Bill Gates
Nếu thập niên 80 là thập niên về chất lượng và thập niên 90 là thập niên về tái kiến tạo kỹ thuật (re-engineering) thì thập niên đầu của năm 2000 sẽ là thập niên về tốc độ. Về các giao dịch trong kinh doanh sẽ được thực hiện nhanh chóng như thế nào. Về cách thức truy cập thông tin sẽ làm thay đổi phong cách sống của giới tiêu thụ và những kỳ vọng của giới này đối với công việc thương mại. Việc cải tiến chất lượng và cải tiến qui trình kinh doanh cũng sẽ diễn biến nhanh hơn nhiều. Khi sự tăng tốc đã đủ lớn thì chính bản chất của nền thương mại sẽ thay đổi.
Ðể làm tròn chức năng trong kỷ nguyên kỷ thuật số, chúng ta đã phát triển một cấu trúc hạ tầng kỹ thuật số. Cấu trúc này tương tự như hệ thần kinh của con người. Các công ty cần có kiểu hệ thần kinh giống như vậy – khả năng vận hành trơn tru và hiệu quả, khả năng ứng phó nhanh chóng trước những trường hợp khẩn cấp và trước những cơ hội, khả năng thu thập nhanh chóng những thông tin giá trị khi các bộ phận trong công ty có yêu cầu cần đến nó, khả năng ra quyết định và tương tác với các khách hàng một cách nhanh chóng.
Các công ty thành công trong thập niên đầu của năm 2000 sẽ là những công ty sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tái sáng chế phương cách làm việc. Ðể những thông tin kỹ thuật số lưu chảy bên trong công ty của bạn, dưới đây là 12 biện pháp quan trọng:
1. TÔI KHẲNG ÐỊNH RẰNG SỰ GIAO TIẾP SẼ LƯU CHẢY THÔNG QUA E-MAIL
Ðể một công ty lớn có khả năng vận hành tốt tương đương hoặc tốt hơn một đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn là một thử thách cho cả năng lực của nhân viên lẫn khả năng sả dụng hệ thống kỹ thuật số. Những sáng kiến và trách nhiệm cá nhân sẽ được phát huy trong một môi trường luôn khuyến khích mọi người cùng tham gia thảo luận. Thư điện tử (e-mail) – một nhân tố quan trọng trong hệ thần kinh kỹ thuật số - sẽ giúp thực hiện ý đồ này. E-mail giúp những nhà quản lý trung gian từ một người tiếp nhận và phân phối thông tin thành những “người thực hiện” thông tin. Không có gì phải nghi ngờ trong việc e-mail sẽ san bằng cấu trúc phân cấp của một tổ chức. Nó khuyến khích mọi người lên tiếng. Nó khuyến khích các nhà quản lý phải lắng nghe. Ðó là lý do tại sao khi khách hàng đặt câu hỏi: “ iều gì cần làm ngay để chúng tôi có thể lấy được nhiều thông tin giá trị từ hệ thống thông tin của mình và nuôi dưỡng tinh thần hợp tác trong công ty của mình?”. Tôi chỉ có một câu trả lời duy nhất: “E-mail”.
Tôi đọc tất cả e-mail gởi đến cho tôi và tôi chuyển các đề mục quan trọng đến cho người chịu trách nhiệm. Tôi nhận thấy việc trao đổi thư tín tự nguyện như một phương cách tốt đáng tin để luôn nhận ra những thái độ và vấn đề có ảnh hưởng đến nhiều người đang làm việc tại Microsoft. Câu ngạn ngữ xưa: “Tri thức là sức mạnh” đôi lúc khiến mọi người chỉ lo tích lũy kiến thức. Họ tin rằng việc tích lũy kiến thức sẽ làm cho họ trở thành người không thể thiếu được. Sức mạnh không đến từ việc cất giữ tri thức mà đến từ việc chia sẻ tri thức. Hệ thống đánh giá và khen thưởng của một công ty nên phản ánh được ý tưởng này.
Cũng như mọi người khác, tôi rất thích những tin tốt lành. Nhưng ý thích này cũng đã đặt tôi vào tâm trạng hoài nghi. Tôi tự hỏi có tin xấu nào tôi chưa nghe không. Khi ai đó gởi đến tôi một e-mail báo cho biết về một tài khoản thắng lợi, tôi luôn nghĩ: “Có nhiều tài khoản đã không được ai gởi email để báo tin. iều đó có phải là chúng tôi đã thua trong tất cả những tài khoản đó không?” Một hệ thống e-mail tốt phải bảo đảm chắc chắn rằng những tin xấu cũng có thể đi nhanh, nhưng trước hết người của bạn phải sẵn lòng gởi cho bạn những tin này. Bạn phải luôn có thái độ cởi mở trước những tin xấu và rồi bạn phải có thái độ ứng xử dựa trên những tin xấu này. Ðôi khi tôi nghĩ công việc quan trọng nhất của một Tổng Giám Ðốc là lắng nghe những tin xấu. Nếu bạn không biểu hiện thái độ ứng xử, nhân viên của bạn cuối cùng sẽ thôi không đề cập tin xấu cho bạn nghe nữa. Và đó là bước đầu của sự hủy diệt.
2. NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU KINH DOANH TRỰC TUYẾN ÐỂ DỄ DÀNG CHIA SẺ NHỮNG TÂM TƯ
“Hãy biết các con số của bạn” là châm ngôn nền tảng trong công việc kinh doanh của bạn. Bạn cần thu thập dữ liệu kinh doanh xuất hiện trong từng biện pháp kinh doanh và trong mọi lần giao tiếp với khách hàng của mình. Với các đối tác của bạn cũng phải làm như vậy. Bước kế tiếp là bạn phải hiểu được ý nghĩa của các dữ liệu đó.
Việc xây dựng các dữ liệu dưới dạng kỹ thuật số ngay từ điểm xuất phát có thể khơi mào cho cả phạm vi rộng lớn các biến cố tích cực về sau. Công ty Coca Cola hiện đang cho thu thập dữ liệu trực tiếp từ các máy bán tự động thông minh thông qua điện thoại di động hoặc các thiết bị truyền tín hiệu bằng tia hồng ngoại. Một chương trình “bổ sung kho chứa” trong các máy PC đặt tại các văn phòng đóng chai trong vùng sẽ phân tích dữ liệu này và xuất ra một đơn giao hàng báo cho các tài xế biết sản phẩm và vị trí nào cần phải nhập kho để sẵn sàng cho ngày hôm sau.
Lợi dụng các dữ liệu kỹ thuật số ngay tại đầu nguồn thậm chí còn có thể tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới. Một chương trình thử nghiệm ở bang Texas cho phép khách hàng sử dụng một thẻ tín dụng hoặc thẻ nợ (credit & debit) để mua coca cola trong khi đổ nhiên liệu tại các trạm xăng. Do đa số mọi người chỉ dừng lại tại máy bơm xăng và không bước vào cửa hàng nên hệ thống bán hàng kỹ thuật số tại máy bơm tạo ra một nhóm khách hàng mới cho nước uống Coke.
Khi các con số xuất hiện dưới hình thức điện tử, những công nhân hiểu biết sẽ nghiên cứu chúng, chú giải chúng, xăm xoi chúng theo các góc độ chi tiết hoặc các quan điểm mà họ muốn và kế đó chuyển giao thông tin này cho những cộng sự. Những thiết bị kỹ thuật số đang hiện diện sẽ làm thay đổi công việc kinh doanh của bạn.
3. THÚC ÐẨY NHỮNG CÔNG NHÂN CÓ TRI THỨC VÀO HƯỚNG SUY NGHĨ BẬC CAO
Những nhà quản lý bậc trung và những công nhân đứng máy của một công ty, không cứ là những quan chức điều hành bậc cao, cũng cần phải nhìn thấy những số liệu kinh doanh. Họ là những người cần những dữ liệu chính xác và tin cậy vì họ là những người có nhu cầu phải hành động. Họ cần được chan hòa trong dòng chảy thông tin một cách thường xuyên và tức thời. Ngoài ra họ cũng phải có được tầm nhìn bao quát để nhận ra những thông tin thích hợp. Ðối với nhân viên, các công ty nên dành ít thì giờ trong việc bảo mật các dữ liệu tài chính và nên dành nhiều thì giờ hơn trong việc hướng dẫn họ cách phân tích và hành xử dựa trên các số liệu này.
Mãi gần đây, tại công ty McDonald, các số liệu bán hàng phải được “sờ” đến bằng tay nhiều lần trước khi đưa chúng đến tay những người cần nó. Ngày nay, McDonald đang thành công trên con đường lắp đặt một hệ thống thông tin mới dùng máy PC và công nghệ Web để công khai doanh số tại tất cả các nhà hàng của công ty theo thời gian thực. Ngay khi bạn đặt mua hai món Happy Meals thì một người quản lý thị trường của McDonald sẽ biết ngay. Thay vì là những dữ liệu giả tạo hoặc vặt vãnh, nhân viên tiếp thị sẽ có trong tay những dữ liệu thực tế và có giá trị để theo dõi xu hướng thị trường.
Những gì tôi đang mô tả ở đây là một cấp độ mới về phân tích thông tin, cho phép những nhân viên có tri thức biến những dữ liệu thụ động thành những thông tinh tích cực – những gì mà Michael Dertouzos của trường Ðại học M.I.T gọi là “thông-tin-là-một-động-từ”.
4. DÙNG CÔNG CỤ KỸ THUẬT SỐ ÐỂ TẠO RA CÁC ÐỘI NGŨ NHÂN VIÊN ẢO
Một nền văn hóa cộng tác, được tăng cường bởi các luồng thông tin, có thể sẽ làm cho việc tiếp xúc với nhau giữa những người thông minh ở khắp công ty trở thành hiên thực. Khi bạn qui tụ được nhiều người có chỉ số thông minh (I.Q) cao làm việc chung với nhau, mức độ năng lượng sẽ được nhân lên rất nhiều. Việc quản lý tri thức là một từ hoa mỹ để diễn tả một ý tưởng đơn giản. Ðó là việc bạn quản lý dữ liệu, tài liệu và công sức của mọi người. Mục tiêu của bạn sẽ là mở rộng con đường để mọi người làm việc chung với nhau, cùng chia sẻ ý tưởng của nhau - và rồi cùng phối hợp hành động vì một mục đích chung.
