1
CON SỐ BẢY VÀ SỰ HÌNH THÀNH CÁC TẦNG VẬT CHẤT TRONG VŨ TRỤ
Chúng ta vừa nói đến sự hình thành Vũ trụ và vật chất trong Vũ trụ. Khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng, vật chất nào cũng có một kiểu cấu trúc nguyên tử. Trong đó tốc độ, nhịp điệu và quỹ đạo quay của các điện tử electron sẽ tạo ra các tần số dao động của các nguyên tử. Các tần số dao động này có một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành đa dạng các loại vật chất trong Vũ trụ, cũng như trong việc tạo ra cơ cấu bí hiểm của Vũ trụ. Các tần số dao động cao của các nguyên tử sẽ tạo ra các dạng vật chất tinh, nhẹ, mịn, thanh. Các loại vật chất này thường tồn tại ở các “tầng vật chất cao, bên trên”. Các nguyên tử có tần số dao động thấp sẽ tạo ra các dạng vật chất thô, to, nặng nề. Những loại vật chất này thường “chìm xuống” và tồn tại ở các “tầng vật chất thấp hơn, bên dưới”. Khi nói vị trí trên, dưới, cao, thấp là nói theo không gian ba chiều mà ta đang sống. Còn trong không gian đa chiều của Vũ trụ (thế giới của sóng) thì các chiều cao, thấp, trên, dưới gần như không tồn tại. Những khái niệm đó chỉ là tương đối. Ở những thế giới sóng đa chiều này quan trọng nhất là tần số.
Các dạng tần số dao động tự nhiên trong Vũ trụ như những “cái sàng”, luôn sàng lọc, phân loại vật chất, tạo ra các tầng, các lớp vật chất khác nhau. Các loại vật chất có cùng tần số dao động (của nguyên tử), thường thu hút nhau, tạo ra các tầng, lớp vật chất đồng nhất trong Vũ trụ. Đó chính là quá trình hình thành các tầng vật chất trong Vũ trụ. Các tầng vật chất này được sắp xếp theo một trật tự rất chặt chẽ. Vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử thanh, nhẹ, mịn nhất sẽ được hình thành trước và tồn tại ở các tầng “cao nhất”, ở bên trên. (Càng thanh, nhẹ, mịn, càng ở cao hơn). Vật chất được cấu tạo từ các nguyên tử to hơn, thô hơn, nặng hơn, ra đời muộn hơn và ở các tầng “thấp” hơn, ở bên dưới. Vật chất thuộc các tầng trên có thể xuyên qua vật chất các tầng dưới, vì kích thước các nguyên tử ở các tầng chênh nhau rất lớn. Vật chất ở tầng trên nhỏ hơn tầng dưới tới hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu lần. Ở các chương sau chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về kích thước nguyên tử ở từng tầng vật chất. Tầng cuối cùng sẽ là tầng vật chất thô nhất, to nhất, nặng nề nhất - chính là tầng vật chất hữu hình. Tầng vật chất hữu hình này được cấu tạo từ các nguyên tử to nhất, nên nó chứa đựng được hết thảy các dạng vật chất ở các tầng khác. Tầng vật chất này có thể cảm nhận được bằng các giác quan thể xác. Trật tự sắp xếp các tầng vật chất trong Vũ trụ nêu trên chính là một phần trong cơ cấu cơ bản của Vũ trụ. Vậy, trong Vũ trụ có bao nhiêu tầng vật chất cơ bản?
Như đã nói ở trên, các tầng vật chất được tạo ra do sự sàng lọc bởi các dạng tần số dao động tự nhiên trong Vũ trụ. Vì vậy số lượng các tầng vật chất cơ bản sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng các dạng tần số dao động tự nhiên có trong Vũ trụ. Bởi mỗi dạng tần số dao động sẽ là một “loại sàng” để sàng lọc ra một tầng vật chất, nên có bao nhiêu dạng tần số dao động tự nhiên thì sẽ có bấy nhiêu tầng vật chất cơ bản trong Vũ trụ. Chúng ta hãy thử quan sát các hiện tượng tự nhiên trong thiên nhiên, để thử tìm ra số lượng các dạng tần số dao động tự nhiên của Vũ trụ.
Trước tiên ta hãy quan sát về ánh sáng. Chúng ta thấy trong thiên nhiên tồn tại hai trạng thái đối lập: ánh sáng và bóng tối. Từ ánh sáng trắng sẽ sinh ra bảy màu đơn sắc cơ bản (bảy sắc cầu vồng). Sau những cơn mưa, khi Mặt trời xuất hiện, ta sẽ nhìn thấy một dải màu cầu vồng ở phía đối diện với Mặt trời. Đó là bảy màu đơn sắc: đỏ, da cam, vàng, lục (xanh lá cây), lam, chàm, tím. Ta thử làm một thí nghiệm, cho phun hơi nước trước một luồng ánh sáng trắng cường độ mạnh, ta cũng sẽ thấy xuất hiện một dải cầu vồng nhỏ gồm bảy màu như trên. Các hạt hơi nước to nhỏ khác nhau sẽ được bảy dạng tần số dao động tách ra thành bảy “lăng kính”. Bảy “lăng kính” này sẽ tách dải tần số ánh sáng từ 3,8 x 1014 Hz đến 7,8 x 1014 Hz (đây là phổ ánh sáng trắng) ra thành bảy dải màu đơn sắc. Vì thế trong hội họa có bảy màu sắc cơ bản. Khi bảy màu cơ bản này hòa trộn với nhau sẽ tạo thành muôn vàn các hòa sắc. Khi cho ánh sáng trắng dao động qua bảy tần số điện từ, do con người tạo ra bằng trường điện từ, ta cũng sẽ có bảy màu cơ bản của hội họa: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Điều này đã được ứng dụng để làm ra máy vô tuyến màu, máy ảnh màu điện tử v.v.
