Của: Nguyễn Thị Thu Trang
Lớp 9B, Trường THCS Nguyễn Trãi,
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Thiên đàng, ngày 01/01/2016
Xin gửi lời chào tới anh bạn tương lai của tôi!
Vậy là đã gần bốn tháng kể từ ngày tôi rời xa dương thế. Có lẽ sự từ giã trần thế quá sớm khiến tôi trưởng thành hơn để hôm nay tôi viết bức thư này cho anh. Tôi - bé Aylan Kurdi 3 tuổi người Syria - được cả thế giới biết đến với giấc ngủ vĩnh hằng trên bờ biển Bodrum Thổ Nhĩ Kỳ, viết cho anh - là tôi của tuổi 45 còn sống nơi trần thế.
Nghe có vẻ vô lý anh nhỉ? Tôi đã chết thì làm gì có anh! Nhưng tại sao lại không thể khi mọi thứ đều trong một giấc mơ - cả tôi và anh. Những thiên thần sẽ giúp tôi gửi bức thư này đến anh.
Anh bạn thân yêu! Giờ đây tôi đang ở trên thiên đàng - một thế giới kỳ diệu mà lung linh biết mấy. Nơi này chẳng có ngày hay đêm. Mặt trời, vầng trăng và cả những vì sao lấp lánh cùng nhau tỏa sáng, không gian lúc nào cũng trong veo như pha lê. Mẹ và anh trai tôi đang mỉm cười cùng những linh hồn khác. Chúng tôi không có quốc gia, không phải di cư, không phân biệt tôn giáo, không có khủng bố hay bạo lực... Tất cả đều như nhau - những linh hồn bay nhẹ nhõm, thanh thản và bình yên.
Giờ đang là giao thừa. Từ trên đây, chúng tôi có thể ngắm nhìn cả trái đất. Ngắm nhìn những chùm pháo hoa lộng lẫy bung nở trong màn đêm và lắng nghe tiếng chuông ngân vang. Dưới đó là những mảng màu tương phản. Có những nơi rực rỡ trong ánh sáng, lại có những mảng tối im lìm đâu đó. Tiếng chuông lẫn trong tiếng súng, hạnh phúc ở cùng với bất hạnh, thù hận đi liền với tình yêu... Chao ôi, cuộc sống nơi trần thế! Giờ thì tất cả đã quá xa vời.
Anh bạn tuổi 45 ơi, anh còn nhớ chứ! Chúng ta theo cha mẹ chạy trốn khỏi chiến tranh và bạo lực đẫm máu nơi quê nhà Kobani với giấc mơ về “miền đất hứa” ở trời u. Vậy mà giấc mơ ấy chấm dứt chỉ 20 phút sau khi chiếc thuyền khởi hành. Biển dậy sóng, thuyền lật úp, bàn tay bé nhỏ của tôi buông rời tay mẹ. Tôi đã hét lên: “Bố ơi, xin đừng chết!”. Tôi đã vật lộn với những con sóng, đã cố bấu víu lấy sự sống mong manh, đã vẫy vùng trong tuyệt vọng. Nhưng đứa bé ba tuổi thì có thể làm gì được giữa biển cả mênh mông trong đêm tối mịt mù? Và rồi... biển cả rộng mở đón tôi vào lòng. Biển cả cũng rất khoan dung khi thay vì nhấn chìm tôi đã đưa tôi vào bờ, nằm yên trên nền cát. Hẳn anh còn nhớ hình ảnh của tôi khi ấy. Bé bỏng. Áo màu đỏ và quần xanh lam. Chân đi giày. Hai tay xuôi theo chiều chân. Tôi nằm yên trên bãi biển. Mặt úp xuống bờ cát hiền hòa như đang say ngủ. Xung quanh, những con sóng vỗ về. Một giấc ngủ dài. Vĩnh viễn.
