Ông ta đang kiểm soát cái mà, nếu thiếu nó, mọi máy tính cá nhân (PC) trên thế gian này sẽ chẳng khác gì một đống sắt vụn. Nhưng không như những lời đồn đại, ông chẳng là người theo chính phái và cũng chẳng phải thuộc phe hắc đạo.
Nếu xét ông dựa trên tính sáng tạo và ý tưởng thì Bill Gates chẳng phải là dân Mỹ chính hiệu. Ông nổi tiếng khắp nơi chỉ vì ông là sếp kiêm đồng sáng lập viên của công ty Microsoft, là một người giàu nứt đó đổ vách, nhất thế giới, và sự nghiệp của ông chuyển tải một thông điệp: khôn ngoan chẳng lọ “theo đuổi”. Cứ để mặc cho ai đó có đầu óc cải cách, canh tân lãnh ấn tiên phong, hứng chịu cảnh da ngựa bọc thây; với tớ, tớ xin chậm bước và làm kẻ “theo đóm” thôi. Biết đâu, có thể tớ chẳng “ăn tàn” mà sẽ “ăn trọn” khi mà chiến lợi phẩm đã được các ngài tiên phong bày sẵn, để lại phía sau.
Gates chính là một nghệ sĩ Bing Crosby trong nền công nghệ Mỹ quốc. Vay mượn, cóp nhặt đây đó, mỗi nơi một chút giai điệu, kế đó gia công, chế biến lại tất cả và rồi “úm ba la! Hô biến” là ra những sản phẩm thành công vang dội – nhờ vào “các chiến tích hùng anh” trong việc đóng góp, bao bì lại là bằng vẻ “dịu dàng chết người” của kẻ mạnh. Cũng phải thừa nhận rằng, ông ta, (nói theo kiểu ngoại giao), là một doanh nhân thành đạt và “khó bảo” hơn người, nhưng hình ảnh Bill Gates trong trí tưởng tượng của chúng ta đã bị thổi phồng đến mức phi lý.
Tuy nhiên chúng ta cũng đã cư xử bất công với ông. Rất ít người Mỹ nào lúc sinh thời lại bị căm ghét và gièm pha nhiều đến vậy, nhưng xét trên một số phương diện nào đó thì sự nghiệp của ông vẫn nổi bật bởi tính đứng đắn, đàng hoàng – thế mà chẳng mấy người kính trọng ông ở điều này. Những gì liên quan đến kỹ thuật thường làm cho vàng thau lẫn lộn, khiến chúng ta đánh mất đi khả năng nhận thức của mình. Thử nghĩ lại xem, có phải chỗ nào có dính líu tới Bill Gates là y như chỗ đó chúng ta lại tuôn ra những lời nhận định sai lầm đó sao?
Trong một bức ảnh chụp vào năm 1968, mọi người nhìn thấy một Bill Gates trong bộ dạng một cậu thiếu niên đang mê mẩn xem bạn mình là Paul Allen gõ bàn phím của bộ phận nhập liệu máy tính. (Allen sau này trở thành đồng sáng lập viên của hãng Microsoft.) Cậu bé Gates trong ảnh có mái tóc chải chuốt gọn gàng và nụ cười háo hức, dễ thương; từng chi tiết nơi cậu đều như mời gọi “Nào! Hãy biểu lộ sự thương yêu tôi đi”. Chàng trai này vào Ðại học Havard nhưng rồi lại bỏ học để sáng lập công ty Microsoft vào năm 1975. Sản phẩm đầu tay của Microsoft là một phiên bản của ngôn ngữ lập trình BASIC dành cho chiếc máy tính Altair 8800, có lẽ là chiếc máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới. Ngôn ngữ BASIC, do John Kemeny và Thomas Kurtz tạo ra năm 1964, đâu phải là ý tưởng của Gates. Cả máy tính Altair cũng vậy. Gates chỉ đơn giản làm cái việc là “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”, thêm mắm dặm muối vào món “lẩu” đã sẵn sàng đó và đem ra mời khách và kết quả sao nào, chắc bạn đã biết rồi đó: nhiều người thấy mê cái món “đặc sản” Made in Bill Gates này.
Khoảng năm 1980, công ty IBM đã quyết định chế tạo máy tính cá nhân (personal computer – PC), và họ cần một hệ điều hành cho PC. (Khi mới ra lò, máy tính cũng trần trụi như một em bé mới sinh; chúng cần “mặc” các hệ điều hành để được xuất đầu lộ diện với đời chớ). Ông nhà giàu, tiền muôn bạc ứa IBM đã có trong tay hàng ngàn chuyên viên viết phần mềm tài năng, để rồi phát hiện ra là mình chẳng thể đặt niềm tin vào một ai trong số những kẻ dưới trướng của mình. IBM đã hạ cố đến thuê Microsoft với hệ điều hành cho mình. Microsoft đồng ý và lúc ấy mới mua lại chương trình Q-DOS từ một công ty khác có tên là Seatle Computer Products rồi sau đó đo ni đo tấc và cắt may lại phần mềm này để cho vừa vặn với chiếc máy IBM PC. Hệ điều hành MS-DOS ra đời từ đó.
