SỐ VÀ VẬN
Những câu ngạn ngữ về vận mệnh
Ở chương trước, tôi đã đưa ra dàn ý về những thành tố chủ yếu trong nguyên lý sống vui khỏe của mình. Tôi đã khẳng định những người sống bằng tất cả trái tim, tâm hồn và trí tuệ - hay nói cách khác là những người sống với tất cả năng lực tình cảm, tinh thần và tâm linh - sẽ đạt được thành công trong bất cứ lĩnh vực nào. Tôi đã khuyên bạn thực hành, lặp đi lặp lại những nguyên tắc đó và theo đuổi ý nghĩa cuộc sống ở bất cứ nơi nào bạn tìm thấy nó. Có lẽ đến đây bạn sẽ tự hỏi làm sao tôi có thể khẳng định như vậy. Còn những nhân tố bên ngoài thì sao? Rồi vận mệnh nữa? Lẽ nào con người không có một chút quyền hạn nào đối với cuộc đời của mình?
Ở chương này, thông qua những câu chuyện thực tế và kết quả của một số nghiên cứu, tôi hy vọng có thể chỉ cho bạn thấy rằng chúng ta điều khiển được hoàn cảnh của mình nhiều hơn là nó điều khiển chúng ta.
Thông thường, khi có việc tồi tệ xảy đến, đa số chúng ta thường phàn nàn một cách vô thức rằng mình thật xui rủi. Trạng thái tâm lý này bộc lộ một niềm tin tiềm ẩn rằng hoàn cảnh sống của chúng ta do người khác hoặc một yếu tố nào đó định đoạt. Chúng ta nghĩ: “Tôi còn biết làm gì nữa” hoặc “Cái số của tôi nó vậy”. Nói cách khác, chúng ta giao quyền quyết định tương lai của mình vào tay kẻ khác thay vì tự mình nắm giữ nó.
Có nhiều câu ngạn ngữ khiến người nghe phải lo lắng, chúng diên tả vận mệnh như một thứ liên tục đeo bám ta và chúng ta không tài nào thoát khỏi nó. Ví dụ như “Số phận đã an bài” hoặc “Chạy trời không khỏi nắng”. Những câu ngạn ngữ này cảnh báo chúng ta hãy chấp nhận số phận của mình, bởi vì ta không thể tránh khỏi nó. Hay một câu khác: “Anh có thể trốn vào chậu, nhưng số phận sẽ tìm ra anh” - hàm ý cảnh báo rằng ta không thể đánh lừa hay đánh lạc hướng vận mệnh. Chúng ta chẳng thể làm gì được nó; nó nằm ngoài tầm kiểm soát của ta.
Đây chỉ là một vài ví dụ trong vô số những câu ngạn ngữ thuộc nhiều nền văn hóa, chúng đều ngầm khẳng định ta không thể thoát khỏi những điều đã được định sán. Đây là lý do tại sao chúng ta thường đổ lỗi những sự việc tồi tệ cho “vận rủi” hoặc do số phận an bài.
Từ một bài thuyết giảng trên tivi
Tôi tin rằng mỗi người đều có thể tự quyết định tương lai của chính mình. Tôi vừa thực hiện một chương trình thuyết giảng đặc biệt kéo dài tám tuần về Bảy Sắc Màu Hạnh Phúc trên đài truyền hình KBS phát sóng toàn quốc. Một trong những buổi thuyết trình ấy mang chủ đề: “Tôi tạo nên vận mệnh của chính mình”. Sau khi xem buổi thuyết trình này, một nhà chiêm tinh học đã chia sẻ quan điểm của mình trên bản tin dành cho khán giả như sau:
“Mỗi người được sinh ra với một vận mệnh, một kịch bản hay một tiến trình đã được định sán. Linh mục Cha đã được sinh ra với vận mệnh trở thành một nhà lãnh đạo tôn giáo, đó là lý do tại sao giờ đây ông là một linh mục. Linh mục Cha, nếu ông muốn tìm hiểu thêm về ngành khoa học này và về số phận, xin vui lòng ghé thăm trung tâm nghiên cứu của tôi. Vận mệnh là ngành khoa học quan trọng nhất đối với tất cả mọi người”.
Liệu ông ấy có nói đúng không?