Ta thử khảo sát về âm thanh. Khi cho một âm thanh nào đó dao động qua bảy tần số tự nhiên nói trên, nó sẽ biến thành bảy thang bậc thanh âm trong âm nhạc: đồ, rê, mi, pha, son, la, si. Các loại nhạc cụ ra đời từ nguyên lý này. Mỗi một loại nhạc cụ, tùy theo chất liệu sẽ tạo ra âm sắc riêng, như dây đàn, hay dụng cụ để gõ, hay thổi bằng hơi; mỗi khi các vật thể này gây ra các rung động, chúng sẽ tạo ra các âm sắc riêng của mình và khi âm sắc này được rung động qua bảy tần số theo các kiểu bố trí khác nhau tùy theo mỗi loại nhạc cụ, sẽ tạo ra các tần số rung động khác nhau, từ đó sẽ tạo ra những thế giới thanh âm rất khác biệt. Đó là thế giới bao la của âm thanh và nhạc điệu. Song gốc gác cơ bản của những thế giới âm thanh đó cũng chỉ có bảy âm sắc - bảy nốt nhạc: đồ, rê, mi, pha, son, la, si mà thôi.
Triết học yoga hàng ngàn năm trước cũng từng chỉ ra trong cơ thể con người cũng có bảy lớp đan xen nhau: Thân xác, Phách, Vía Mental, Vía Astral và ba lớp Tâm linh. Ở những chương sau, chúng ta sẽ nói chi tiết hơn về cơ thể bảy lớp này của con người. Yoga còn tìm ra trong cơ thể con người có bảy Chakra (Luân xa – trung tâm năng lượng) nằm dọc theo đường sống lưng cơ thể. Phật giáo cũng đã từng xác định được bảy cấp độ tiến hóa của Tâm linh con người từ thấp lên cao: Địa ngục nhân, Súc sinh nhân, Ngã quỷ nhân, Atula nhân, Chính nhân, Thánh nhân, Phật nhân (chư Phật). Ngoài ra con số bảy thần kỳ đó còn xuất hiện rất nhiều, trong mọi lĩnh vực, cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. Chúng ta sẽ còn nói nhiều đến con số bảy ở những chương sau. Trong Vũ trụ vẫn đang tồn tại rất nhiều những “bí ẩn” về con số bảy. Thực chất đó chính là bảy dạng tần số dao động cơ bản tự nhiên trong Vũ trụ. Bảy dạng tần số dao động này luôn luôn hoạt động, sàng lọc, phân loại vật chất, tạo ra bảy tầng vật chất cơ bản và hoàn toàn khác nhau trong Vũ trụ, cả vật chất siêu hình lẫn hữu hình.
Ở mỗi tầng vật chất cơ bản này, lại tiếp tục phân loại, tạo ra bảy tầng vật chất nhỏ hơn. Ở mỗi tầng vật chất nhỏ hơn ấy, lại tiếp tục chia ra thành bảy lớp vật chất nhỏ hơn nữa… Đó là cơ cấu phân tầng, lớp vật chất trong Vũ trụ. Các tầng vật chất thanh, nhẹ, tinh thì ở trên. Những tầng thô, nặng, tạp hơn thì chìm dần xuống dưới.
Ở mỗi tầng đều có hai loại vật chất: vật chất sống (hữu cơ) và vật chất không có sự sống (vô cơ). Bên cạnh hai loại vật chất này còn có một loại vật chất thứ ba rất đặc biệt, vừa là vật chất, vừa là năng lượng. Nó tồn tại trong mọi dạng vật chất, để duy trì sự sống và sự tồn tại của vật chất. Đó là năng lượng Tiên thiên prana.
Mỗi tầng vật chất này của Vũ trụ là một thế giới. Theo cơ cấu này, trong Vũ trụ sẽ có bảy thế giới vật chất cơ bản, hay nói theo nhân sinh là bảy cõi giới với đặc trưng khác nhau. Mỗi cõi giới đó lại tiếp tục phân chia ra bảy thế giới nhỏ hơn, cứ thế vật chất liên tiếp phân tầng, phân lớp, tạo ra các thế giới vi mô và vĩ mô.
Bấy lâu nay, chúng ta dường như chỉ biết đến một thế giới. Đó là thế giới vật chất thô nhất, hữu hình mà chúng ta đang sống, đang ý thức được và cảm nhận được bằng năm giác quan của thể xác. Thế giới vật chất thô, hữu hình này có không gian rất hạn hẹp và hữu hạn. Không gian này chỉ có ba chiều: rộng, dài, cao với một chiều thời gian không thể tách rời. Vậy sáu thế giới còn lại sẽ như thế nào? Sáu thế giới đó sẽ tồn tại ra sao? Các cõi giới đó có sự sống không? Sinh vật ở đó tồn tại như thế nào?
