C
hà chà! Phần quan trọng đến rồi đây! Ở chương này, tôi sẽ hướng dẫn em cách ứng dụng Bản đồ Tư duy vào việc học, để chuyện thi cử và kiểm tra không còn là nỗi lo ngay ngáy và để thầy cô, cha mẹ cũng như bạn bè phải ngỡ ngàng trước những thành tích mà em đạt được.
Bản đồ Tư duy sẽ giúp em hiểu bài hơn, nhớ tốt hơn, dễ dàng ghi chép bài vở và tìm tòi được nhiều ý tưởng mới dẫu ở bất cứ môn học nào.
Ngữ văn
LẬP DÀN Ý
p p p pq q q q Q Q Q Qq q q q
Nếu muốn viết một bài văn hay, em cần phải lựa chọn giọng điệu, cách viết và từ ngữ phù hợp.
Trước khi bắt đầu viết bài, em luôn cần lập dàn ý. Và trong trường hợp này, Bản đồ Tư duy chính là một công cụ hỗ trợ đắc lực.
Đôi khi, việc lập dàn ý có vẻ như là điều không nên làm do em sợ sẽ không đủ thời gian để làm bài kiểm tra. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lập dàn ý lại có lợi về lâu dài, vì nó giúp em tiết kiệm thời gian, nêu rõ các ý, phân chia rõ phần mở - thân - kết bài. Qua đó, bài văn của em sẽ hay hơn, mạch lạc hơn, có nhiều ý phân tích mới hơn so với mấy “bài văn mẫu”.
Nếu không lập Bản đồ Tư duy và cứ duy trì cách học nhàm chán như hiện tại, em sẽ càng tốn thời gian cho việc lo lắng và hồi hộp trước mỗi lần kiểm tra, thi cử mà không tập trung được toàn sức để viết bài. Và kết quả thường là một bài văn gồm nhiều ý trùng lặp, câu văn lủng củng, thậm chí là rất… ngớ ngẩn.
Sau đây là một ví dụ điển hình. Với những hiểu biết về Bản đồ Tư duy cho đến thời điểm này, em hãy chỉ ra điểm chưa đạt trong đoạn văn sau và nghĩ cách viết sao cho hay hơn.
Kỳ nghỉ hè của em
Mùa hè này, cả gia đình em cùng nhau đi nghỉ hè. Bố, mẹ, chị gái, em trai và hai chú chó đã cùng em đi nghỉ trong hè này. Cả nhà rất vui. Kỳ nghỉ thật thú vị. Cả nhà cùng đi xem những bộ phim hay và thưởng thức những bữa tối tuyệt hảo.
Đoạn văn trên chưa được ở điểm nào?
Lặp ý, đúng không nào? Thêm vào đó là bố cục chưa tốt, nói đúng ra là ý tưởng nghèo nàn và nhàm chán.
Nếu không dùng Bản đồ Tư duy để lập dàn ý, việc viết bài sẽ khó khăn và dễ mắc lỗi dù đã tốn thời gian suy nghĩ, đầu tư công sức. Biết dùng Bản đồ Tư duy đúng cách, em sẽ đỡ tốn thời gian, bố cục bài viết chặt chẽ hơn, có thời gian nghĩ thêm ý tưởng và có cảm hứng làm bài hơn, ấy là chưa kể điểm số cũng tăng theo đấy.
ỨNG DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY ĐỂ LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN
Bản đồ Tư duy là công cụ tuyệt vời giúp em tìm tòi ý tưởng và tập hợp các “chất liệu” ấy lại để viết nên một bài văn hay:
- Mở bài – dẫn chuyện tự nhiên và hấp dẫn để gợi mở vấn đề sắp được nói tới.
- Thân bài – diễn giải nội dung sao cho thú vị và sáng tạo.
- Kết bài – tóm lược các ý ở thân bài và xác định rõ nội dung, ý của cả bài viết.
CHIẾC VA LI CŨ
Vào một ngày mưa gió, khi đã trưởng thành, em quyết định khám phá nhà kho, hay nơi đựng đồ cũ trong nhà. Thế rồi em tìm được một chiếc va li cũ bằng da, bám đầy bụi và mạng nhện. Em mở chiếc va li ra và thấy rất nhiều thứ thuộc về em, mỗi món đồ gắn liền với một kỷ niệm nào đó.
