BỘ NÃO VÀ CUỘC SỐNG
Giờ giải lao ngọt ngào
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi gia nhập quân đội và được nhận vào Trường đạo tạo Sĩ quan Hải quân. Cùng với các học viên khác, tôi tham gia một khóa huấn luyện đặc biệt kéo dài một trăm ngày. Đây là khóa huấn luyện nổi tiếng khắc nghiệt, trong đó các nhiệm vụ liên tục được đưa ra ngay khi bạn vừa hoàn thành nhiệm vụ trước đó. Cuối khóa, tôi xếp hạng mười trong số một trăm năm mươi học viên Trường Sĩ quan Hải quân đến từ những trường đại học danh giá nhất trên toàn quốc. Vì tôi có thể lực ốm yếu và chẳng đạt được điểm nào ở môn bắn súng, nên đây có thể xem là một thành tích đáng kể. Tôi phải bù đắp những điểm bị mất ở môn bắn súng bằng cách cố gắng ở phần lý thuyết và huấn luyện thể lực.
It lâu sau khi tham gia vào chương trình đào tạo của Trường Sĩ quan Hải quân, tôi được đặt biệt danh “Chadol” - trong tiếng Hàn Quốc, từ này có nghĩa là thạch anh, nhưng khi sử dụng một cách thông tục, nó còn có nghĩa là “gã đàn ông cứng cáp”. Các bạn học đã đặt cho tôi biệt danh này dựa trên những gì họ chứng kiến về sức mạnh thể chất và khả năng chịu đựng của tôi. Thực ra, sự “cứng cáp” của tôi trong suốt khóa huấn luyện khắc nghiệt ấy không phải ở sức mạnh cơ bắp, mà từ sức mạnh ý chí. Bất cứ khi nào cả lớp gặp phải những bài tập khắc nghiệt, tôi lại dùng trí tưởng tượng để đưa mình thoát khỏi những khó khăn trước mắt. Tôi hoàn toàn không nhớ đến bất kỳ khó khăn nào. Thậm chí tôi còn có thể mang súng giúp một học viên khác nếu anh ta không đủ sức giữ súng.
Một đợt tập luyện kéo dài bảy ngày mà chúng tôi gọi là “tuần lê địa ngục” chính là phần khắc nghiệt nhất của đợt tập huấn. Suốt thời gian đó, chúng tôi luôn trong tình trạng ăn không đủ no, ngủ không đủ giấc nhưng vẫn phải tham gia thêm nhiều lớp học lý thuyết chuyên sâu. Thay vì được nghỉ ngơi sau những giờ học ấy, chúng tôi phải tập nhảy cóc. Khi bạn đói lả và thiếu ngủ thì kiểu huấn luyện này chẳng khác nào tra tấn. Chúng tôi thậm chí còn chẳng nhúc nhích nổi. Các viên chỉ huy dùng dùi cui đập vào chân chúng tôi để ép chúng tôi phải nhảy nếu không muốn bị đánh.
Tôi đã vượt qua tuần lê địa ngục ấy cũng bằng phương pháp mà tôi đã sử dụng nhiều lần trước đây: sức mạnh của ý nghĩ tích cực. Tôi tưởng tượng cơ thể mình nhẹ như lông hồng và tôi nhảy như điên! Và hẳn là tôi đã đạt yêu cầu vì một viên chỉ huy tiến về phía tôi và thúc dùi cui vào bụng tôi. Tôi hô to cấp bậc và tên của mình để trả lời viên chỉ huy.
- Học viên Cha, thưa chỉ huy!
- Lặp lại theo tôi.
- Lặp lại, thưa chỉ huy!
- Đạt kết quả huấn luyện.
- Đạt kết quả huấn luyện, thưa chỉ huy!
- Cho phép nghỉ.
- Cho phép nghỉ, thưa chỉ huy!
Trong số các học viên, tôi là người duy nhất được cho phép nghỉ. Tôi chưa bao giờ có một buổi giải lao nào ngọt ngào như thế! Tôi đã vượt qua tất cả các buổi tập luyện khác trong suốt khóa học với kết quả tốt, tất cả là nhờ vào sức mạnh tinh thần.