Trong thực tế, ở khắp Trái đất này, ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, từ văn minh phát triển cho đến lạc hậu, chậm phát triển, đều có những suy nghĩ rất giống nhau là: Dường như vẫn tồn tại những thế giới siêu hình (vô hình) nào đó. Trong những thế giới vô hình bí hiểm đó, hình như vẫn có sự hiện diện của những con người siêu hình. Chỉ vì không nhìn được tận mắt, không sờ được bằng tay, nên người ta chưa thể khẳng định được là những thế giới siêu hình ấy có tồn tại hay không. Những thế giới vô hình ấy thường được các nền văn hóa trên thế giới đặt cho những cái tên cũng rất mù mờ như: Thiên đường với những thánh thần, tiên nữ; hay Địa ngục với những ma, quỷ, yêu tinh v.v.
Nói về cơ cấu thì là như vậy, nhưng nói về cấu tạo thì vật chất siêu hình nhỏ nhất sinh ra trước, vật chất siêu hình lớn hơn sinh ra sau. Và cuối cùng sẽ là tầng vật chất to nhất, thô nhất - tầng vật chất hữu hình. Thế giới vật chất hữu hình đó chính là thế giới mà thân xác chúng ta đang sống. Vì vậy việc tìm kiếm hạt vật chất nhỏ nhất (hạt cơ bản) ở thế giới hữu hình sẽ là một việc làm không tưởng. Có chăng chỉ là hạt vật chất cơ bản của thế giới hữu hình. Thế giới vật chất trong Vũ trụ được sắp xếp theo quy trình và nguyên lý như vậy. Kích thước hạt vật chất ở các thế giới vật chất cơ bản chênh nhau đến hàng triệu, hàng tỷ lần, thành thử, ở một thế giới cơ bản này khó mà nhận thức được các thế giới cơ bản khác. Vật chất ở các “tầng trên” có thể đi xuyên qua vật chất ở các “tầng dưới” một cách dễ dàng. Để hiểu được những khái niệm này, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu bảy tầng vật chất đặc trưng cơ bản , để thấy được nguyên lý cấu tạo ra từng tầng vật chất, từ đó sẽ thấy được cả bình diện cơ cấu các thế giới trong Vũ trụ của tạo hóa. Khi hiểu rõ được từng tầng vật chất, từng thế giới về cấu tạo vật chất và môi trường, chúng ta sẽ thấy rõ các kiếp sống của con người diễn ra ở mỗi thế giới ra sao.
Bây giờ chúng ta sẽ thử xem xét cơ cấu của bảy tầng vật chất cơ bản trong Vũ trụ.
Như đã nói ở trên, tần số dao động cao nhất sẽ sàng lọc, tạo ra các nguyên tử nhỏ, tinh mịn nhất, thanh nhẹ nhất và cội nguồn nhất. Từ các nguyên tử tinh túy nhất này sẽ tạo ra một tầngvật chất gốc đầu tiên, cực kỳ tinh túy, mà các giác quan thể xác không thể nhận thấy được. Có thể gọi vật chất ở tầng này là vật chất nguyên lý sáng tạo. Các nguyên tử vật chất ở tầng này sẽ tạo ra loại vật chất cao siêu nhất, tinh túy nhất, sinh động nhất, nhỏ mịn nhất, thanh nhẹ nhất. Nhận thức về loại vật chất này đã khó, mô tả nó còn khó hơn. Nó chính là loại vật chất Niết bàn trong Vũ trụ, tương đồng với lớp Tâm linh cốt lõi của con người.
Vật chất, dù ở cõi giới nào, muốn tồn tại phải có một nguồn năng lượng tương đồng kèm theo. Vật chất không thể tồn tại mà không có năng lượng. Vật chất thuộc tầng nào, sẽ có nguồn năng lượng tương đồng của tầng ấy.
Cách đây hàng ngàn năm, triết học yoga đã từng nói rằng: Trong Vũ trụ có một chất là Akasa tạo ra muôn loại vật chất, và có một chất nữa là Prana, giúp cho muôn vật vận động và tồn tại. Như vậy, từ hàng ngàn năm trước, các học giả Á Đông đã biết được Akasa là hạt nguyên tử gốc, nhỏ nhất, căn nguyên nhất, còn Prana chính là nguồn năng lượng Vũ trụ giúp cho các nguyên tử vật chất luôn luôn vận động để tồn tại, sống được và phát triển. Không chỉ các hành giả yoga ở phương Đông phát hiện ra Prana, mà từ những năm 600 trước Công nguyên, ở phương Tây, Anaximander - một triết gia Hy Lạp (610 - 547 TCN) - đã từng nói đến một nguồn năng lượng nuôi sống Vũ trụ là Pneuma. Theo mô tả của ông thì Pneuma chẳng khác gì Prana mà triết lý yoga của Ấn Độ đã đề cập.