Tháng 8 năm 1981, máy tính cá nhân của công ty IBM được tung ra thị trường và nối đuôi theo sau bởi hàng lô hàng lốc những chiếc máy tính nhái kiểu (clone) ào ào đổ bộ vào thị trường. Hệ điều hành DOS của Microsoft khi đó chỉ là một trong ba hệ điều hành chính thức dùng cho máy PC – hai HÐH kia là CP/M của Digital Research và UCSD Pascal P-System – nhưng đã nhanh chóng chiếm ngôi bá chủ. Lúc ấy, bộ dạng của DOS trông mới thô kệch và mộc mạc làm sao trước những chiếc máy tính “bảnh bao” đang khoác lên người bộ cánh hệ điều hành UNIX của hãng Bell Labs, hoặc (nếu có đôi mắt sành điệu hơn) chúng sẽ chưng diện xiêm y lộng lẫy bằng một phiên bản của hệ thống cửa sổ-trình đơn- chuột mang tính cách mạng mà hãng Xerox đã tiên phong phát triển từ thập niên 1970. Vậy mà, bất chấp (hay có thể chính là vì) vẻ cục mịch, thiếu chải chuốt của mình, DOS đã tự chứng tỏ mình là một bộ đồng phục học sinh xứng đáng dành cho chiếc máy làm công việc tính toàn này. Dân giã thật đấy, nhưng ai cũng cần DOS. Lại một lần nữa Gates, đã đứng ra “làm ông mai” cho một cuộc hôn nhân kết hợp ý tưởng của những người khác và giới thiệu một món “đặc sản” Made in Bill Gates hấp dẫn khác. Cái món DOS này thậm chí còn “ngon ăn” hơn cả cái món BASIC trước nữa. Gates là cỗ máy làm ra tiền.
Apple tung máy tính Macintosh ra thị trường vào tháng 1 năm 1984: loại máy tính tinh vi, trang nhã nay đã đến với đại chúng. Kể từ lúc đó, DOS không chỉ chịu sự quê mùa, xấu xí mà lại còn mang thêm tiếng lá cổ hủ nữa chứ. Thế nhưng DOS vẫn tiếp tục hốt bạc, vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nhà phê bình căm ghét DOS? Xem này nhé! Tháng 5 năm 1990, Microsoft cuối cùng rồi cũng đã hoàn chỉnh cho riêng mình phiên bản (hệ điều hành với giao diện) cửa sổ giống như của Apple, và đặt tên cho nó là Microsoft Windows 3.0 – lại thêm một thành công kinh khủng. Giờ thì Gates đã thật sự (xin nhấn mạnh, thật sự) là cỗ máy làm ra tiền.
Ðến đầu thập niên 90, thư điện tử (E-mail) và mạng Internet đã phát triển mạng mẽ. Nhiều nhà công nghệ dự báo về một tương lai của máy tính lấy Internet làm trọng tâm gọi là “nhưng thế giới gương soi” (mirror worlds). Các tín đồ của nền kỹ thuật sục sôi với ý tưởng “siêu xa lộ thông tin”. Mạng toàn cầu World Wide Web xuất hiện vào năm 1994, tạo ra nhu cầu về các trình duyệt, và hãng Netscape đã ra đời trong cùng năm đó. Hãng Microsystems phát triển Java, ngôn ngữ lập trình dành cho Internet. Gates tụt hậu. Mãi đến năm 1996, theo chính lời của Gates, cuối cùng Microsoft mới “hết lòng hết dạ ôm ấp Internet”.
Sau khi đọc xong các chiến lược quân sự của Hoàng ế Napoleon cậu học trò cấp II Gates đã viết ra chương trình trò chơi trên máy vi tính, Risk, với cái đích chiến thắng là thống trị thế giới.