Cuộc cách mạng trong não bộ
Ở chương trước, tôi đã thảo luận về sự không tồn tại của “vận mệnh”, khả năng vượt qua nghịch cảnh của con người và tác động của nhận thức tích cực về bản thân đối với thành công trong tương lai. Những điều kể trên là khả dĩ vì tất cả hành động của con người và hệ quả của chúng đều bắt đầu từ bộ não. Trong chương này, tôi hy vọng chứng minh được rằng một suy nghĩ đơn giản tác động nhiều thế nào đến thực tế. Và tôi cũng hy vọng chứng minh được rằng nếu một người muốn thay đổi hoàn cảnh sống, trước tiên người đó phải thay đổi suy nghĩ của mình.
Shigeo Haruyama - tác giả quyển In-brain Revolution (tạm dịch: “Cuộc cách mạng trong não bộ”), đã nghiên cứu sâu về ảnh hưởng của bộ não. Nghiên cứu của ông đã chứng minh những suy nghĩ không chỉ đơn thuần là các ý tưởng trừu tượng ở trong đầu, mà chúng đã phát triển thành những thành tố đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Sau nhiều năm nghiên cứu, Haruyama bắt đầu ủng hộ tầm quan trọng của tư duy tích cực.
Haruyama đã phát hiện ra rằng khi bộ não truyền đi các cảm xúc giận dữ hay thất vọng, toàn bộ cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng và cảnh giác. Thứ hóa chất được tạo ra trong trạng thái này cực kỳ độc hại đối với cơ thể và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Vì vậy, nếu một người thường xuyên giận dữ hoặc căng thẳng, anh ta rất dê ngã bệnh, mau già và thậm chí giảm tuổi thọ.
Còn những ý nghĩ vui vẻ cũng dẫn đến các kết quả đặc biệt! Nếu bạn thường xuyên mỉm cười và suy nghĩ tích cực, não bộ sẽ sản sinh ra P-endorphins. P-endorphins là loại hoóc-môn có lợi giúp kích hoạt các tế bào não. Chúng giữ cho cơ thể trẻ trung, tiêu diệt các tế bào ung thư và mang đến cho bạn cảm giác hạnh phúc, khỏe khoắn.
Rõ ràng đây là bí quyết để có được cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh dài lâu. Hãy suy nghĩ tích cực! Thành công và hạnh phúc bắt đầu từ bộ não. Cuộc cách mạng trong não bộ, cuộc cách mạng trong tâm trí sẽ dẫn đến cuộc cách mạng trong cuộc đời bạn.
KHÁM PHÁ NHỮNG BÍ ẨN CỦA BỘ NÃO
Cấu trúc của bộ não
Để khai thông nguồn sức mạnh không giới hạn của bộ não con người, trước tiên chúng ta phải hiểu nó được cấu tạo như thế nào. Hãy xem đây là một tấm bản đồ hoặc một bản hướng dẫn về bộ phận quan trọng này. Bộ não là một kiệt tác sinh học. Nó là điểm khởi đầu cho tất cả các hành vi ý thức lẫn vô thức của con người. Nó còn là trung tâm của các quá trình sinh lý, tình cảm và cảm nhận giác quan. Nó là bộ chỉ huy của các ý tưởng ưu tú và sự sáng tạo. Nó là phần cốt lõi của tính cách con người.
Bộ não được chia làm ba lớp cơ bản: cuống não, hệ viền và vỏ não. Cuống não nối liền tủy sống với phần thấp nhất của bộ não. Hệ viền nằm phía trên cuống não. Vỏ não bao quanh toàn bộ hệ viền và là phần có kích thước lớn nhất trong ba phần trên.
Ở loài bò sát, cuống não là phần lớn nhất của bộ não. Vì cuống não điều khiển hệ mạch, hơi thở và sự tiêu hóa, nên bất cứ vấn đề nào xảy ra với nó đều là vấn đề sống còn. Trái lại, các loài động vật có vú lại có hệ viền phát triển cao hơn các loài bò sát. Nhờ vào hệ viền mà các loài động vật có vú có trải nghiệm cảm xúc, mong muốn và thôi thúc. Hệ viền cũng điều khiển cảm giác thèm ăn và nhu cầu tình dục - hai nhân tố quan trọng đối với sự tồn tại của một giống loài. Nhưng ở các loài động vật có vú bậc cao như động vật linh trưởng và con người, vỏ não lại là phần lớn nhất trong toàn bộ não.
