Công nghệ blockchain có tác động mạnh mẽ vì nó cách mạng hóa hoạt động kinh doanh. Và tất cả bắt đầu với cuốn sổ cái khiêm tốn.
Sổ cái là gì? Đó là nơi bạn ghi lại các khoản tiền gửi và rút. Sổ séc của bạn là một sổ cái. Một bảng tính Excel cũng vậy. Cả hai đều mang tính riêng tư; chỉ một mình bạn có quyền truy cập vào chúng, và cũng chỉ có bạn có thể quyết định ai được xem thông tin. Nếu bạn muốn gian lận, bạn có thể tạo sổ cái thứ hai với thông tin sai lệch - và bạn có thể đưa sổ cái giả cho người khác xem thay vì cho họ xem sổ cái thật của bạn. (Cách làm này được biết đến là một second set of books3 và là sự sụp đổ của Al Capone).
3 Tập hợp các quy tắc, thủ tục do cá nhân hoặc tổ chức tạo ra để thu thập thông tin và thực hiện pháp luật. Trái với hiểu biết bình thường, các quy tắc này có thể tác động đến pháp lý rất nghiêm trọng. Thuật ngữ này được đặt bởi Thomas Ball.
Sổ cái được sử dụng trong toàn bộ hệ thống tài chính của thế giới. Vì mọi sổ cái đều mang tính riêng tư nên chúng rất tốn kém để quản lý và duy trì, đồng thời chúng cho phép gian lận và lạm dụng. Như vậy, ngành công nghiệp kế toán toàn cầu là một ngành kinh doanh trị giá 120 tỷ đô la dựa theo IBISWorld. Không có gì ngạc nhiên khi chi phí ngân hàng cao như vậy!
Bây giờ, hãy xem xét sổ cái hoạt động như thế nào trên một blockchain. Nó được phân phối rộng rãi cho tất cả những ai có kết nối internet, đó là lý do tại sao blockchain còn được gọi là DLT (distributed ledger technology), công nghệ sổ cái phân tán. Thay vì là riêng tư, DLT là công khai; bất kỳ ai cũng có thể xem miễn phí (chỉ cần truy cập https://www.blockchain.com/ explorer). Nhưng mặc dù mọi người đều có thể nhìn thấy dữ liệu, nhưng không ai có thể thay đổi nó. Vì vậy, dữ liệu trên blockchain không bao giờ có thể bị xóa, thay đổi hoặc sao chép bởi bất kỳ ai.
Điều tôi vừa mô tả mang tính cách mạng.
Khi tôi xem dữ liệu trên sổ cái của bạn, tôi buộc phải tin tưởng bạn khi bạn nói rằng dữ liệu đó là hợp pháp. Đây là lý do tại sao hệ thống tài chính toàn cầu của chúng ta được gọi là nền kinh tế tin cậy. Chúng ta làm ăn với nhau vì chúng ta tin tưởng lẫn nhau.
Nhưng lòng tin cũng có giới hạn. Vì vậy, tôi thuê kiểm toán viên để xác nhận rằng những gì bạn đang nói với tôi là đúng.
Sự tin tưởng (hoặc thiếu niềm tin) là lý do khiến việc mua một ngôi nhà trở nên quá cồng kềnh và rắc rối. Sau khi bạn ký hợp đồng mua bán, bạn thuê một luật sư để tiến hành rà soát quyền sở hữu - để xác minh rằng người bán thực sự sở hữu và có quyền hợp pháp để bán chứng thư đó cho bạn. Sau đó, bạn mua bảo hiểm quyền sở hữu để đề phòng trường hợp tiến hành rà soát bị sai sót. Trong lúc đó, bạn đăng ký thế chấp và người cho vay xác minh rằng bạn thực sự có thu nhập và tài sản mà bạn đã nói trước đó. Tất cả những điều này khiến cho giao dịch kéo dài hàng tháng trời và tốn kém thêm hàng chục nghìn đô la - và không điều gì trong số đó có thể làm tăng giá trị của ngôi nhà. Bạn phải chi tiền cho việc xác minh thông tin bởi vì chúng ta hoạt động trong nền kinh tế niềm tin.
