Thiên tư về trí tuệ
Gần đây, một người quen tỏ ý quan tâm đến sức khỏe của tôi nên đã giới thiệu tôi với một vị bác sĩ chuyên về Đông y. Vị bác sĩ bắt mạch, hỏi tôi vài câu, chẩn đoán tình trạng thể chất của tôi khá chính xác và cho tôi một số lời khuyên. Sau khi phân tích thể tạng của tôi bằng những phương pháp của y học cổ truyền Trung Hoa, ông phán tôi mang mệnh dương và có thiên tư về trí tuệ.
Lời tuyên bố táo bạo này không thể không khiến người nghe nghi vấn, nhưng bất luận lời phân tích của vị bác sĩ này có đúng hay không, thì tôi cũng là người phải sử dụng cái đầu để kiếm sống. Với cương vị là viện trưởng viện nghiên cứu, tôi đánh giá cao tất cả các dạng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và tôi luôn có tinh thần cầu thị để tìm ra những thông tin hữu ích cho sự phát triển của học viện. Tôi đọc báo và tạp chí và cả các bài quảng cáo. Tôi quan sát xu hướng trong văn hóa dân gian đương đại. Thậm chí dù tôi thuyết giảng nhiều và viết rất nhiều bài báo, tôi vẫn luôn ưu tiên chất lượng hơn số lượng khi đề cập đến thông tin. Chung quy thì tất cả các loại thông tin đều hữu dụng trong việc khơi thông tiềm năng của “Đại dương”, nơi cư ngụ của những khả năng còn tiềm ấn.
Nhận thức ảnh hưởng đến cơ thể
Não trái điều khiển lý trí hoặc suy nghĩ, và hai điều này sinh ra cảm xúc. Trong khi đó, cảm xúc lại do não phải điều khiển. Chính vì thế mà não trái và não phải luôn phối hợp cùng nhau. Hãy xét ví dụ sau:
Một vị khách khi đi du lịch đến Thác Niagara do quá khát nên đã uống nước từ trên thác đổ xuống, nhưng khi nhìn xung quanh, anh chú ý đến một bảng ghi: “Poisson”. Anh nghĩ đó là bảng cảnh báo “Có độc” nên hết sức hoang mang vì nghĩ mình đã uống phải chất độc và cảm thấy đau bụng dữ dội.
Thấy vậy, những du khách đi cùng đã nhanh chóng đưa anh vào bệnh viện. Tuy nhiên, khi vị bác sĩ nghe kể lại những gì đã xảy ra, ông chỉ bật cười. Ong nói với bệnh nhân đang cảm thấy rất đau đớn: “Thưa ông, từ ông nhìn thấy trên tấm bảng ấy không phải là “Poison” (“có độc”) trong tiếng Anh, mà là từ “Poisson” trong tiếng Pháp, nó có đến hai chữ “s”. Tấm bảng đó có nghĩa là “Xin đừng câu cá.”
Sau khi nghe lời giải thích của bác sĩ, người du khách nọ không còn cảm thấy đau bụng nữa và ra về hoàn toàn khỏe mạnh.
Câu chuyện này có ý nghĩa gì? Nó có nghĩa là người ta cảm thấy chính xác những gì mà họ nhận thức. Nhận thức của con người có sức mạnh vô cùng to lớn.
Điều khiển cảm xúc bàng cách chế ngự nhận thức
Xanthippe, vợ của Socrates*, là một phụ nữ nóng tính và hay cằn nhằn. Khi được hỏi vì sao lại cưới một người phụ nữ như thế, Socrates trả lời: “Đó là ví dụ về một nài ngựa muốn trở thành một kỵ sĩ chuyên nghiệp {...}. Tôi biết rõ rằng nếu tôi có thể khoan dung với tính nết của nàng thì tôi có thể sống hòa hợp với bất kỳ người nào”. Socrates đã cố tình lựa chọn một người vợ như thế để ông có thể học được tính kiên nhẫn và lòng khoan dung trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Khi người ta hỏi Socrates làm sao ông có thể tỏ ra khoan dung trước một người vợ suốt ngày cau có như vậy, ông trả lời: “Thậm chí tiếng ồn của một nhà máy nước vẫn có thể trở nên dê chịu một khi bạn đã quen với nó”.