Jacques (Jac) Nasser, Chủ Tịch và Tổng Giám Ðốc của hãng Fort, gởi enail đến cho nhân viên trong hãng trên khắp thế giới, để chia sẻ tin tức – cả tốt lẫn xấu – với mọi người. Không một ai đọc qua email này. Ông nói chuyện trực tiếp với họ. Ông cũng đọc hằng trăm thư phúc đáp ông nhận được mỗi tháng và chỉ định một thành viên trong nhóm của ông trả lời bất kỳ lá thư nào cần phải gởi thư hồi đáp.
Ðộng viên mọi người đứng ra gánh vác trách nhiệm không hoàn toàn thuộc về vấn đề cơ cấu tổ chức mà phần lớn là do thái độ tổ chức. Các công cụ kỹ thuật số là phương cách tốt nhất để mở rộng cửa và thêm vào tính linh hoạt. Nếu những người thích hợp có thể giải quyết các vấn đề trong vòng nhiều giờ thay vì nhiều ngày thì lúc đó một doanh nghiệp đã hưởng được món lợi khổng lồ.
5. BIẾN MỌI QUI TRÌNH XỬ LÝ TRÊN GIẤY THÀNH QUI TRÌNH XỬ LÝ BẰNG KỸ THUẬT SỐ
Năm 1996 tôi quyết định xem xét đến các phương cách mà Microsoft, một công ty ủng hộ nhiệt thành việc thay các biểu mẫu (form) giấy bằng biểu mẫu diện tử, vẫn còn phải giải quyết bằng giấy tờ. Tôi lấy làm sững sốt. Công ty chúng tôi đã in 350.000 bản báo cáo doanh số trong năm đó trên giấy. Tôi yêu cầu có bản sao của mỗi biểu mẫu in trên giấy mà công ty đã dùng. Một chồng giấy tờ dày cộm được đặt trên bàn làm việc của tôi gồm hằng mấy trăm loại biểu mẫu.
Việc tiêu thụ giấy chỉ là một hội chứng của một vấn đề to tát hơn: qui trình xử lý hành chính quá phức tạp và ngốn nhiều thời gian. Việc dùng hệ thống mạng Internet thay cho các biểu mẫu bằng giấy đã đưa đến kết quả thật bất ngờ. Chúng tôi đã giảm số biểu mẫu in trên giấy từ con số hơn 1.000 xuống chỉ còn tổng cộng 60 biểu mẫu trên phạm vi toàn công ty.
Các công ty nói về sáng kiến khen thưởng và cuốn hút nhân viên tập trung vào công việc. Khi những nhân viên nhìn thấy một công ty giải quyết triệt để vấn đề trì trệ và những việc lặt vặt từ các thủ tục hành chính làm mất thì giờ vô ích trong những ngày công của họ, họ biết là công ty coi trọng thời gian của mình và muốn họ phải dùng thời gian sao cho có ích.
6. SỬ DỤNG CÔNG CỤ KỸ THUẬT SỐ ÐỂ LOẠI TRỪ NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN ÐƠN ÐỘC (SINGGLE-TASK)
Một người bạn của tôi có một ông bác làm tại một nhà máy sản xuất xe hơi đã bỏ ra 25 năm chỉ để gắn những dải crom và những bộ phận thành phẩm khác vào xe hơi. Ðó là công việc tốt trong những năm ngay sau thế chiến thư 2 nhưng nó lại được làm theo qui trình của Thời Ðại Công Nghiệp cổ điển: ngắt một qui trình làm việc thành nhiều công đoạn, bóc rời các công việc và giao mỗi phần việc cho riêng một người và người này cứ thế mà lặp đi lặp lại mãi “phương pháp tối ưu này”.
Trong tổ chức theo kiểu mới, người công nhân không còn là một bánh răng trong một guồng máy nữa mà là một phần thông minh trong toàn bộ qui trình. Việc yêu cầu công nhân phải tập trung vào toàn bộ qui trình công việc sẽ cho phép người công nhân giải quyết công việc mang tính thử thách và thú vị hơn. Một công việc một chiều có thể được thủ tiêu, được tự động hóa hoặc phải hòa vào một qui trình lớn hơn.
Hãng xe hơi General Motors khai trương công ty Saturn Corp vào năm 1985 để tạo ra một phương thức mới trong việc chế tạo xe hơi và trong việc ban quyền cho công nhân nữa. Một đội ngũ lao động là một đơn vị tự trị và gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi đội có một chức năng chuyên biệt, như chế tạo động cơ hay cửa xe, và mỗi đội viên được đào tạo để làm khoảng 30 tác vụ khác nhau trong lĩnh vực đó, do vậy mọi người không cảm thấy nhàm chán vì những tác vụ “trước sau như một”. Qua giao tiếp trên mạng, công nhân có thể truy xuất dữ liệu tự một hệ cơ sở dữ liệu, tự động tải những dữ liệu này để phân tích theo từng phần việc và từng loại vấn đề.
Cung cấp cho công nhân các công việc phức tạp hơn và các công cụ tốt hơn, bạn sẽ khám phá ra nhân viên của mình sẽ ngày càng có trách nhiệm hơn và mang trí thông minh vào trong công việc của họ. Công việc lặp đi lặp lại, mang tính một chiều rất thích hợp và có thể xử lý tối ưu với các máy điện toán, các robo và các máy móc khác. Chúng là những việc mà con người rất kém thích ứng và không phát huy được sở trường của mỗi người. Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, bạn phải suy nghĩ để có thể tạo ra những công nhân có tri thức trong số tất cả công nhân của mình.
7. TẠO RA MỘT VÒNG LẶP PHẢN HỒI KỸ THUẬT SỐ
Kể từ khi Michael Hammer và James Champy đưa ra khái niệm tái kiến tạo kỹ thuật vào năm 1993, các công ty trên khắp thế giới đã đang rà soát lại qui trình làm việc của công ty mình. Khi tôi đọc tác phẩm của họ, Reengineering the Company (Tái Kiến Tạo Công Ty), ba trong số các ý tưởng của họ đã thực sự gây ấn tượng với tôi. Ý tưởng đầu tiên là bạn cần phải quay bước trở lại, trong một thời hạn nhất định, để đánh giá khách quan và nghiêm khắc các qui trình làm việc của bạn. Qui trình này có giải quyết đúng vấn đề chưa? Chúng có thể làm cho đơn giản hơn được không? Ý tưởng thứ hai là nếu bạn chẻ nhỏ công việc thành nhiều công đoạn và liên quan đến quá nhiều người thì lúc đó chẳng một ai nhìn ra tổng thể qui trình này nữa và công việc sẽ bị dẫm chân tại chỗ. Ý tưởng thứ ba, có liên quan chặt chẽ với ý tưởng thứ hai, là có quá nhiều đôi tay đùn đẩy thì sẽ tạo ra quá nhiều yếu tố có thể thất bại.
Việc tạo ra một qui trình mới là một kế hoạch thực hiện quan trọng. Bạn nên có một định nghĩa cụ thể về sự thành công, có điểm bắt đầu và kết thúc cụ thể về thời gian và công việc, những cột mốc trung gian và một bản dự toán ngân sách. Những dự án tốt nhất là những dự án trong đó người ta hoàn toàn nhìn thấy rõ các diễn biến về phía khách hàng. Với một dự án về qui trình (sản xuất) thì cũng tương tự như vậy.
Nền công nghệ kỹ thuật số có thể giúp phát triển thành công các qui trình tốt hơn nhiều thay vì cứ bám víu vào việc sửa đổi chấp vá dựa trên qui trình cũ soạn ra trên giấy, mà chỉ cho phép bạn cải tiến độ chênh lệch giữa các con số mà thôi. Bạn cần phải linh hoạt khi đối diện với những đòi hỏi có nhiều vướng mắt. Bạn nên có một qui trình quyết định nhanh gọn để đánh giá sự thay đổi, bao gồm một khoản dự phòng nhằm đánh giá lại những mục tiêu của dự án nguyên thủy.
8. SỬ DỤNG HỆ THỐNG KỸ THUẬT SỐ ÐỂ CHUYỂN TỨC THỜI NHỮNG LỜI PHÀN NÀN CỦA KHÁCH HÀNG ÐẾN ÐÚNG NƠI GIẢI QUYẾT
Lắng nghe khách hàng, điều đó có nghĩa là lắng nghe những lời kêu ca, phàn nàn của họ về những khiếm khuyết của sản phẩm hiện thời. Nhưng bằng cách nào để những tin xấu từ các khách hàng được truyền thẳng ngay đến nhóm thiết kế sản phẩm lại khó thực hiện một cách ngạc nhiên.
Tôi đề nghị cách giải quyết như sau
1 – Tập trung chú ý vào những khách hàng “đau khổ” nhất.
2 – Dùng công nghệ để thu thập nguồn thông tin phong phú về những kinh nghiệm “khổ đau” của họ khi dùng sản phẩm của bạn và để khám phá những gì họ muốn bạn đưa vào trong sản phẩm đó.
3 – Dùng công nghệ để chuyển hướng thật nhanh những thông tin này đến đúng người
Nếu bạn làm được 3 điều này, bạn sẽ biến những cảm giác não nề khi nghe tin xấu thành một qui trình vui vẻ để cải thiện sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Các khách hàng đau khổ luôn luôn là mối quan tâm. Ngoài ra họ cũng là cơ hội tuyệt vời nhất của bạn.
Các công ty nào sớm đầu tư vào hệ thống thần kinh kỹ thuật số để nắm bắt, phân tích và khai thác từ nguôn phản hồi của khách hàng thì công ty đó sẽ thấy mình vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác. Bạn nên xem xét những lời phàn nàn của khách hàng thường xuyên hơn là quan tâm đến tình hình tài chính của công ty. Và hệ thống kỹ thuật số sẽ giúp bạn biến những tin xấu thành những sản phẩm và dịch vụ được cải thiện.