Có lẽ chúng ta đều biết kích thước của bộ não không quyết định trí thông minh và khả năng tư duy phức tạp. Nếu kích thước có thể chi phối trí khôn thì có lẽ loài voi khôn ngoan hơn nhiều so với con người. Bộ não của voi nặng đến 6 kg, trong khi bộ não người chỉ nặng khoảng 1,3 kg! Những loài thú to lớn có lớp biểu bì dày, rộng và có nhiều cơ bắp hơn con người, nên chúng cần một bộ não lớn để xử lý các thông tin giác quan và điều khiển hoạt động. Không phải kích thước, mà chính tỷ lệ giữa các vùng trong não; đặc biệt là tỷ lệ của vỏ não quyết định mức độ phức tạp của tư duy.
Vỏ não tham gia vào hầu hết các chức năng phức tạp của bộ não, bao gồm nhận thức về bản thân, sự tiếp thu kiến thức, trí nhớ và ngôn ngữ. ơ những loài động vật tiến hóa cao, bề mặt của vỏ não có nhiều rãnh và nếp nhăn chứ không trơn phẳng, cấu trúc này giúp bộ não có diện tích bề mặt lớn hơn. Vỏ não gồm có bốn thùy: thùy trán (ở phía trước), thùy đỉnh (ở phía trên), thùy chẩm (ở phía sau) và thùy thái dương (ở hai bên). Chính các chức năng của vỏ não cho phép chúng ta nghiên cứu thế giới bên ngoài, học hỏi từ những sai lầm của mình và nhận biết nguyên nhân và kết quả. Nói cách khác, chính các chức năng của vỏ não khiến con người khác biệt với những loài động vật khác.
Cũng cần phải nhớ rằng vỏ não, hệ viền và cuống não không phải là những thực thể độc lập. Hoạt động của vỏ não phải kết hợp với hệ viền và cuống não để thực hiện các chức năng đúng đắn. Khả năng tư duy cao cấp hơn của con người so với các loài khác chỉ khả dĩ khi có sự phối hợp giữa ba thành tố của bộ não.
Não trái, não phải và thể chai
Bộ não con người được phân chia thành hai bán cầu gọi là não trái và não phải, chúng cách nhau bởi một rãnh dọc. Mặc dù hai bán cầu não không khác nhau nhiều ở hình dạng và cấu trúc, nhưng mỗi bán cầu có những chức năng riêng. Bán cầu não phải điều khiển phần thân trái, trong khi bán cầu não trái điều khiển phần thân phải. Hai bán cầu não tương thích với nhau nhờ các bó dây thần kinh gọi là thể chai.
Ngành tâm lý học phổ thông thường mắc sai lầm trong việc cường điệu sự khác biệt giữa hai bán cầu não, từ đó tạo nên những nhận định khái quát về các chức năng như chức năng tư duy lô-gíc và sáng tạo. Toàn bộ não bộ (chứ không chỉ não trái hay não phải) kết nối với nhau thông qua thể chai để tham gia vào mỗi hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia nghiên cứu não bộ đã cho thấy sự phân chia chức năng giữa các thành phần trong não, cụ thể là sự phân chia nhiệm vụ giữa hai bán cầu não, hoàn toàn không phải là một khuynh hướng mang tính chức năng. Hiểu một cách đơn giản, sự phân chia chức năng giữa các bộ phận trong não không mang tính chất đồng bộ, bất biến cho tất cả mọi người mà bên cạnh một số đặc tính cơ bản chung, hiện tượng này có thể khác nhau giữa người này với người khác.
