Ý nghĩa và Thành công
Định nghĩa về khái niệm “thành công” cũng khó như việc đạt được thành công vậy. Đối với một vài người, thành công chính là số tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc có được một ngôi nhà đồ sộ, khang trang. Đôi khi người ta cũng nhầm tưởng danh tiếng, quyền lực và sức ảnh hưởng chính là biểu tượng của thành công. Tuy nhiên, của cải, danh tiếng và quyền lực chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để làm nên thành công đích thực. Thành công đích thực là điều gì đó ý nghĩa hơn những thành tựu thông thường kể trên. Người đi tìm kiếm thành công mà không hiểu được bản chất thực sự của thành công thì sẽ không bao giờ đạt được nó.
Như vậy thì đâu mới là hạnh phúc đích thực trong cuộc sống? Đâu mới là mục tiêu đáng để ta theo đuổi nếu muốn đạt được thành công? Nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới Viktor Frankl là người đầu tiên truyền cảm hứng để tôi tìm đến khái niệm “mục đích sống”. Trong mỗi con người đều ấp ủ một “khát vọng kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống” - đây chính là một trong những nguyên lý nền tảng mà Frankl đã sáng lập, nghiên cứu trong suốt sự nghiệp của mình. Nhu cầu cơ bản nhất của con người không phải là quyền lực hay của cải, mà là tìm được ý nghĩa trong cuộc sống và trong những việc họ làm. Theo nguyên lý này, việc đeo đuổi và khám phá ý nghĩa trong cuộc sống mới là hạnh phúc đích thực của mỗi người. Như vậy, thành công thực sự chính là việc tìm thấy ý nghĩa cuộc sống. Chỉ có danh tiếng và tiền tài thôi thì không thể tạo nên thành công. Nếu chỉ đạt được hai điều này mà chưa tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, người ta sẽ không thể có được niềm hạnh phúc đích thực.
Nhờ vào việc bắt đầu tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, tôi đã có được tiền tài và danh vọng, và đây chính là thành công do chính tôi tạo dựng. Khi tìm thấy ý nghĩa trong những việc mình làm tôi mới có thể toàn tâm toàn ý với công việc đó. Vậy thì điều gì làm nên ý nghĩa cuộc sống? Y nghĩa cuộc sống là một phạm trù có tính cá nhân. Nó chỉ có thể được tìm thấy ở những nơi sâu kín nhất trong nhận thức lý trí, cảm xúc và tâm linh của mỗi người. Chính vì vậy mà quan niệm về ý nghĩa cuộc sống của mỗi người đều khác nhau. Tôi tìm thấy ý nghĩa cuộc sống ở đức tin. Tôi tìm thấy ý nghĩa cuộc sống khi tôi mang hạnh phúc đến cho người khác, mang hy vọng đến cho những người tuyệt vọng, an ủi những người bị tổn thương hoặc giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.
Tôi không thể chỉ cho bạn nơi bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của mình, và tôi cũng không thể chỉ cho bạn biết ý nghĩa đó là gì. Tôi chỉ có thể dẫn đường để bạn tìm đến ý nghĩa của cuộc đời bạn, thành công của cá nhân bạn. Nếu bạn hy vọng “Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc” sẽ cung cấp bảy bí quyết để đạt được sự giàu có và quyền lực như nhiều quyển sách khác thì hẳn bạn đã lầm. Thay vì trao cho bạn những bí quyết thành công cấp tốc, tôi mang đến cho bạn những thay đổi tích cực về lối sống, và chúng sẽ dẫn dắt bạn đi theo con đường hướng đến sự thành công duy nhất để có được hạnh phúc viên mãn: đó là sự thành công tìm thấy trong một cuộc sống đầy ý nghĩa.
CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG
Kinh Shema Yisrael
Kinh Shema Yisrael được xem là kinh cầu nguyện quan trọng nhất trong truyền thống của người Do Thái. Họ buộc phải tụng các câu kinh này mỗi sáng và mỗi tối. Trong lời kinh ấy có lời nguyện phải sống bằng cả con tim, tâm hồn và sức mạnh: “Và các con phải yêu kính Đức Chúa với tất cả trái tim, tâm hồn và sức mạnh” (Deuteronomy* - chương 6, dòng thứ 5). Lời kinh này rất giản dị, thậm chí là khá khô cứng nhưng sự cô đọng ấy lại chứa đựng những kiến thức uyên bác, nó sẽ chỉ cho bạn cách tiếp cận cuộc sống nhằm đạt được thành công thực sự. Kinh Shema Yisrael là một lời hứa yêu thương Thiên Chúa, nhưng nó không chỉ dừng lại ở đó. Nó còn đề cập đến sự tôn kính sâu sắc mà các tín đồ dành cho Ngài. Theo những lời răn trong kinh Shema Yisrael thì chính những nỗ lực và ý chí đằng sau mỗi hành động của bạn (chứ không phải kết quả) mới là nhân tố quyết định sự thành công.
Các tín đồ Do Thái giáo nguyện hiến dâng tất cả tình yêu và sự tôn kính dưới chân Thiên Chúa. Tuy nhiên, đối với những người ngoại đạo, tình cảm thiêng liêng này được trao tặng giữa người với người trong đời sống thế tục. Trên con đường dẫn đến thành công đích thực không hề có dấu vết của sự lười biếng, hời hợt. Thành công là kết quả của một quá trình dài nỗ lực không ngừng. Bạn phải tìm kiếm nó bằng tất cả con tim, tâm hồn và sức mạnh của mình. Bất luận bạn đang làm việc trong lĩnh vực nào - thể thao, nghệ thuật, giáo dục hay nghiên cứu khoa học, bạn sẽ đạt được thành công nếu biết sống bằng tất cả trí tuệ, tầm hồn và tình cảm của bạn.
(*) Deuteronomy (Phục truyền luật lệ ký): Quyển sách thứ năm trong bộ kinh của Do Thái giáo. Phần lớn nội dung của quyển sách kể về năm bài thuyết giáo của Moses.
Kinh Shema Yisrael kết thúc bằng lời động viên các tín đồ hãy khắc ghi những lời ấy trong tim và truyền dạy lại cho con cái họ mọi lúc, mọi nơi - khi quây quần tại nhà, khi sánh bước bên nhau, trước khi đi ngủ và khi vừa thức dậy. Lời khuyên này chỉ đơn thuần nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc thực hành. Nếu không thực hiện thường xuyên, bạn sẽ chẳng bao giờ có được sự thay đổi cần thiết để dẫn tới thành công thực sự. Những lời khuyên trong kinh Shema Yisrael cần phải được thực hành thường xuyên cho đến khi nó trở thành một phần con người bạn, thành thói quen hành xử của bạn trước tất cả các vấn đề trong cuộc sống.
Sabra
“Sabra” là thuật ngữ thường được dùng để chỉ những người sinh ra ở Israel. Đây cũng là tên một loại trái của cây xương rồng. Người Israel có biệt danh này bởi vì cây xương rồng vẫn ra hoa kết trái trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc, và các bậc phụ huynh Israel muốn con cháu của họ cũng lớn lên mạnh mẽ và dẻo dai như vậy. Nhưng quan trọng hơn, họ muốn con cái mình giữ được một thế giới nội tâm ngọt ngào, mềm mại bất chấp môi trường sống đầy thách thức. Khi một người mẹ gọi con của mình là “Sabra của mẹ”, tức người mẹ ấy đang gửi đến cậu bé một thông điệp ngọt ngào:
“Con là Sabra của mẹ. Giống như một cây xương rồng, mẹ bén rê trong sa mạc và sống sót dưới ánh mặt trời nóng rực, bất chấp sự khô hạn. Mẹ sống nhờ vào vài giọt sương đọng lại lúc bình minh. Trước khi con ra đời, mẹ đã phải trải qua một thời gian dài đau đớn và khổ sở. Con có ý nghĩa hết sức đặc biệt với mẹ. Con là quả ngọt của cây xương rồng. Cũng giống như mẹ, con phải sống sót. Rồi con cũng sẽ cho ra đời những quả ngọt. Khi con có những quả ngọt của chính mình, hãy gọi nó là Sabra của con, con nhé!”.