Như vậy, Akasa luôn được gắn kết với Prana để tồn tại và phát triển. Dạng vật chất đầu tiên Akasa này chính là những hạt nguyên tử vật chất cơ bản đầu tiên mang tính nguyên lý thuộc tầng vật chất gốc đầu tiên. Triết học cổ Đông phương gọi các hạt nguyên tử đó là các hạt Tiên thiên, còn các học giả phương Tây gọi là Koilon. Còn Prana chính là dạng năng lượng tự nhiên của trời đất, xuyên suốt các tầng vật chất trong Vũ trụ. Năng lượng này làm cho các nguyên tử vận động mà tồn tại. Và cũng nhờ năng lượng này mà các sinh vật trong khắp Vũ trụ mới sống được. Các hành giả yoga gọi năng lượng này là Prana, học giả phương Tây cổ đại gọi là Pneuma, học giả Đông Nam Á gọi là Tiên thiên khí.
Akasa tạo ra tầng vật chất nguyên lý tiên thiên mang tính nguyên lý và sáng tạo. Để từ đây tạo ra các tầng vật chất khác tiếp theo. Bản thân cụm từ nguyên lý tiên thiên cũng phần nào nói lên bản chất của hạt nguyên tử này: Đó là hạt cơ bản gốc, do “trời sinh ra” trước tiên. Ở các tầng vật chất tiếp theo các hạt nguyên tử cứ to dần, và các thế giới vật chất lần lượt được sinh ra, vì thế cũng thô lên hơn, nặng nề hơn. Và thế giới mà chúng ta đang sống, đang nhìn thấy, đang ý thức được bằng các giác quan thể xác là thế giới thô nhất, nặng nề nhất và duy nhất hữu hình trong bảy thế giới của Vũ trụ (hữu hình đối với năm giác quan của thể xác con người). Chúng ta sẽ khảo cứu lần lượt bảy tầng vật chất cơ bản, hay bảy thế giới trong Vũ trụ.
2
BẢY TẦNG VẬT CHẤT HAY BẢY CÕI GIỚI TRONG VŨ TRỤ
a) Tầng vật chất Nguyên lý Tiên thiên (Plan Adi Akasa tattwa)
Gọi theo triết học Phật giáo, tầng vật chất này là cõi Tối đại Niết bàn (Plan Adi ou Mahaparanirvana). Chữ Adi trong tiếng Phạn nghĩa là đầu tiên. Kích thước hạt nguyên tử vật chất ở tầng vật chất này bằng đúng 1 hạt Akasa, hay Koilon. Đây mới đúng là hạt nguyên tử gốc, hay hạt cơ bản. Tiếng Pháp Koilon nghĩa là “rỗng không”, xuất phát từ chữ koilos, tiếng Hy lạp là “rỗng ruột”. Akasa, theo khái niệm của triết học yoga, là nguyên tố đầu tiên tạo ra vật chất. Hiểu theo khái niệm khoa học hiện đại thì Akasa là hạt nguyên tử cơ bản đầu tiên tạo ra vật chất mà các nhà khoa học hiện đại vẫn đang tìm kiếm, nhưng chưa tìm ra. Như vậy, Akasa, hay Koilon là hạt nhỏ nhất tạo ra vật chất. Từ đây chúng ta sẽ lấy 1 hạt Akasa (viết tắt 1 ak) làm đơn vị đo lường nguyên tử ở các tầng vật chất. Việc đo lường ở đây đương nhiên được hiểu là đo khối lượng.
Tầng vật chất Tiên thiên, hay Tối đại Niết bàn là cõi giới cao nhất trong ba cõi Niết bàn và cũng là cao nhất trong bảy tầng vật chất. Vì thế nó mới có tên là Tối đại Niết bàn. Các hạt nguyên tử ở tầng này vô cùng tinh túy, trông như những hạt bong bóng khí siêu nhỏ, siêu mịn, không màu, trong suốt, nhưng chứa đầy những năng lượng kỳ bí, mạnh mẽ, sống động. Các hạt nguyên tử này là dạng vật chất lưỡng tính - vừa là vật chất, vừa là năng lượng - tạo ra tầng vật chất nguyên lý cơ bản đầu tiên trong Vũ trụ. Tôi phải dùng từ nguyên lý vì dạng vật chất ban đầu này tuy là vật chất nhưng lại chưa hiện hữu. Vật chất ở tầng này tồn tại ở dạng trường sóng hạt siêu cao tần. Hạt nguyên tử ở đây mang cả hai tính: sóng và hạt. Nó vừa là sóng, vừa là hạt, vừa là vật chất tồn tại ở dạng sóng, vừa là năng lượng dạng hạt. Tùy từng thời điểm, có lúc nó tồn tại ở dạng hạt, nhưng lúc khác nó lại có dạng sóng. Chúng ta không nên hình dung dạng sóng này như dạng sóng “thô” trong thế giới không gian ba chiều này của chúng ta. Đây là dạng sóng xác suất. Các nguyên tử hết sức đặc biệt này tạo ra một loại vật chất cũng hết sức đặc biệt - vừa là vật chất, vừa là năng lượng, tồn tại cả ở dạng sóng, cả ở dạng hạt. Chúng tập trung thành khối vật chất nguyên khí khổng lồ, chứa đầy năng lượng kỳ bí. Vật chất tầng này cũng chính là loại vật chất tạo ra lớp Tâm linh cốt lõi (bản ngã) của con người. Đó là lớp Trân tâm. (Thuật ngữ Trân tâm này do tác giả đặt ra. Chữ Trân có nghĩa là cốt lõi, căn bản và gốc gác. Còn chữ Tâm chỉ lớp cơ thể thuộc Tâm linh). Bản chất và chức năng của lớp Tâm linh Trân tâm này ra sao, chúng ta sẽ xem kỹ hơn ở những phần sau. Vật chất ở tầng này thuộc loại vật chất trường tồn, bất diệt, mang đầy khả năng biến hóa, sáng tạo và tràn đầy mãnh lực sống. Đây cũng chính là phần cốt lõi trong cả khối Niết bàn - Tâm linh của Vũ trụ.