9. SỬ DỤNG TRUYỀN THÔNG KỸ THUẬT SỐ ÐỂ ÐỊNH NGHĨA LẠI CÁC GIỚI HẠN
Mạng Internet cho phép một công ty tập trung nhiều hơn so với trước kia bằng cách quyết định nhân viên nào sẽ làm việc trong các bức tường và công việc ngoại vi nào sẽ dự phần trong vai trò của một phụ tá, tham vấn hay đối tác.
Ðối với Microsoft, tìm nguồn cung ứng từ bên ngoài là một phương cách để làm dịu đi sự bành trướng của lực lượng lao động và làm giảm tổng chi phí quản lý, nhưng thực tế điều đó đã không ngăn chặn được đà tăng trưởng lực lượng lao động của công ty chúng tôi. Phong cách làm việc trên Web, trong đó mỗi cộng tác viên hoặc công ty tự mình tổ chức một cách tối ưu, cho phép chúng ta mở rộng mạng lưới đối tác điện tử và – tôi hy vọng – giữ chúng ta không phát triển sai khu vực và trở nên không hiệu quả vì phải chi phí quá nhiều.
Là một nhà quản lý kinh doanh, bạn cần lưu tâm sau sát những gì thuộc thẩm quyền chính yếu của bạn. Hãy thường xuyên đáo mắt đến các lĩnh vực kinh doanh của công ty mình – dù chúng không trực tiếp liên quan đến thẩm quyền của bạn – và xem xét xem các công nghệ Web có cho phép bạn thoát khỏi các công việc đó không. Hãy để các công ty khác đảm nhận trách nhiệm quản lý đối với công việc này và dùng công nghệ truyền thông hiện đại để làm việc chặt chẽ với mọi người – giờ đây trở thành các đối tác thay vì là nhân viên – đang làm việc đó. Trong phong cách làm việc của Web, các nhân viên có thể đẩy sự tự do – do trang Web mang đến - tới giới hạn tột cùng của nó.
10. BIẾN MỌI QUI TRÌNH KINH DOANH THÀNH SỰ PHÂN PHỐI KỊP THỜI
Nicholas Negroponte của trường Ðại Học M.I.T mô tả sự khác biệt giữa sản phẩm vật lý và sản phẩm thông tin trong thời đại kỹ thuật số là sự khác biệt giữa các nguyên tử chuyển động xung quanh (các sản phẩm vật lý như xe hơi và máy vi tính) và các bit chuyển động xung quanh (các sản phẩm điện tử như các phân tích về tài chính và các buổi phát tin tức). Các nhà sản xuất bit có thể dùng mạng Internet để kéo thời gian truyền phát thực tế về số không. Các nhà sản xuất nguyên tử vẫn không thể truyền các vật thể vật lý xuyên qua không gian nhưng họ có thể truyền các vật thể vật lý xuyên qua không gian nhưng họ có thể dùng tốc độ truyền của bit – phối hợp cùng lúc tất cả các loại kỹ thuật số - để kéo thời gian phản ứng xuống một cách nhanh chóng.
Ở một số ngành công nghiệp, vấn đề không phải là tăng thật nhanh thời gian đem sản phẩm ra thị trường mà là giữ đúng nhịp độ thời gian chào hàng trước sự phức tạp phát sinh ngày càng lớn khủng khiếp. Ví dụ, Intel kiên quyết duy trì chu kỳ sản xuất là 90 ngày cho các vi mạch điện tử của họ, đang được dùng trong hấu hết các máy PC. Intel kỳ vọng sẽ duy trì được tốc độ sản xuất 90 ngày này bất chấp sự bất chấp sự phức tạp ngày càng cao của bộ vi xử lý.
Cuối cùng, vấn đề “tốc độ” quan trọng nhất đối với các công ty thuộc về lĩnh vực văn hóa. Ðiều này đang làm thay đổi nhận thức trong một công ty về tác phong nhanh nhẹn mà mọi người phải có. Mọi người phải nhận ra rằng nếu họ không đủ nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, trong khi vẫn phải bảo đảm chất lượng, thì đối thủ của họ sẽ thay họ mà làm điều này.
11. PHÂN PHỐI BẰNG KỸ THUẬT SỐ ÐỂ XÓA BỎ NGƯỜI TRUNG GIAN
Năm 1995, trong quyển Con ường Phía Trước, tôi đã dùng thuật ngữ chủ nghĩa tư bản không ma sát để mô tả cách thức Internet đang hỗ trợ để hình thành một nơi họp chợ lý tưởng, giống như ý tưởng của Adam Smith, nơi mà người mua, kẻ bán có thể dễ dàng tìm thấy nhau mà không mất nhiều thời gian hay tiêu tốn nhiều tiền bạc.
Nếu bạn là người trung gian, những hứa hẹn của Internet về giá cả rẻ hơn và phục vụ nhanh hơn có thể sẽ “xóa bỏ vai trò trung gian” của bạn, thủ tiêu vai trò làm cầu nối trung gian của bạn trong các cuộc giao dịch giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nếu Internet sắp sửa tước đoạt vai trò trung gian của bạn thì cách hành động khôn ngoan nhất là bạn hãy dùng Internet để tham dự trở lại hoạt động này.
Ðó là những gì Egghead.com (trước đây là Egghead), một công ty lớn có nhiều cửa hàng bán lẻ phần mềm, đã làm sau khi cố gắng gượng chống đỡ được khoảng vài năm. Egghead đã đóng cửa tất cả cửa hiệu của nó trên toàn quốc năm 1998 và thiết lập một nửa hiệu độc quyền trên Internet. Egghead giờ đây đang chào hàng nhiều chương trình mới thông qua mạng, tận dụng những ưu điểm của Internet, như tổ chức các cuộc bán đấu giá điện tử cho khoảng 50 loại phần cứng và phần mềm và cho các máy vi tính tân trang.
12. SỬ DỤNG CÔNG CỤ KỸ THUẬT SỐ ÐỂ TRỢ GIÚP KHÁCH HÀNG GIẢI QUYẾT VẤN ÐỀ CỦA CHÍNH HỌ
Khi nền thương mại điện tử bùng nổ, không riêng gì những người trung gian mới tìm ra những phương thức sáng tạo trong việc dùng mạng Internet để củng cố các mối quan hệ cũng như tạo sự gắn bó với khách hàng của họ. Những doanh nhân nào coi trọng nền thương mại điện tử (e-commercial) hơn là thẻ đăng ký tiền mặt kỹ thuật số (digital cash register) cũng sẽ là người thành công nhất.
Dell là một trong những công ty lớn chủ trương chuyển hướng qua nền thương mại điện tử. Là một nhà cung cấp máy điện toán toàn cầu có thu thập hơn 18 tỉ đô la, Dell bắt đầu bán các sản phẩm của họ qua mạng vào giữa năm 1996. Công việc kinh doanh trực tuyến của công ty này nhanh chóng tăng vọt từ con số 1 triệu đô la một tuần lên tới 1 triệu đô la một ngày. Chẳng bao lâu doanh số tăng dần lên thành 3 triệu và rồi 5 triệu đô la một ngày. Và hiện nay con số là 14 triệu đô la.
Michael Dell, ông chủ của công ty này, đã mô tả tính chất việc kinh doanh hiện nay là “sự kết hợp các ưu thế khác nhau giữa các cuộc giao dịch mặt nhìn mặt, tai kề tai và bàn phím. Mỗi đặc tính trong số này đều có chỗ đứng riêng của nó. Mạng Internet không thay thế con người. Nó làm cho con người trở nên hữu hiệu hơn bằng cách chuyển dịch các cuộc giao tiếp thường lệ lên trang Web và cho các khách hàng tự mình thực hiện một số điều, chúng tôi đã giải phóng vai trò cố hữu của nhân viên bán hàng để rảnh tay làm những việc khác có ý nghĩa hơn cho khách hàng.”
Các công ty thông minh sẽ biết kết hợp các dịch vụ Internet và các mối quan hệ cá nhân trong các chương trình nhằm cung cấp cho các khách hàng lợi ích của cả hai kiểu tương tác này. Bạn muốn chuyển những cuộc giao dịch thuần túy lên trên Internet, hãy dùng con đường giao tiếp trực tuyến để chia sẻ thông tin và để thực hiện các cuộc giao tiếp thường lệ, và giữ lại các tương tác mặt nhìn mặt cho các hoạt động giúp làm tăng tối đa giá trị.
Như tôi đã trình bày trước đó trong quyển “Con Ðường Phía Trước”, chúng ta luôn luôn thổi phồng những thay đổi sẽ diễn ra trong vòng 2 năm sắp tới và đáng giá sai những thay đổi sẽ xảy ra trong vòng 10 năm tới. Ðừng để chính bạn bị ru ngủ, trở thành kẻ thụ động trước mọi biến chuyển sẽ xảy ra.
Bạn sẽ biết mình đã xây dựng được một hệ thần kinh kỹ thuật số xuất sắc khi lượng thông tin của bạn lưu chảy một cách nhanh chóng và tự nhiên như là ý nghĩ đang lưu chảy trong đầu óc bạn và khi bạn có thể dùng công nghệ để quy tụ và phối hợp các đội ngũ nhân viên của mình thật nhanh như bạn có thể hướng sự tập trung về một cá nhân cho một vấn đề nào đó. Ấy chính là lúc việc kinh doanh của bạn đã đạt được tốc độ của sự suy nghĩ.
Con tàu Microsoft trong cơn Sóng Gió Pháp Luật
1990
30 tháng 5 - Ủy ban Thương mại Liên Bang (FTC) mở cuộc điều tra về việc vi phạm pháp luật chống độc quyền của công ty Microsoft. Cơ quan này xem xét các lời tố cáo cho rằng chính sánh giá cả của Microsoft đã gây cản trở bất hợp pháp sự cạnh tranh và rằng công ty này cố tình tạo ra các mã ẩn trong hệ điều hành để gây khó khăn cho các chương trình ứng dụng cạnh tranh
1993
5 tháng 1 – Với tỷ lệ bỏ phiếu là 2-2, FTC không thể quyết định khởi kiện dựa trên các lời tố cáo này.
21 tháng 7 – FTC một lần nữa bế tắc trong hành động chống lại Microsoft.
20 tháng 8 – FTC ngưng điều tra Microsoft. Bộ Tư Pháp Mỹ lên tiếng sẽ đảm nhận vụ này.