Thanh thiếu niên người Israel lớn lên và nghe mọi người gọi mình là Sabra mỗi ngày. Thế nên có gì đáng ngạc nhiên khi họ lớn nhanh như thổi giữa sa mạc? Rất nhiều người trong chúng ta từng đối mặt với những khó khăn tưởng chừng đã hoàn toàn bế tắc. Hãy để câu chuyện về Sabra nhắc nhở bạn rằng sự kiên trì nỗ lực sẽ giúp bạn vượt qua mọi nghịch cảnh. Đừng để các nhân tố tiêu cực bên ngoài bào mòn dần đời sống nội tâm của bạn. Những ai sống với cả trái tim, tâm hồn và trí óc thì cuộc đời họ sẽ có được quả ngọt.
2% THIẾU HỤT
Bằng tất cả trái tim
Trước khi trở thành một diên viên nổi tiếng, Charlie Chaplin từng làm việc ở một nhà máy thép. Một ngày nọ, ông chủ của Charlie nhờ ông một việc vặt. Ong cần bánh mì cho bữa tối muộn, nhưng lại quá bận rộn nên không thể tự đi mua được. Charlie tuân lệnh. Khi ông chủ mở chiếc túi giấy mà Charlie mang về, ông vô cùng ngạc nhiên. Không chỉ mua bánh mì như được yêu cầu, Charlie còn mua thêm một chai rượu. Ngay lập tức, ông chủ gọi Charlie lên hỏi chuyện, Charlie trả lời đơn giản: “A, thưa ngài, ngài luôn uống rượu sau một ngày làm việc. Tôi tình cờ để ý thấy rượu của ngài đã hết rồi nên tôi mua cả bánh và rượu”. Cảm động trước sự quan tâm của Charlie, ông chủ không những tăng lương cho ông mà kể từ đó còn thay đổi cách cư xử với ông.
Giai thoại này phần nào giải thích cho sự thành công sau này của Charlie trong ngành công nghiệp điện ảnh. Rõ ràng ông là người biết cách làm việc bằng tất cả trái tim, kể cả những việc thường bị cho là vụn vặt. Sự khác biệt giữa người bình thường và những người vươn đến đỉnh cao trong sự nghiệp không phải là một vực thẳm khổng lồ, mà chỉ là 2% khác biệt. Nhưng 2% ấy lại mang tính chất quyết định, đó chính là khả năng tiếp cận mỗi công việc nhỏ bằng cả con tim. Charlie Chaplin đã tìm được 2% khác biệt mà những người khác còn thiếu. Nhờ luôn tâm niệm phải làm việc bằng cả con tim, ông đã trở thành một trong những ngôi sao vĩ đại nhất trong làng giải trí từ trước đến nay.
Bằng tất cả trí tuệ
Giải Nobel Vật lý năm 2002 được trao cho Tiến sĩ Masatoshi Koshiba. Cũng trong năm đó, ông được mời phát biểu tại một buổi lê tốt nghiệp của Đại học Tokyo. Năm mươi năm trước, ông cũng từng tốt nghiệp Đại học Tokyo. Lúc đó, ông đứng hạng bét trong lớp. Khi phát biểu, ông đã chiếu cho các tân cử nhân thấy bảng điểm của ông trên một màn hình lớn. Trong mười sáu môn chuyên ngành của mình, điểm số cao nhất của ông là hai điểm B. Những môn còn lại có điểm số thấp hơn nhiều! Vậy bí quyết thành công của người giành được giải Nobel này là gì?