Ấn Độ giáo hàng ngàn năm trước gọi khối tâm linh này của Vũ trụ là Brahman (linh hồn Vũ trụ). Đây là thế giới của năng lượng căng tràn và ánh sáng chói lòa. Vật chất ở tầng này có thể lan tỏa đến tất cả các tầng khác phía dưới. Nó có thể xuyên qua bất kỳ loại vật chất nào trong Vũ trụ. Nói về tỷ lệ kích thước nguyên tử, nếu nguyên tử tầng vật chất này có kích thước bằng 1 ak, thì kích thước hạt nguyên tử tầng vật chất tiếp theo sẽ là 49 ak. Việc đi qua các tầng khác giống như con ong sẽ dễ dàng bay qua ô cửa sổ to gấp 49 lần nó vậy. Loại vật chất này còn có khả năng như một siêu thẻ từ (thẻ nhớ), có khả năng lưu giữ từng tần số thông tin đặc thù của mỗi cá nhân qua từng kiếp sống. Những thông tin này liên quan đến quá trình tiến hóa tâm linh của từng cá nhân trong toàn bộ nhân loại thuộc Vũ trụ. Cần nhớ, trong Vũ trụ không phải chỉ có một loài người trên Trái đất của chúng ta. Ít nhất phải có đến bảy hành tinh hữu hình có con người tồn tại và đang sinh sống. “Nhân loại” tôi đề cập ở đây phải hiểu với nghĩa tổng thể như vậy.
b) Tầng vật chất Tâm thức Tiên thiên (Plan Consciousness tattwa)
Phật giáo gọi cõi giới này là cõi Đại Niết bàn (Plan Anupadaka ou paranirvanique ou Paranirvana). Đây là tầng thứ hai trong ba tầng Niết bàn của Vũ trụ. Nói cách khác, đây là tầng hai của thế giới Tâm linh. Từ Anupadaka trong tiếng Phạn nghĩa là trần trụi, ý là trân thần (monades). Kích thước hạt nguyên tử ở tầng này không phải bằng 1 hạt akasa (1 ak) như ở tầng đầu tiên nữa. Hạt nguyên tử ở tầng này lớn gấp 49 lần hạt nguyên tử ở tầng đầu tiên, có kích thước to bằng 49 ak. Tại sao lại 49? Vì mỗi tầng lại có bảy tầng nhỏ, mỗi tầng nhỏ lại có bảy lớp vật chất nhỏ hơn nữa. Nếu nhìn bằng thần nhãn (clairvoyance) thì hạt nguyên tử ở tầng này có hình cầu hơi dài, được kết từ những sợi dây cườm bao gồm 49 hạt akasa, quấn với nhau thành hình cầu. Trong đó, bảy hạt to nhất, mang điện tích dương nối với nhau so le từ trên xuống dưới. Đây là trục Proton, đầu trên của trục Proton này được kết nối với 4 hạt to vừa, đầu dưới nối với 3 hạt. Các hạt to vừa này chính là các hạt Neutron trung tính. Các hạt to vừa này lại kết nối với một chuỗi dây 35 hạt nhỏ là các hạt Electron mang điện tích âm, quấn vòng tròn với nhau, thành hình quả cầu. Đầu trên quả cầu này có 4 hạt Neutron, dưới có 3 hạt, thành thử quả cầu này ở dưới sẽ hơi bị vút nhọn ra như hình trái đào. (Nói là dây cườm cho độc giả dễ hình dung, thực ra các hạt tiên thiên (akasa) này dính với nhau bằng lực từ trường.)
Nguyên tử sinh bào tầng Đại Niết bàn
Như vậy hạt nguyên tử tầng này được làm bằng 49 hạt Tiên thiên, trong đó có 7 hạt to, mang điện tích dương, tạo thành trục proton ở lõi giữa. Hai hạt to ở hai đầu hơi nhô ra ngoài. Bảy hạt vừa, 4 trên 3 dưới, mang điện tích trung tính, là các trung tử Neutron. Còn 35 hạt nhỏ, mang điện tích âm, là các hạt Electron, quấn xung quanh. Cấu trúc nguyên tử đặc biệt này cho phép vật chất lưu giữ và kết nối, truyền dẫn năng lượng và thông tin một cách dễ dàng.
Tầng vật chất Đại Niết bàn này cũng là một trường sóng hạt siêu cao tần, có tốc độ và tần số dao động cực nhanh và vật chất ở đây là dạng sóng - hạt vô cùng tinh, mịn, nên ở đây có thể lưu giữ những khối lượng thông tin cực lớn, cũng như một nguồn năng lượng khổng lồ. Khối lượng thông tin lưu giữ ở tầng này liên quan đến quá trình tiến hóa về mặt tâm linh của mỗi cá nhân trong cộng đồng nhân loại. Các thông tin này được lưu giữ từ nhỏ đến lớn, như từ các việc làm của từng cá nhân, mang tính thiện hay ác, đến các phạm trù lớn hơn, như giáo lý về đạo đức hay phản đạo đức, những giáo lý có thể đưa con người đến Chân, Thiện, Mỹ, đến hạnh phúc và kể cả những học thuyết đưa con người đến gần với con vật, đầy thú tính, man rợ, bất nhân.
