Hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng sức khỏe thể chất có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe tinh thần. Vì vậy, để duy trì một lối sống tích cực, bạn cần nâng cao sức khỏe tinh thần thông qua một chế độ ăn uống hợp lý, chương trình rèn luyện thể lực và giảm bớt căng thẳng.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG DUY TRÌ TRẠNG THÁI TÍCH CỰC
Cách ăn uống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn. Chế độ ăn uống nghèo nàn sẽ làm cơ thể liên tục xuất hiện những cảm xúc tiêu cực. Nếu ăn những loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu, hay sản sinh ra lượng adrenalin lớn, hoặc loại thực phẩm khó tiêu, bạn sẽ phải nếm trải những cảm giác bất ổn, khó chịu. Vì vậy, hãy chọn thực đơn không có các chất carbohydrate đã tinh chế hoặc đường tinh chế, và tốt nhất hãy ăn thực phẩm chưa qua chế biến và không có chất phụ gia nhằm ngăn ngừa nguy cơ dị ứng với phẩm màu và gia vị nhân tạo.
TRỌNG TÂM
Nếu muốn giảm cân, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống cân đối và tập thể dục nhiều hơn, thay vì ăn ít đi.
Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng vì gây khó tiêu, chẳng hạn các sản phẩm làm từ lúa mạch và bơ sữa.
⇒ TẬN HƯỞNG MỘT CUỘC SỐNG LÀNH MẠNH
Một chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân đối đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì những trạng thái cảm xúc ổn định.
LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ
Não bộ của bạn thường sản sinh ra những loại hoạt chất nhất định có chức năng giúp bạn cảm thấy hưng phấn. Đặc biệt, chất serotonin giúp bạn bình tĩnh, tập trung và lạc quan, còn chất norepinephrine làm cho bạn tỉnh táo và năng động. Hãy lựa chọn một chế độ ăn uống đảm bảo cho bạn một sức khỏe ổn định, dẻo dai: để bổ sung chất serotonin, hãy ăn các loại thực phẩm thiên nhiên giàu hàm lượng carbohydrate, như ngũ cốc, cơm, và rau nhiều tinh bột; để bổ sung chất dopamine và norepinephrine, hãy ăn các loại thực phẩm giàu axit amino, như gà, cá, thịt bò, các loại hạt, và đậu.
CÁC LOẠI THỰC PHẨM MANG LẠI CẢ M GIÁC HƯNG PHẤN
⇒ ĂN UỐNG HỢP LÝ
Thiếu vitamin và chất khoáng thường làm tinh thần bạn mệt mỏi. Hãy theo một chế độ ăn uống hợp lý gồm các loại cá có dầu như cá hồi, thịt nạc, rau xanh và các loại đậu.
CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG HỢP LÝ
Hẳn bạn đã từng nghe câu ngạn ngữ: ăn sáng như vua, ăn tối như kẻ ăn mày. Bữa sáng đầy đủ sẽ cung cấp năng lượng cho bạn bắt đầu một ngày mới và bù đắp lại nguồn năng lượng thiếu hụt sau một giấc ngủ dài. Bữa ăn tối nhẹ giúp cơ thể bạn không phải tiêu hóa quá nhiều thức ăn và nhờ vậy bạn sẽ dễ ngủ hơn. Giữa các bữa ăn, bạn không nên dùng các thức ăn “tiện lợi” như sô-cô-la hay caffeine. Tuy chúng có thể làm giảm cơn đói nhưng hiệu quả sẽ không kéo dài và thậm chí còn làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn trước. Hãy ăn các loại thức ăn nhẹ ít đường sẽ giúp duy trì năng lượng cơ thể đồng thời giữ tinh thần minh mẩn.
TẬP THỂ DỤC
Để tăng cường trạng thái hưng phấn, bạn hãy thường xuyên vận động. Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe mà sức khỏe tốt sẽ làm tinh thần bạn khỏe mạnh, đầy sức sống. Tập thể dục giúp giảm căng thẳng và kích thích não sản xuất ra các loại chất gây hưng phấn cho cơ thể. Vì vậy, hãy tập thể dục mỗi lần ít nhất 20 phút và hãy duy trì chế độ đó 3 lần mỗi tuần.