Koshiba cho rằng những thành tựu ông đạt được là nhờ vào sức mạnh của “nhận thức chủ động”. Theo Koshiba, người có “nhận thức chủ động” là người chủ động tạo ra con đường cho chính mình thay vì đi theo dấu chân của người khác. Ong liên tục tìm kiếm những phương pháp làm việc mới và hiệu quả hơn, bất kể những phương pháp ấy mâu thuẫn với các lề lối cũ. Theo ông, một sinh viên tốt nghiệp thủ khoa chưa hẳn sẽ là người thành công trong cuộc sống. Koshiba kết luận rằng con người ngày càng đánh giá cao nhận thức chủ động và đánh giá thấp nhận thức thụ động. Những người có tư duy thụ động không thể tự tạo nên cơ hội cho bản thân; họ chỉ có thể theo đuổi thành công trên một con đường đã dọn sán. Những người có tư duy chủ động nhìn thấy nhiều cơ hội mới và nỗ lực biến những cơ hội ấy thành hiện thực.
Masatoshi Koshiba có thể trở thành một nhân vật lừng danh trong lĩnh vực vật lý học bởi vì ông là một người tư duy chủ động, ông vận dụng hết trí lực của mình để tìm kiếm những hướng đi mới thay vì đi theo lối mòn. Ong đã không chôn vùi 2% khác biệt cuối cùng ấy dưới những quan niệm thông thường về thành công.
Bằng tất cả tâm hồn
Kevin Roberts là Giám đốc điều hành của Công ty quảng cáo quốc tế Saatchi & Saatchi (công ty có văn phòng đại diện ở 86 quốc gia trên thế giới với hơn 6.000 nhân viên), nhưng không phải lúc nào anh cũng là người đứng đầu trong lĩnh vực của mình. Năm 16 tuổi, sau khi bị đuổi học, Kevin trải qua khoảng thời gian kiếm việc hết sức khó khăn. Vì vậy, trong cuộc phỏng vấn với hãng mỹ phẩm Mary Quant, Kevin Roberts đã đề nghị công ty cho mình làm việc trong vòng sáu tháng với mức lương chỉ bằng phân nửa mức lương của người nhân viên trước. Sau sáu tháng, công ty có thể đưa ra mức lương mà họ cho là xứng đáng với năng lực của anh.
Nhà tuyển dụng chấp thuận thuê anh.
Kevin không để lý lịch tệ hại quyết định tương lai, anh cũng không để hoàn cảnh đập tan ý chí. Để vươn đến vị trí cao nhất, anh sán sàng bắt đầu từ vị trí thấp nhất. Anh xem công việc đầu tiên của mình là một cuộc đầu tư để từ đó có thể đạt được những bài học quý giá trong ngành công nghiệp bán lẻ. Sau này, khi được hỏi động lực nào khiến anh mong muốn làm việc trong ngành tiếp thị, Roberts trả lời: “Đó chính là niềm đam mê, cảm hứng, niềm vui từ những ngày làm việc ở Quant và cảm giác đó đến bây giờ vẫn là nguồn động lực của tôi”.
Kevin Roberts là người đã làm việc bằng tất cả tâm hồn để đạt được thành công. Y chí và sự quyết tâm đã giúp anh vượt qua nhiều trở ngại mà anh gặp phải trên con đường lập nghiệp của mình ngay từ tuổi mười sáu. Bằng cách chứng minh lòng quyết tâm của mình, chỉ với 2% khác biệt ấy, anh đã giành được công việc tạo tiền đề cho thành công sau này của anh.
Không có gì là thất bại cả
Edison có câu nói nổi tiếng: “Thiên tài được tạo nên từ 1% trí thông minh và 99% công sức lao động”.
Từ câu nói ấy, ông đã không ngừng nỗ lực tối đa trong các phát minh của mình. Edison cho biết ông đã phải thử nghiệm đến hai ngàn lần để phát minh ra bóng đèn dây tóc. Khi một phóng viên hỏi ông cảm thấy thế nào sau nhiều thất bại như thế, Edison trả lời: “Không phải tôi thất bại đến hai ngàn lần mà tôi đã tìm ra hai ngàn cách khác nhau để không tạo ra bóng đèn dây tóc”.