Các blockchain loại bỏ tất cả những điều đó. Chúng thay thế nền kinh tế niềm tin bằng nền kinh tế xác thực. Bởi vì dữ liệu trên blockchain là vĩnh viễn, chúng ta không cần phải tin tưởng vào tính hợp pháp của nó. Chúng chỉ đơn giản đã là như thế. Lý do: đó là một bản ghi được phân tán, nhiều bên liên quan (mọi máy tính trong mạng lưới) đều có một bản sao giống hệt nhau. Tất cả các bản ghi được liên kết theo cách mà không một người nào có thể nắm giữ bản ghi duy nhất và do đó, không ai có thể giả mạo bản ghi (họ sẽ phải xáo trộn mọi bản sao của bản ghi tồn tại ở khắp mọi nơi, và họ phải xáo trộn mọi bản sao cùng một lúc).
Hãy quay lại bảng tính Excel của chúng ta. Hãy tưởng tượng bạn nhập dữ liệu về bản thân vào ô A1. Trong ô B1, bạn sẽ tìm thấy chứng thư cho ngôi nhà của mình và trong ô C1 là thông tin về người mua. Mỗi ô là một khối. Mỗi khối đều chứa dữ liệu. Và ba khối được liên kết với nhau trong một chuỗi khối. Blockchain A4.
4 Thấy không? Những thứ này thực sự không phức tạp đến thế.
Bởi vì dữ liệu đã được xác minh và được liên kết với nhau, giao dịch có thể được hoàn tất gần như ngay lập tức - nhanh chóng như việc bạn mua chuối ở cửa hàng tạp hóa. Điều đó có nghĩa là bạn thu thập đủ điều kiện cho quá trình thế chấp ngay lập tức. Không cần rà soát hay bảo hiểm quyền sở hữu. Không cần thanh toán ký quỹ. Không có hàng tháng trì hoãn và tiết kiệm hàng ngàn đô la. Bạn có thể dọn đến ở ngay trong ngày hợp đồng mua bán được chấp thuận.
Không phải nói quá mức về tầm ảnh hưởng của công nghệ này đối với thương mại toàn cầu. Chúng cũng có khả năng phá vỡ đáng kinh ngạc- bởi vì nếu bạn là luật sư dàn xếp hoặc công ty bảo hiểm quyền sở hữu, bạn sẽ trở nên lạc hậu như một công ty sản xuất xe ngựa vậy.
Trên thực tế, các blockchain loại bỏ tất cả những người trung gian, những người trung gian giữa người mua và người bán. Nhờ công nghệ blockchain, chúng ta không cần bất kỳ người nào trong số họ nữa. Môi giới chứng khoán, luật sư, đại lý bảo hiểm, đại lý bán vé - tất cả những người xử lý thủ tục giấy tờ giúp người mua và người bán thực hiện giao dịch có khả năng không có việc làm. Chúng ta đang nói về 10 triệu người dân văn phòng ở Mỹ, chiếm khoảng 21% GDP của chúng ta5.
5 Để biết danh sách chính xác những công việc sẽ bị loại bỏ vào năm 2035, hãy xem chương 14 của Sự thật về tương lai của bạn.
Các tính năng của Blockchain
Cho đến bây giờ chúng ta mới chỉ thấy một ví dụ về sức mạnh chuyển đổi của công nghệ mới này. Và chúng ta chỉ mới bắt đầu thôi. Khả năng của blockchain là rất rộng lớn, nhờ vào nhiều tính năng của nó. Bao gồm:
1. Tính phi tập trung. Không có khả năng xảy ra lỗi. Không một vị trí hoặc cá nhân nào có thể đe dọa mạng lưới - dù là ác ý hoặc do không đủ năng lực.