Hình ảnh tôi được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Họ đã nói những gì? “Thảm họa nhân đạo mang tính toàn cầu”, “Biểu tượng của nỗi đau mà người dân Syria phải hứng chịu cũng như nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi nỗi đau ấy”, rồi “khiến giới câm lặng” hay “thức tỉnh lương tri”. Và người ta còn vẽ lên bức hình tôi đôi cánh của thiên thần... Đây, dĩ nhiên không phải là cách người ta “cường điệu hóa” hay “thi vị hóa” một cái chết. Đây là sức lay động từ một cái chết và là cách người ta làm dịu lại nỗi đau. Nhưng dù thế nào đi nữa thì một sự thật vẫn luôn hiện hữu. Một cuộc đời đã chấm dứt. Đứa trẻ mãi mãi tuổi lên ba. Tôi và gia đình đã sống sót qua mưa bom bão đạn ở Syria bất ổn, nhưng lại bỏ mạng khi đang trên đường tìm một nơi bình yên khác để sống. Cái chết quá sức đau đớn và quá sức vô lý. Chao ôi, 3 năm - một cuộc đời! Giá không có chiến tranh và bạo lực; giá tôi được đi trên chiếc thuyền chắc chắn hơn; giá bố mua được cho tôi chiếc áo phao; giá các nước châu u mở rộng đường biên giới; giá như... thì có lẽ tôi đã không phải chết!
Giờ thì thân xác tôi đã được trở về nơi quê nhà. Một hành trình trở về đất mẹ gian truân, nhọc nhằn. Nhưng là trở về sau khi đã chết. Trở về cái nơi tôi đã tháo chạy. Trở về chỉ để nằm dưới lòng đất. Đúng là một kiếp người dạt trôi, một phận người bèo bọt!
Nhưng anh ạ, dù sao thì tôi cũng được nhiều người biết đến, được an ủi. Còn hàng nghìn, thậm chí hàng triệu cái chết khác thì sao? Hàng nghìn người di cư đã bỏ mạng khi vượt Địa Trung Hải, hàng nghìn đứa trẻ đã chết vì đói, vì rét, vì bệnh tật, hàng trăm người đã chết vì khủng bố. Có những người biết là sẽ chết khi phải vượt biển di cư nhưng không làm khác được. Một người đồng hương Syria của tôi đã viết thế này trước khi chết chìm anh ạ: “Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi visa... mà không cần hỏi tôn giáo của tôi là gì...”. Thế đấy, có những cái chết được người ta xoa dịu. Có những cái chết được người ta tưởng nhớ. Nhưng cũng có cái chết bị bỏ rơi, quên lãng. Chao ôi, chỉ có chết mới hết bất công sao? Hay đến chết cũng chưa hết bất công?
Và từ nơi đây, từ trong đau đớn tột cùng của một đứa trẻ đã chết, từ trong yên bình, nhẹ nhõm nơi thiên đàng, tôi viết thư cho anh - là tôi, 45 tuổi còn sống nơi trần thế. Anh sẽ hỏi sao không phải một độ tuổi nào khác? Anh bạn, tôi chọn anh - tuổi 45 - là bởi khi ấy ta đã định vị được bản thân trong cuộc đời. Khi tôi 45 tuổi, còn sống - là anh - ta sẽ thế nào nhỉ? Một ông bố? Một công chức bình dân? Hay một nhân vật có khả năng thay đổi thế giới? Anh biết đấy, Steve Jobs của Apple cũng là con một người di cư. Và ta sẽ sống ở đâu? Trở về quê hương Syria hay ở miền đất hứa trời u? Thế giới khi ấy sẽ ra sao? Có như thiên đàng tôi đang sống không? Tuổi 45 ngỡ sẽ đến như một lẽ tự nhiên ư? Không! Có những tuổi 45 mãi mãi chỉ là ước mơ không thành hiện thực. Ai sẽ cho tôi và những đứa trẻ như tôi tuổi 45? Ai sẽ cho chúng tôi cuộc đời? Làm sao để tất cả mọi người đều có tuổi 45, tuổi 55 và hơn thế nữa? Câu hỏi ấy ai sẽ trả lời cho tôi - thưa anh!
Thân ái!
Tôi - là anh từ trên thiên đàng
THE FIRST INTERNATIONAL PRIZE (GOLD MEDAL),
THE FIRST NATIONAL PRIZE WINNER
FOR THE 45th INTERNATIONAL LETTER WRITING COMPETITION FOR YOUNG PEOPLE (UPU)
By: Nguyen Thi Thu Trang
Class 9B, Nguyen Trai Junior High School,
Nam Sach District, Hai Duong Province, Viet Nam
Heaven, January 1st, 2016
Greetings to my forty-five-year-old self,
It has been nearly four months since I left the mortal world. Perhaps such an early departure has made me more mature, mature enough to write this letter to you today. I, Aylan Kurdi, a three-year-old Syrian boy who has been known worldwide for my eternal sleep on the Turkish Bodrum Coast, am writing to you, the forty-five-year-old me who is still among the living. Does it sound impossible? If I am gone, you should not exist! But why not, when everything is a dream: both you and I, my forty-five-year- old self. Angels will help me send these words to you.