Tập luyện đều đặn, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình khỏe mạnh và đầy sinh lực.
GIẢM CĂNG THẲNG
⇒ TẬP LUYỆN ĐỂ CÓ TRẠNG THÁI TÂM LÝ HƯNG PHẤN
Hãy chọn hình thức tập luyện mà bạn thích và đừng tập luyện quá sức. Nếu bạn thích cạnh tranh, hãy chơi những môn thể thao tập thể. Nếu thích kết bạn, hãy tìm đến câu lạc bộ thể dục. Nếu thích hoạt động ngoài trời, hãy chạy bộ.
NGỦ ĐIỀU ĐỘ
Nếu không ngủ điều độ, bạn sẽ không thể tư duy tích cực; thiếu ngủ sẽ gây nên chứng rối loạn thần kinh, căng thẳng và chán nản. Hãy xác định thời gian ngủ cần thiết đối với bạn.
Nếu bạn bị khó ngủ, phần lớn là do ban ngày bạn quá căng thẳng hoặc do bạn chưa sẵn sàng ngủ. Hãy tránh những hoạt động buổi tối kích động bạn quá mức như xem phim kinh dị hoặc nghe nhạc quá to. Thay vào đó, hãy thư giãn trước khi đi ngủ. Tốt nhất, hãy tập thói quen đi ngủ và thức giấc vào những thời gian cố định.
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG CỦA BẠN
Hiện tại, bạn cảm thấy căng thẳng đến mức nào? Hãy đánh dấu vào ô bạn chọn dưới đây:
• Tôi cảm thấy khó đi vào giấc ngủ.
• Tôi thường khó chịu hay tức giận trước những việc xảy đến với mình.
• Tôi thường mắc những chứng bệnh do căng thẳng, chẳng hạn như đau đầu.
• Tôi không mấy hứng thú với công việc và hoạt động giải trí.
• Tôi cảm thấy không thích nghi với cuộc sống hiện tại.
Phân tích: Bạn càng đánh dấu vào nhiều ô thì mức độ căng thẳng của bạn càng cao. Hãy hành động để giảm bớt và vượt qua sự căng thẳng trong cuộc sống.
GIẢM SỰ CĂNG THẲNG
Bạn sẽ không thể tỏ ra năng động, tích cực, khi bị căng thẳng không chỉ vì cơ thể và tâm trí của bạn đang bức bối, mà còn vì bạn cảm thấy dễ bị tổn thương. Hãy nhận thức những căng thẳng của mình - tại nơi làm việc, trong các mối quan hệ hay từ các vấn đề gia đình - và hành động ngay để giảm những căng thẳng đó.
Dành thời gian - nửa giờ mỗi ngày, nửa ngày mỗi tuần - để giải trí và thư giãn. Khi cảm thấy căng thẳng vì thất vọng hoặc buồn chán, hãy để cơ thể nghỉ ngơi hợp lý. Đón nhận sự hỗ trợ từ người khác: trò chuyện về những khó khăn của mình với ai đó mà họ có thể lắng nghe và giúp đỡ bạn.
⇒ THƯ GIÃN MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
Thư giãn 15 phút mỗi ngày sẽ có tác dụng lâu dài trong việc giảm căng thẳng và khiến bạn trở nên năng động, tích cực hơn. Hãy biến các bài tập thể dục thư giãn thành thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn.
“Hãy nghỉ ngơi: một cánh đồng được nghỉ ngơi sẽ cho một vụ mùa bội thu. ”
Ovid
CÁC BÀI TẬP HỮU ÍCH
- Lập thời gian biểu cho việc tập thể dục và viết vào nhật ký hay dán lên bảng.
- Khi đi ngủ, hãy viết ra bất kỳ điều gì làm bạn buồn bực, nhờ đó tâm trí của bạn sẽ không nghĩ đến điều đó nữa.
- Trước khi đi ngủ, hãy nhắc đi nhắc lại một nhận định tích cực, chẳng hạn “Mình sẽ ngủ tới tận sáng mai”.