2. Không có sự thông đồng. Bởi vì chúng phân tán, rất khó để xảy ra sự thao túng.
3. Tính minh bạch. Mọi người đều có quyền truy cập bình đẳng vào tất cả hồ sơ. Đó là sự dân chủ hóa thông tin.
4. Không có thẩm quyền ưu đãi. Không có hệ thống phân cấp như với các hệ thống tập trung khác.
5. Tính bất biến. Sau khi được tạo ra, không thể xóa, sao chép hoặc thay đổi bản ghi.
6. Vô hạn. Chúng ta có thể thêm vào hồ sơ hiện có và cung cấp thông tin mới liên tục.
7. Phần mềm nguồn mở. Chương trình không chỉ có thể xem và nghe được bởi bất kỳ ai, mà còn có thể được thay đổi bởi sự đồng thuận. Không có nhà độc tài, không có CEO.
8. Chi phí giao dịch thấp. Chi phí sử dụng công nghệ không quá tốn kém, giúp mọi người trên toàn thế giới dễ dàng tiếp cận hơn.
9. Tốc độ nhanh hơn. Thời gian là thứ mà tất cả chúng ta đều có với số lượng như nhau và không thể thay đổi, vì vậy, việc hoàn thành giao dịch nhanh hơn là một trong những tính năng chính của blockchain.
10. Tính ẩn danh. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể cập nhập dữ liệu lên blockchain và thực hiện các giao dịch trong khi vẫn duy trì quyền riêng tư của mình.
Những lợi ích của Blockchain
Có hàng nghìn hàng nghìn ứng dụng thương mại vận hành nhờ công nghệ blockchain. DLT cho phép chính phủ và doanh nghiệp hoạt động với tốc độ cao hơn, an toàn hơn, chi phí thấp hơn và minh bạch hơn. Hãy xem xét một số công dụng chính.
Người tiêu dùng
Trong năm 2020, có 4,2 nghìn tỷ đô la nằm trong giao dịch buôn bán, chiếm 14% tổng thương mại toàn cầu, diễn ra thông qua internet. Hầu hết các giao dịch liên quan đến thẻ tín dụng; Visa và MasterCard thường tính phí người bán khoảng 2%, American Express và Discover là 3%. Các thương gia đã tiêu tốn khoảng 100 tỷ đô la mỗi năm phí giao dịch với khách hàng.
Công nghệ blockchain cho phép người tiêu dùng bỏ qua cơ sở hạ tầng thẻ tín dụng và chuyển tiền trực tiếp đến người bán. Điều này giúp tiết kiệm chi phí lớn cho người tiêu dùng nhưng lại gây ra mối đe dọa hiện hữu cho các công ty thẻ tín dụng.
Kiều hối
Hàng năm, 4 nghìn tỷ đô la chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác. Không chỉ các tập đoàn lớn mới chuyển tiền ra toàn cầu. Người bình thường cũng có nhu cầu: theo Ngân hàng Thế giới, người lao động nhập cư gửi khoảng 500 tỷ đô la từ quốc gia này sang quốc gia khác - thường là cho các thành viên gia đình sống ở quê nhà.
Để gửi tiền đến một quốc gia khác (được gọi là chuyển tiền xuyên biên giới) qua hệ thống ngân hàng của thế giới, bạn cần sử dụng SWIFT, mạng lưới Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu. Hơn 11.000 ngân hàng xử lý hơn 35 triệu giao dịch này mỗi ngày và mỗi lần chuyển tiền mất tới năm ngày để xử lý và chi phí trung bình là 6,7% số tiền được gửi (và lên đến 20% ở một số quốc gia cận Sahara). Và nếu bạn gửi tiền vào đêm thứ Sáu, bạn sẽ phải đợi đến sáng thứ Hai để ngân hàng xác nhận và tiến hành chuyển tiền (Và hãy hy vọng rằng thứ Hai không phải là ngày lễ).
