm hồn. Cuối cùng, vì biết dồn toàn bộ năng lực cho kỳ thi, anh đã thành công.
Câu chuyện trên cũng diên ra tương tự với tất cả chúng ta. Đừng để nỗi sợ hãi và bất an kìm hãm bạn. Hãy sống với niềm lạc quan và hy vọng tuyệt đối. Hãy có niềm tin để tuyên bố rằng: “Tôi sẽ luôn suy nghĩ tích cực và giữ niềm hy vọng, dù có thế nào đi nữa!”.
Khám phá những điều chưa biết
Einstein, một trong những nhà vật lý học vĩ đại nhất mọi thời đại, từng được các học trò của mình hỏi: “Thưa thầy, tại sao thầy vẫn phải cố gắng học thêm nữa khi thầy đã biết quá nhiều?”.
Einstein liền vẽ một vòng tròn trên bảng và quay lại phía học trò. Ong chỉ vào vòng tròn và bảo: “Diện tích trong vòng tròn này là khối lượng kiến thức ta đã có, còn diện tích bên ngoài vòng tròn là những gì ta chưa biết. Vòng tròn càng lớn dần, chu vi của nó cũng lớn dần theo, tức là phần diện tích tiếp xúc trực tiếp với những gì chưa biết cũng lớn dần. Hiện tại, vòng tròn của thầy lớn hơn các con, nghĩa là diện tích tiếp xúc với những điều chưa biết của thầy cũng lớn hơn các con. Thế thì như các con thấy đấy, càng biết nhiều, thầy càng bắt đầu nhận ra những gì thầy chưa biết còn nhiều hơn. Vậy làm sao thầy thôi học được?”.
Sự thành đạt và thất bại trong quá khứ không định đoạt tương lai của chúng ta. Bạn đừng bao giờ quá thỏa mãn với thành tựu của bản thân hoặc để mình ngã quỵ bởi những điểm yếu để rồi không buồn phấn đấu nữa. Tương lai bắt đầu từ hiện tại. Ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng hiện tại và tương lai hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của ta.
Thực hành, thực hành, thực hành
Itzhak Perlman sinh ra tại Israel vào năm 1945. Ong là nghệ sĩ vĩ cầm vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ong nổi tiếng với câu nói: “Tôi chơi đàn vĩ cầm, đó là tất cả những gì tôi biết, không có gì khác cả, không học hành, chẳng gì cả. Bạn chỉ cần luyện tập mỗi ngày”.
Việc luyện tập có ý nghĩa gì đối với người đàn ông đang ở đỉnh cao sự nghiệp này? Người ta sẽ cho rằng Perlman, người bắt đầu chơi vĩ cầm từ năm bốn tuổi, đạt thành công nhờ quá trình luyện tập lâu dài. Nhưng số lượng chưa phải là câu trả lời đầy đủ. Chất lượng cũng quan trọng không kém. Hay nói cách khác là mức độ tập trung và tỉ mỉ của mỗi buổi tập luyện.
Điều Itzhak Perlman nhấn mạnh với tất cả học trò của mình chính là những buổi luyện tập chất lượng và rất nhiều buổi luyện tập như thế. Người thầy đầu tiên của ông - Rivka Goldgart, đã dạy Perlman phải đánh mỗi bài nhạc thật chậm rãi trước khi chuyển sang nhịp điệu đúng của bài nhạc. Nhiều học trò phàn nàn rằng họ chẳng tiến bộ gì sau nhiều giờ luyện tập. Nhưng khi Goldgart yêu cầu những người học trò này đánh đàn cho ông nghe, cứ mười lần thì hết chín lần họ chơi quá nhanh. Vấn đề của việc đánh đàn quá nhanh ngay từ đầu đó là bộ não không thể bắt kịp nốt nhạc. Để ghi nhớ những bản nhạc phức tạp như “Flight of the Bumblebee” (tạm dịch: “Chuyến bay của chú ong nghệ”), bộ não phải làm quen với từng chuyển động. Nếu đánh đàn quá nhanh, bộ não sẽ không thể tiếp nhận.
Học thuyết này cũng có thể ứng dụng trong học tập, đeo đuổi chuyên môn, hay bất cứ lĩnh vực nào mà chúng ta đang nỗ lực. Nếu bạn muốn trở thành bậc thầy trong bất cứ việc gì, hãy dành thật nhiều thời gian thực hành nghiêm túc, hiệu quả. Có câu: dục tốc bất đạt. Luyện tập kiên trì sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Hãy làm theo Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc và sống với tất cả trái tim, trí tuệ và tâm hồn của bạn. Hãy nêu gương sáng cho con cái cũng như mọi người xung quanh mình. Hãy sống với niêm lạc quan và hy vọng tuyệt đối. Tất cả chúng ta đêu có thể tái hình thành bộ não, bản chất và cuộc sống của mình vê mặt sinh học. Hãy thực hành nguyên tắc này thật nghiêm túc mỗi ngày và bạn sẽ trở thành chủ nhân số phận của mình.
Tôi có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ không bám víu vào quá khứ. Tôi sẽ dùng hiện tại đé kiém soát tương lai của mình.
2. Tôi sẽ sống với tất cả những gì mình có. Tôi sẽ không đé nhận thức tiêu cực vê bản thân kìm hãm mục tiêu của mình. Tôi sẽ sống với niêm lạc quan và hy vọng tuyệt đối.
3. Tôi sẽ thực hành và luyện tập. Tôi sẽ hình thành những thói quen thành công và thực hành chúng mỗi ngày.
Tự truyện trong năm chương ngắn
Portia Netson tà một ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, nhà văn và tà một trong những nghệ sĩ trình diễn đáng yêu nhất cúa thập niên 1950. Trong bài thơ sau đây, cô nắm bắt thật thông minh bản chất cúa thất bại, sự khám phá, thực hành, thay đổi và tiến bộ qua năm khổ thơ đơn giản.
Tôi đi xuống đường.
Gặp một hố sâu bên tề.
Tôi rơi vào đấy.
Tôi tạc tối ... và tôi bất tực.
Không phải tỗi cúa tôi.
Tôi mãi không tìm được tối ra.
II
Tôi vẫn đi con đường đấy.
Gặp một hố sâu bên tề.
Tôi giả vờ không nhìn thấy nó.
Tôi tại rơi vào đó.
Tôi không thể tin mình tại rơi đúng chỗ cũ.
Nhưng, chẳng phải tỗi của tôi.
Mãi. rồi tôi mới tìm được tối ra.
III
Tôi tại đi con đường đấy.
Gặp một hố sâu bên tề.
Tôi biết rõ nó ở đấy.
Tôi vẫn rơi vào ...
Dường như đã tà thói quen!
Mắt tôi mở tớn.
Tôi biết mình đang ở đâu.
Đó tà tỗi cùa tôi.
Tôi tìm được tối ra ngay tức thì.
IV
Vẫn con đường đấy.
Tôi gặp một hố sâu bên tề.
Tôi đi vòng quanh nó.
V
Tôi đi xuống một con đường khác.