1994
14 tháng 2 – Thẩm phán Stanley Sporkin bác bỏ thỏa thuận này với lý do nó đã không cắt giảm đủ mức các hành vi phản cạnh tranh của công ty này.
27 tháng 4 – Bộ Tư Pháp Mỹ phát đơn kiện Microsoft với mục đích ngăn cản công ty này mua lại Intuit lnc., công ty đã viết ra phần mềm quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng là Quicken.
20 tháng 5 – Microsoft từ bỏ ý định mua lại công ty lntuit.
9 tháng 6 – Microsoft phát hiện Bộ Tư Pháp đang điều tra dịch vụ trực tuyến mới của công ty có tên là Microsoft Network.
16 tháng 6 – Một tòa phúc thẩm liên bang ủng hộ thỏa thuận đạt được năm 1994, hủy bỏ án của Sporkin và cách thức thẩm phán của ông trong vụ kiện này.
8 tháng 8 – Bộ Tư Pháp cho biết sẽ không ngăn cản Windows 95, hệ điều hành mới nhất của Microsoft, trước khi phần mềm này phát hành. Windows 95 tiếp tục bán 1 phút ngay sau nửa đêm ngày 24 tháng 8 năm 1995 (AP).
21 tháng 8 – Thẩm Phán Thomas Penfield Jackson đồng ý với thỏa thuận đã đạt được vào năm trước.
24 tháng 8 – Microsoft phát hành Windows 95.
1996
23 tháng 7 – Công ty Caldera lnc. nộp đơn kiện Microsoft về tội độc quyền, tố cáo công ty này đã không cho phép các đối thủ được bán hệ điều hành DOS cạnh tranh.
19 tháng 9 – Microsoft nói rằng Bộ Tư Pháp đang điều tra việc gộp chung trình duyệt Internet của công ty vào hệ điều hành PC.
1997
1 tháng 8 – Microsoft yêu cầu Bộ Tư Pháp Mỹ đồng ý cho họ mua lại công ty WebTV Networks lnc., sản xuất một hệ thống duyệt xem Internet trên TV.
6 tháng 8 – Microsoft thông báo đầu tư 150 triệu đô la vào hệ điều hành của công ty cạnh tranh Apple Computer lnc., một động thái đã thu hút ngay sự chú ý của Bộ Tư Pháp Mỹ.
19 tháng 8 – Bộ Tư Pháp tiết lộ cuộc điều tra về sự tham gia ngày càng sâu rộng vào ngành video-streaming của Microsoft. Ðây là ngành chuyển phát hình ảnh video và âm thanh chất lượng cao từ Internet đến những người dùng máy tính.
16 tháng 10 – Các quan chức thuộc Ủy Ban Châu Âu loan báo sẽ mở một cuộc điều tra riêng đối với công ty Microsoft.
20 tháng 10 – Bộ Tư Pháp Mỹ kiện Microsoft, tố cáo công ty này vi phạm thỏa thuận đã được tòa án đồng ý khi bắt các nhà sản xuất máy tính phải cài đặt trình duyệt Internet Explorer của nó nếu họ muốn được cấp phép bán Windows 95. Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ cũng yêu cầu tòa án liên bang áp đặt lệnh phạt 1 triệu đô la một ngày cho công ty này. Cũng tháng này, công ty Compaq, công ty sản xuất máy tính lớn nhất thế giới, lên tiếng xác nhận Microsoft đe dọa sẽ hủy bỏ hợp đồng cung cấp Windows 95 nếu Compaq không cài đặt trình duyệt Internet Explorer lên các máy của họ.
7 tháng 11 – Texas trở thành tiểu bang đầu tiên ở Mỹ nộp đơn kiện công ty Microsoft vì đã cản trở một cuộc điều tra thông qua một thỏa thuận không công bố với các đối tác thương mại với nó. Cuối cùng, tổng chưởng lý của hơn 20 tiểu bang mở một cuộc điều tra chống độc quyền riêng đối với Microsoft.
24 tháng 11 – Microsoft thay đổi thỏa thuận với Santa Cruz Operation lnc., một công ty sản xuất hệ điều hành cạnh tranh, để giải quyết tranh chấp với các quan chức châu Âu.
11 tháng 12 – Thẩm phán Jackson ban hành huấn lệnh sơ bộ cấm Microsoft không được yêu cầu các nhá sản xuất máy tính phải cài đặt Internet Explorer. Ông cũng chỉ định giáo sư luật học ở đại học Harvard, lawrence Lessig, làm cố vấn luật pháp đặc biệt để giúp ông đưa ra phán quyết sau cùng về vụ kiện này. Microsoft sau đó đã kháng kiện chống lại lệnh nói trên.
15 tháng 12 – Microsoft cho biết sẽ tuân thủ lệnh của quan tòa Jackson bằng cách đưa ra 2 phương án mới cho các nhà sản xuất máy tính. Cả hai phương án này đều làm suy yếu hiệu năng hoạt động của máy tính.
17 tháng 12 – Bộ Tư Pháp Mỹ yêu cầu quan tòa Jackson phải xem hành động của Microsoft là xem thường luật pháp, tố cáo các phương án mới không đáp ứng các yêu cầu của huấn thị sơ bộ.
1998
22 tháng 1 – Bộ Tư Pháp Mỹ và Microsoft dàn xếp được với nhau một phần về lời cáo buộc xem thường luật pháp này: Microsoft cho phép các nhà sản xuất máy tính gỡ bỏ hoặc che dấu trình duyệt Web trên phiên bản Windows 95 mới. Trong khi đó công ty Netscape tự ý thông báo kế hoạch phân phát miễn phí trình duyệt của mình.
2 tháng 2 – Một hội đồng của tòa phúc thẩm tạm thời cách chức Lessig khỏi chức vụ hiện thời trong khi tòa xem xét đơn khoảng cáo của Microsoft.
17 tháng 2 – Một thẩm phán của bang Texas đứng về phía Microsoft, tuyên bố công ty này không ngăn cản cuộc điều tra của tiểu bang này.
2 tháng 3 – Một ngày trước khi Bill Gates phải ra làm chứng trước Ủy ban Tư Pháp của Thượng Viện Mỹ, Microsoft sửa lại hợp đồng ký với gần 40 nhà cung cấp dịch vụ Internet, cho phép họ quảng bá phần mềm trình duyệt của các đối thủ cạnh tranh với Microsoft.
3 tháng 3 – Chủ tịch Microsoft, Bill Gates, và các nhà điều hành nền công nghiệp máy tính khác ra làm nhân chứng trước một hội đồng Thượng Viện điều tra về các phương thức kinh doanh của công ty này
14 tháng 4 – Microsoft thông báo ngày phát hành Windows 98, hợp nhất với trình duyệt Internet Explorer, và một biểu tượng của trình duyệt này sẽ xuất hiện trên màn hình làm việc. Công ty cũng nói rằng họ không có dự định nào nhằm cho phép các nhà sản xuất máy tính che dấu biểu tượng của trình duyệt này như đã thỏa thuận với Windows 95.
21 tháng 4 – Một tòa phúc thẩm liên bang ở Washington lắng nghe lập luận của các bên – nhưng không cho biết khi nào sẽ ra phán quyết – về lời đề nghị của Microsoft yêu cầu bác bỏ huấn thị ngày 11/12/1997 của Thẩm phán Jackson.
14 tháng 5 – Microsoft, Bộ Tư Pháp Mỹ cùng với 20 tiểu bang ở Mỹ tuyên bố họ đang thương thảo với nhau để hòa giải hầu có thể tránh được vụ kiện chống độc quyền qui mô.
18 tháng 5 – 20 tiểu bang ở Mỹ khởi kiện Microsoft, phát động một trong những cuộc tấn công lớn nhất nước Mỹ về tình trạng kinh doanh độc quyền, tố cáo công ty Microsoft lợi dụng sự thống trị của nó trong lĩnh vực phần mềm máy tính để gạt bỏ các đối thủ cạnh tranh. Vụ kiện nổ ra sau khi cuộc thương lượng giữa chính phủ và Microsoft không thành công.
21 tháng 5 – Microsoft yêu cầu quan tòa hoãn ngày xét xử.
22 tháng 5 – Quan tòa ấn định phiên tòa xét xử Microsoft vào tháng 9.
23 tháng 6 – Một tòa phúc thẩm liên bang ra quyết định Microsoft đã không vi phạm thỏa thuận trước đó với chính phủ khi công ty này kết hợp Windows 95 và Internet Explorer.
23 tháng 7 – Năm nhà điều hành công ty máy tính gồm Larry Ellison (Oracle Corp) và Jeffrey Papous, Rob Glaser (IBM), khiếu nại với Ủy ban Tư Pháp Thượng Viện rằng Microsoft đang sử dụng các phương thức kinh doanh không công bằng.
28 tháng 7 – Microsoft gọi vụ kiện này là “hoàn toàn vô căn cứ.” Microsoft phát đơn kiện lại 20 tiểu bang.
31 tháng 7 – Phẩm Phán tuyên bố Microsoft sẽ không đưa Gates ra chất vấn, chuyển giao mã nguồn của Windows hoặc cho phép 17 nhà điều hành công ty ra cung khai trước tòa.
11 tháng 8 – Thẩm Phán Jackson quyết định sẽ vẫn mở các cuộc thẩm vấn với Gates và các quan chức điều hành Microsoft trước ngày xét xử. Microsoft kháng cáo.
19 tháng 8 – Tòa án phúc thẩm liên bang ra quyết định các cuộc thẩm vấn trước ngày xét xử phải được chấm dứt.
25 tháng 8 – Chính phủ Mỹ bắt đầu điều tra để quyết định xem Microsoft có gây sức ép bất hợp pháp với Intel và Apple hay không.
8 tháng 9 – Microsoft nộp hồ sơ bào chữa dày 48 trang phản đối gay gắt chính phủ và lặp lại lập luận của mình cho rằng vụ kiện cần phải được bãi bỏ.
11 tháng 9 – Bộ Tư Pháp và Microsoft Corp. cùng yêu cầu Thẩm Phán Jackson hoãn phiên tòa xét xử chống độc quyền trong 3 tuần để kịp chuẩn bị.