Cuộc thảo luận vĩ đại về vận mệnh đã diên ra gay gắt trong nhiều thế kỷ giữa rất nhiều học giả, triết gia và các nhà thần học đáng kính, nổi tiếng trên thế giới. Nhưng cuộc tranh luận căng thẳng này đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Thuyết định mệnh, ý chí tự do, thuyết tiền định, học thuyết chủ bại, thuyết thiên định - tất cả những học thuyết này đều rất dê bị nhầm lẫn với những học thuyết ủng hộ sự tồn tại của vận mệnh và ảnh hưởng của nó lên cuộc sống của chúng ta. Nhưng có một điều rõ ràng: nhiều người tin rằng những sự kiện xảy ra trong quá khứ và hiện tại sẽ phần nào xác định tương lai của họ.
Tuy nhiên, hoàn cảnh không phải là cái quyết định tất cả. Con người có thể vượt qua mọi hoàn cảnh và giải quyết mọi khó khăn. Tôi không phủ nhận có người luôn gặp vận đỏ gần như mỗi ngày, trong khi những người khác phải đấu tranh không ngừng để sống còn. Tôi cũng không phủ nhận có một số sự việc trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Nhưng thái độ và hành động của chúng ta trước những hoàn cảnh ấy sẽ giúp ta đạt được thành công và cho phép ta tự định đoạt “số mệnh” của mình. Sử sách đã ghi lại nhiều tấm gương về các cá nhân đã đạt những thành tựu vĩ đại và đầy bất ngờ, bất chấp hoàn cảnh xuất thân, điều kiện dưỡng dục và môi trường sống không thuận lợi.
LIỆU VẬN MỆNH CÓ TỒN TẠI KHÔNG?
Nhà sư ngộ đạo
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, có một nhà sư đã đắc đạo. Nhiều người tìm đến ông để hỏi về vận mệnh của họ, trong số đó có ba sĩ tử sáng láng đang trên đường đi dự một kỳ thi quan trọng. Họ tò mò muốn biết ai trong số họ sẽ thi đậu. Cả ba cung kính cúi lạy nhà sư nọ và thỉnh cầu sự chỉ dẫn của ông. Nhà sư khẽ khép mắt lại và không nói một lời, ông đưa một ngón tay lên. Rồi ông chỉ về phía cửa và nói: “Giờ thì các người hãy đi đi. Các người sẽ biết khi thời cơ đến. Ta không thể để lộ thêm bất cứ điều gì vì đó là thiên cơ”.
Dù rất muốn biết thêm về vận mệnh của mình, nhưng ba chàng sĩ tử đành vâng lời nhà sư.
Sau khi họ rời đi, một đệ tử tò mò hỏi nhà sư:
- Thưa sư phụ, thầy có ý gì khi đưa một ngón tay lên như thế? Có phải ý thầy là một trong các sĩ tử ấy sẽ thi đậu?
Ong trả lời:
- Đúng vậy.
Nhưng người đệ tử vẫn thắc mắc:
- Thế nhỡ có hai người cùng đậu thì sao?
- Thì lúc này ý ta là một người trong số họ sẽ rớt.
- Thế nhỡ cả ba cùng đậu thì sao?
- Thì lúc này ý ta là không một người nào rớt cả, tất cả đều thành công.
Cuối cùng người đệ tử cũng hiểu ra sự thật:
- A, thì ra đây chính là thiên cơ.
Câu chuyện về nhà sư ngộ đạo có vẻ chỉ là một câu chuyện vui được người đời truyền miệng, nhưng nó cho thấy bản chất thật sự của vận mệnh. Lời tiên đoán của nhà sư thật ra chẳng hề quyết định kết quả thi cử của các sĩ tử, nhưng họ đã tin như vậy! Kết quả thi cử thật ra là do họ định đoạt! Và chính hành động, chứ không phải vận mệnh, quyết định tương lai của họ. Chính kết quả đã chi phối lời tiên đoán, chứ không phải lời tiên đoán chi phối kết quả.
Chuyện vua Seongịong và người quả phụ
Thuyết tứ trụ (bốn cây cột) là một trong những thuật bói toán của người Trung Hoa. Bốn cây cột này tương ứng với ngày, tháng, năm và giờ sinh của con người. Những người theo thuyết tứ trụ tin rằng bốn yếu tố này quyết định số mệnh của con người. Nhưng qua thời gian, những trải nghiệm trong thế giới thực đã khẳng định con người không nên tin vào thuyết lý này nữa.
