Có bạn hỏi: Tôi thường thấy một số trường “điểm” hay tổ chức thi tuyển các bé vào lớp 1. Vậy nếu tôi muốn con thi đỗ mà lại không cần tham gia đi học thêm thì làm thế nào?
Bạn thân mến!
Mình ủng hộ những lớp tiền học đường, các bé có thể đến và tham dự như một học sinh “thứ thiệt” của trường nhưng là chỉ để vui chơi, làm quen với cô giáo, làm quen với nếp sinh hoạt… Mình phản đối việc cho trẻ “luyện thi” với mục đích giành một suất vào trường “điểm”.
Thử tưởng tượng bé còn chưa 6 tuổi, thế giới của bé còn đang rộn rã với ong bướm, gấu bông, hoa lá, còn “7 giờ đêm nằm mơ thấy tiên” thế mà bị đẩy vào trong những “lò luyện” với lời căn dặn của bố mẹ và thầy cô:
Con phải cố gắng để loại được các bạn và như thế mình mới có trường xịn để học, thì bé sẽ cảm thấy thế nào.
Trong mọi điều cha mẹ cần nhớ: Đừng để bé sợ học ngay từ vạch xuất phát.
Tuy nhiên, bỏ qua những đề ôn luyện của các “trường điểm”, dù thi hay không thi tuyển, bạn cũng có thể rèn luyện tư duy cho bé thông qua những “bài tập” tư duy như sau:
Bài tập 1: Bài tập với những con số
1. Khoanh tròn những số nhỏ nhất
2. Khoanh tròn những con số lớn nhất
3. Điền những số thiếu vào ô trống
4. Khoanh tròn con số lớn nhất trong mỗi phần
5. Vẽ vòng tròn bao quanh mỗi loài động vật
6. Khoanh tròn con số đúng thích hợp với mỗi bức hình
7. Làm phép cộng
8. So sánh nhiều hoặc ít hơn
9. Chọn hình còn thiếu và điền vào chỗ trống từ những hình đã cho bên dưới
10. Khoanh tròn vào số ở dưới tương ứng với số con vật trong mỗi bức vẽ sau:
11. Ngôi nhà phép cộng
12. Cộng trong phạm vi 10
Bài tập 2. Trắc nghiệm IQ
1. Các bài tập về quan sát
Câu 1: Khoanh tròn vào hình không giống với các hình còn lại.
Câu 2: Hình chữ nhật dưới đây bị thiếu 1 miếng. Miếng nào trong số các miếng ở dưới có thể ghép kín phần bị thiếu? Hãy khoanh tròn miếng ghép đó.
Câu 3: Nối 1 hình ở trên với 1 hình ở dưới cho phù hợp
2. Các bài tập nhận biết
Câu 1: Những vật nào dưới đây có thể lớn lên nhờ ăn uống và chăm sóc? Khoanh tròn các hình đó.
Câu 2: Nối mỗi đôi giầy đúng với chủ của nó.
Câu 3: Vẽ thêm một hình tròn để có hai hàng, mỗi hàng đều có 4 hình tròn.
Bạn có thể sưu tầm những bài tập trên và cùng làm với con. Sau mỗi bài bạn nên:
Giải thích về yêu cầu
Giải thích về cách làm
Giải thích về cách trình bày
Cứ thế, dần dần con sẽ quen thôi.
Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày bạn cũng nên “lồng ghép” việc dạy các kiến thức về Toán nhằm rèn các khả năng sau:
Khả năng nhận biết: Bao gồm nhận biết về sự vật xung quanh, nhớ tên gọi của chúng, nhớ về màu sắc, số lượng, nói lại, nhận xét đúng sai. Bạn có thể hỏi con những câu hỏi với các từ để hỏi: Khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu? Hay không? Là gì?
Ví dụ: Khi bạn có một đĩa táo. Trong đĩa có bao nhiêu quả táo? Nếu mẹ lấy bớt đi 2 quả thì còn bao nhiêu quả? Đĩa đựng táo có màu gì? Quả táo có màu gì? Màu của quả táo khi chín có khác với quả táo lúc còn xanh không? Con lấy cho mẹ một ngôi nhà táo gồm 3 quả. Con đặt tên cho từng quả. Con lấy cho mẹ một ngôi nhà khác gồm 4 quả và đặt tên. Con nghĩ xem nhà nào có nhiều thành viên hơn?
Khả năng nhận thức: Bạn sử dụng các từ: giải thích/mô tả/dự đoán/phát hiện/xác định.
Ví dụ: Con đoán xem trong hình bạn nhỏ đang làm gì? Khi trời nắng thì cây ngoài vườn sẽ thế nào? Trời mưa thì đường sẽ ra sao?
Khả năng ứng dụng, phân tích: Bạn sử dụng các từ, cụm từ: Nói cho mẹ/ Chỉ cho mẹ/ Chứng tỏ cho mẹ/ So sánh cho mẹ/ Để làm gì/ Chi tiết nào...
Ví dụ: Quả dâu và quả cà chua có điểm gì giống nhau? (cùng màu đỏ). Nói cho mẹ cây cổ thụ giống và khác cây hoa ở điểm nào? Nói cho mẹ điểm giống và khác giữa em bé và cái cây? (em bé và cái cây đều lớn lên. Em bé có thể nói, hát, đi chơi. Cái cây thì đứng yên một chỗ…).
Khả năng suy đoán: Sử dụng các cụm từ: Điều gì sẽ xảy ra/ Con nghĩ sao nếu...
Ví dụ: Điều gì sẽ xảy ra nếu con đánh đổ nước xuống sàn? Con nghĩ sao nếu con biết bay? Con nghĩ sao nếu con mèo mọc thêm một đôi cánh?
Bạn đừng vội vàng nếu con trả lời không như bạn mong muốn. Chỉ cần bạn có ý thức trò chuyện với con thật thoải mái và tự nhiên thì các khả năng tư duy (logic và hình tượng) sẽ được hình thành dần dần. Điều này sẽ giúp ích cho con quá trình học Toán và Tiếng Việt sau này.
Dạy Toán qua đó cho học sinh biết được vẻ đẹp của Văn học hoặc ngược lại học Văn để có cách tư duy logic, rành mạch chính là cách học tốt nhất với trẻ.