Satoshi Nakamoti được coi là người có những đóng góp quyết định đối với sự ra đời của công nghệ blockchain, ông đã viết sách trắng7 mô tả ý tưởng này vào năm 20088. Thực ra, chúng ta cũng phải cảm ơn cả Scott Stornetta và Stuart Haber. Họ gặp nhau tại phòng thí nghiệm Bell. Scott có bằng tiến sĩ vật lý lý thuyết tại trường Stanford; Stuart có bằng tiến sĩ khoa học máy tính tại trường Columbia. Họ đồng ủy quyền cho các bài báo tiên phong mô tả khái niệm vào năm 1991 (nhận Giải thưởng Khám phá năm 1992 cho Phần mềm Máy tính). Trong số tám trích dẫn trong sách trắng vào năm 2008 của Satoshi thì ba trích dẫn tham khảo công trình nghiên cứu của Scott và Stu9.
7 Là một bản báo cáo hoặc bản hướng dẫn cơ bản của cơ quan có thẩm quyền với mục đích giúp người đọc hiểu vấn đề hoặc một quyết định. Sách trắng được chính phủ và bộ phận marketing trong doanh nghiệp sử dụng.
8 Không ai biết ông là ai. Nhiều người tin rằng Satoshi là một cá nhân; một số người khác lại nghĩ rằng Satoshi là tên của một nhóm người đã hợp tác để phát minh ra bitcoin.
9 Scott là một trong những giảng viên của tôi tại Hội đồng Chuyên gia Tài Chính về Tài Sản Kỹ thuật số, nơi ông ấy dạy một số khóa học trực tuyến, tự học mà các chuyên gia tài chính có thể lấy được Chứng chỉ về Blockchain và Tài sản kỹ thuật số.
Vậy tại sao Satoshi lại nổi tiếng hơn? Bởi vì Satoshi đã giải quyết vấn đề vốn đã cản trở công nghệ blockchain hoạt động.
Vấn đề của thanh toán kép
Giả sử bà ngoại tặng bạn một tấm séc trị giá 50 đô la vào ngày sinh nhật của bạn. Bạn muốn tiêu số tiền đó, nhưng không ai chấp nhận thanh toán bằng séc. Họ không biết séc là thật hay liệu trong tài khoản của bà thực sự có 50 đô la để chi trả hay không (Lại là vấn đề niềm tin một lần nữa). Vì vậy, bạn phải mang séc đến ngân hàng và đợi mọi thứ được xác thực. Sau đó, bạn mới có thể rút tiền để tiêu.
Trước đây, bạn phải đến ngân hàng và đưa séc của bà cho nhân viên giao dịch. Tạm biệt séc; xin chào việc tăng số dư ngân hàng của bạn. Sau đó, vào năm 2009, USAA trở thành ngân hàng đầu tiên chấp nhận ảnh chụp tấm séc. Bạn chỉ cần chụp một bức ảnh bằng điện thoại và gửi bức ảnh đó qua email của ngân hàng.
Nhưng đợi đã. Bạn vẫn đang sở hữu tờ séc. Tại sao bạn không đến chi nhánh ngân hàng và tiếp tục gửi tấm séc đó sau khi bạn đã gửi ảnh? Bằng cách thực hiện hai lần giao dịch với cùng một tấm séc - một lần qua điện thoại, một lần tại chi nhánh - tài khoản của bạn sẽ có 100 đô la chứ không chỉ 50 đô la. Rút tiền nhanh chóng trước khi ngân hàng nhận ra bạn đã làm gì và bạn đã nhân đôi số tiền của mình.
Tất nhiên, điều đó phạm tội; F5, một công ty an ninh mạng, cho biết các ngân hàng mất 1,7 tỷ đô la hàng năm vì trò lừa đảo này, được gọi là gian lận thanh toán kép.
Vấn đề này cũng có thể tồn tại với hệ thống blockchain. Điều gì sẽ xảy ra nếu hai bản sao của cùng một chứng thư được đăng lên? Điều gì sẽ xảy ra nếu hai người đều tuyên bố là người mua hoặc chủ sở hữu của cùng một ngôi nhà?
Satoshi đã giải quyết vấn đề đó. Về cơ bản, sự cải tiến của Satoshi đã đặt mốc thời gian và mã hóa trên mọi khối dữ liệu trong blockchain. Sau khi thực hiện, mọi người đều biết thông tin là đáng tin cậy vì nó đã được xác thực. Không còn là vấn đề niềm tin nữa.
Giới thiệu về Bitcoin
Được thôi. Giờ bạn đã hiểu rằng việc sử dụng công nghệ blockchain để xác thực dữ liệu bằng mật mã. Nhưng tại sao lại cần bitcoin?
Câu trả lời rất đơn giản. Satoshi gọi loại blockchain mới này là Bitcoin. Và để gửi một khối dữ liệu vào chuỗi, bạn cần một phương tiện truyền tải mà Satoshi đặt tên cho nó là bitcoin10. Đồng bitcoin đối với mạng lưới Bitcoin chính là những con chip trong sòng bạc. Nếu bạn muốn chơi poker, bạn phải đổi đô la thành chip. Những con chip là phương tiện truyền tải của bạn - bạn sử dụng chúng để chơi trò chơi. Khi hoàn tất, bạn có thể đổi số chip lại thành đô la. Điều này xảy ra tương tự đối với blockchain: nếu bạn muốn đưa các khối dữ liệu vào chuỗi, bạn phải sử dụng các đồng tiền có nguồn gốc từ hệ thống. Vì vậy, Satoshi đã phát minh và đặt tên là bitcoin thay vì gọi chúng là đô la, đồng xu, chip, token hoặc cổ phiếu.