Xúc giác của tay phải Xúc giác của tay trái
Theo tính chất này, bán cầu não trái điều khiển năng lực về ngôn ngữ, toán học, phân tích và lý trí. Bán cầu não phải điều khiển cảm nhận về không gian, khả năng trực giác, xúc giác, nhận thức về thời gian và cảm thụ âm nhạc, nghệ thuật. Mặc dù suy nghĩ xuất phát từ não trái thường lô-gíc và có trật tự hơn, nhưng những quyết định xuất phát từ bán cầu não trái lại đòi hỏi nhiều thời gian. Chính vì thế, những quyết định khẩn cấp thường xuất phát từ não phải, và chúng có tính chất trực giác và tức thời.
1,3% khác biệt
ADN - tên viết tắt của phân tử axit deoxyribonucleic - là một cấu trúc gồm các gen mang thông tin di truyền đã được mã hóa, quy định quá trình sinh trưởng và phát triển của tất cả các dạng sống. Nó chứa đựng mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết về sự phát triển của tế bào, quyết định cách thức cấu thành của mỗi bộ phận trong từng cơ thể sống. Sự khác biệt trong ADN quyết định mức độ tiến hóa của tất cả các sinh vật, nó cũng quyết định năng lực trí tuệ của con người. Người ta cho rằng cấu trúc ADN của người và tinh tinh giống nhau đến 98,7%. Điều này có nghĩa là tất cả những khác biệt giữa hai loài, từ vẻ bề ngoài đến thói quen ăn uống, chỉ chiếm vỏn vẹn 1,3%.
Liệu còn sự khác biệt nào quan trọng hơn sự khác biệt nhỏ bé này? Chỉ 1,3% có thể phân biệt giữa người và thú. Chỉ 1,3% có thể quyết định ai sẽ ở trong chuồng của các sở thú và ai sẽ đứng xem ở bên ngoài.
Đây là một phát hiện cực kỳ lý thú. Nếu chỉ một thay đổi nhỏ bé trong cấu trúc ADN có thể tạo nên vô vàn những khác biệt về mặt sinh học, vậy tại sao chúng ta không ứng dụng những thay đổi nhỏ vào cách tư duy của mình? Nếu chúng ta thay đổi nhận thức về bản thân và sử dụng 2% khác biệt mang tính chất quyết định của trái tim, trí tuệ và tâm hồn, thì chúng ta cũng sẽ trải nghiệm một thế giới đầy khác biệt. Chỉ 2% thay đổi ấy đã tạo nên sự khác biệt giữa thành công và thất bại, giữa loài người và loài khỉ.
BỘ NÃO CHÍNH LÀ CHIẾC CHÌA KHÓA
Bộ não và niềm vui
Sự thoải mái của cơ thể bắt đầu từ sự thoải mái của bộ não. Trong mỗi bộ não người có một vùng trần trung não, còn được gọi là VTA (Ventral Tegmental Area)*, hoặc là hệ thần kinh khoái lạc nếu nói một cách khôi hài. Tên gọi “hệ thần kinh khoái lạc” xuất phát từ đặc điểm của vùng VTA, đó là nó phát đi những khoái cảm và niềm vui sướng mãnh liệt khi được kích thích một cách tự nhiên hoặc bởi các dòng điện sử dụng trong nghiên cứu y khoa.
Lần đầu tiên nghe thuật ngữ “hệ thần kinh khoái lạc”, hầu hết mọi người đều cho rằng vùng VTA chỉ xử lý các cảm giác liên quan đến thực phẩm hoặc kích thích tình dục. Nhưng thật thú vị là vùng VTA được cấu tạo từ các tế bào thần kinh thụ cảm được kết nối với nhiều khu vực của bộ não như não trước trán, cuống não và nhiều phần xung quanh. Nhờ vậy, hệ thần kinh khoái lạc chi phối tất cả các khoái cảm, từ những cảm giác ở “tầm thấp” như thỏa mãn tình dục và điều chỉnh thân nhiệt, cho đến những cảm giác ở “tầm cao” liên quan đến giáo dục và nghệ thuật.
(*) Vùng VTA (Ventral Tegmental Area) là một nhóm các tế bào thần kinh phản ứng với các yếu tố như thức ăn, tình dục và tác dụng của dược phẩm.