Hãy chọn ra năm món và viết về những kỷ niệm được gợi lại trong em. Ví dụ như đôi giày thể thao cũ, mòn vẹt đã bong cả đế khiến em nhớ về một trận bóng “nảy lửa”, hay một bức hình chụp tất cả các bạn trong lớp thời phổ thông.
Lưu ý rằng sự việc này diễn ra trong tương lai, khi em đã trưởng thành và nhìn lại tuổi thơ của chính mình. Đây là một bài tập tưởng tượng, có thể em chưa từng nghĩ đến tình huống này. Vì thế, hãy lập dàn ý để câu chuyện em kể không bị lan man, sa đà vào những chi tiết không cần thiết.
Bản đồ Tư duy cho bài văn “Chiếc va li cũ”
Lập Bản đồ thế nào đây?
1. Như thường lệ, chúng ta sẽ bắt đầu bằng một hình ảnh/biểu tượng ở giữa trang giấy, nơi chúng ta sẽ triển khai các ý tưởng chính và ý chi tiết cho bài văn. Trong trường hợp này, hình chiếc va li là lựa chọn phù hợp nhất.
2. Một nhánh chính sẽ “đảm nhiệm” phần mở bài. Ở phần này, em có thể giới thiệu bối cảnh dẫn đến tình huống bằng cách dùng những nhánh phụ để dẫn ý mô tả (ngày hôm đó như thế nào, nơi câu chuyện bắt đầu, điều gì xảy ra…).
3. Tiếp theo là phần thân bài. Ở phần này, em sẽ mô tả năm món đồ em tìm thấy trong chiếc va li cùng những kỷ niệm. Đặt mỗi món lên một nhánh con của nhánh Thân bài, có thể vẽ thêm vài hình ảnh cho mỗi kỷ niệm (một hình ảnh có thể nói thay cho cả ngàn lời đấy!).
Khi bộ não và trí tưởng tượng đã vào guồng, em tha hồ thêm vào các nhánh chi tiết hơn. Thân bài sẽ là phần chi tiết nhất trên Bản đồ Tư duy của em. Vì thế, hãy chừa cho nó một khoảng không gian tương đối thoải mái nhé!
4. Cuối cùng là phần kết bài. Trong phần này, em có thể nêu cảm xúc của mình về những món đồ đã tìm thấy, với cả những kỷ niệm gắn liền. Cố gắng rút ra một cảm nhận chung nhất về những gì em vừa trải qua.
Sau khi đã thực hiện xong Bản đồ Tư duy, em sẽ dễ dàng bắt tay vào việc viết bài. Em đã vạch ra ba phần rõ ràng – mở bài, thân bài, kết bài – cũng như rất nhiều ý tưởng độc đáo, thú vị cho bài văn.
GÓC RÈN LUYỆN
Dùng Bản đồ Tư duy để lập dàn ý cho bài văn sẽ giúp em thấy việc làm bài dễ dàng hơn. Hãy xem thêm một ví dụ nữa ở trang 44-45 trước khi em bắt đầu tự thực hiện tấm Bản đồ Dàn bài của mình. Lưu ý là luôn bắt đầu từ hình ảnh trung tâm (chủ đề chính của bài văn), rồi thêm các nhánh khi triển khai ý tưởng. Hãy để trí tưởng tượng giúp em có được những bài văn xuất sắc!
Bữa tối gia đình
Một gia đình nọ đang cùng bàn bạc để tìm địa điểm ăn tối. Một trận tranh cãi diễn ra, nhưng cuối cùng mọi người cũng thống nhất được nơi muốn đến.
Hãy kể lại câu chuyện trên. Em có thể tham khảo những gợi ý sau. Chữ màu đỏ là những ý chính giúp em dễ lập Bản đồ Tư duy hơn.
- Xác định bối cảnh – thời gian, không gian, bầu không khí gia đình lúc đó.
- Những đề nghị được đưa ra – lý do đồng ý và không đồng ý.
- Trên đường đến nhà hàng – cân nhắc lộ trình đi và xem có cảnh hay sự kiện thú vị nào trên đường không.
- Mô tả ngoại thất và nội thất nhà hàng – có thể mô tả dựa theo nơi em đã từng đến.
- Chọn món và thưởng thức bữa ăn – mô tả về món ăn bằng cả 5 giác quan.
- Cố gắng làm bật lên cá tính mỗi thành viên trong gia đình qua cử chỉ và lời nói của họ.
- Tưởng tượng có 1 hoặc 2 tình huống thú vị diễn ra trong bữa ăn. Nên chọn những tình huống vẫn thường xảy ra trong cuộc sống.
