Của: Dasa Bahor
(Xlô-ven-ni-a)
Ngày 21 tháng 3 năm 2016
Thân gửi bạn [D],
Cuộc sống của bạn vào năm 2047 thế nào rồi? Chắc rằng bạn vẫn nhớ lí do vì sao tôi viết lá thư này chứ, hay hãy để tôi nhắc lại cho bạn nhé. Tôi viết thư này gửi bạn để kể lại về thế giới mà chúng ta đang sống đã từng như thế nào. Bạn biết không, từ những ngày xa xưa vào đầu thế kỷ XXI, khi mà ngày nào cũng phải có ít nhất một bài phóng sự về một cuộc chiến tranh được truyền đi khắp đất nước. Cuộc chiến tranh mà ban đầu dường như ở rất xa với tất cả chúng ta, nhưng rồi nhanh chóng trở thành một hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người qua những tình cảnh của biết bao nạn nhân và khiến ta nhận ra rằng ngay cả ở những nơi yên bình trên thế giới cũng không thoát khỏi biết bao điều khủng khiếp vẫn ngày ngày diễn ra xung quanh chúng ta.
Vào lúc này đây, tôi không thể hình dung ra mình sẽ ở đâu vào năm 31 tuổi và khoảng thời gian còn lại nữa tới khi tôi ở tuổi 47 và đọc bức thư này. Nhưng có lẽ sẽ dễ dàng hơn cho chúng ta nhìn vào tương lai qua một điều gì đó không chứa quá nhiều những khía cạnh và khả năng khác nhau. Chẳng hạn như chiến tranh. Một cuộc chiến tranh có thể tiếp tục diễn ra, hoặc nó cũng có thể dừng lại. Nhưng không còn bất kì sự lựa chọn nào khác. Tôi biết rằng tất cả mọi người sẽ chiến đấu đến cùng - tất cả, nhằm kết thúc cuộc chiến. Song, câu hỏi được đặt ra là: vì lợi ích của ai?
Đôi khi chiến thắng có thể gây hại nhiều hơn lợi. Thông thường, để quyết tâm giành chiến thắng, chúng ta gắng, tiếp tục chiến đấu cho tới những giây phút mà sự nhiệt thành bảo vệ đất nước và những người thân yêu của chúng ta bỗng biến thành lòng căm thù rõ ràng đối với kẻ thù; thời điểm mà mục đích chiến đấu chính của chúng ta không còn là để bảo vệ những gì thuộc về mình mà đã trở thành việc tiêu diệt biết bao con người khác.
Nếu vậy thì những điều gì còn tồn tại cho tất cả chúng ta trong trường hợp này? Cái vòng tròn nhỏ mà chúng ta đã tạo nên bao gồm tất cả những người cần được bảo vệ, để rồi đều bị phá hủy xung quanh chúng ta. Chính sự thù hận mà chúng ta luôn phản đối rất mạnh mẽ và muốn tiêu diệt mới chỉ dịu đi đôi chút và luôn có thể bị đánh thức và phản công ngay lập tức bất cứ lúc nào.
Chỉ khi tất cả mọi thứ đã kết thúc, chúng ta mới có thể nhận ra rằng con người không thể tiêu diệt sự hận thù bằng chính thù hận, cũng giống như không thể vượt qua bóng tối với chính bóng tối. Chúng ta vẫn luôn tự lừa dối và thuyết phục bản thân mình rằng chúng ta đang đưa ra những quyết định đúng đắn.
Nhưng tất nhiên chúng ta sẽ không bao giờ có thể tránh được tất cả những điều xấu; bởi ngay cả khi mặt trời chiếu sáng, bóng tối vẫn còn bao trùm. Tuy nhiên, một bóng tối mờ nhạt vẫn tốt hơn so với việc đẩy chính bản thân mỗi chúng ta (và thông thường một cách vô tình là tất cả mọi người xung quanh chúng ta) vào một bóng tối mờ mịt và mỗi người lại đi theo hướng của mình.