Với công nghệ blockchain, bạn có thể chuyển tiền 24/7/365. Người nhận của bạn sẽ nhận được tiền chỉ trong vòng vài phút, thậm chí là trong vài giây và giao dịch sẽ hầu như miễn phí - tiết kiệm cho người tiêu dùng và doanh nghiệp 268 tỷ đô la mỗi năm. Các bộ xử lý thanh toán như Western Union có thể trở nên lỗi thời.
Tài chính doanh nghiệp
Hàng trăm chính phủ (bao gồm Ngân hàng Hoàng gia Canada, Ngân hàng Thái Lan, Ngân hàng Đầu tư Châu Âu và Ngân hàng Thế giới) và các tập đoàn (bao gồm HSBC, Goldman Sachs, Société Générale và Santander) đã bán trái phiếu thông qua blockchain. Công ty fintech của Đức là Cashlink cho biết làm như vậy sẽ cắt giảm 35% chi phí bảo lãnh phát hành, và cho phép các nhà đầu tư nhận được lợi nhuận cao hơn.
Ngoại thương
Các công ty hoạt động kinh doanh bên ngoài quốc gia của họ phải đối mặt với khá nhiều rủi ro tài chính vì sự chậm trễ thường xuyên trong hệ thống ngân hàng. Khi bạn sử dụng nội tệ để mua một sản phẩm, người bán ở nước ngoài phải chuyển đổi đơn vị tiền tệ của bạn sang đơn vị tiền tệ của họ. Việc chuyển đổi diễn ra càng lâu thì rủi ro biến động giá càng lớn. Ngoài ra còn có thêm các khoản phí đáng kể để chuyển đổi tiền tệ, ngay cả khi bạn có thể thực hiện nhanh chóng. Điều này sẽ trở nên vô cùng tồi tệ khi bạn phải chi tiêu vài ngàn đô cho một kỳ nghỉ ở nước ngoài. Hãy tưởng tượng khi phải chi ra vài tỷ đô la cho các giao dịch mua bán của công ty. Những tổn thất có thể rất lớn.
Công nghệ blockchain có thể giải quyết cả hai vấn đề. Việc chuyển tiền diễn ra trong thời gian thực, loại bỏ rủi ro tỷ giá hối đoái ngoại tệ và giảm bớt lo ngại về dòng tiền. Với blockchain, tiền tệ có thể được trao đổi chỉ trong vòng vài giây với chi phí tương đối thấp, tiết kiệm đáng kể cả về thời gian và tiền bạc.
Tiền lập trình (Hợp đồng thông minh)
Khi bạn gửi tiền cho ai đó qua blockchain, họ sẽ nhận được gần như ngay lập tức. Nhưng có lẽ bạn không muốn họ như vậy. Có thể bạn chỉ muốn trả tiền cho họ nếu hoặc khi họ hoàn thành giao dịch - chẳng hạn như giao bánh pizza của bạn phải vào một ngày, giờ, nhiệt độ, thời tiết nhất định, kết quả chính trị hoặc sự kiện thể thao nào đó hoặc một số điều kiện khác.
Với hợp đồng thông minh, tiền của bạn được gửi đi nhưng không được nhận cho đến khi tất cả các điều kiện được thỏa mãn - sử dụng blockchain như một tài khoản ký quỹ. Hợp đồng thông minh có thể thay đổi cách thức hoạt động thương mại trên quy mô toàn cầu. Các thỏa thuận phức tạp về tài chính, sản xuất, bất động sản, …. có thể được thực hiện với tính minh bạch, hiệu quả, an toàn và tính tuân thủ cao hơn - bảo vệ người mua khỏi những rủi ro khi người bán không thực hiện đúng giao dịch của họ.