(*) Socrates được coi là nhà hiền triết, triết gia vĩ đại, một công dân mẫu mực của thành Athena, Hy Lạp cổ đại.
Một lần nọ, sau trận cãi vã gay gắt, Xanthippe đổ cả chậu đựng nước tiểu lên đầu Socrates. Thế mà triết gia chỉ bảo: “Cơn bão luôn theo sau tiếng sấm”.
Socrates vẫn luôn là một tấm gương sáng về khả năng điều khiển nhận thức của mình. Hầu hết mọi người đều không thể nào dung thứ cho tính cách lỗ mãng của Xanthippe bằng thái độ ôn hòa và hóm hỉnh như Socrates đã làm. Socrates đã kiên trì thực hành việc chế ngự cảm xúc cho đến khi ông có thể nhẹ nhàng bỏ qua thái độ quá quắt của vợ. Thái độ của ông thực sự là một minh chứng cho sức mạnh của nhận thức. Phía sau mỗi cảm xúc có một ý nghĩ, do đó, chúng ta có thể điều khiển cảm xúc của mình thông qua suy nghĩ lạc quan.
QUY LUẬT CỦA SUY NGHĨ
Hiệu ứng an thân
Emile Coué là một nhà tâm lý học kiêm dược sĩ người Pháp, người đã phát hiện ra sức mạnh của trí tưởng tượng trong việc tạo ra thay đổi thực sự.
Khi anh còn làm công việc bào chế thuốc, một người phụ nữ đã tìm đến anh nhưng không mang theo đơn thuốc của bác sĩ. Cô nài nỉ anh hãy tìm thuốc chữa trị cho cô vì cô bị bệnh rất nặng, khó qua khỏi, nhưng giờ này cô không thể đến phòng khám bác sĩ được vì đã quá khuya rồi. Coué do dự vì người phụ nữ này không có đơn thuốc của bác sĩ, nhưng rồi anh quyết định điều trị cho cô theo một đơn thuốc mới. Khi tình cờ gặp lại người phụ nữ vài ngày sau đó, cô rối rít cảm ơn anh. Cô bảo mấy viên thuốc của anh thật hiệu nghiệm và giờ đây cô đã hoàn toàn khỏi bệnh. Nhưng thực ra đơn thuốc của Coué chỉ là vài viên kẹo và bệnh nhân nọ hoàn toàn không biết điều đó.
Có thể lý giải điều này như thế nào? Bệnh nhân đã hết lòng tin tưởng vào dược sĩ cũng như những viên thuốc mà anh đã cấp cho cô. Chính niềm tin này đã giúp cô lành bệnh, bất kể viên thuốc ấy chứa chất gì đi nữa. Việc này đã minh chứng cho tác dụng của hiệu ứng an thần. Khi đặt niềm tin tích cực dành cho đơn thuốc điều trị của dược sĩ, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã được cải thiện.
Trái lại, cũng có sự tồn tại của hiệu ứng bất an. Nếu một bệnh nhân có niềm tin tiêu cực về liệu pháp y khoa mình đang áp dụng thì sẽ hứng chịu những tác dụng tiêu cực. Để tránh tác động của hiệu ứng bất an, chúng ta nên chủ động suy nghĩ tích cực. Tinh thần lạc quan đã được chứng minh là sẽ mang đến sự thanh thản và niềm vui, thậm chí trong những tình huống tồi tệ nhất.
Hiệu ứng Pygmalion
Hiệu ứng Pygmalion cũng giống như hiệu ứng an thần mà nhờ đó, các kỳ vọng lớn lao mang đến những kết quả lớn lao.