Edison không bao giờ nghĩ đó là những thất bại. Ong chỉ đơn thuần xem chúng là những bước cần thiết trên con đường tiến đến thành công và bản thân chúng cũng là những thành công nhỏ. Sau khi qua đời vào năm 1931, con người vĩ đại này đã để lại cho đời hơn một ngàn bằng sáng chế. Để trở thành một nhà phát minh thực thụ, Edison phải hiểu được bản chất thực sự của thất bại - đó là sự thất bại khi chúng ta không thể nhìn thấy thành công tiềm tàng trong cuộc sống của mình. Lòng kiên trì của ông đại diện cho lời răn dạy cuối cùng trong kinh Shema Yisrael. Hãy cố gắng thêm lần nữa! Hãy thực hành! Hãy lặp lại!
Một nguyên lý đúng đắn giúp hoàn thiện bản thân
Khi chuẩn bị viết quyển sách hướng dẫn này, tôi đã đọc hàng loạt sách viết về các kỹ năng cần thiết để đạt được thành công và hạnh phúc. Tôi đọc sách viết về cách cải thiện hôn nhân, nâng cao thu nhập, mở rộng các phương án đầu tư và cải thiện ngoại hình. Tôi cũng đọc sách viết về cách cải thiện kỹ năng quản lý thời gian cũng như kỹ năng đọc của mình. Giữa một đại dương bao la những quyển sách hỗ trợ các kỹ năng sống, rất nhiều quyển có nội dung khá thiết thực, nhưng tôi vẫn cảm thấy chúng còn thiếu điều gì đấy. Phần lớn những quyển sách ấy chỉ cung cấp các mẹo vặt hoặc các giải pháp chắp vá, rời rạc. Người viết chẩn đoán bệnh của độc giả chỉ dựa trên một hoặc hai vấn đề họ gặp phải, rồi kê những đơn thuốc chỉ có công dụng nhất thời. Những phương thức này chỉ có tác dụng chế ngự các triệu chứng thay vì chữa tận gốc căn bệnh. Ban đầu, tôi khá thích thú với cách đặt vấn đề trong những quyển sách ấy và bị cuốn vào các phương pháp nghe có vẻ rất lô-gic, nhưng rồi tôi như bị đâm sầm vào tường gạch khi cố gắng ứng dụng những phương pháp ấy vào thực tế.
Chúng ta cần một nguyên tắc hoàn thiện bản thân đúng đắn, thống nhất.
Trong cuộc sống tồn tại một số nguyên tắc, trong thế giới tự nhiên cũng vậy. Trong lĩnh vực toán học và khoa học, nguyên tắc nghĩa là sự việc định ra nhất thiết phải tuân theo một công thức. Trong những trường hợp này, nếu biết được các nhân tố cấu thành một trạng thái, bạn có thể dự đoán chính xác các kết quả mà chúng mang lại. Nói cách khác, một nguyên liệu nhất định sẽ luôn tạo ra một sản phẩm nhất định. Khi tôi động viên bạn sống bằng cả con tim, tâm hồn và trí tuệ của mình, thực hành, lặp lại những điều đó, đồng thời phát huy 2% sự khác biệt mang tính chất quyết định, tức là tôi đang trao cho bạn những nguyên tắc để đạt được thành công và hạnh phúc đích thực. Những nguyên tắc ấy được tập hợp đầy đủ trong Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc.
Tôi đã sớm nhận ra rằng việc sống bằng cả trái tim, tâm hồn và trí tuệ của mình là cách duy nhất để đạt được sự hoàn thiện của bản thân. Mãi về sau tôi mới biết nguyên lý này cũng được đề cập đến trong các nghiên cứu gần đây về cấu trúc bộ não và tâm lý con người.
Khi bắt đầu cuộc nghiên cứu mới này, tôi đã tìm thấy thông tin rằng bộ não con người nhìn chung có thể được chia thành ba phần: Não trái, Não phải và Thể chai*, và mỗi phần đều liên quan mật thiết đến năng lực trí tuệ, cảm giác và ý chí của con người. Cuối cùng, tôi đã hiểu tại sao nguyên lý về trái tim, tâm hồn và trí tuệ của tôi lại thành công trong khi những học thuyết khác thất bại; đó là bởi vì nguyên lý này bao quát được hoạt động của tất cả các vùng trong não bộ, chứ không chỉ một số bộ phận riêng lẻ.
