Sau khi đọc thông tin khá nhiều chiều về căn bệnh tiểu đường, trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện các câu hỏi:
1. Thường thì lúc mới ngủ dậy, hầu hết mọi người (kể cả những người đã bị tiểu đường hoặc chưa bị) đều có đường huyết cao hơn bình thường. Vậy khi đo đường huyết để xác định bệnh nhân bị tiểu đường, sao lại chỉ đo vào buổi sáng? Với những người đường huyết chỉ cao vào lúc ngủ dậy buổi sáng (do ảnh hưởng của hormone “căng thẳng”) còn các giờ khác bình thường, kể cả sau khi ăn, thì có gọi là “bị bệnh tiểu đường” không?
2. Đường huyết là chỉ số biến đổi liên tục theo thời gian trong ngày, phụ thuộc vào trạng thái cơ thể, đồ ăn thức uống nạp vào trước thời điểm đo. Vậy thì việc chỉ dựa vào chỉ số đo buổi sáng, thường là lúc cao nhất trong ngày, để ra kết luận và điều trị bằng thuốc hạ tiểu đường ngay lập tức, có hợp lý không?
3. Hầu hết bệnh nhân, khi đã dùng thuốc thì đường huyết sẽ “cao ổn định”, chỉ hạ sau khi uống thuốc, nên buộc phải gắn suốt đời với những viên thuốc hạ đường huyết khá độc hại. Tại sao chưa ai nghĩ đến việc kiểm tra cẩn thận hơn đối với một căn bệnh có ảnh hưởng quá tai hại tới sức khỏe con người, và ngày càng nhiều người bị? Hình như có gì đó “sai sai” trong phương pháp xác định bệnh nhân bị tiểu đường, và liệu việc khuyên người bệnh uống thuốc hạ đường huyết ngay lập tức sau khi chỉ số cao hơn mức bình thường có hợp lý không?