14 tháng 9 – Thẩm Phán Jackson bác bỏ một yêu cầu của Microsoft đề nghị giới hạn phạm vi chứng cớ có thể sẽ được các luật sư của phía chính phủ đưa ra trong phiên tòa xử chống độc quyền.
24 tháng 9 – Thẩm phán Jackson thông báo cho luật sư của cả hai phía rằng ông ta có thể yêu cầu cựu thẩm phán Lawrence Lessig viết một bản tường trình với tư cách “thân hữu của tòa”, tóm tắt quan điểm của ông ta về vụ kiện này.
28 tháng 9 – Theo trát tòa, Microsoft yêu cầu các tác giả David B. Yoffie và Michael A. Cusumano tìm kiếm, trong số những vật khác, các cuộn băng ghi âm phỏng vấn giữa họ và các nhân viên của Netscape.
1 tháng 10 – Thị phần trình duyệt Internet Explorer của Microsoft đuổi kịp thị phần trình duyệt Navigator của Netscape.
8 tháng 10 – Thẩm Phán Richard G. Stearns bác bỏ nỗ lực của Microsoft nhằm có được các băng ghi âm và những ghi chép của Yoffie và Cusumano.
9 tháng 10 – Thẩm Phán Jackson đồng ý hoãn phiên xử đến ngày 19 tháng 10.
19 tháng 10 – Phiên xử cấp liên bang chống lại sự độc quyền của công ty Microsoft tại Mỹ bắt đầu tại tòa án E. Barrett Prettyman ở Washington, D.C. Luật sư David Boies, người đứng đầu nhóm luật sư của Bộ Tư Pháp Mỹ, sử dụng các tài liệu nội bộ của các công ty để phủ nhận những tuyên bố của Bill Gates trong một bằng chứng được thu video nói rằng ông ta không hay biết gì về phiên họp trong năm 1995, đang là đề tài gây tranh cãi, với các nhà điều hành công ty Netscape.
21 tháng 10 – Tổng Giám Ðốc điều hành công ty Netscape, James Barsdale, làm chứng trước tòa nói rằng Microsoft đe dọa sẽ “hủy hoại công việc làm ăn của Netscape” nếu công ty này không đồng ý nhường thị trường trình duyệt cho Microsoft. Trưởng nhóm luật sư Microsoft, John Warden, sau đó đã tố cáo Netscape thêu dệt các chi tiết trong phiên họp này.
1999
13 tháng 1 – Chính phủ kết thúc việc đưa ra các chứng cớ của mình.
27 tháng 2 – Microsoft kết thúc việc đưa ra các chứng cớ. Cả hai bắt đầu chuẩn bị các luận cứ phản bác
29 tháng 3 – Microsoft tổ chức lại các hoạt động thành 4 phân ban riêng lẻ. Các quan chức trong công ty nhấn mạnh rằng hành động này không liên quan gì đến phiên xử đang xảy ra.
31 tháng 3 – Microsoft và chính phủ Mỹ tổ chức các cuộc dàn xếp nhưng không thể đạt được thỏa thuận.
1 tháng 6 – Sau 3 tuần ngưng nghỉ, hai bên bước vào giai đoạn dùng các luận cứ để phản bác nhau. Mỗi bên chỉ được quyền đưa ra 3 nhân chứng.
7 tháng 6 – Giám đốc hành IBM là Garry Norris làm chứng trước tòa nói rằng Microsoft đe dọa thu hồi giấy phép sử dụng Windows của nhà sản xuất máy tính này vì IBM tỏ ý muốn đưa phần mềm của đối thủ cạnh tranh với Microsoft vào trong máy PC của họ.
25 tháng 6 – Chấm dứt phần phản bác.
21 tháng 9 – Cả hai phía biện giải lần cuối cùng.
5 tháng 11 – Trong phán quyết sơ bộ, Jackson thấy rằng Microsoft đang giữ thế độc quyền đối với hệ điều hành Windows và công ty này sử dụng sức mạnh độc quyền của mình để làm hại đến người tiêu dùng, đến các nhà sản xuất máy tính và các công ty khác. Bản kết luận dựa trên các bằng chứng xác thực (findings of fact) hoàn toàn bất lợi đối với Microsoft đến nỗi hầu hết các nhà quan sát đều nghĩ rằng công ty này sẽ bị kết tội vi phạm luật chống độc quyền.
19 tháng 11 – Jackson chỉ định Richard Posner, thẩm phán chính của Tòa Phúc Thẩm Lưu Ðộng số 7 làm nhà trung gian hòa giải trong nỗ lực thúc đẩy biện pháp hòa giải.
30 tháng 11 – Thẩm phán Posner họp với phía Microsoft và chính phủ để thảo luận về khả năng dàn xếp.
2 tháng 12 – Bộ Tư Pháp Mỹ thuê công ty Greenhill & Co. – chuyên về mua bán và sát nhập các công ty – để cố vấn cho Bộ này về những ẩn ý có thể có trong các biện pháp uốn nắn (remedy) đưa ra liên quan đến vụ kiện này.
6 tháng 12 – Trong phần đưa ra kết luận liên quan đến luật pháp (findings of law), Bộ Tư Pháp Mỹ và 19 tiểu bang đệ trình các tài liệu cho rằng Microsoft đã vi phạm các luật về chống độc quyền ít nhất là trong 4 phương cách.
2000
13 tháng 1 – Nhà sáng lập công ty Microsoft là Bill Gates “thoái vị”, nhường chức vụ Tổng Giám Ðốc lại cho Steve Ballmer như là một bước trong việc cải tổ lại công ty nhằm mục đích cho phép Gates tập trung vào các chiến lược lâu dài.
18 tháng 1 – Trong phần tổng kết đề nghị liên quan đến vấn đề luật pháp, Microsoft biện luận rằng công ty mình hành xử đúng luật định và bị đe dọa bởi nhiều công ty cạnh tranh khác để chứng minh rằng nó không ở vị thế độc quyền.
25 tháng 1 – Trong phần tổng kết đề nghị về luật pháp, chính phủ lập luận rằng Microsoft đang tìm cách “tránh né” bằng chứng cho thấy công ty này đang giữ sức mạnh độc quyền và đã vận dụng quyền lực này một cách bất hợp pháp.
22 tháng 2 – Cả hai phía trình bày trước tòa những lập luận cuối cùng về phần tổng kết liên quan đến luật pháp.
24 tháng 3 – Jackson tuyên bố ông muốn được nghe ý kiến từ phía nhà trung gian Richard Posner hoặc một tuyên bố chung của cả hai phía trước khi đưa ra phán quyết của mình: một lời nhắc nhở cho biết thời gian dành cho cuộc thương lượng hòa giải đã hết.
28 tháng 3 – Jackson ra hạn chót cho việc đạt được thỏa thuận của cả hai phía là ngày 6 tháng 4.
1 tháng 4 – Posner thông báo cuộc thương lượng hòa giải đã thất bại.
3 tháng 4 – Jackson đưa ra phán quyết, trong đó bao gồm những kết luận liên quan đến vấn đề luật pháp.
28 tháng 4 – Phía nguyên cáo bao gồm chính phủ Mỹ và các nhóm các tổng chưởng lý của các tiểu bang đệ trình hồ sơ cho tòa án đề nghị biện pháp xử lý: yêu cầu chia công ty Microsoft và một cho các ngành kinh doanh khác, trong đó là các phần mềm ứng dựng nổi tiếng như Microsoft Office.
10 tháng 5 – Công ty Microsoft yêu cầu một chánh án liên bang bác bỏ kế hoạch của Bộ Tư Pháp Mỹ về việc phân chia công ty sản xuất phần mềm này, nói rằng biện pháp uốn nắn của họ là hình phạt quá đáng đối với những vụ việc vi phạm luật chống độc quyền của công ty này.
24 tháng 5 – Thẩm Phán Jackson đã gây sửng sốt cho Microsoft khi ông từ chối yêu cầu cần thêm thời gian của họ để chuẩn bị bào chữa trước đề nghị phân chia của phía chính phủ. Ðồng thời vị thẩm phán này còn ra lệnh cho phía chính phủ, trước thứ sáu (26/5), phải đệ trình lời giải thích lý do tại sao lại muốn phân chia Microsoft thành hai, mà không là ba công ty con. Thẩm phán Jackson cũng cho thấy ông ta muốn kết thúc nhanh vụ xử này.
1 tháng 6 – Thẩm phán Jackson lại khiến cả hai bên ngạc nhiên khi đồng ý cho phép chính phủ và công ty Microsoft thêm thời gian để xem xét các đề nghị về biện pháp uốn nắn của nhau – là điều mà trong tuần trước cả hai đang bận rộn duyệt xem và trao đổi qua lại với nhau.
5-6 tháng 6 – Chính phủ và công ty Microsoft trao đổi lần cuối cùng với nhau bản tóm tắt về các biện pháp uốn nắn, ấn định các trình tự đối với phán quyết chung cuộc của Thẩm Phán Jackson.
7 tháng 6 – Thẩm Phán Jackson công bố phán quyết chung cuộc, yêu cầu công ty Microsoft phải được chia thành hai, một về hệ điều hành và một về Internet và các công việc kinh doanh khác. Microsoft tuyên bố sẽ kháng cáo. (Một đơn kháng cáo gởi lên Tòa Phúc Thẩm của Mỹ có thể phải mất thời gian từ 6 đến 12 tháng mới được đưa ra xét xử. Một phán quyết của Tối Cao Pháp Viện có thể sẽ mất thêm 6 đến 12 tháng nữa).
(Tổng hợp từ Washington Post và CNN)
“Microsoft Ðang Hưởng Sức Mạnh Ðộc Quyền...”
(Thẩm phán Thomas Jackson)
-------
Bằng những ngôn từ hằn học khác thường, những bằng chứng thực tế mà tòa án đưa ra đã làm cho Gates trở thành một kẻ thua trận thảm thương. Liệu vết thương này của Microsoft có là chí mạng?
Microsoft có tội?