Khu vực mở rộng của VTA tương ứng với Tháp nhu cầu của Abraham H. Maslow. Công trình của Maslow trong lĩnh vực tâm lý học nhân văn phân các nhu cầu của con người theo năm cấp bậc: Nhu cầu sinh lý (1), Nhu cầu được an toàn/đảm bảo (2), Nhu cầu được yêu thương/chấp nhận (3), Nhu cầu được quý trọng, kính mến (4) và Nhu cầu tự thể hiện bản thân (5). Theo Maslow, một người phải tiến lên ngọn tháp này từ bậc thấp nhất và chỉ có thể tiếp tục bước lên bậc kế tiếp khi anh ta đã thỏa mãn nhu cầu của bậc trước đó.
Do đó, chỉ sau khi một người được đáp ứng nhu cầu sinh lý về thức ăn, nước uống và không khí để thở thì anh ta mới có thể tiếp tục xây nhà dựng cửa. Chỉ khi một người đã đạt được đầy đủ nhu cầu thiết thực về thể chất thì anh ta mới có thể nỗ lực đáp ứng những nhu cầu tâm lý về tình cảm và cảm giác cộng đồng. Sau đó, anh ta sẽ tiếp tục vươn đến thành công và địa vị. Cuối cùng, nếu một người được nhiều người xung quanh ngưỡng mộ thì anh ta có thể nỗ lực vươn đến trạng thái hài lòng được gọi là sự tự thể hiện bản thân.
Nếu một người nấn ná quá lâu ở cấp bậc của những nhu cầu về thể chất, anh ta khó lòng đạt được những nhu cầu cao nhất của con người. Lúc này anh ta chẳng khác gì loài bò sát nhận chỉ thị từ cuống não, hay thậm chí chẳng khác gì loài động vật có vú chỉ có những cảm nhận cơ bản xuất phát từ hệ viền. Hãy sử dụng vỏ não của mình! Đó là điều khiến bạn khác biệt với các loài động vật khác và giúp bạn đạt được những nhu cầu cao hơn.
Maslow gọi sự thỏa mãn cao nhất, sự tự thể hiện bản thân, là “cảm giác đỉnh cao”. Hãy nhớ rằng nếu chỉ có thành công và địa vị thì không thể đạt đến đỉnh điểm sự thỏa mãn của con người. Như tôi đã khẳng định ở chương thứ nhất, danh tiếng và của cải chỉ là những sản phẩm của thành công thực sự. Nếu chỉ đạt được danh tiếng và của cải, chúng ta càng mong muốn được thêm nữa. Khi tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống loại bỏ mọi nhu cầu vật chất, là khi chúng ta tìm kiếm sự thức tỉnh tâm linh và sự thanh thản nội tâm. Đó là khi chúng ta tìm kiếm trải nghiệm đỉnh cao.
Tạo ra khuôn mâu thành công
Bạn có bao giờ nghe đến thuật ngữ “GIGO” chưa? Nó là từ viết tắt của cụm từ “Garbage in, garbage out”
- “Cho rác vào thì nhận lại rác ra”, thường được dùng để nhắc nhở mọi người rằng nếu họ thu nhận rác rưởi vào đầu óc và cơ thể mình thì những sản phẩm từ lao động thể chất và trí óc của họ cũng chỉ là rác rưởi mà thôi. Nhưng nếu chúng ta ứng dụng cụm từ này theo cách khác thì sao? Cũng theo cách suy luận tương tự, “GIGO” còn có thể mang nghĩa là “Good in, good out”
- “Trao đi điều tốt đẹp thì nhận lại điều tốt đẹp”.
Con người có khả năng học hỏi các “khuôn mẫu thành công” hoặc “điệp khúc thành công”, nghĩa là thành công này sẽ kéo theo các thành công khác. Khi đạt được dù chỉ một thành công nhỏ, bộ não của chúng ta sẽ tận hưởng cảm giác ấy và tìm kiếm thêm nhiều thành công nữa. Nếu một học sinh tiểu học chỉ toàn đạt điểm kém, cậu bé sẽ bị ghim trong khuôn mẫu thất bại và không thể cảm nhận cảm giác tuyệt vời của thành công. Nhưng nếu cậu học sinh này có một cơ hội thành công trong học tập thì điểm số của cậu sẽ bắt đầu được cải thiện. Đó là lý do tại sao các giáo viên cần đưa ra những bài tập phù hợp với trình độ của từng học sinh để tạo động lực cho các em phấn đấu.