Các nguyên tử vật chất của tầng Đại Niết bàn này vô cùng nhạy cảm, rất dễ rung động. Các nguyên tử này cũng đồng nhất với các nguyên tử tạo ra lớp Thiện tâm, hay còn gọi là lớp Phật tâm trong tâm linh con người. Đây chính là thế giới tâm hồn con người, nó có thể rung động vô cùng tinh tế và nhạy cảm bởi tình yêu thương vô bờ bến vốn có của nhân loại. Xét về mặt tinh thần, thì đây chính là cõi giới mang đầy tính nhân văn, bác ái và yêu thương. Nó cũng thuộc loại vật chất trường tồn và bất biến. Tầng Đại Niết bàn này cũng chính là lớp Tâm linh thứ hai của Vũ trụ. Nơi đây ngập tràn năng lượng, ánh sáng, tình yêu thương. Nơi đây là cõi giới của những con người có tình yêu thương bao la, cao cả, vô bờ bến đối với nhân loại, thiên nhiên và vạn vật. Đây là thế giới của chư Phật, hay còn gọi là cõi Phật, của các Đức Chúa, Đức Thánh. Từ cõi này trở xuống là có sự hiện diện của con người.
c) Tầng vật chất Tuệ thức Tiên thiên (Plan Atma tattwa)
Phật giáo gọi thế giới này là cõi Niết bàn (Plan Atmique ou Nirvanique ou Nirvana). Đây là cõi giới thứ ba, tầng dưới cùng của cõi Niết bàn, hay của thế giới Tâm linh. Từ Atma trong tiếng Phạn nghĩa là Tinh thần, hay Tuệ (trí tuệ). Đây chính là cõi tinh thần, một thế giới chứa đầy trí tuệ, tri thức và thông tin. Đây là một thế giới mà Phật giáo rất ngưỡng vọng và phấn đấu. Kích thước hạt nguyên tử tầng này đã khá to, bằng 49² ak, tức là 2.401 hạt akasa. Hạt nguyên tử ở tầng này có hình thức giống như hạt nguyên tử tầng Đại Niết bàn, nhưng to hơn 49 lần. Trục thông tâm ở giữa có đến 343 hạt tiên thiên loại to (trục Proton). Đầu trên của trục này nối với 196 hạt tiên thiên loại to vừa (Neutron). Đầu dưới của trục nối với 147 hạt cùng loại (Neutron). Nối giữa 196 hạt to vừa đầu trên với 147 hạt to vừa bên dưới là “chuỗi hạt cườm nhỏ” gồm 1.715 hạt tiên thiên loại nhỏ (Electron), quấn liền với nhau theo các vòng tròn thành hình quả cầu. Vật chất ở tầng này đồng nhất với vật chất cấu tạo ra lớp Tuệ tâm trong Tâm linh con người.
Đây cũng chính là cõi Đại tri, Đại giác mà Phật giáo hay đề cập. Tầng vật chất này là thế giới Tâm linh thứ ba của Vũ trụ, là tầng vật chất lưu giữ và vận hành các thông tin, tri thức của toàn nhân loại trong Vũ trụ. Để dễ hiểu, ta có thể so sánh tầng vật chất này như một “website” khổng lồ trong tin học. Ở đây lưu giữ tất cả thông tin, tri thức của cả Vũ trụ và các nhân loại được hiểu theo nghĩa rộng (loài người ở nhiều hành tinh). Trong Vũ trụ sẽ có nhiều hành tinh có sự sống, có con người. Có thể nhân loại ở đâu đó có trình độ phát triển còn cao hơn chúng ta. Niết bàn là nơi lưu giữ mọi thông tin tri thức của toàn bộ nhân loại trong Vũ trụ. Phật giáo gọi Niết bàn là cõi Đại tri, Đại giác (hiểu biết lớn, nhận thức lớn). Và nếu xâm nhập được vào Niết bàn, con người có thể cảm nhận được hết, hiểu biết hết thảy mọi lĩnh vực, mọi vấn đề thuộc về con người, thiên nhiên, Vũ trụ, khoa học, xã hội, nghệ thuật…, và vì thế sẽ trở nên thông tuệ. Cũng do vậy mà những người đã nhập được Niết bàn được gọi là những người có tri thức Vũ trụ, hay các thánh nhân. Đó là những người có tầm hiểu biết rất rộng và sâu sắc, khiến người thường phải kinh ngạc và kính phục.