Việc gì phải xung phong đi trước khi bạn có thể lẽo đẽo theo sau? Trình duyệt đầu tiên của Microsoft, Internet Explorer 1.0. mua lại giấy phép từ một công ty mang tên Spyglass. Ðó là một sản phẩm phụ, mới được thêm vào sau này, đặt cạnh những phần mềm khoái khẩu, ngon miệng cùng với một đám tả pí lù những thứ linh tinh đầu thừa, đuôi thẹo mà bạn có thể chẳng chút ân hận nếu không xài đến chúng – kể luôn cả trình duyệt Explorer nói trên. Tất cả được nhồi nhét vô tội vạ vào một đĩa CD-ROM bán với giá rẻ mạt 45 USD. Thế mà, ngày nay Microsoft là nhà cung cấp trình duyệt Web quyền uy nhất, và Gates đang thật sự là cỗ máy làm ra tiền. Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi kiện Microsoft vì đã sử dụng sức mạnh của mình để trấn áp các đối thủ khác một cách bất hợp pháp, đánh gục những công ty như Netscape bằng những đòn không anh hùng mã thượng chút nào. (Quá trình kiện tụng cho dù đã có kết quả bước đầu với phần thua đổ xuống đầu Microsoft). Nhưng dẫu thế nào chăng nữa thì Gates sẽ vẫn lai nhân vật số 1 trong công nghiệp phần mềm.
Cả thế giới trầm tư trước những kỳ tích của Gates và cho rằng Gates hẳn phải là một nhà tư tưởng vĩ đại. Thử nhìn lại hiện tượng giáo phái “Tôn Thờ Hàng Hóa Không Vận” (Cargo Cults) mọc lên như nấm ở New Guinea và Melanesia trong thời gian Thế chiến thứ hai: những thổ dân ở đây, là những người chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc máy bay nào, đã ngẩn người trước những chiếc “con chim sắt” của Mỹ bay đến đó và rồi suy luận rằng chúng ắt hẳn là thần thánh chứ chẳng phải chơi. Những gì liên quan đến kỹ thuật thường đánh lận con đen, và đây là những suy đoán có cơ sở trong những bối cảnh này. Năm 1995 Gates xuất bản một quyển sách (đồng tác giả là Nathan Myhrvild và Peter Rinearson) với tựa đề The Road Ahead (Con ường Phía Trước). Nhìn xa vào tương lai, Gates lờ mờ nhận ra thế giới trong mơ với các phương tiện kỹ thuật cao hầu như cho phối tất cả. Trong thế giới đó, bạn có thể “xem phim Cuốn Theo Chiều Gió”, Gates viết, “với gương mặt và giọng nói của chính bạn thay vì của Vivien Leigh hay Clark Gable”. A! Rõ ràng đây đúng là những gì mà đại chúng đang hằng khao khát có, và The Road Ahead đã trở thành một quyển sách hốt bạc dễ dàng, dù cho nó có chói ngời lên vẻ ngốc nghếch nghiêm túc, y như sự bóng lưỡng trên một mái tóc vừa được tỉa tót gọn gàng và chải sáp mượt mà.
Nhưng mặt khác trong khi phóng đại con người Bill Gates lên, chúng ta lại có xu hướng xem nhẹ bản tính đàng hoàng của ông. Gates đã nhiều lần được đề nghị nhận một vai trò ngôi sao trong một sô lạ thường, huyên náo như một rạp xiếc, chương trình Danh nhân Mỹ, chẳng khác gì Julius Ceasar được đề nghị nhận vương miện Hoàng đế bởi đám nịnh thần nức lời xưng tụng. Ông đã khước từ. Ông không có thói quen xuất hiện trên truyền hình để cất lời rao giảng, để trút bỏ tâm tư hay để chia sẻ cảm xúc. Thiên hạ gần như chẳng khi nào nhìn thấy vợ con ông, điều này đã thể hiện một quyết định rất có cân nhắc của cả hai Ông Bà.
Bill Gates dưới con mắt biếm họa của báo Time: một “cái đầu” quá lớn có nguy cơ làm sụp đổ cả tượng đài
Nếu nước Mỹ thời hậu chiến ở giữa hai thập niên 1950-1960 đã dân chủ hóa tầng lớp trung lưu theo kiểu Mỹ thì Gates đã dân chủ hóa tầng lớp lắm tiền nhiều bạc – hay ít nhất thì ông cũng đang bắt đầu. Hãy nhận lấy công việc thích hợp do Microsoft đề nghị, làm việc thật chăm chỉ, và sẽ trở nên giàu có. Chẳng cần đến phép màu. Những nhân viên giữa địa vị quan trọng trong Microsoft đã đẩy Gates vào hướng đi này, nhưng thật ra ông cũng sẵn sàng đi tới, và cả nền công nghiệp bén gót theo sau. “Con ường Mang Tên Bill Gates Dẫn ến Xứ Sở Thịnh Vượng” vẫn chỉ mới có một làn xe, và lưu thông bị hạn chế. Nhưng cái ý tưởng rằng một doanh nghiệp thành công nên làm giàu không chỉ cho riêng những người ăn trên ngồi chốc và cho những người nắm nhiều cổ phiếu mà còn cho một số khá đông những người làm thuê thuộc “dòng dõi thường dân” thì quả là (dù không phải là “hàng độc” của Microsoft) một cuộc cách mạng tiềm tàng. Giàu có không có gì là xấu. Gates đã làm ra vô khối của cải, và đã luôn sẵn lòng san sẻ chúng mà!