Nhà tâm lý học Robert Rosenthal đã phát triển học thuyết của ông thông qua cuộc nghiên cứu được tiến hành với các học sinh tiểu học. Ong yêu cầu các giáo viên đưa ra kỳ vọng cao đối với một số học sinh và kỳ vọng thấp hơn đối với vài học sinh khác. Ong đưa ra giả thuyết rằng các học sinh được kỳ vọng đạt thành tích cao hơn sẽ thật sự đáp ứng được kỳ vọng đó. Ngược lại, những học sinh không được kỳ vọng có kết quả thấp hơn mức trung bình. Và vì thế, các giáo viên sẽ vô tình đối xử thiên vị đối với những học sinh “sáng láng” và cổ vũ thêm cho thành công của các em.
(*) Pygmalion: Vở kịch do George Bernard Shaw viết vào năm 1913. Trong vở kịch, giáo sư ngôn ngữ Henry Higgins quả quyết rằng ông có thể rèn luyện, chỉnh sửa cách ăn mặc và giọng nói để "biến" cô gái bán hoa quê mùa Eliza trở thành một quý bà sang trọng. Và ông đã thành công. Thế nhưng, theo như chính lời Eliza thì không phải những gì cô được học hay làm mà chính cách cô được đối xử như thế nào mới là điều mấu chốt quyết định tác phong của cô, và đây chính là nội dung của hiệu ứng Pygmalion.
Thực tế đã chứng minh giả thuyết của Rosenthal là đúng. Những học sinh được kỳ vọng cao hơn thể hiện tốt hơn ở các bài kiểm tra và có kết quả học tập tích cực hơn so với các học sinh không nhận được nhiều kỳ vọng. Rosenthal đã chứng minh rằng sự kỳ vọng từ người khác có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trong thực tế của mỗi người. Suy nghĩ của chúng ta không chỉ tác động lớn đến sự thay đổi bản thân chúng ta, mà còn ảnh hưởng đến sự thay đổi của người khác nữa. Một thay đổi tích cực trong suy nghĩ có thể mang lại thành công to lớn cho bản thân chúng ta và cho những người xung quanh.
MỞ CỬA TÂM TRÍ
Xóa bỏ định kiến
Một con tàu bị đắm khiến chín thành viên thủy thủ đoàn bị bỏ rơi trên một hoang đảo. Họ chẳng có thức ăn, nước uống và chỉ biết cầu mong trời ban cho một cơn mưa hoặc một con tàu đi ngang qua để được cứu thoát. Điều kiện sống quá đỗi khắc nghiệt nên cuối cùng chỉ còn một người sống sót. Người này bị cơn khát hành hạ đến nỗi phải đánh liều uống nước biển, nhưng anh vô cùng kinh ngạc khi chẳng hề cảm thấy vị mặn chát. Trái lại, nước biển ở đây còn ngọt đến nỗi cơn khát của anh nhanh chóng tan biến. Rồi anh nằm dài trên bãi biển chờ chết, nhưng sau một giấc ngủ dài, anh tỉnh dậy và phát hiện mình vẫn còn sống.
Cuối cùng một con tàu đi ngang qua và anh được cứu. Khi người ta mang mẫu nước đi phân tích, sự thật đã hé lộ. Hóa ra ở vùng đó có mạch nước ngọt dồi dào ngầm chảy dưới lòng đất, đổ ra biển. Người đàn ông đã sống sót bởi vì nước biển thật ra là nước ngọt và có thể uống được. Tất cả các thủy thủ khác trong đoàn đều cho rằng nước biển không thể uống được, mặc dù không ai trong số họ thử kiểm chứng.
Định kiến chẳng giải quyết được gì cả. Giải pháp chỉ có thể được tìm thấy khi chúng ta xóa bỏ định kiến và thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của mình.
Hãy đưa ra câu hỏi khác biệt
Đây là sự việc có thật xảy ra ở một công ty sản xuất đồ gia vị.
Doanh số bán hàng đang giảm sút mỗi ngày, thế nên công ty tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để xác định vấn đề và đưa ra câu hỏi: “Làm thế nào để nâng doanh số?”.