10 Tôi đã muốn sử dụng một từ khác thay cho việc không viết hoa để tránh sự bối rối, nhưng Satoshi chẳng hề hỏi ý kiến tôi.
Vì vậy, nếu bạn muốn tương tác với hệ thống blockchain của Satoshi, bạn phải sử dụng bitcoin. Nó có biểu tượng riêng (BTC) giống như các cổ phiếu được giao dịch công khai.
Điều gì đã thúc đẩy Satoshi khắc phục sự cố ngân hàng bằng cách phát minh ra Bitcoin
Năm 2008, thế giới chìm trong khủng hoảng tín dụng toàn cầu. Những người cho vay cầm cố đã cung cấp các khoản vay cho những người không có khả năng trả nợ và khi hàng triệu chủ nhà vỡ nợ thì những người cho vay đã mất tất cả tiền của họ.
Người cho vay lớn nhất, Tổng công ty Tài chính, đã sụp đổ cùng với Ngân hàng Liên bang IndyMac và Ngân hàng Tương hỗ Washington. Chính phủ quốc hữu hóa Fannie Mae và Freddie Mac. Bear Stearns sụp đổ, sau đó là Lehman Brothers. Chính phủ giải cứu Citigroup, sau đó thu xếp để Ngân hàng Trung ương Mỹ mua lại Merrill Lynch, công ty đang đối mặt với phá sản. Trong khi đó, Wells Fargo mua lại Wachovia, khi Goldman Sachs và Morgan Stanley trở thành những công ty sở hữu ngân hàng dưới sự điều hành của Cục Dự trữ Liên bang. Quỹ Reserve Primary Fund, quỹ thị trường tiền tệ lâu đời nhất của Mỹ với tài sản 60 tỷ đô la, đã “phá sản”, trở thành quỹ đầu tiên thua lỗ (do đó tạo ra một cuộc “tháo chạy” trên Phố Wall). Cuối cùng, Quốc hội đã thông qua Chương trình Cứu trợ Troubled Asset (TARF) trị giá 700 tỷ đô la để cứu trợ Ford, GM, Chrysler và AIG, công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới.
Tất cả điều này đều gây sốc và chưa từng có tiền lệ, và nó đã xảy ra với tốc độ đáng kinh ngạc. TARP đã giúp nền kinh tế tránh được sự sụp đổ, nhưng một nỗi sợ hãi mới lại xuất hiện: dòng tiền ồ ạt chảy vào nền kinh tế và kết quả là nợ liên bang tăng cao, điều đó sẽ dẫn đến lạm phát toàn cầu.
Satoshi đã phát ngán. Hẳn phải có một phương án tốt hơn để hệ thống tài chính toàn cầu của chúng ta vận hành, phải không? Vì vậy, vào tháng Mười hai năm 2008, trong cuộc khủng hoảng tài chính, Satoshi đã phát hành một bản sách trắng dài 9 trang, “Bitcoin, một hệ thống tiền mặt điện tử ngang hàng” (Bitcoin, a Peer-to-Peer Electronic Cash System)11. Trong bài báo, Satoshi đã mô tả vấn đề:
11 Đọc tại bitcoin.org
Vấn đề cơ bản với tiền tệ thông thường đó là niềm tin - điều cần thiết để tiền tệ hoạt động. Ngân hàng trung ương phải đáng tin cậy để không phá giá tiền tệ, nhưng trong chiều dài lịch sử của các loại tiền tệ pháp định xuất hiện đầy rẫy những vi phạm về niềm tin đó và đó chính là vấn đề.
Satoshi đã đề xuất giải pháp gì? Bạn không nhất thiết phải đọc sách trắng12. Thay vào đó, bạn chỉ cần đọc tiêu đề. Hãy tập trung vào các cụm từ chính xác thôi.
12 Mặc dù tôi vừa bảo bạn làm thế xong
Bitcoin - Từ này được đặt ngay trên tiêu đề đồng thời cũng là lời giới thiệu về phát minh hoàn toàn mới của Satoshi. Tên gọi là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đồng xu - coin (đề cập đến tiền) và bit (đề cập đến các bit và byte trong máy tính, tiền đề của dữ liệu).
Peer-to-Peer (Ngang hàng) Từ này có nghĩa là “Mạng ngang hàng”. Khi sử dụng bitcoin, không có trung gian, không có ai giữa người mua và người bán. Điều này hiếm khi xảy ra trong hệ thống tài chính hiện tại của thế giới vì hầu như luôn có một bên trung gian.
Electronic (Điện tử) Satoshi đã tạo ra một hệ thống có thể hoạt động trong thời đại kỹ thuật số sử dụng internet. Điều quan trọng là không cần giấy - không giống như các loại tiền tệ pháp định.
Cash (Tiền mặt) Hệ thống điện tử mới này cung cấp một phương tiện để chuyển tiền mặt từ một người này tới người khác hay tổ chức khác.
System (Hệ thống) Đó chính là Bitcoin - một hệ thống hoàn chỉnh, khép tín cho tất cả những điều trên xảy ra.
***
Nói một cách ngắn gọn, sách trắng của Satoshi đã cho thấy một đồng tiền kỹ thuật số có thể vận hành như là một phương pháp thay thế cho các đồng tiền được phát hành bởi các ngân hàng trung ương.
Bây giờ bạn đã biết tại sao Satoshi tạo ra bitcoin. Nhưng loại tiền này hoạt động như thế nào?