Các khoản thanh toán vi mô
Một vấn đề ngăn cản nhiều ngành công nghiệp thành công đó là không thể thanh toán với số tiền nhỏ. Vào năm 2020, Bob Dylan đã bán bản quyền danh mục âm nhạc của mình cho một công ty xuất bản. Điều gì sẽ xảy ra nếu công ty đó quyết định bán các bản quyền đó cho các nhà đầu tư? Thật tuyệt khi sở hữu một cổ phần của bài hát “Mr. Tambourine Man” - hãy tưởng tượng bạn sẽ nhận được tiền bản quyền mỗi khi bài hát được phát trên radio hoặc Spotify!
Nhưng vấn đề là phần chia của bạn sẽ rất nhỏ. Danh mục hơn 600 bài hát của Dylan đã được bán với giá 400 triệu đô la. Do đó, mỗi bài hát có giá trị trung bình khoảng 667,000 đô la. Giả sử cổ phiếu của mỗi bài hát có giá 1,000 đô la - tức là bài “Mr. Tambourine Man” có khoảng 670 cổ phiếu. Khi bài hát được phát trên radio, một cổ phiếu sẽ kiếm được khoảng 9,1 xu tiền bản quyền. Nếu bài hát được phát 12 lần một năm, mỗi cổ phiếu đó sẽ được hưởng khoản thanh toán là 0,0016đô la. Như tôi đã nói, phần chia của bạn sẽ rất nhỏ.
Không chỉ không có đơn vị tiền tệ cho một số tiền nhỏ này (tiền lẻ chỉ tính đến hai chữ số thập phân của một đô la), chi phí phân phối khoản thanh toán đó sẽ làm giảm chính khoản thanh toán đó. Riêng con tem để gửi séc qua đường bưu điện là 55 xu, và đừng quên tính thêm cả chi phí của séc và nhân công phát hành và ghi lại séc. Về mặt kinh tế, không thể thực hiện thanh toán những số tiền nhỏ như vậy.
Nhưng chỉ vì đồng xu, mệnh giá nhỏ nhất của đồng đô la, chỉ tính đến hai chữ số thập phân. Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số (là bit và byte, đơn vị một và không) có thể được chia nhỏ giá trị tiền thành các đơn vị nhỏ hơn rất nhiều. Do đó, thật dễ dàng để kiếm tiền kỹ thuật số chỉ bằng một phần trăm triệu của đồng xu. Điều đó đã được hoàn thành - như chúng ta sẽ tìm hiểu trong chương 8. Và, nhờ có kỹ thuật số, chúng ta không cần bưu phí để gửi. Kết quả là, công nghệ blockchain có thể thực hiện các khoản thanh toán vi mô, thúc đẩy tiềm năng cho thị trường thương mại điện tử trên toàn cầu.
Thật vậy, 17% người trưởng thành trên thế giới không có tài khoản ngân hàng - 300 triệu người trên toàn thế giới - sở hữu điện thoại di động và đó là tất cả những gì bạn cần để truy cập tài sản kỹ thuật số. Công nghệ mới đang cung cấp khả năng tiếp cận tiền chưa từng có cho hàng tỷ người.
Quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là sự di chuyển của hàng hóa từ nhà máy đến người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng là một quá trình dài, bắt đầu từ việc mang nguyên liệu thô đến các bộ phận thu mua hoặc được chế tạo rồi gửi đến nhà máy, sau đó được xây dựng hoặc lắp ráp, giao cho người bán buôn, sau đó được phân đến người bán lẻ và cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng. Nhà sản xuất sẽ phải gánh rất nhiều chi phí, từ khâu thu mua các nguyên liệu đến theo dõi quá trình sản xuất cũng như thành phẩm.