Nếu ví ba cõi Niết bàn như một đại dương, thì tâm linh mỗi con người chỉ như một chút nước được lấy từ đại dương kia và được chứa đựng trong “cái chai” (thân xác). “Cái chai” kia, cái thì to, cái thì nhỏ, cái đục, cái trong, cái dày, cái mỏng… Thân xác con người cũng như vậy. Chính thân xác (cái chai) đã ngăn cản không cho tâm linh (chút nước đựng trong chai kia) hòa nhập về với Niết bàn (đại dương). Chính vì vậy, các tôn giáo đều tìm cách chế ngự, thanh giản thân xác đến mức tối đa và cũng hạn chế đến mức tối đa các dục vọng của thân xác, để tâm linh có thể phát tiết, bứt phá, thoát ra khỏi vòng cương tỏa của thân xác, hòa nhập được vào cõi Niết bàn.
Ba tầng vật chất: Nguyên lý Tiên thiên hay Tối đại Niết bàn, Tâm thức Tiên thiên hay Đại Niết bàn và Tuệ thức Tiên thiên hay Niết bàn tuy là ba tầng, ba cõi giới khác nhau, nhưng lại thống nhất, hữu cơ với nhau như một cõi giới hoàn chỉnh. Đó chính là Thế giới Tâm linh. Đây là cõi giới có khả năng tư duy, sáng tạo cao nhất, tinh túy nhất, siêu việt nhất. Ấn Độ giáo gọi đó là Brahman - linh hồn của Vũ trụ. Còn biểu hiện của Brahman trong mỗi con người là Atman (tâm linh, hay linh hồn) của con người. Brahman vô sinh, vô diệt, là linh hồn nguyên lý của toàn Vũ trụ, còn Atman là linh hồn hiện hữu cụ thể trong từng cá thể sinh linh, như mỗi con người. Thế giới Niết bàn chính là nơi ngự trị của các Đức Phật, các bậc Chúa trời, các Đại Thánh nhân có Tâm, Tuệ, Đức cực kỳ phát triển. Tâm linh của các bậc Đại Thánh nhân này vượt ra xa, ngoài những khuôn khổ tâm linh đã phát triển của các bậc thánh nhân thông thường khác, sau khi họ đã từ giã cõi trần. Họ để lại những tư tưởng triết học vĩ đại, mang đầy trí tuệ, tính bác ái, lòng vị tha, tình yêu thương bao la đầy nhân văn và những chân lý trường tồn đối với nhân loại. Sự kính trọng, tôn thờ và ngưỡng mộ của người đời đối với họ vượt ra ngoài khuôn khổ của một quốc gia, một dân tộc. Phật giáo gọi họ là giới chư Phật. Các tôn giáo khác gọi họ là các Đức Chúa trời, là các Đức Thánh. Số lượng các Đại Thánh nhân này của toàn thế giới chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Các tôn giáo khác gọi thế giới đó là Thiên đường.
Nói đến Vũ trụ, chúng ta đừng vội hình dung ra những khoảng không bao la, vô tri, vô giác, vô cảm, với đầy các hành tinh, các tinh tú. Đó chỉ là phần vật chất thô, hữu hình, chỉ là phần “Thân xác” của Vũ trụ mà thôi. Đó chưa phải là Vũ trụ. Còn sáu lớp vật chất vô cùng cao siêu, vô hình và hoạt diệu nữa mới thành Vũ trụ. Chúng ta có thể hình dung Vũ trụ như một sinh linh già lão, uyên bác, đầy trí tuệ, nhân hậu, khỏe khoắn, hoạt bát, năng động và sáng tạo. Ngài thấy hết, cảm nhận được hết, thấu hiểu hết. Vũ trụ thực sự phải là một Tối linh sinh vật.
Ba tầng Niết bàn nói trên chính là linh hồn của Vũ trụ. Còn những tầng tiếp sau đây sẽ là Phách, Vía, Xác thân của Vũ trụ.
d) Tầng vật chất Năng lượng (Energetic Plan)
Phật giáo gọi đây là cõi Bồ đề (Plan Buddhique ou de L’ intuitionnel). Ở tầng vật chất này nguyên tử bắt đầu to và thô dần. Một nguyên tử ở đây bằng 49³ ak, tức là 117.649 hạt tiên thiên. Vật chất của tầng Bồ đề là dạng vật chất trường năng lượng sóng hạt siêu mịn, chứa đầy năng lượng tiên thiên (prana) rất đặc dị. Vật chất tầng này có khả năng lưu giữ, đồng hóa và luân chuyển năng lượng trong Vũ trụ và giữa các tầng vật chất. Đây là tầng vật chất năng lượng của Vũ trụ.
Hiện nay mạng thông tin của con người làm bằng cáp kim loại, hoặc cáp quang. Những vật liệu này quá hạn chế trong việc truyền dẫn các tín hiệu thông tin. Ngoài ra, hiện nay chúng ta còn có một phương tiện hiện đại hơn nữa là truyền thông tin qua đường vô tuyến, nhưng cách này bị hạn chế quá nhiều về khoảng cách không gian và chi phí quá đắt. Trong khi đó dạngvật chất Bồ đề tràn lan trong khắp Vũ trụ có thể truyền dẫn thông tin, truyền dẫn năng lượng tâm linh đi khắp nơi, khắp chốn. Các nhà Thông thiên học ngày xưa gọi chất Bồ đề này là chấtdi thái. Chất di thái có thể lưu giữ và truyền dẫn cả thông tin lẫn năng lượng với bất kỳ khối lượng nào đi khắp nơi trong Vũ trụ bao la. Nếu nắm được những bí mật, những đặc thù của vật chất Bồ đề, con người có thể có một mạng truyền dẫn thông tin và năng lượng vô tuyến đi khắp Vũ trụ, chứ không phải chỉ quanh Trái đất.