Điều này không chỉ gây tổn hại cho tương lai của bản thần chúng ta mà thậm chí còn của biết bao những người thân yêu xung quanh. Cho dù là trên phạm vi cá nhân hoặc cả một quốc gia. Nhưng thật bất hạnh làm sao bởi thay vì đoàn kết tất cả mọi người, nó lại kéo chúng ta ngày càng xa nhau hơn, để rồi cuối cùng khiến cho mục đích ban đầu của chúng ta vốn chỉ tập trung vào một kẻ thù cụ the nay mục đích đó mất dần, còn ranh giới giữa tình bạn và sự phản bội đã bị lu mờ.
Người đã thức tỉnh tôi với những gì vẫn đang ngày ngày diễn ra xung quanh chỉ là một trong vô vàn những con người đã luôn phải chịu đựng biết bao khổ đau vì sự thù địch sắc tộc.
Bạn có còn nhớ không?
Hôm đó là một ngày nắng đẹp và tôi đã quyên góp, ủng hộ vài bộ quần áo cũ cho một tổ chức từ thiện gần nhà vẫn thường phân phát đồ cho những người tị nạn chiến tranh.
Nơi đó vô cùng đông đúc và bận rộn, do đó một tình nguyện viên tuy đang tất bật vẫn sẵn sàng chỉ cho tôi hướng đi tới khu vực quần áo được phân loại và dặn tôi đặt mọi thứ vào đúng chỗ của nó. Khi đến khu vực phân loại, tôi bối rối nhìn quanh cho tới khi để ý thấy một bóng người đang cúi xuống một chiếc hộp và đặt một thứ gì đó vào trong nó.
Ngay lập tức, tôi nhanh chóng chạy tới. Khi đến gần hơn, tôi nhận thấy đó là một cậu bé trạc tuổi tôi, mặc chiếc quần jean đầy bùn bẩn và một chiếc áo len rộng thùng thình so với người cậu. Tôi vỗ nhẹ vào vai cậu và hỏi cậu ấy nơi tôi có thể đặt mấy bộ quần áo. Cậu ấy bỗng nhìn tôi vẻ thảng thốt và sau đó hỏi tôi: “Tôi có thể giúp gì cho bạn?” Tôi khẽ gật đầu chào và giải thích bằng tiếng Anh những gì tôi đang tìm kiếm. Cậu ấy vẫy tay ra hiệu cho tôi đi theo và bắt đầu bước đi.
Khi đi bên nhau giữa hai chúng tôi bao trùm một sự im lặng khó xử, vì vậy tôi mở lời và hỏi vì sao cậu ấy có thể nói chuyện thành thạo bằng tiếng Anh. Cậu giải thích rằng cậu đã từng đến đây trên một trong những chiếc xe buýt dành cho người di cư; mẹ cậu, chị gái và cậu đã cố gắng xoay xở và được cấp giấy phép lưu trú tạm thời ở đất nước của chúng tôi.
Tôi vô cùng ngạc nhiên và nhìn chăm chú cậu ấy một lần nữa. Làn da của cậu ấy có vẻ ngăm ngăm hơn so với người dân ở nơi đây, và cả giọng nói cũng khá giống với ngữ điệu của người ở khu vực phía Đông. Đáp lại câu hỏi tiếp theo của tôi về hành trình của cậu để tới được đây, cậu ấy đã trả lời rằng, đó là một câu chuyện dài và có lẽ tôi sẽ không mấy quan tâm. Tôi đặt những bộ quần áo đã mang đến vào đúng chỗ rồi hỏi xem cậu có muốn đi uống một cái gì đó với tôi không, bởi tôi thực sự vô cùng quan tâm tới những gì mà cậu vừa kể.
Trong một góc yên tĩnh của quán cà phê gần đó, cậu bắt đầu kể cho tôi nghe câu chuyện của mình. Chuyện về tất cả mọi thứ, từ cảnh tượng ngôi nhà của cậu bị ngọn lửa thiêu rụi trong một cuộc không kích, đến việc gia đình cậu bắt đầu cuộc hành trình đến [lục địa của chúng tôi] với hành lý chỉ gồm vài bộ quần áo và thậm chí cả cách họ phải hối lộ cảnh sát để gia đình không bị chia ly.