Kể từ đó, dựa trên nền tảng cơ bản là cấu trúc não bộ, tôi đã phát triển những nguyên tắc này thành một nguyên lý hoàn thiện bản thân đúng đắn, thống nhất.
Tôi gọi nó là “Nguyên lý sống vui khỏe” hoặc “Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc”. Dưới đây là mô tả tổng quan về nguyên lý này.
(*) Thể chai: Cầu nối giữa hai bán cầu não.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Hãy tập thói quen làm việc gì cũng làm báng tất cả trái tim, tâm hồn và trí tuệ. Đối thủ của bạn là chính bản thân bạn mà thôi. Hãy phấn đấu từng ngày và bạn sẽ nhìn thấy kết quả trong mỗi công việc mà bạn đang nỗ lực.
Tôi có thể làm được điều đó
1. Bất kể làm việc gì, tôi sẽ làm báng tất cả trái tim, tâm hồn và trí tuệ của mình. Đó chính là chìa khóa dân đến hạnh phúc và thành công thực sự.
2. Tôi sẽ vận dụng tất cả sức mạnh của mình. Tôi sẽ suy nghĩ chủ động và tích cực. Tôi sẽ xem xét lại bài học từ thất bại.
3. Với phương châm đi tìm mục đích sống, tôi sẽ tìm xem đâu là ý nghĩa của cuộc đời mình và tận hưởng niêm hạnh phúc, sự an lạc ở nơi đó.
Hãy là kẻ ngốc nghếch
Bắc sĩ Kíryto Chang - người được biết đến như một SchweiXzer* của Hàn Quốc - sau khi qua đời ở tuổi 85 đã để tại một gia tài gồm những câu chuyện hết sức cảm động. Vào một buổi sắng mồng một Tết Nguyên Đản, học trò của Chang thức giấc, nhanh chóng thu dọn chăn màn cho Chang và kính cẩn cái lạy người thầy.
Bắc sĩ Chang nở một nụ cười hiền hậu và nói với người học trò những lời hàm ý sâu xa: "Năm nay, con hãy thử sống như thầy nhé".
Vốn tính hay đùa., người học trò đắp tời: "Để sống như thầy hẳn con phải trở thành một kẻ ngốc nghếch".
Bắc sĩ Chang khẽ cười và bảo: "Đáng thế. Nếu con nghe người ta gọi con tà kẻ ngốc nghếch thì con đã thành công rồi đấy. Con có biết để sống như kẻ ngốc nghếch khó đến mức nào không?".
Người ta có thể cho rằng việc chữa bệnh miễn phí cho người khắc tà rất ngốc nghếch. Họ có thể xem việc tặng thức ăn cho người nghèo tà chuyện chẳng có gì to tát. Nhưng Chang không phải tà kẻ ngốc nghếch. Ông chỉ đơn thuần tà người sẵn tòng làm những việc mà người khắc cho tà ngốc nghếch. Trong suốt sự nghiệp của mình, cắc quyết định "ngốc nghếch" của ông đã cứu được rất nhiều mạng người.
Vài năm sau, khi chính người học trò ấy phải nhập viện, Chang tà bắc sĩ chữa trị cho anh. Người học trò đã sửa tại tời phắt biểu khi xưa của mình: "Thầy vừa tà một kẻ ngốc, vừa tà một vị thánh".
(*) Albert Schweitzer (1875 - 1965): Tiến sĩ, bác sĩ, nhà triết học, thần học người Đức, sau mang quốc tịch Pháp. Ông được trao giải Nobel Hòa Bình vào năm 1952 vì đã có công lớn trong việc giúp đỡ người dân châu Phi bất chấp gian khổ, bệnh tật. Ông đã cống hiến 50 năm cuộc đời mình để chữa bệnh cho người dân Gabon - một đất nước nằm ở miền Tây Trung Phi. Khi mất, ông được chôn cất tại đây