Gates của ngày hôm nay, đã trở nên đầy quyền uy và cao cả, đang ngồi chễm chệ ở trung tâm của nền công nghệ toàn thế giới như một ngài Ếch to béo dõi mắt quan sát đời sống thần dân côn trùng trên mặc nước ao hồ, và rồi thỉnh thoảng ngài lại nuốt chửng một công ty béo bở bằng một cú phóng lưỡi nhanh gọn, điệu nghệ.
Nhưng xem ra cảnh quan của thế giới qua các “Cửa Sổ” của Microsoft đang chìm nghỉm trong làn nước, và trong chính vương quốc của mình, Microsoft chẳng đưa ra được cái gì để chào mời cả, khi mà Internet và Web không mấy ai biết tới, khi đa số người dùng máy tính chỉ có một nhúm nhỏ tập tin để mà quản lý. Nhiều thay đổi lớn lao đang diễn ra sẽ hạ bệ máy tính và các hệ điều hành của chúng xuống vai trò của một cái TV. Hiện nay bạn có thể bước đến mọi chiếc TV bất kỳ và chọn một kênh ưa thích; trong tương lai bạn sẽ có thể bước đến bất kỳ và chọn một kênh ưa thích; trong tương lai bạn sẽ có thể bước đến bất kỳ chiếc máy tính nào và chọn “kênh” các tập tin của mình, và hòa mình vào trong cõi đời điện tử của riêng bạn. Những câu hỏi đang vang vọng ngay trong lúc này là: Màn hình sẽ trông ra sao? Các chức năng điều khiển sẽ hoạt động như thế nào? Chính xác là chúng sẽ làm những gì? Và ai sẽ là kẻ hưởng lợi lớn?
Microsoft chăng? Cũng có thể. Thế nhưng ngược lại, dù có là con ếch to nhất, hung bạo nhất trong ao thì cũng chẳng có ích gì nếu đang sống trong một cái ao không phù hợp. Một số người cho rằng Microsoft đã được thiên định để vĩnh viễn thống trị thế giới kỹ thuật. Họ cũng đã từng ý nghĩ như vậy về IBM, một thời từng được ngững mộ và khiếp sợ gần như những ấn tượng đang diễn ra với Microsoft hiện nay. Trong thâm tâm, họ cũng đã nghĩ vậy về nền kỹ thuật của Nhật Bản vào hồi thập niên 1980 và đầu những năm 1990. Cho tới giờ thì chẳng công bằng lắm khi so sánh Microsoft với một nước lớn. Nhưng Nhật Bản cũng đã từng lên điều gặp gió và có vẻ như – có một lần – là một quốc gia bất khả chiến bại. (Hoặc, nếu người Mỹ nào có chợt nhớ lại trận Trân Châu Cảng thì là hai lần).
Ðối với riêng bản thân Gates, ông chẳng phải là người nhìn xa trông rộng lắm đâu; ông chỉ là một kẻ si mê kỹ thuật với tài năng trời phú trong việc tự “lăng-xê” và xuất hiện đúng nơi đúng lúc. Bí mật của ông đã được bật mí trong tấm ảnh cũ kỹ chụp chung với Paul Allen kia. Ông là một người quá yêu thích máy tính. Nhưng chẳng do phát xuất từ lòng yêu mến nền móng trí tuệ của chúng, cũng chẳng phát xuất từ lý do vật lý hay điện tử học, cũng không phải vì nghệ thuật hay triết học hay toán học của phần mềm – chỉ là niềm yêu thích máy tính và chỉ thuần là máy tính thôi. Ông điên lên với chúng. Có lẽ đó là một niềm đam mê kỳ quặc, nhưng xét cho cùng thì nhiều người trong chúng ta cũng đang say mê nhiều thứ khác đang hiện hữu xung quanh vậy. Và cùng với các đối tượng mê hoặc khác, về lâu về dài Gates sẽ được nhớ đến như những gì đã một thời điển hình cho Mỹ quốc, một dấu ấn của thời đại. Có thể là hơi nhạt nhẽo, kém hứng thú, chẳng sâu sắc lắm, và cũng chẳng phải đã hợp với khẩu vị của tất cả mọi người, nhưng tất cả những thứ đó xem ra cũng không phải đều tệ hại như nhau.
(David Gelernter là giáo sư dạy bộ môn iện Toán tại ại Học Yale và là tác giả của cuốn sách Vẻ ẹp của Máy Móc)