Lần đầu tiên các bản ghi được cập nhật nhờ công nghệ sổ cái phân tán, chúng ta có thể theo dõi quá trình xử lý hàng hóa và dịch vụ khi chúng đi qua chuỗi cung ứng. Trong mô hình DLT, mọi mắt xích bên trong chuỗi trở nên kết nối với nhau. Thương nhân, bộ phận giao nhận hàng hóa, công ty vận tải nội địa, cảng và nhà ga, công ty vận tải biển, cũng như hải quan, FDA, cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan chức năng khác, tất cả đều hoạt động trong một hệ thống an toàn. Mọi người đều cập nhập thông tin theo thời gian thực, thông tin này ghi lại chi tiết từng mốc vận chuyển, hàng hóa, chứng từ thương mại, hồ sơ hải quan, chỉ số cảm biến,… Bởi vì nó không đáng tin cậy, hệ thống thúc đẩy sự hợp tác bằng cách số hóa và tự động hóa các quy trình kinh doanh, điều này không thể thiếu trong thị trường thương mại toàn cầu.
Hãy lấy ngành đánh bắt cá làm ví dụ. Hiệp hội Hải sản Na Uy đang sử dụng công nghệ blockchain do IBM tạo ra để theo dõi cá hồi từ khâu nuôi, đánh bắt, lưu trữ cho đến lúc vận chuyển. Tại cửa hàng tạp hóa, người tiêu dùng có thể quét mã QR trên mỗi con cá để xem thời gian nuôi hoặc thời gian đánh bắt. Ngược lại, ngư dân có thể ngăn chặn tình trạng gian lận đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức.
Hoặc xem lợi ích của công nghệ mới với thương hiệu đồng hồ sang trọng. Một số nhà sản xuất đồng hồ danh tiếng nhất trên thế giới, bao gồm Vacheron Constantin, Ulysse Nardin và Breitling, đang sử dụng công nghệ blockchain để theo dõi mọi chiếc đồng hồ mà họ sản xuất. Điều này cho phép người mua xác định được xuất xứ của từng chiếc đồng hồ từ nhà máy đến nhà bán lẻ - và đảm bảo tính xác thực thông qua những thay đổi về quyền sở hữu. Louis Vuitton cũng đang làm điều tương tự đối với những chiếc túi xách sang trọng của mình.
Hầu như mọi ngành đều có thể tìm thấy giá trị và lợi ích tương tự bằng cách áp dụng công nghệ blockchain. Hiện tại, hầu hết các công ty vẫn chưa tham gia. Nhưng ứng dụng công nghệ blockchain gần như chắc chắn sẽ phát triển theo cấp số nhân; Xerox đã phát minh ra máy fax thương mại vào năm 1964, nhưng máy fax không còn phổ biến trong các văn phòng công ty cho đến những năm 1980. Sẽ không mất nhiều thời gian để công nghệ blockchain trở nên phổ biến, hồ sơ chăm sóc sức khỏe, giao dịch tài chính, báo cáo giáo dục, thông tin môi trường - danh sách dữ liệu có thể lưu trên blockchain là vô tận và các công ty và chính phủ đang khuyến khích và thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi công nghệ blockchain vào nền kinh tế.
Quả thật là vô tận ư? Tôi dám cá luôn. Chúng ta đã nói về chuỗi cung ứng liên quan đến các sản phẩm công nghiệp. Nhưng chúng ta có thể mở rộng cuộc trò chuyện đó sang lĩnh vực dịch vụ tài chính, với sản phẩm là… tiền. Tất cả những sổ cái đó ở mọi ngân hàng và công ty môi giới ư? Chúng thực sự chỉ là kho dữ liệu tài chính. Hãy tưởng tượng đến việc chuyển tất cả dữ liệu đó sang công nghệ blockchain. Bạn biết mình sẽ có gì không? Tất cả hồ sơ kinh doanh về hoạt động thương mại của thế giới, hay mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng, trong một cơ sở dữ liệu duy nhất. Mọi người đều có thể theo dõi từng giao dịch, bất kể có bao nhiêu người trung gian tham gia. Chúng ta có quyền tự do truy cập và tính minh bạch theo cách chưa từng có. Cho đến bây giờ, điều đó là lời hứa thực sự của công nghệ sổ cái phân tán.