- Phần kết luận rất quan trọng. Em cần tóm gọn lại toàn bộ diễn biến của bữa tối và mang đến cho người đọc một cái kết ấn tượng.
Lịch sử
CHUYẾN DU NGOẠN VƯỢT THỜI GIAN
Có thể hô biến và ngay lập tức xuất hiện ở một thời đại khác, chuyện này không phải rất lý thú sao? Em có thể cổ vũ một trận đấu tại Đấu trường La Mã, hay chứng kiến cảnh các nô lệ đang kéo những tảng đá nặng nề để xây dựng kim tự tháp ở Ai Cập. Việc học lịch sử quả thực nên tạo được sự hứng thú, chứ không phải chỉ cố gắng nhớ cho được những cái tên, sự kiện và ngày tháng.
Những trang tiếp theo sẽ giới thiệu vài câu chuyện lịch sử thú vị để giúp em rèn luyện thêm kỹ năng lập Bản đồ Tư duy. Tôi sẽ hướng dẫn em từng bước một.
LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MÔN LỊCH SỬ
CUỘC XÂM LƯỢC CỦA NGƯỜI VIKING
Vào khoảng năm 800 Sau Công Nguyên (SCN), người Viking bắt đầu những cuộc cướp bóc, gieo nỗi kinh hoàng ở khắp nơi.
Hầu hết những cuộc cướp bóc được thực hiện theo nhóm, với tối đa là 10 chiếc thuyền, mỗi thuyền có khoảng 30 chiến binh.
Tốc độ thuyền giúp họ tấn công bất ngờ và rút lui trong chớp nhoáng. Người Viking được biết đến như là những chiến binh dũng cảm nhưng không kém phần tàn ác. Họ gieo rắc nỗi kinh hoàng ở bất cứ nơi nào họ đến.
Một trong những lý do khiến các dân tộc khác sợ người Viking là vì họ có những bộ áo giáp và vũ khí tối tân nhất châu Âu thời bấy giờ. Khi chiến đấu, họ chủ yếu dùng gươm, giáo, cung tên và rìu. Một chiến binh bình thường thì mặc áo chiến bằng da thuộc chắc và dai, trong khi những chiến binh giàu có hơn sử dụng những sợi xích và đan chúng lại thành áo giáp. Ngoài ra, người Viking cũng thường mang theo những tấm khiên tròn, lớn có một lớp da thú bao phủ.
Những chiến binh Viking đáng sợ nhất được gọi là “berserker” – chiến binh hung bạo. Để thêm phần đáng sợ, họ dùng chất gây nghiện để khiến mình trở nên mất kiểm soát. Từ “berserk” ngày nay vẫn được dùng để chỉ những người mất kiểm soát bản thân.
Ban đầu, người Viking cướp bóc của cải ở các nhà thờ. Sau đó họ tấn công đến các thị trấn, cướp phá và rồi đốt cháy toàn bộ mọi thứ. Họ tàn sát tất cả, thậm chí không hề nhân nhượng phụ nữ hay trẻ em. Nhiều phụ nữ bị tra tấn cho đến chết. Một số bị bắt làm tù binh rồi bị bán làm nô lệ.
- Theo Orderic Vitalis, “Warfare Chronicler”, Daily Mail
GÓC RÈN LUYỆN
Những người La Mã cũng từng cướp bóc. Vào khoảng năm 150 sCN, đế chế của người La Mã bao phủ hầu hết châu Âu, lan sang cả Palestine, Ai Cập và Bắc Phi. Họ cai quản một vùng rộng lớn như thế bằng lực lượng quân đội hùng hậu.
Bản đồ Tư duy về đề tài “Quân đội La Mã” sẽ giúp em rất nhiều trong việc học lịch sử, địa lý thành Rome thời bấy giờ. Bộ câu hỏi dưới đây sẽ có ích trong trường hợp này. Hãy đọc bài viết ở trang 53, tìm ra ý và câu trả lời ngắn gọn để thay thế các câu hỏi trên mỗi nhánh chính. sau đó thêm các nhánh phụ cho những phần giải thích hoặc các chi tiết khác.
NHỮNG NGƯỜI LÍNH LA MÃ
Họ tập hợp lại thành từng nhóm với số lượng lớn, được gọi là “quân đoàn”, lên đến 5.000 lính.
Mỗi quân đoàn có khoảng 5.000 bộ binh có vũ trang và một số kỵ binh. Một quân đoàn có cả kỹ sư, người giám sát, thợ xây, thợ mộc và cả thợ rèn.