Nhưng, cậu ấy nói với tôi, sự thù địch thực sự không đến từ những người đã tấn công gia đình cậu. Những con người mà đáng lẽ phải giúp gia đình cậu đến được đích đến cuối cùng đó là đất nước của chúng tôi - lại luôn có những quan niệm cứng nhắc về màu da, tôn giáo và quốc tịch.
Kể cả hiện giờ, khi cậu sắp trở thành một công dân đầy đủ tư cách, giống như tôi, cậu ấy vẫn gặp phải những cái nhìn hằn học và bị xúc phạm mỗi khi cậu đặt chân tới bất cứ đâu. Mỗi lần cậu bật TV tại căn nhà đi thuê của mình, cậu đều phải chứng kiến những cảnh tương tự. Những người cùng cảnh ngộ như cậu đều phải chịu nỗi sợ hãi phi lý, đơn giản chỉ vì họ là đồng hương của kẻ thù.
Cậu ấy đã đến nơi đây với hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng thay vào đó cậu nhận ra rằng mình đã bị kỳ thị, và cuối cùng ý tưởng về một thế giới công bằng hơn đã tan biến như bong bóng xà phòng.
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, có những người phải chịu đựng rất nhiều đau khổ trong khi những người khác lại lừa dối bản thân và trong thoáng chốc có thể từ chối giúp đỡ đồng loại trong cơn hoạn nạn.
Và tôi nghĩ về chính cái thế giới mà bạn hiện đang sống.
Tôi hy vọng rằng đó là một thế giới mới, tốt đẹp hơn, nơi mà mọi sự khác biệt được chấp nhận. Thế giới ấy sẽ không cố gắng dồn nén mọi người thành một phiên bản lý tưởng của nhân loại. Đó là một nơi mà tất cả mọi người sẽ cảm thấy an toàn - không bị khinh rẻ, không bị khủng bố. Thế giới ấy không có chỗ cho những khuôn mẫu và định kiến ngăn cản chúng ta sống bên nhau trong hòa bình, không những thế những rào cản ấy còn chia rẽ mỗi người trong chính cộng đồng chúng ta cho đến khi mọi tà ác bị phơi bày.
Thế giới nơi tôi sống là một nơi mà tôi sẽ kể với các con tôi rằng, khi tôi mười ba tuổi, tôi đã được sống giữa cộng đồng luôn sẵn sàng giúp đỡ những người nghèo khổ và luôn đoàn kết để tạo thành một khối vững chắc không có bất cứ thế lực dã tâm nào có thể chia cắt nổi.
Khi viết lá thư này trong tôi dâng tràn những cảm xúc trái ngược nhau, đó là vì hy vọng về một tương lai hoàn hảo phải gắn với hiện thực. Sâu thẳm trong lòng, tôi lại cảm thấy rằng, tất cả những khao khát của tôi về nền hòa bình thế giới khó thành hiện thực.
Có thể điều đó là sự thật. Nhưng có lẽ đây chỉ là nỗi bi quan ở tuổi niên thiếu của riêng tôi, chỉ là những suy tư day dứt trong tâm trí luôn tràn đầy hy vọng của tôi. Tôi tha thiết mong mỏi rằng, khả năng thứ hai mới chính là hiện thực. Liệu tôi đúng hay sai?
Thân mến,
[D], 13 tuổi
THE THIRD PRIZE (BRONZE MEDAL) WINNER
FOR THE 45th INTERNATIONAL LETTER WRITING COMPETITION FOR YOUNG PEOPLE (UPU)
By: Dasa Bahor
(Slovenia)
21st March 2016
Dear [D],
How is life in 2047? Maybe you remember the reason for this letter, or perhaps I need to jog your memory. I am writing to remind you what the world used to be like. Back in those far-off days of the early 21st century, when every day at least one news story about the war would travel round our country - a war that to all of us seemed very far away at first, but which soon began sending us a daily wake-up call in the form of victims and forced us to realise that even our idyllic little corner of the world was not immune to the terrible things happening around us.
At this moment I cannot imagine where I'm going to be in 31 and a half years' time, when I read this letter. Perhaps it is easier to look at the future in terms of something that doesn't have so many aspects and possibilities. Like war, for example. A war can continue, or it can stop. There are no other options. I know that everyone will fight to the last everyone, so that it will end. The question is, though: for whose benefit?