Khi luật sư của Cục Chống Ðộc Quyền gọi điện thoại từ tòa án thì lúc đó là 4 giờ 30 ngày thứ sáu (12/9/1999). Trên tay ông ta đang cầm một bản sao còn tươi màu mực in, quyết định của tòa về số phận của công ty Microsoft. “Trong đó nói gì vậy?” Joel Klein, người đứng đầu Cục này đang trong phòng hội nghị cùng nhóm luật sư của chính phủ bồn chồn lên tiếng hỏi. “Tôi đang tìm mở trang 16,” viên luật sư vừa nói vừa vội vàng vàng lật nhanh đến trang muốn tìm, “và ở đây viết rằng họ là những kẻ độc quyền!” “Tuyệt lắm! tiếp tục đọc đi!” Klein nói.
Nếu ở nhà, bạn là người quan tâm và đang ghi chép lại những sự kiện đương thời thì giờ đây bạn có thể viết tên công ty Microsoft Corp. vào bên cạnh Standard Oil và AT&T trong danh sách những công ty độc quyền khổng lồ của thế kỷ 20. Khi Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ phát đơn kiện Bill Gates và công ty của ông ta ở tòa án Washington thì ai nấy cũng đều hiểu rằng mọi chuyện đang trở nên tệ hại với Bill. Nhưng cho dù biết vậy, những bằng chứng thực tế (findings of fact) mà Quan tòa Thomas Penfield Jackson trao lại đã làm họ chết điếng: một bản cáo trạng gồm 412 điều quy kết Microsoft không chỉ trong hai vấn đề nghiêm trọng nhất – công ty này đã độc quyền kiểm soát hệ điều hành Pc và đã lợi dụng sức mạnh đó qua nhiều hình thức để gây hại cho giới tiêu thụ Mỹ - mà còn nặng nề hơn nữa là mọi điều nêu ra đều nhằm mục đích chống lại công ty này.
Trong một quyết định có tầm ảnh hưởng sâu rộng, Thẩm Phán Thomas Penfield Jackson tuyên bố Microsoft...
Là Một Công Ty Độc Quyền
Điều này tự thân không là điều bất hợp pháp, nhưng lại đòi hỏi một công ty phải chơi theo những luật lệ nghiêm ngặt hơn.
Lạm Dụng Sức Mạnh
Quan tòa này khám phá ra, công ty Microsoft thường xuyên sử dụng sự giàu có, thịnh vượng và sức mạnh độc quyền để chèn ép các công ty cạnh tranh.
Gây Thiệt Hại cho Người Tiêu Dùng
Bằng cách đàn áp bất cứ công ty nào đe dọa công nghệ then chốt của mình, Microsoft ngăn cản sự cách tân có thể đã làm lợi cho người tiêu dùng.
Thực khó mà tưởng tượng là còn có điều tệ hại nào hơn nữa để có thể dành cho công ty Microsoft. Phán quyết của tòa án đã sắp xếp cẩn thận những cứ liệu đối với những vi phạm lớn của luật chống độc quyền mà dường như chắc chắn sẽ được đưa ra liền sau đó. Và phán quyết này đẽ vẽ ra một chân dung vô cùng xấu xa của một trong những công ty được ngưỡng mộ nhất ở nước Mỹ. Microsoft qua lời của thẩm phán Jackson là một con bò mộng tham lam vô độ đã dùng “sức mạnh thị trường lớn khủng khiếp của nó cùng lợi nhuận khổng lồ của mình để hãm hại” các công ty được giả định là đối thủ cạnh tranh với nó. Và bản phán quyết cũng trình bày Gates như một kẻ độc quyền coi thường luật pháp, kẻ đã “đe nẹt” một đối thủ bị xem là chen chân trong thị trường phần mềm và “nguyền rủa” và rồi kế đó “trả đũa” một viên chức điều hành của một công ty khác đã cả gan chỉ trích phần mềm Windows.
Khi cơn lốc chiến thắng từ bản phán quyết của Thẩm Phán Jackson đã trở nên rõ ràng, lực lượng chống Microsoft thấy cũng khó kềm được nỗi hân hoan. James Barksdale, cựu tổng giám đốc vui tính của Netscape, người đã ra làm chứng trước tòa rằng Microsoft đã chèn ép công ty của ông, vẫy cao bản bằng chứng như muốn nói “trên cả mong đợi”. Michael Morris, luật sư trưởng của Sun Microsystems thì huyên thuyên “Microsoft lần này bị rắc rối nặng rồi và họ biết điều đó.” Klein, bên cạnh sự có mặt của Bộ Trưởng Tư pháp Mỹ Janet Reno tại buổi họp báo công bố quyết định của tòa, tuyên bố rằng: “nước M một lần nữa cho thấy rằng không một ai và không một công ty nào được phép sống trên luật pháp.”
Về phần mình, Microsoft lập tức triển khai lực lượng riêng tung ra những lập luận nói rằng quan tòa Jackson đã sai hoàn toàn. Công ty không vi phạm pháp luật và không làm hại người tiêu dùng. Vị quan tòa này đã không đánh giá đúng bản chất năng động của ngành công nghệ phần mềm, vốn rất dễ thay ngôi đổi bậc. Sai lầm duy nhất trong thái độ tự tin cố hữu của Microsoft là công bố trước báo giới cuộn băng hình mà công ty đã vội vàng phát hình ngay sau khi tòa vừa công bố quyết định. “Chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể tìm ra phương cách,” Gates tuyên bố “để giải quyết vấn đề này và gác chúng lại đằng sau”. Trong một khoảnh khắc dường như ông đang vẫy cờ trắng để mưu tìm sự hòa giải.
Trừ phi điều này xảy ra, vẫn còn nhiều tin xấu chưa hiện ra trên đường đi của Gates. Thẩm Phán Jackson còn phải đưa ra bản tổng kết về luật – có thể là đầu năm 2000 – trong đó ông sẽ sử dụng những bằng chứng thực tế này để quyết định xem công ty Microsoft có dùng sức mạnh độc quyền của nó để vi phạm đạo luật chống độc quyền hay không. Giả sử ông ta nó có – gần như chắc chắn như vậy dựa trên lý lẽ đã công bố - ông sẽ áp dụng một biện pháp uốn nắn hết mức là tách rời toàn bộ đế chế của Gates. Và còn nhiều tin dữ khác nữa: những bằng chứng này có thể được giới cạnh tranh sử dụng để khởi kiện Microsoft ở tòa án dân sự về những hành vi độc quyền của nó đối với riêng họ. Và rồi một lúc nào đó những phản ứng dây chuyền sẽ được thế giới kỹ thuật cao cảm nhận khi hằng triệu người Mỹ là cổ đông của Microsoft vào cuộc.
Những bằng chứng thực tế cho thấy Microsoft là độc quyền sẽ không trở thành một cuộc đấu trí về luật pháp một khi tòa án chấp nhận định nghĩa hẹp của phía chính phủ về thị trường đang được đem ra mổ xẻ này: thị trường phần mềm hệ điều hành PC. Theo đó, nếu công ty Microsoft – sở hữu 90% thị trường này – không là công ty độc quyền thì không một ai sẽ bị kết tội đó. Phía Microsoft lập luận rằng hệ điều hành Windows của nó chịu sự đe dọa thường xuyên và có thể trở thành lạc hậu bất kỳ lúc nào. Nhưng các đối thủ đe dọa Windows được liệt kê ra có vẻ như rất khó là những tay sát thủ tầm cỡ. Hệ điều hành Linux đang được nói đến nhiều, hệ điều hành với mã nguồn được phổ biến công khai mà Microsoft nói là kẽ thù đáng sợ, chỉ được dùng 3% trong toàn bộ máy PC hiện có. Thậm chí nếu có gộp luôn cả Apple, ai cũng biết là đang phất lên, thì Microsoft còn chiếm lĩnh hơn 80% thị trường máy PC. Quan tòa Jackson chắc chắn không thèm đếm xỉa đến lập luận này của phía Microsoft.
Quyết định của tòa còn đưa ra một cách chi tiết các kế sách mà Microsoft đã sử dụng sức mạnh độc quyền của mình để can thiệp vào sự cạnh tranh. Nếu ai đó mong muốn có phiên tòa này hẳn người ấy sẽ thích các chứng cứ về những hành vi “không đẹp” của Microsoft do quan tòa Jackson thu thập được: cố tình cột trình duyệt Internet Explorer vào Windows chỉ để “xua đuổi” Netscape, dọa dẫm Intel đừng có xớ rớ vào thị trường phần mềm, làm “ô tạp” ngôn ngữ lập trình Java của Sun Microsystems để giảm nhiều mối đe dọa cạnh tranh của ngôn ngữ này đặt ra với Windows, đe dọa IBM. Và Compaq. Và Apple.
Microsoft thích nói là những hoạt động thực tiễn trong kinh doanh dẫu mang tính cạnh tranh thái quá của nó và điều này chẳng qua chỉ làm tổn hại các đối thủ, chứ không gây hại cho người tiêu dùng. Nhưng Jackson lại khám phá thấy rằng Microsoft nhanh chóng nghiền nát bất kỳ một đối thủ tiềm tàng nào khiến cho vô số các thành tựu về công nghệ - lẽ ra đã được phát triển – lại phải chết tức tưởi khi còn là trứng nước. “Kết quả cuối cùng là, “theo lời quan tòa, “một số cách tân thực sự có lợi cho người tiêu dùng đã không bao giờ xảy ra vì một lý do duy nhất là chúng không phù hợp với lợi ích ích k của Microsoft.” Thậm chí tàn hại hơn nữa, Jackson đã phát hiện rằng trong lúc vội vã gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh, Microsoft thực bụng đã giảm chất lượng sản phẩm của riêng mình. Việc gộp chung trình duyệt Internet Explorer vào Windows 98 không với ý định làm lợi cho người tiêu dùng như Microsoft từng tuyên bố. Thay vào đó, Jackson thấy rằng, việc này đã làm chậm hệ điều hành, tăng khả năng xung đột và tạo điều kiện để “các virus độc hại” dễ dàng tìm đường từ Internet thâm nhập vào máy tính của chúng ta. Ái chà chà!