Định danh tự chủ
Không giống việc Facebook đang nắm giữ và có thể sử dụng thông tin cá nhân mà bạn không hề biết hoặc không có sự chấp thuận của bạn và không có bất kỳ khoản bồi thường nào, công nghệ blockchain cho phép bạn kiểm soát danh tính và thông tin cá nhân của mình. Bạn có thể chọn cấp quyền truy cập vào hệ thống kỹ thuật số của mình, và bạn có thể được bồi thường khi làm như vậy.
Lợi ích quan trọng nhất và cách sử dụng
Thật dễ dàng để loại bỏ công nghệ blockchain như một thứ trào lưu nhất thời, một thứ mới lạ, một món đồ chơi, một sự lựa chọn. Khi xem xét vấn đề này, hầu hết người Mỹ - thực tế là, hầu hết mọi người trên khắp các nước phát triển - có thể có cùng một câu hỏi, “Để làm gì cơ chứ?”
Rốt cuộc, tất cả chúng ta vẫn ổn mà không có nó, cảmơnrấtnhiều. Hệ thống ngân hàng hoạt động tốt (mặc dù chúng ta luôn phàn nàn). Chúng ta có thể ký hợp đồng cho thuê và mua bán mà chúng ta có thể nhận được sản phẩm ngay bây giờ chỉ bằng cách hứa sẽ trả tiền sau. Chúng ta có thể dễ dàng vay tiền để mua nhà, xe, nội thất. Hôm nay bạn không có tiền ư? Không thành vấn đề, vì chúng ta có thể thanh toán các chi phí hàng ngày bằng thẻ tín dụng của mình. Và tiền trong tài khoản ngân hàng của chúng ta ư? Chúng an toàn - chúng ta không bao giờ lo lắng rằng ngân hàng có thể phá sản hoặc chính phủ có thể tịch thu số tiền đó.
Chắc chắn, khi bạn đang đọc cuốn sách này, khả năng cao là bạn không cần blockchain để làm cho cuộc sống của bạn tốt hơn. Cuộc sống của bạn là khá tốt như nó vốn có rồi.
Cuộc sống của 5,6 tỷ người khác trên khắp thế giới cũng tốt như vậy. Nhưng 2 tỷ người (bao gồm 6% hộ gia đình ở Mỹ) không may mắn như vậy. Tất cả đều không có tài khoản ngân hàng, có nghĩa là họ không có đủ tiền để mở. Do đó, họ không được hưởng bất kỳ lợi ích nào mà bạn và tôi cho là điều đương nhiên.
Hãy coi tín dụng như một ví dụ. Nếu không có tín dụng, bạn có thể không được học đại học, lái xe ô tô hoặc mua nhà - và quên đi việc mua hàng thông qua thẻ tín dụng (như mua hàng trực tuyến chẳng hạn). Nếu không có tín dụng, các doanh nghiệp không thể đầu tư vào nhà máy, chi trả cho nghiên cứu hoặc phát triển sản phẩm, hoặc đơn giản là trả tiền cho việcphân phối sản phẩm. Sự thật là như vậy, nếu không có khả năng tiếp cận tín dụng, nền kinh tế toàn cầu sẽ bị trì trệ nghiêm trọng.
Nhưng đây mới là phần hấp dẫn. Trong số hai tỷ người không có ngân hàng, quỹ Pew cho biết 60% trong số họ có điện thoại thông minh - mà họ có thể dùng để sử dụng và quản lý tài sản kỹ thuật số. Hệ thống sẽ lưu lại lịch sử giao dịch về mua hàng và thu nhập của họ, xác định mức độ tín nhiệm của người cho vay. Và những người cho vay nhỏ - những người sẵn sàng cho vay ít nhất là 25 đô la - có thể tiếp cận họ. Đột nhiên, người dân có thể tiếp cận tín dụng dễ dàng mà không cần sự tham gia của các ngân hàng.