My beloved self! Now, I am in Heaven. What a shimmering, fantastic world it is. There is neither day nor night. The sun, the moon and the sparkling stars shine together through an atmosphere as clear as crystal. My mother and brother are smiling along with many others. We have no nations, no borders, no migration, no religious discrimination, no terrorism and no violence. Everybody is equal; we are all souls living in harmony and serenity.
It is New Year's Eve now. From this enchanted place, we can see the whole world, watch the splendid fireworks like flowers blooming in the night sky and listen to the ringing bells. Below us, Earth is full of contrasting colors. Some places shine in brilliant light, while others drown in silent darkness. The joyful sound of ringing bells mixes with that of gunfire, happiness is accompanied by sadness, hatred joined hand-in-hand with love. Alas, what a life! Yet, everything has become so far away.
My forty-five-year-old friend, you still remember our story, do you not? We followed our parents to flee from the war and violence of our hometown in Kobani, dreaming of a “promised land" in the European sky. Yet that dream ended only twenty minutes after the ship departed. Immense waves came rushing in, the boat capsized, and my little hands let go of my mother's. I shouted, "Father, please do not leave me!“ I struggled in the waves, trying to hold onto a fragile ray of hope, striving in hopelessness. But what could a three-year-old child do in the vast sea, in such blinding darkness? And then, the ocean opened her arms and embraced me gently. The ocean was very kind: she brought me to rest on the sandy shore instead of giving me to the depths. Surely, you remember me that day: small, in a red shirt, blue pants, and shoes; my hands laid down naturally; my face buried in the comforting shore as if I were sleeping. The waves pampered me. It was an everlasting sleep.
My photograph was widely shared on social networks and media channels. And what did people say? "A global humanitarian disaster?", "A symbol of the pains that Syrian people suffered as well as the desperate attempt to escape”, "Make the world silent", "Awakening conscience". They also drew angel wings for me. This, of course, was not to exaggerate or romanticize the dead. This was empowerment, resulting from death. This was how they soothed their pain. However, the unshakable truth remains: a life has ended. The boy is forever a three-year-old. My family and I have survived through rains of bullets and storms of bombs in unrest in Syria, but lost our lives on our way to find a more peaceful land in which to live. This death is too painful, irrational. Alas! Three years, a lifetime. If only there was no war and violence, if only I could have gone on a more stable boat, if only my father could have afforded life vest, if only European countries had opened their hearts and their borders, if only... I did not have to die.
Now, my body has been returned to my hometown. A long homecoming journey, but it was a journey after death, returning to the place from which I ran away, only to return so I could be buried in the ground. It is truly a drifting life, a very measly destiny.
But, my friend, at least I was known and was comforted. What of the other thousands or even millions dead and forgotten? Thousands of migrants have died crossing the Mediterranean Sea, thousands of children have died from hunger, coldness, and disease, and hundreds of people have died from terrorism. One of my fellow compatriots said before drowning, "I thank the ocean for greeting us without asking for a visa, without questioning my religion........”. There were deaths being appeased and being remembered, there were deaths being abandoned, being forgotten. Alas, could only death end injustice? Or could it not?
From here, from the excruciating pain of the death of a child, from the relief and serenity of Heaven, I write to you, the forty-five-year-old me still living on Earth. You will ask why I did not choose a different age. My friend, I chose you, at the age of forty-five, as you would have fulfilled yourself in life. If I reached age forty-five, alive, what would I be? A father? An office worker? A character capable of changing the world? You know Apple's CEO, Steve Jobs, is also a migrant. And where would live? Would I return to our homeland of Syria or live in the promised land of Europe? How would the world be? Would it be similar to my present Heaven? Is it natural to age and reach forty-five? No. For so many, the age of forty-five is forever a dream, a dream which never comes true. Who will give me and other children like me forty-five years? Who will give us life? How could all of us live to forty-five, fifty-five, and beyond? Who can answer this question, my dear self?
With love,
I, you, from Heaven