Sometimes victory may cause more harm than good. Often in our zeal for victory we keep fighting right up to the moment in which our passionate defence of our country and our loved ones degenerates into pure hatred for the enemy; the moment in which our main purpose is no longer protecting our own, but destroying others.
What remains to us if this is the case? The little circle of people we have managed to save, and destruction all around us. The hatred we opposed so strongly and wanted to destroy has merely abated, ready to reawaken at any moment and attack again.
Only when it is all over do we realise that we cannot destroy hate with hate, just as we cannot overcome darkness with darkness. We delude ourselves and convince ourselves that we are making the right decision.
But of course we will never be able to get rid of all the bad things; even when the sun is shining, shadows remain. Yet a pale shadow is better than pushing ourselves (and often, unwittingly, everyone around us) into solid darkness, everyone to their own side.
This harms not only our future but the future of those dear to us. Whether on an individual scale or as a country. Very often misfortune, instead of uniting us, only drives us further apart, so that in the end our original purpose, focused on a specific enemy, fades and blurs the lines between friendship and betrayal.
The person who woke me up to what was going on around me was just one of the far too many people who have suffered as a result of the hostility between different peoples.
Do you remember?
It was a beautiful sunny day and I was taking some old clothes to a nearby charity organisation that was involved in distributing them to war refugees.
The place was very crowded and busy, so a harried volunteer simply pointed me in the direction of the clothes sorting area and told me to put everything in its right place. When I got to the sorting area I looked round in bewilderment until I noticed a figure bending over a box and putting something in it.
I hurried over. As I got nearer I saw that it was a boy about the same age as me, dressed in dirty jeans and a jumper that was too big for him. I tapped him on the shoulder and asked him where I should put the clothes. He gave me a startled look and then asked me: "Can I help you?" I slowly nodded my head and explained in English what I was looking for. He beckoned with his hand and started walking.
There was an awkward silence as we walked along, so I started talking and asked him why he had spoken in English. He explained that he had come here with one of the buses laid on for migrants and that he and his mother and sister had managed to get a permit for a temporary stay in our country.
I stared at him again in amazement. His skin was a lot darker than was normal here, and he spoke with an accent that sounded vaguely eastern. To my next question - how he had got here - he answered that it was a long story and that it probably wouldn't interest me. I deposited the clothes I had brought and asked him if he'd like to come with me to get something to drink. I was really interested in what he had to say.
In a quiet corner of a nearby café, he began to tell me his story. Everything, from how his house was consumed by flames in a bombing raid, to how they had set off on their journey to [our continent] with just the clothes on their backs and how they had had to bribe the police not to split up the family.
But, he told me, the real hostility did not come from those who were attacking them. The people who were supposed to help them when they reached their destination - our country - were full of stereotyped ideas about his face, his religion and his nationality.
Even now, when he was on the way to becoming a fully entitled citizen, just like me, he encountered nasty looks and abuse wherever he went. Every time he turned on the television in his rented flat, he would witness the same scene. Irrational fear of people like him, simply because they came from the same direction as the enemy.
He had come here hoping for a better life but instead had found himself excluded, with the result that his ideas about a fairer world had vanished like soap bubbles.
I had never thought that someone could suffer so much while the rest of us delude ourselves and close our eyes to reality, refusing help to those who need it.
And I thought about what kind of world you are living in now.
I hope that it is a new, more beautiful world that will permit differences, that will not try to condense people into a kind of ideal version of the human being. An environment where everyone will feel safe - not excluded, not persecuted. Somewhere where there is no room for stereotypes and prejudices that make it impossible for us to live alongside each other in peace and instead force us apart, each of us among our own, until all the malice comes out into the open.
A world where I will be able to say to my children that when I was thirteen years old I lived among people who were willing to help the needy and unite to form a solid whole that no evil could separate.
As I write this letter I am full of conflicting feelings, since reason tells me that my hopes for the future are too beautiful to be realistic. Deep inside me I feel that all my wishes for peace in the world cannot be fulfilled.
Perhaps that's true. But perhaps these are just the pessimistic beliefs of my teenage years, placing gloomy thoughts in my hopeful head. I sincerely hope that the second of these possibilities is the correct one. Am I right?
Yours hopefully,
[D], aged 13