Ngoài việc chiến đấu, các quân đoàn cũng làm luôn việc xây dựng pháo đài, cầu và đường sá. Chỉ có những công dân của Đế quốc La Mã mới được tham gia vào các quân đoàn. Họ tại ngũ khoảng 25 năm. Khi xuất ngũ, họ được cho 3 đồng vàng và đất trồng trọt.
Trong hầu hết những trận chiến thực sự, lực lượng tham chiến là quân trợ chiến (auxiliary). Những người này không phải là công dân của Đế chế, họ chỉ trở thành công dân chính thức sau khi xuất ngũ. Họ có thể là những kỵ binh từ Tây Ban Nha, Hungary và các cung thủ từ Trung Đông. Sau năm 100 SCN, Đế chế không mở rộng thêm nữa, còn quân đội chiến đấu chủ yếu để giữ lấy những phần đất người La Mã đã chiếm được. Việc này cần rất nhiều nhân lực; do đó ngày càng nhiều người không phải công dân được tuyển mộ như quân trợ chiến để đánh bại các lực lượng bên ngoài.
Các bộ lạc ngoài Đế chế cũng được tuyển. Những người này được gọi là “numeri”. Cũng như quân trợ chiến, các numeri thường phải chiến đấu chống lại các thế lực bên ngoài, song không được trở thành công dân khi xuất ngũ.
- Theo Orderic Vitalis, “Warfare Chronicler”, Daily Mail Toán
GIẢI QUYẾT RỐT RÁO VẤN ĐỀ
Chúng ta có thể lập Bản đồ Tư duy cho môn Toán không?
Không như nhiều người nghĩ, môn Toán không phải chỉ có những công thức và phương trình. Tất cả các công thức và phương trình đều dựa trên nền tảng quan trọng là khái niệm và tiền đề. Bản đồ Tư duy có thể giúp em sắp xếp hợp lý những điều này trong não bộ.
Ghi nhớ: Số lượng nhánh thêm vào hoàn toàn phụ thuộc vào các em.
LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MÔN TOÁN
Hãy đảm bảo các em phân biệt được hình tam giác và tam giác long (khủng long ba sừng). Bởi vì trong phần tiếp theo đây, thầy siêu Bự – một tam giác long thứ thiệt – sẽ dạy các em bài “Hình tam giác” nhé!
GÓC RÈN LUYỆN
Giờ hãy xem những thông tin bên dưới các tứ giác sau. Lập Bản đồ Tư duy về các tứ giác, như Bản đồ Tư duy về hình tam giác ở trang trước. Nếu cần, em có thể thêm bao nhiêu nhánh con tùy thích.
Tứ giác là hình có 4 cạnh
Khoa học
HÌNH NHƯ CÓ MÙI CÁ CHIÊN ĐÂU ĐÂY?
Đến giờ ăn trưa rồi sao? Không phải đâu! Mùi từ phòng thí nghiệm hóa học đấy – ở đó hẳn đang làm thí nghiệm với các chất khí.
Em có thể thực hiện được rất nhiều thí nghiệm với các nguyên tố hóa học. Dù đều được cấu thành từ những hạt rất nhỏ nhưng thật ra chúng rất khác nhau. Em có thấy rối trí không? À, tất cả sẽ trở nên rõ ràng và đơn giản hơn nhiều với Bản đồ Tư duy. Bản đồ Tư duy sẽ giúp em nhận biết và ghi nhớ những điểm giống và khác nhau.
LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MÔN KHOA HỌC
Em có thể dùng Bản đồ Tư duy để khám phá các đặc tính của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Tôi sẽ bắt đầu Bản đồ Tư duy với việc phân loại các chất theo 3 nhóm chính. Và trong mỗi nhóm, tôi sẽ liệt kê các đặc tính của nhóm, sau đó là những nhánh nhỏ hơn với các ví dụ cụ thể.
Thể rắn - Ví dụ: phô mai
- Các hạt trong chất rắn bị nén chặt với nhau và hầu như không di chuyển.
- Có hình dạng cố định.
- Có thể cắt hay đẽo gọt.
- Cầm, nắm được.
- Có thể điều khiển dễ dàng.
Thể lỏng - Ví dụ: nước
- Các hạt trong chất lỏng bị nén không quá chặt và có thể di chuyển một chút.
- Dễ đổ, chảy từ cao xuống thấp do tác động của trọng lực.
- Khối chất lỏng có hình dạng của vật chứa nó và có thể rót ra ngoài.