Hãy bắt đầu khuôn mẫu thành công của chính bạn. Hãy lặp lại! Hãy thực hành! Hãy đề ra một vài mục tiêu nhỏ và tận hưởng sự vui thích khi bạn hoàn thành chúng. Cảm giác gặt hái được thành công, dù nhỏ, cũng sẽ động viên bạn tiếp tục đeo đuổi thành công trong tất cả các lĩnh vực mà bạn đang nỗ lực.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Các cơ quan bên trái Các cơ quan bên phải
Bộ não chính là cuộc đời bạn. Bộ não cũng chính là bản thân bạn. Thành công và hạnh phúc của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào bộ não và cách bạn sử dụng nó. Hãy tận hưởng cảm giác gặt hái được thành công báng cách khởi đầu với những công việc vừa sức của mình, sau đó tiếp tục với những công việc thử thách hơn. Cứ như vậy, thành tựu này sẽ kéo theo thành tựu khác và thành công sẽ nối tiếp thành công.
Tôi có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ mỉm cười và suy nghĩ tích cực vì điêu này giúp sản sinh ra endorphin, loại hoóc-môn giúp duy trì sức khỏe và sự vui vẻ.
2. Tôi sẽ sử dụng toàn bộ năng lực trí tuệ của mình và đạt đến cảm giác tự thể hiện bản thân.
3. Tôi sẽ “cấy ghép” khuôn mẫu thành công vào bộ não của mình, sau đó bắt đầu tìm cách đạt được những thành tựu dê dàng nhất trước khi chuyền sang những thành tựu thử thách hơn.
Thay suy nghĩ, đổi vận mệnh
Zig Ziglar tà một thương nhân, kiêm diễn giả nổi tiếng. Một hôm ông đang đi xuống cầu thang ở một trạm xe điện ngầm của New York thì gặp một người lang thang bán viết chì dạo. Ziglar đưa cho người này 1 đô-la và cũng như những người khách tốt bụng khác, ông từ chối nhận cây viết chì. Nhưng một tát sau, Ziglar quay tại chỗ người lang thang và yêu cầu anh đưa cho ông cây viết chì mà ông đã trả tiền. Sau khi nhận cây viết chì, Ziglar nói với anh những tời động viên:
"Bây giờ anh tà một thương nhân đích thực giống như tôi vậy. Anh không còn tà kẻ ăn xin nữa đau."
Khi nghe những tời của Ziglar, lần đầu tiên người lang thang không xem mình tà một kẻ ăn xin nữa, mà tà một người bán hàng đang kiếm sống bằng việc bán viết chì với giá một đô-la mỗi cây. Kể từ ngày hôm đó, chỉ một thay đổi giản đơn trong nhận thức về bản thân của người lang thang đã giúp anh có được sức mạnh và nguồn động tực mới. Anh thường xuyên nhắc tại những tời của. Ziglar và nhận thấy khi nhận thức về bản thân thay đổi, hoàn cảnh của anh cũng thay đổi theo.
Sau này, khi đã trở thành một thương nhân thành công, người bán viết chì dạo tìm Ziglar để cảm ơn. Anh xúc động nói với ông: "Những tời của. ông đã thay đổi cuộc đời tôi. Khi tất cả những người khác cho tôi một đồng và chẳng buồn nhận viết chì, tôi đã nghĩ mình tà một kẻ ăn xin. Nhưng kể từ khi ông yêu cầu nhận cây viết chì, tôi mới thật sự xem mình tà một người bán hàng".
Giống như người bán viết chì dạo, đôi khi chúng ta bị mắc bẫy trong những thất bại của mình đến nỗi chúng ta mất đi khả năng gặt hái thành công. Chúng ta tự giới hạn khả năng của bản thân và an phận với những thành tựu nhỏ bé. Đừng bao giờ để khuôn mẫu thất bại ngăn cản bạn bắt đầu tìm kiếm khuôn mẫu thành công. Chỉ cần thay đổi suy nghĩ, bạn có thể thay đổi cuộc đời mình.