Hàng ngàn bằng chứng này nhằm làm sáng tỏ điều gì? Còn thích hợp hơn cả một nguyên mẫu cấu thành, chúng cho thấy rành rành là Microsoft đã thực sự vi phạm đạo luật Chống Ðộc Quyền của Sherman một cách cố ý và lặp lại. Trong việc ứng phó quyết liệt ngay đêm thứ sáu, các chuyên gia luật pháp của Microsoft đã nhanh chóng vạch ra cho thấy kết luận này rất đổi mơ hồ. Trên thực tế, vị quan tòa này có thể vẫn thấy cả núi chứng cứ buộc tội được ông trình bày không hỗ trợ cho một phán quyết có giá trị luật pháp chống lại Microsoft. Nhưng đừng đánh cược vào những điều này.
Nếu Microsoft được phát hiện là đã vi phạm pháp luật, kế đó là cái gì nào? Klein và đội quân của ông ta đang thận trọng tránh né nói đến cách giải quyết (mặc dầu họ đã thuê nhiều chuyên gia trong nhiều tháng để điều nghiên về ý kiến này). Toàn bộ kết quả có thể thấy xảy ra được đặt trong 1 phạm vi từ ôn hòa nhất là tiếp-tục-và-không-có-tội cho đến nghiêm khắc nhất: buộc Microsoft chia sẻ mã nguồn Windows cho các đối thủ cạnh tranh “lóc thịt” nó thành các công ty độc lập, riêng rẻ, cái gọi là các Bé Bill (Baby Bill). Những bằng chứng thực tế thường là một chỉ báo cho biết sự quyết tâm của quan tòa trong việc sẵn sàng đẩy vụ kiện đi tới đâu. Giáo sư Luật học ở trường đại học George Washington, William Kovacic, nhận định thì bản bằng chứng này “giống như một hiện trường xây dựng đang trong giai đoạn khởi công. Chiều sâu của sự đào bới cùng với khả năng chịu đựng của nền móng sẽ cho bạn biết tòa nhà xây dựng sẽ lớn cỡ nào.” Jackson, theo lời giáo sư Kovacic, đã đổ xuống đây nhiều lượt bê tông rồi.
Ðã có nhiều lời phỏng đoán vào thứ sáu cho rằng phán quyết gay gắt của quan tòa Jackson có thể là đòn giáng cần thiết để đưa các bên trở lại bàn thương lượng. Thỏa thuận luôn luôn là một khả năng có thể xảy ra. Intel đầu năm nay đã tạm thời ngăn chặn một vụ kiện chống độc quyền của riêng họ bằng cách lặng lẽ thỏa thuận với Ủy Ban Thương mại Liên Bang, đồng ý chia sẻ thêm thông tin về các bộ xử lý của họ đối với các công ty khác. Nhưng bất chấp một vài lần gắng gượng để cùng nhau tìm lối thoát cho cả hai – Microsoft và Bộ Tư Pháp đã không thể bắt tay với nhau. Phán quyết khó chịu của tòa có thể sẽ buộc cả hai phía phải quyết tâm hơn.
Nhưng còn phải tính đến con đường kháng cáo nữa. Microsoft nhận được thông cảm đối với các tòa cấp trên,” giáo sư Kovacic nhận xét. Tòa phúc Thẩm D.C., cấp sẽ xem xét quyết định của quan tòa Jackson và các án lệnh, cũng chính là tòa án đã bác bỏ quyết định của Jackson khi ông ra lệnh Microsoft không được kèm trình duyệt Internet Explorer vào trong Windows 95. Ý kiến của Tối Cao Pháp Viện thì “nóng lạnh” bất thường nhưng thái độ nghiêng hẳn về phía kinh doanh của Viện này hiện nay có thể cho thấy là phía chính phủ Mỹ sẽ có một phiên xử đầy hoài nghi. Nhưng không điều nào có thể lật đổ được những bằng chứng thực tế của quan tòa Jackson.
7 Tội Chết của Bill Gates
Bản bằng chứng thực tế được quan tòa Jackson công bố chứa đầy những thí dụ về việc vi phạm của Microsoft
1) NETSCAPE: Bóp Nghẹt
Ðây là đầu dây mối nhợ của đa số các tai ương cho Microsoft trong vụ án chống độc quyền này. Sau khi công ty Netscape tung ra trình duyệt Web của mình là Navigator vào năm 1984, Microsoft càng ngày càng thấy rõ đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Windows. Navigator không chỉ cực kỳ thông dụng mà còn cho phép các công ty khác viết phần mềm trực tiếp cho trình duyệt này – hoàn toàn không đếm xỉa gì đến hệ điều hành của Microsoft. Do đó năm 1995, Microsoft tìm đến Netsacpe và gặp TGÐ của công ty này là Jim Barksdale để đề nghị “một mối quan hệ đặc biệt” mà thực chất là trình duyệt Navigator sẽ hợp nhất vào Windows. Khi Barksdale từ chối, Microsoft liền “niêm phong” những thông tin kỹ thuật chi tiết tối quan trọng để làm chậm trễ thời gian phát hành phiên bản trình duyệt mới của Netscape. Ðồng thời Microsoft còn tài trợ cho một chiến dịch nhằm “hạn chế Netscape tiếp cận thị trường”. Microsoft gộp trình duyệt của riêng mình, Internet Explorer, vào trong Windows – không vì những lý do kỹ thuật mà là để “Netscape không bao giờ có cơ hội”, như lời của một thành viên điều hành Microsoft viết.
2) INTEL: Ngăn chặn
Andy Groove
Năm 1995 nhà chế tạo vi mạch này phát triển một công nghệ có tên là Native Signal Processing (Xử lý tín hiệu bản địa). Do công nghệ NSP đặt ra các tiêu chuẩn riêng, Gates e rằng điều này sẽ làm suy yếu Windows nên Microsoft cảnh cáo TGÐ Intel Andy Groove rằng họ sẽ ngưng hỗ trợ cho các máy PC của Intel. Ngay lập tức Intel thôi không nghiên cứu NPS nữa. “Nếu Intel không tuân thủ chặt chẽ hợp đồng này”, Gates viết trong một thư điện tử, “hãy báo cho tôi biết.”
3) APPLE: đe dọa
Khi cuộc chiến trình duyệt tiếp tục, Gates viết rằng ông ta muốn Apple “bằng cách nào đó phải ôm lấy IE” Khi thấy Apple chọn Navigator làm trình duyệt mặc định cho máy của mình, Gates nói công ty này đã “làm chúng ta thất vọng” – và báo cho TGÐ Apple, Gil Amelio, rằng mình sẽ hủy bỏ phần mềm tối quan trọng Mac Office của Microsoft. Sau đó, dưới thời của Steve Jobs, Apple đã chọn IE làm trình duyệt mặc định của máy mình.
Steve Case
4) AOL: dò xét
Là những kẻ thù quyết liệt với nhau trong nhiều năm, Gates và ông chủ AOL Steve Case cuối cùng thỏa thuận rằng AOL sẽ chào mời trình duyệt EI để đổi lấy một chỗ nho nhỏ trong một thư mục trên màn hình desktop của Windows. Nhưng thỏa thuận này đạt được với cái giá ê chề: Microsoft giương đôi mắt diều hâu của mình nhìn chằm chằm nhìn vào AOL để chắc chắn rằng AOL không quảng bá hoặc đề nghị Netscape ở bất cứ đâu trên dịch vụ trực tuyến của mình.
5) COMPAQ: Phải Biết Trung Thành
Nhà sản xuất PC hàng đầu thế giới vốn là một đồng minh lớn của Microsoft. Tuy nhiên công ty này cũng gặp phải rắc rối khi ký một hợp đồng với AOL đồng ý thay một biểu tượng của AOL. Microsoft đe dọa sẽ rút lại giấy phép Windows. Không còn chọn lựa nào khác, Compaq phải phục hồi biểu tượng MSN. Ðổi lại cho lòng trung thành này, Compaq chỉ phải trải một giá thấp hơn nhiều cho việc sử dụng Windows.
6) INTUIT: Hối lộ?
Năm 1995, công ty Intuit bắt đầu đề nghị dùng trình duyệt Navigator với phần mềm Quickken thông dụng của mình, Gates đã thuật lại trong một thư điện tử về cuộc họp giữa mình và TGÐ Intuit: “Tôi nói một cách chân thành với ông ta là nếu ông ta có dự chiếu cố thì chúng ta có thể tạo thuận lợi cho ông ta. Với phí tổn khoảng chừng 1 triệu USD, chúng ta bù lại sẽ được chuyển đổi trình duyệt...Tôi sẽ sẵn sàng làm chuyện này.” Một năm sau, Intuit đổi sang trình duyệt Internet Explorer.
Scott Mcnealy
7) SUN: Gây Ô Nhiễm
Từ khi ngôn ngữ lập trình Java của Scott Mcnealy được phổ biến khắp nơi, nó trở thành một mối đe dọa khác cho Windows. Do đó khi được cấp phép sử dụng Java vào năm 1995 – và tạo ra một phiên bản Java “bị ô nhiêm”, độc quyền sử dụng, chỉ chạy với Windows, Microsoft từ chối việc phải tuân thủ mã nguồn. Phải đợi tới một phiên xử riêng biệt vào năm 1998, quan tòa mới ra lệnh bắt buộc Microsoft phải tuân thủ
Vẻ mặt thách thức pha chút ngạo mạn hiếm thấy của Gates khi đối đầu với máy Tư Pháp Hoa Kỳ - Time Magazine 2000
Cùng lúc đó, Microsoft đang vận dụng những sức mạnh chính trị của họ theo những phương thức mới mẻ để hỗ trợ cho họ. Gần đây công ty này đã yêu cầu Quốc hội Mỹ cắt giảm ngân sách đề nghị của chính phủ Clinton dành cho Cục Chống Ðộc Quyền xuống còn khoảng 9 tỉ đô la. Không phải Klein sẽ gặp nguy cơ hết giấy để viết báo cáo kháng án nhưng điều này cho thấy Microsoft sẵn sàng sử dụng những đòn thô bạo để chống trả. Microsoft cũng đã thành lập một mạng lưới gọi là “Quyền Tự Do Cách Tân”, “một mạng lưới của các công dân và doanh nhân bình thường và không đảng phái” mà tình cờ thường trú tại web site của công ty này. Và tổ chức này đảm nhận một chiến dịch vận động hành lang cấp tiểu bang – có lẽ lưu tâm rằng vụ kiện chống lại nó là do sức ép bởi 19 vị tổng chưởng lý của 19 bang. Một biến thái chính trị khác lập luận rằng Microsoft đang câu giờ cuộc chạy đua tranh chức Tổng Thống sắp mở màn. Nếu Ðảng Cộng Hòa vào được Nhà Trắng, có thể họ sẽ sẵn lòng giải quyết với nhiều điều kiện nhân nhượng hơn là đạo quân của ông Klein muốn.