Một ví dụ điển hình về điều này là dịch vụ M-Pesa6, đưa vào hoạt động ở Kenya vào tháng 3 năm 2007 (M là viết tắt của “di động”; pesa là tiếng Swahili có nghĩa là “tiền”). Ngày nay, 96% hộ gia đình ở Kenya sử dụng ứng dụng này. Ứng dụng cũng có sẵn ở Albania, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Ghana, Ấn Độ, Lesotho, Mozambique, Romania và Tanzania.
6 Một dịch vụ ngân hàng di động cho phép người dùng lưu trữ tiền qua điện thoại di động của họ.
M-Pesa cho phép khách hàng nhận và tiết kiệm tiền cũng như thanh toán hóa đơn một cách an toàn. Không cần tài khoản ngân hàng; tất cả những gì bạn cần là một chiếc điện thoại di động (một điện thoại thông minh có thể tải được ứng dụng). Nhờ M-Pesa, Chính phủ Kenya cho biết các vụ cướp đường phố, trộm cắp và tham nhũng - phổ biến ở các nền kinh tế dựa trên tiền mặt - đã giảm đáng kể. Nó cũng đã cho phép tạo ra “công tơ thông minh”, thiết bị trả trước cho phép các hộ gia đình có thu nhập thấp thanh toán tiền điện và nước bằng hình thức thanh toán dùng đến đâu trả tiền đến đó. M-Pesa cũng được sử dụng để trả chi phí vận chuyển thực phẩm cho 100.000 người tị nạn, loại bỏ những người trung gian. Vì vậy, họ có thể giảm chi phí phân phối viện trợ, đồng thời tạo cơ hội việc làm cho những người trong các khu tị nạn.
Tất cả điều này giải thích tại sao, những người Mỹ biết tiền kỹ thuật số là gì, chỉ có 18% ủng hộ việc chính phủ tạo ra một loại tiền tệ kỹ thuật số, so với 42% những người không có tài khoản ngân hàng. Điều này cũng giải thích tại sao 32% dân số Nigeria sở hữu bitcoin (Theo trang web Statista, nước này đã trở thành quốc gia số một trên thế giới về việc áp dụng tiền điện tử), El Salvador lại tuyên bố bitcoin là đồng tiền hợp pháp (và Panama, Ukraine và Paraguay cũng có kế hoạch như vậy), Cuba chính thức cho phép công dân của mình sử dụng bitcoin và Việt Nam là nơi người sở hữu bitcoin nhiều nhất thế giới (khoảng 21% người trưởng thành sở hữu bitcoin), Philippines (20%), Thổ Nhĩ Kỳ (16%), Peru (16 %) và Ấn Độ (9%).
Công nghệ blockchain là một phát minh tối ưu nhất để xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu, nâng cao mức sống cho hàng tỷ người và thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, điều đó giúp ích cho tất cả mọi người trên hành tinh. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là lời hứa và lợi ích lớn nhất cũng như ứng dụng quan trọng nhất của công nghệ blockchain.
Dù tất cả những lợi ích này nghe khá là thú vị nhưng hãy nhớ rằng hiện tại, phần lớn những lợi ích đó chỉ là những lời hứa. Chỉ một số ít ứng dụng đang được vận hành, tức là tương đối ít người dùng. Bạn có thể đánh giá các cơ hội đầu tư trong phần 3, hãy nhớ rằng các nguyên tắc cơ bản về kinh doanh vẫn được áp dụng. Công ty vẫn cung cấp dịch vụ mà khách hàng mong muốn? Việc áp dụng công nghệ blockchain có thực sự giải quyết được vấn đề hay không hay chỉ là một mánh lới quảng cáo tiếp thị? Hãy thận trọng như cách bạn thận trọng với bất kỳ khoản đầu tư tiềm năng nào.