Nhiều thế kỷ trước, trong triều đại Chosun ở Hàn Quốc, một tin đồn đã lan đến tai vua Seongjong rằng trong kinh thành có một người quả phụ được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm và cùng giờ với đức vua. Ông cho gọi người quả phụ đến để xác nhận điều này và quả thật như vậy. Thế là nhà vua ra lệnh cho bà thuật lại những diên biến của cuộc đời mình, ông tò mò muốn biết có phải ngày tháng năm sinh thực sự quyết định vận mệnh của con người hay không. Bà quả phụ đã kể cho nhà vua nghe như sau:
“Vào năm Ngài được phong làm Thái tử thì mẹ thần qua đời. Năm mà Ngài lên ngôi vua thì phu quân thần qua đời và thần trở thành quả phụ”. Cứ như vậy, mỗi năm hạnh phúc của vua Seongjong đều tương ứng với một năm đầy sóng gió của người quả phụ. Giờ đây bà rơi vào cảnh túng quẫn đến nỗi phải đi xin ăn để sống qua ngày. Bà từ giã vua Seongjong với lời dặn chân thành: “Xin bệ hạ đừng bao giờ tin vào thuyết tứ trụ”.
Có thể chúng ta thấy thanh thản khi tin rằng tương lai của chúng ta được định sẵn bởi các nhân tố liên quan đến thời điểm chúng ta ra đời. Bởi vì như vậy, chúng ta không phải chịu trách nhiệm về thất bại của chúng ta, còn thành công chỉ là những phần thưởng thêm mà thôi. Nhưng qua câu chuyện về vị vua và người quả phụ, chúng ta có thể thấy rằng ngày tháng năm sinh không quyết định tương lai của chúng ta. Chúng ta hoàn toàn chịu trách nhiệm về tương lai của chính mình.
NHẬN THỨC VỀ BẢN THÂN VÀ VẬN MỆNH
Thành công bắt đầu trong tâm trí
Tiến sĩ Prescott Lecky là chuyên gia hàng đầu trong ngành tâm lý học nhận thức về bản thân. Ong đã tiến hành rất nhiều cuộc nghiên cứu nhằm chứng minh nhận thức của một người về các thế mạnh và khả năng của bản thân có sức ảnh hưởng to lớn thế nào đến bước đường thành công của người đó.
Rất nhiều nghiên cứu của ông nhắm đến đối tượng là những em học sinh trước đây có kết quả học tập yếu kém nhưng về sau đã có những thành tích tiến bộ vượt bậc. Một cậu học sinh đã thi trượt một số môn do viết sai chính tả quá nhiều, riêng bài thi kiểm tra chính tả thì cậu chỉ được 5 điểm. Năm học sau đấy, cậu bé đã vươn lên đứng đầu lớp và đạt được điểm 9 môn chính tả. Hay một sinh viên danh dự của trường Đại học Columbia uy tín trước đây từng bỏ học ở cấp phổ thông vì điểm số quá kém. Hoặc một thanh niên từng có kết quả kiểm tra Anh ngữ kém đã giành được giải thưởng văn học Anh một năm sau đó!
Những học sinh, sinh viên kể trên có biểu hiện yếu kém trong học tập không phải vì họ thiếu thông minh, mà vì họ chưa nhận thức đầy đủ về tiềm năng của bản thân. Họ đã phán đoán không đúng về khả năng của mình sau khi nhận điểm số thấp trong các bài kiểm tra và khi bị thầy cô và bạn bè đánh giá thấp. Dưới tác động của sức ép từ bên ngoài, những người này nghĩ rằng họ không thông minh và họ sẽ thất bại. Họ tin những nhận định này là thật và họ thể hiện bản thân theo đúng như vậy. Chỉ sau khi thay đổi nhận thức về bản thân, họ mới có thể thay đổi cuộc đời mình. Một khi tin rằng mình hoàn toàn có khả năng cao hơn những gì thể hiện qua điểm số trên bài kiểm tra, họ đã gặt hái nhiều thành quả hơn.
Thành công trong cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào cảm nhận của chính bạn về bản thân. Nếu một người tin rằng “Tôi có thể làm được việc ấy”, họ sẽ tìm được cách để thực hiện. Còn nếu một người cho rằng mình không có khả năng thành công, họ sẽ không bao giờ thành công.
Nghệ sĩ piano có bốn ngón tay
Hee-ah Lee là người khuyết tật chi bẩm sinh. Mỗi bàn tay của cô chỉ có hai ngón, và đôi chân chỉ phát triển đến đùi. Thế nhưng cô lại là một trong những nghệ sĩ piano nổi tiếng nhất Hàn Quốc.
Bố mẹ của Hee-ah Lee quyết định cho con gái học đàn piano vào năm cô bé lên bảy. Họ không ngờ có ngày cô lại biểu diên trên sân khấu trước đông đảo khán giả hâm mộ. Họ chỉ đơn giản hy vọng rằng các bài tập piano sẽ giúp những ngón tay của cô đủ mạnh mẽ để cầm được bút chì. Làm thế nào mà Hee-ah Lee có thể từ một cô bé bảy tuổi tàn tật trở thành một nhạc công nổi tiếng?