Vấn đề là, nước Mỹ Chống lại Microsoft có một sức mạnh ý thức hệ đằng sau nó. Ở một mức độ nào đó, đó là sự quay về những ngày chống độc quyền tốt đẹp xư xưa, một điều gì ít thấy ở nước Mỹ kêt từ khi chính phủ giận dữ khởi kiện tố cáo công ty IBM vào đầu thập niên 80. Ðược khuyến khích bởi phán quyết của quan tòa Jackson, Cục Chống Ðộc Quyền có thể sẽ sớm “rình” thêm một vài con mồi kỹ thuật cao, cỡ bự khác nữa.
Có phải những vụ kiện như thế này sẽ tốt cho nước Mỹ không? Ðối với phía bị cáo Microsoft, câu trả lời gần như chắc chắn không có gì hiển nhiên hơn. Bill Gates bỏ học nửa chừng để gầy dựng một sự nghiệp nho nhỏ, để rồi đến sinh nhật lần thứ 44 của ông, cơ nghiệp này trở thành một công ty có giá nhất thế giới. Sự thành công của Gates bảo đảm rằng nước Mỹ đang ở tuyến đầu của cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu và Gates đã giới thiệu một sản phẩm được hằng triệu người ngững mộ và sử dụng. Phần thưởng nào dành cho ông ta vì đã làm sống động Giấc Mơ Mỹ Quốc? Một số nhà luật pháp anh minh ở Washington đang cố dán lên ông ta nhãn hiệu một kẻ vi phạm luật.
Ðám đông Tự Do Cách Tân lý giải rằng bằng cách đưa ra những vụ kiện như kiểu này, chính phủ đang can thiệp một cách nguy hiểm vào nền công nghiệp tư nhân và, do đó, đã can thiệp vào sự lành mạnh của toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ. Những biện pháp uốn nắn cực đoan nhất, theo họ, là một sự xâm phạm trắng trợn – một án lệnh của quan tòa phá vỡ một công ty hoặc đang buộc một công ty không được dính líu vào những hành động phản cạnh tranh nào đó – lại có thể còn tệ hại hơn. Jeff Eisenach, chủ tịch Quỹ Phát Triển & Tự Do của giới bảo thủ, lên tiếng cảnh báo: “Bạn có một viên thẩm phán hành xử cứ như một vị Tổng Giám ốc, quản lý chi li từng quyết định một. ây là bước tuột dốc đầu tiên trên con đường cai quản các luật lệ của ngành công nghiệp máy tính.”
Những người ủng hộ luật chống độc quyền thì cho rằng các quyết định như của Jackson thực sự tăng cường cho thị trường tự do. Nền kinh tế mới – và tới bước chạy tăng trưởng và thịnh vượng chưa từng thấy của nước Mỹ - đã được tiếp sức thêm một mức độ quan trọng bởi các bước khởi động nhỏ hình thành từ các doanh nghiệp ôm một giấc mơ lớn. Ðây đúng là những công ty có thể bị nghiền nát dễ dàng bởi một công ty độc quyền tàn bạo. Khi luật chống độc quyền hoạt động hữu hiệu, nó có thể dành chỗ cho những công ty nhỏ năng nổ này. “Có nhiều công ty trong nhiều năm đã hoạt động hệt như một kẻ khủng bố giống như Microsoft vậy.” Morris của hãng Sun phát biểu. Phán quyết này, ông tiên đoán, sẽ ngăn ngừa “đôi tay sát thủ của Microsoft không được bóp nghẹt sự cạnh tranh.”
Các vụ kiện chống độc quyền được xét xử công minh có thể thúc đẩy nhiều khu vực kinh tế rộng lớn khác. Vụ kiện của Bộ Tư Pháp chống lại công ty Bell ở bang Massachussette kết thúc vào năm 1982 với một sắc luật thỏa thuận buộc công ty này phải phân rã thành 7 Bé Bell (Baby Bell) từng vùng khác nhau. Ðây không phải là loại thuốc trị bách bệnh nhưng nó khơi mào một quá trình làm tăng tính cạnh tranh và cải tiến dịch vụ một cách mạnh mẽ. Và các Bé Bell đã mang sự cạnh tranh của nó vào trong các khu vực mới như điện thoại di động và truy cập Internet.
Nếu nền kỹ thuật cao cần thi hành luật chống độc quyền, điều này sẽ nảy sinh 2 vấn đề thậm chí hóc búa hơn: hệ thống luật pháp của Mỹ có sẵn sàng cho việc này chưa? Sự xoay trở của nền tư pháp đã luôn chậm chạp trong việc theo sát thực tế - thậm chí ngay cả ngày nay mà tòa án Mỹ vẫn có gì giống như Bleak House của nhà văn Dicken chứ không phải liên quan đến World Wide Web. Với các chuẩn mực ra đời nhanh như sao sẹt của nền công nghiệp điện toán thì luật pháp bây giờ rõ ràng như kẻ không thức thời. Sau khi Jackson hoàn thành trách nhiệm của ông trong vụ kiện này, các tòa kháng án có thể kéo rê thêm 2 năm nữa. Bằng cả cuộc đời của vùng Thung Lũng Silicon!
Liệu các tòa án có thể hành xử chức năng phù hợp với thời đại Internet không? Vấn đề này đặc biệt lộ rõ khi tòa bước vào giai đoạn soạn thảo một biện pháp uốn nắn hữu hiệu. Như mọi công ty kỹ thuật cao thành công khác, Microsoft đang trong sự tỏa sáng hết mức của nó. Năm vừa qua, công ty này đã nhanh chóng chuyển đổi để thích ứng với tình hình mới. Tháng 5, nó thanh toán ngay một lúc 5 tỷ đô la cho AT&T – để bảo đảm rằng hộp set-top chạy được Windows CE sẽ có một chỗ bên trong hệ thống cáp truyền hình của AT&T. Nó cũng đầu tư 600 triệu đô la vào công ty Nextel Communications và mua 30% cổ phiếu của công ty truyền hình cáp của Anh. Cho dù Jackson có cơ hội ban bố một lệnh uốn nắn, ông cũng sẽ phải nhắm đến những mục tiêu “di động nhanh”. Vẫn chưa rõ là ông ta có thể nhắm trúng các mục tiêu này không nữa.
Vụ kiện này sẽ đi đến đâu? Các luật sư và các tòa phúc thẩm sẽ có quyết định của họ. Nhưng tối hậu, diễn viên quan trọng nhất trong vở kịch này chính là Bill Gates. Bộ Tư Pháp Mỹ đã trình làng về vai trò trụ cột của ông ta như thế nào rồi khi công bố quyết định chiến lược của mình với sự tập trung vào các hành động của Gates – cũng như nhấn mạnh vào các bằng chứng là các băng video và các thư điện tử giao dịch của ông ta trong vụ kiện này. Microsoft là công ty của Gates, và ông ta sẽ quyết định cách đối phó với những thử thách thức mới nhất này.
Khi Bill Gates trưởng thành, ông và cả nhà mình thích các trò chơi điện tử, vừa loại trí tuệ lẫn loại thể thao. Mọi người trong nhà đều thích đua tranh, nhưng Bill là người đam mê nhất trong nhà. “Trò chơi là một chuyện nghiêm túc,” cho ông kể lại. “Sự chiến thắng được đặt thành vấn đề.” Ðối với Gates, kinh doanh là một trò chơi, và điều đã khiến ngành này trở thành cực kỳ vui thú với ông ta chỉ vì nó cực kỳ đứng đắn. Ông là một chiến lược gia xuất sắc với một “băng thông rộng”, như những người ở Redmond (nơi đặt trụ sở Microsoft) thường nói, và Gates làm việc cật lực để thuê những cộng sự thông minh nhất, mẫn cán nhất và háo thắng nhất. Tại Microsoft, ông biến bầu không khí làm việc tại đây thành một cuộc thập tự chinh sát phạt nhau không nương tay.
Chính thứ tôn giáo mang hình ảnh Gates này, một cuộc thánh chiến không chập nhận hàng binh, mà Microsoft gặp rắc rối với Cục Chống Ðộc Quyền – và cũng là chủ đề chính xuyên suốt trong các bằng chứng thực tế của quan tòa Jackson. Nhưng nếu cá tính của Gates giải thích được quá khứ của vụ kiện thì nó cũng có thể tiên đoán được tương lai. Chẳng bao lâu sau khi Gates ám chỉ chấp nhận dàn xếp trong cuộn băng video công bố với báo giới, ông xuất hiện tại một cuộc họp báo tại một cuộc họp báo tại bộ chỉ huy Microsoft. Lần này dường như ông ta chú trọng nhiều hơn vào phần thắng – nếu không trước Thẩm Phán Jackson thì sẽ là sau đó.
“Điều quan trọng là phải nhận ra rằng vụ kiện của ngày hôm nay chỉ là một bước đi trong cả một quá trình pháp lý gồm nhiều bước.” Gates tuyên bố. Khi được hỏi, một lần nữa ông thú nhận là thích được dàn xếp – nhưng rồi nhanh chóng chuyển hướng thành một cuộc độc thoại về sự quan trọng của việc xây dựng một “phần mềm vĩ đại” và bảo vệ quan điểm về sự tự do cách tân. Nếu có ai trong số khán thính giả nhầm lẫn nghĩ rằng Gates đang nhượng bộ thì luật sư trưởng Bill Neukom của Microsoft đã tiến lên bên cạnh để giải thích ý nghĩa thực sự lời nói của ông chủ này. Không, công ty không có ý định thôi lui. Ông nói: “Chúng tôi đang trong một cuộc chiến trường kỳ.”
(Time 15-9-1999)