- Bề mặt chất lỏng ở trong vật chứa thì tương đối bằng phẳng.
- Khó điều khiển chất lỏng.
Thể khí - Ví dụ: mây
- Các hạt trong chất khí có rất nhiều không gian nên chúng có thể di chuyển dễ dàng.
- Chất khí có thể tràn vào mọi không gian trống quanh ta.
- Hầu hết các chất khí đều vô hình.
GÓC RÈN LUYỆN
Đọc các thông tin về sự biến đổi của vật chất, rồi chuyển tải chúng qua Bản đồ Tư duy. Em phải nhớ tìm kỹ từ khóa (một số đã được tô màu đỏ), và tìm hiểu vì sao một số thí nghiệm chỉ xảy ra một chiều. điều gì đã xảy ra với các chất?
HAI DẠNG BIẾN ĐỔI
Hãy theo dõi hai thí nghiệm sau. Tạo ra nến là dạng biến đổi hai chiều (thuận nghịch), nhưng nến cháy lại là dạng biến đổi một chiều (bất thuận nghịch).
Thí nghiệm 1 – Làm nến
Đun nóng miếng sáp trong bể ổn nhiệt. Miếng sáp cứng sẽ dần hóa lỏng khi nhiệt truyền qua nó. sáp lỏng được rót vào một cái khuôn và sẽ có hình dạng của mặt trong khuôn. Khi nguội, sáp lỏng đông cứng lại. Khi lấy miếng sáp cứng ra khỏi khuôn thì miếng sáp vẫn giữ hình dạng giống như mặt trong khuôn và không tan chảy. Thể tích của miếng sáp cũng không thay đổi.
đây là sự biến đổi hai chiều bởi sáp cứng chuyển thành sáp lỏng, rồi đông lại thành sáp cứng mà không bị mất đi hay thêm vào thứ gì. Vì thế thành phần chất hóa học không có sự thay đổi nào.
Em có biết?
“Đông đặc” là một thuật ngữ khoa học dùng để chỉ quá trình chất lỏng chuyển thành chất rắn khi nhiệt độ giảm.
Thí nghiệm 2 - Đốt nến
Châm lửa vào bấc nến để đốt nến nào! sáp bị đốt sẽ phát ra ánh sáng, nhiệt và khói. Cây nến bị đốt cứ thấp dần, nghĩa là thể tích của khối sáp đã thay đổi.
Đây là dạng biến đổi một chiều bởi cây nến đã bị thay đổi cả về thể tích và trọng lượng.
Địa lý
NHẤT ĐỊNH MÌNH SẼ ĐI ĐẾN NHỮNG NƠI CHƯA TỪNG CÓ DẤU CHÂN NGƯỜI.
Nếu không thực tế du ngoạn mọi nơi trên thế giới thì cũng thật khó mà hình dung được những nơi đó trông ra sao, cảnh vật và khí hậu như thế nào, có khác gì so với nơi mình ở.
Nắm vững kiến thức địa lý thế giới là điều rất quan trọng. Bây giờ, hãy phát huy trí tưởng tượng và lên kế hoạch cho chuyến đi vòng quanh thế giới nào!
LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MÔN ĐỊA LÝ
Chúng ta hoàn toàn có thể đi vòng quanh thế giới trong 20 phút với một chiếc Bản đồ Tư duy! Và đừng lo, em sẽ không bị lạc đâu.
GÓC RÈN LUYỆN
Nước, nước ở khắp mọi nơi. đúng thế, nước có ở quanh ta, nhưng không phải lúc nào cũng ở những nơi dễ thấy. Vòng tuần hoàn của nước không hề đơn giản, đó là cả một quá trình bay hơi và ngưng tụ hơi nước diễn ra liên tục.
Em hãy đọc những ghi chép ở trang bên về vòng tuần hoàn của nước và suy nghĩ xem nên lập Bản đồ Tư duy như thế nào. Cần lưu ý là sự bay hơi và sự ngưng tụ chính là hai tiến trình mấu chốt. Vì vậy, em hãy bắt đầu lập Bản đồ Tư duy từ đây.
Vấn đề tổ chức
Đã bao giờ em cảm thấy quá tải vì hàng mớ thông tin cứ ồ ạt xuất hiện không? Bản đồ Tư duy sẽ giúp em tập hợp và sắp xếp lại mọi thông tin.
Vòng tuần hoàn của nước
Sự bay hơi và ngưng tụ hơi nước trong không khí luôn diễn ra liên tục.