Trong một buổi trả lời phỏng vấn của tạp chí “Bạn thật kỳ diệu” (số tháng 9 năm 2005), Hee-ah đã nói về thành công của cô: “Đó là ý Chúa”. Khi Hee-ah còn bé, mỗi ngày bố mẹ đều cho cô xem những cuốn phim về Kinh thánh và dành thời gian suy ngẫm về các bài Phúc âm. Những câu chuyện ấy đã khiến cô tin rằng những người bất hạnh không nên phó mặc đời mình cho số phận. Cô đã được bao bọc trong niềm tin rằng tất cả đều có thể. Với sức mạnh của niềm tin và những nỗ lực không mệt mỏi bên cây đàn piano, cô đã biến ước mơ của mình thành sự thật. Bản “Fantasie Impromptu” (tạm dịch: “Khúc ngẫu hứng”) của Chopin, một bản nhạc phức tạp mà ngay cả những nhạc công lành lặn cũng phải cố gắng rất nhiều mới có thể chơi tốt, giờ đây đã là bản nhạc đánh dấu tên tuổi của Hee-ah Lee. Hee- ah Lee đã thay đổi tương lai của mình chỉ bằng niềm tin rằng cô có khả năng đạt được nhiều thành quả hơn những gì mà một người khuyết tật có thể đạt được.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Vận mệnh là điều không có thật trên đời. Hãy làm chủ tương lai của mình. Hãy từ bỏ nhận thức tiêu cực về bản thân và hãy sống với thái độ tích cực.
Tôi có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ giải phóng bản thân khỏi sự giam hãm của “vận mệnh”. Tôi sẽ nắm giữ quyên quyết đinh tương lai của chính mình.
2. Tôi sẽ giải phóng bản thân khỏi ý nghĩ: “Tôi không thể làm được điêu đó”. Tôi sẽ không đé những nhân tố bên ngoài che khuất nhận thức đúng đắn vê bản thân.
3. Tôi sẽ nói: “Tôi có thé làm được điêu đó”. Tôi sẽ nhìn nhận bản thân mình theo cách tôi muốn.
Bi kịch của loài cá Piranha*
Piranha là loài cá nhỏ, ăn thịt, sống ở các con sông thuộc vùng Nam Mỹ. Trong một cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học đã bắt vài con cá Piranha rồi thả chúng vào một bể nước. Khi đàn cá bơi sang một phía cùa chiếc bể để ăn, các nhà khoa học đặt vào giữa bể một tấn kính, tạo thành một bức tường trong suốt. Khi ăn xong, chúng quay đầu bơi trở tại bên kia thì bị bức tường ngăn lại. Những con cá Piranha liên tục đâm đầu vào chướng ngại vật, cố gắng vượt sang bên kia. Nhưng sau một hồi cố gắng, cuối cùng chúng bỏ cuộc và không cố đâm đầu vào bức tường nữa.
Một vài ngày sau, các nhà nghiên cứu lấy tấm kính ra, nhưng những con cá Piranha không còn bơi lội tự do như trước đây nữa. Chúng chỉ bơi ra đến giữa bể rồi quay ngược trở vào, như thể chúng muốn nói rằng: "Đến đây là hết đường rồi. Tôi không thể bơi xa hơn được!".
Con người cũng hành động tương tự như vậy. Giống như những con cá Piranha, chúng ta dễ dàng để cho các bức tường vô hình cản trở. Nếu đã cố gắng nhưng vẫn thất bại ở lĩnh vực nào đấy, chúng ta thường không muốn cố gắng thêm lần nữa. "Tôi ấy à? Việc đó vượt quá sức tôi. Tôi không đảm đương được đâu". Chúng ta đã quá quen thuộc với khu vực an toàn của bể nước và sợ hãi khi phải rời bỏ sự an nhàn ấy.
Đừng để mình bị đánh lừa bởi những rào cản tưởng tượng như loài cá Piranha. Có cả một chân trời mới ở bên kia bể nuớc đang chờ chúng ta khám phá. Hãy bơi lội tự do. Đừng để những ý nghĩ tiêu cực ngăn bạn đến được nơi mà bạn muốn đến.
(*) Piranha còn gọi là cá cọp hay cá hổ, là một loại cá nước ngọt rất hung dữ thuộc họ Characidae, xuất xứ từ khu vực Tây Nam Brazil - Piranhas nên có tên gọi là Piranha.