Các nhân viên đưa ra vài ý tưởng, nhưng doanh số bán hàng vẫn tiếp tục giảm sút. Cuối cùng, một nhân viên đưa ra đề xuất mới lạ: “Nếu chúng ta tăng gấp đôi kích cỡ của miệng các lọ gia vị thì sao?”.
Y tưởng này được áp dụng và vô cùng thành công bởi doanh số bán hàng đã tăng lên gấp đôi. Thế thì điều gì đã khiến ý tưởng này khác biệt so với những ý tưởng còn lại? Nhân viên ấy đã đưa ra một câu hỏi khác biệt. Thay vì hỏi “Tôi sẽ nâng doanh số bằng cách nào?”, cô ấy đã hỏi: “Làm thế nào tôi có thể khiến người ta mua gia vị thường xuyên hơn?”.
Bằng cách đưa ra câu hỏi khác biệt, chúng ta đã thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của mình. Sự điều chỉnh thường là chiếc chìa khóa mang đến thay đổi trong cuộc sống của chúng ta.
Sử dụng Đại dương trong não trái
Có rất nhiều điều về não trái mà chúng ta chưa khám phá hết. “Đại dương” này chứa đựng rất nhiều khám phá mới có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta. Hãy sử dụng Đại dương trong bán cầu não trái để vươn tới một cuộc sống thành công và cách tư duy tích cực.
Để làm được việc này, bạn cần tìm hiểu hai Sắc màu Hạnh phúc sau:
• Tư duy tích cực
• Gieo hạt mầm trí tuệ
Tôi sẽ thảo luận nhiều hơn về hai nội dung này trong chương 5 và chương 6.
Cẩm nang để đạt được hạnh phúc
Bán cầu não trái điêu khiển lý trí, và lý trí ảnh hưởng đến cảm xúc, cơ thể và sau đó là hành động của bạn. Đại dương trong não trái có thể mang đến một kho báu vê sức mạnh trí tuệ, nhưng bạn chỉ có thể đạt được điêu này nếu bạn thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của mình.
Tái có thể làm được điều đó
1. Tôi sẽ luôn tìm kiếm khía cạnh tốt đẹp của mọi vấn đê.
2. Tôi sẽ cởi mở với những cách nhìn nhận mới và thông tin mới. Tôi sẽ nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn.
3. Tôi sẽ xóa bỏ đinh kiến để đạt được sự thấu suốt.
Chiếc thang máy chậm chạp
Các cư dân của một chung cư cao tầng ở Manhattan bắt đầu phàn nàn về hệ thống thang máy trì trệ và dọa rằng họ sẽ dọn đi nơi khác nếu tình trạng này cứ tiếp diễn. Viên quản tý tiến hành một cuộc nghiên cứu để tìm những giải pháp khả thi nhưng cuối cùng nhận thấy, bất cứ giải pháp về kỹ thuật nào cũng không hợp tý về mặt kinh tế bởi vì tòa nhà đã quá cũ kỹ. Ông gặp khó khăn trong việc tìm ra một giải pháp khả thi để làm vừa tòng những người thuê nhà.
Cuối cùng, chỉ sau một thay đổi đơn giản, những người thuê nhà không còn phàn nàn nữa. Điều gì đã thay đổi thái độ của họ? Viên quản tý đã đặt những tấm gương ở hành tang chờ thang máy của mỗi tầng. Tất cả những gì mà ông phải làm là đưa ra một câu hỏi khác. Thay vì hỏi: "Tôi có thể làm cho hệ thống thang máy nhanh hơn bằng cách nào?", ông đã hỏi: "Tôi có thể làm cho thời gian chờ thang máy rút ngắn tại bằng cách nào?".
Viên quản tý đã thay đổi nhận thức sau khi ông nhận ra rằng, những người thuê nhà phàn nàn về thời gian chờ đợi chỉ vì họ chẳng có gì để làm trong khoảng thời gian ấy. Những chiếc gương đã mang đến cho họ một toại hình giải trí mới, giúp viên quản tý giải quyết được vấn đề mà chỉ tốn kém một khoản nhỏ.
Hãy thay đổi câu hỏi và bạn sẽ tìm ra câu trả tời.