Sự bay hơi – quá trình bốc hơi thành thể khí
1. Nhiệt từ mặt trời làm cho nước bay hơi (chứ không biến mất nhé!). Nước bốc hơi thành thể khí.
2. Nước từ quần áo ướt cũng bay hơi.
Sự ngưng tụ – quá trình chuyển hóa thể lỏng
Hơi nước trong không khí khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại dưới dạng những giọt nước.
Sự bay hơi và ngưng tụ của nước trên trái đất
1. Nước trên Trái đất không ngừng “tái sinh”. Nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng đây là sự thật.
2. Khi nhiệt độ hạ xuống, những hạt nước rơi xuống dưới dạng mưa hay tuyết, thậm chí cả dạng mưa đá.
VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
Băng đá, nước hay hơi nước đều là những dạng khác nhau của nước. Em cần thực sự hiểu rõ về sự ngưng tụ và bay hơi. Đừng quên rằng nước không biến mất, chỉ là đã chuyển thành thể khí. Hãy nhìn vào hình minh họa vòng tuần hoàn của nước dưới đây và tìm hiểu về chuyến hành trình của nước.
Em có thường hay vẽ nguệch ngoạc không? Em có biết rằng hầu hết mọi người ai cũng… vẽ nguệch ngoạc không? Vẽ nguệch ngoạc không hề phí phạm thời gian, mà ngược lại còn giúp em không bị mất tập trung.
Rất nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy vẽ nguệch ngoạc giúp em tập trung hơn và đồng thời làm gia tăng trí nhớ. Bản đồ Tư duy cũng là một hình thức vẽ nguệch ngoạc đấy.
Ngoại ngữ
NHỊP CHÂN VÀ SUY NGHĨ
Học một ngôn ngữ mới cũng thú vị như khi nghe một bản nhạc hay vậy!
Nhiều người nghĩ học thêm một ngoại ngữ là rất khó khăn. Có lẽ là như thế nếu bạn không dùng đến Bản đồ Tư duy. Cũng như Ngữ văn và Toán học, học Ngoại ngữ thật ra chỉ là học cách nắm bắt và vận dụng những khái niệm cơ bản. Thế nên Bản đồ Tư duy sẽ lại có ích cho em đấy.
LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY CHO MÔN NGOẠI NGỮ
Bản đồ Tư duy là một công cụ hỗ trợ ghi nhớ hiệu quả. Em có thể dùng chúng để ôn lại từ vựng và các điểm ngữ pháp. Hình minh họa ở trang 78-79 sẽ cho thấy Bản đồ Tư duy hiệu quả ra sao trong việc giúp em ghi nhớ cách chuyển danh từ số ít sang số nhiều trong tiếng Anh.
Học ngoại ngữ không hề khó, thực ra chỉ đơn giản là nắm vững các quy luật mà thôi.
Chẳng hạn:
Làm thế nào để biết khi nào thêm –s hay –es vào sau danh từ để chuyển từ dạng số ít sang số nhiều?
–S/–ES/–IES
Những danh từ tận cùng bằng –s/–sh/–ch/–x/–z, các em thêm – es.
Những danh từ tận cùng bằng phụ âm + y, các em bỏ – y và thêm – ies. Những danh từ tận cùng bằng phụ âm + o, các em thêm – es.
Những danh từ tận cùng bằng –f/–fe, bỏ –f/–fe, thêm vào – ves.
Những trường hợp còn lại (ngoài các danh từ bất quy tắc), thêm – s bình thường.
GÓC RÈN LUYỆN
Sao rồi? Các em đã nhớ cách chuyển danh từ số ít thành số nhiều chưa? Cũng không quá khó khi dùng đến Bản đồ Tư duy nhỉ! Một khi đã nắm vững cách sử dụng công cụ này thì việc ghi nhớ các danh từ bất quy tắc, danh từ không đếm được… không còn là trở ngại.
MỘT SỐ DANH TỪ BẤT QUY TẮC
Số ít - Số nhiều
Man - Men
Woman - Women
Child - Children
Tooth - Teeth
Foot - Feet
Goose - Geese
Mouse - Mice
Deer - Deer
Fish - Fish
Sheep - Sheep
Series - Series
Species - Species
Person - People
MỘT SỐ DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC
Money, Rice, Information, Coffe, Music, Water, News, Flour, Luggage, Wine, Milk , Soup, Dugar, Furniture, Happiness, Salt, Scenery, Tea