Vật chất ở tầng Bồ đề này không còn mang tính trường tồn như ở các cõi Tâm linh nữa. Vật chất ở tầng này liên tục phân rã, liên tục giải phóng và trao đổi năng lượng. Ở đây thường xuyên xảy ra các vụ nổ, như “vụ nổ Big Bang” trong Vũ trụ, để góp phần tạo ra các tầng vật chất khác. Tầng vật chất Bồ đề này bao gồm bảy tầng nhỏ: Ba tầng trên thuộc cõi Thượng thiên,còn bốn tầng dưới thuộc cõi Hạ thiên. Bảy tầng nhỏ này làm nhiệm vụ trao đổi, luân chuyển năng lượng giữa bảy thế giới vật chất trong Vũ trụ. Ở mỗi tầng này có một hố đen để thu hút, trao đổi năng lượng giữa các tầng vật chất trong Vũ trụ. Như vậy tầng vật chất năng lượng Bồ đề này tổng cộng có tới bảy hố đen. Tại mỗi tầng vật chất lại chia ra bảy tầng nhỏ. Các tầng nhỏ này cũng sẽ có bảy hố đen nhỏ hơn để trao đổi năng lượng. Bảy hố đen trong Vũ trụ tương ứng với bảy luân xa trong lớp Phách của cơ thể con người. Các luân xa này cũng có chức năng trao đổi năng lượng giữa bảy lớp cơ thể của con người (ba lớp Tâm linh, hai lớp Vía, một lớp Phách, một lớp Xác) với nhau và với Vũ trụ. Vật chất ở tầng Bồ đề này với vật chất tạo ra lớp Phách trong cơ thể con người là đồng nhất.
Hố đen trong Vũ trụ
Nhìn từ góc độ đời sống tâm linh, tầng Bồ đề là cõi giới thứ tư từ trên xuống, là nơi lưu trú và hoạt động trong giai đoạn đầu tiên của các bậc Thánh nhân, các nhà tu hành đắc đạo. Sau khi đã từ giã cõi trần, họ thường lưu trú ở cõi Bồ đề này trước khi thăng lên các cõi cao hơn. Đây là cõi trung chuyển để các bậc tu hành đắc đạo tu luyện, chuẩn bị thăng lên cõi trên (cõi Phật). Cõi giới này được người đời rất ngưỡng mộ và thờ phụng. Đây được coi là nơi bồng lai tiên cảnh so với trần gian trên Trái đất. Đây đồng thời cũng là ranh giới giữa hai cõi: Vô sắc giới và Sắc giới (còn gọi là Vô Dục giới và Dục giới - hành dâm). Từ nửa trên của tầng Bồ đề trở lên là cõi Vô sắc giới. Những tầng vật chất tiếp theo bên dưới đây sẽ thuộc các cõi Sắc giới hay Dục giới (hành dâm).
e) Tầng vật chất Thiên thể (Astral Plan)
Phật giáo gọi là đây là cõi Thượng giới (Plan Astral ou emotionnel). Kích thước một nguyên tử ở tầng này bằng 494 ak (5.764.801 hạt tiên thiên), so với 13.841.287.201 ak là kích thước một nguyên tử cõi trần. Nếu so sánh hạt nguyên tử tầng Thượng giới với hạt nguyên tử cõi trần, chúng chênh nhau đến 2.400 lần. Nên nhiều người gọi tầng này là tiên giới so với cõi trần cũng chẳng có gì là quá đáng.
Từ đây trở xuống thuộc cõi Hạ thiên. Trong Vũ trụ, tầng vật chất Thượng giới này rất tinh tế, nhạy cảm. Nó như các giác quan của Vũ trụ vậy. Về góc độ môi trường sống của Con người (những cõi giới mà con người sống), từ tầng vật chất này trở xuống sẽ thuộc những cõi sắc giới (những thế giới mang tính sắc dục, hành dâm, đầy những đam mê, dục vọng). Tầng vật chất này rất gần với cõi trần của chúng ta, song nó vẫn là vật chất siêu hình, không thấy được bằng mắt trần và được coi là cao, đẹp hơn nhiều so với cõi trần.
Xét về góc độ tâm linh, tầng vật chất này là nơi lưu trú của các bậc Linh thần*, là các văn nghệ sĩ, các nghệ nhân chân chính, có những tác phẩm, những công trình, tác phẩm để đời, mang đầy tính nhân văn, tình yêu thương con người, khiến người đời ngưỡng mộ, tôn thờ. Dạng vật chất ở tầng này cũng đồng nhất với dạng vật chất cấu tạo ra Vía Thiên thể (astral body), hay còn gọi là Vía Cảm xúc (emotional body) trong cơ thể con người. Dạng vật chất ở tầng này thuộc dạng trường sóng hạt mịn, dễ dàng rung động và hòa nhịp với những xúc cảm của con người. Nó cũng thuộc loại vật chất nhạy cảm, có cảm xúc, có sinh, có diệt. Tầng vật chất này chẳng khác gì các giác quan cảm xúc của Vũ trụ. (Cho rằng Vũ trụ không có cảm xúc, vô tri, vô giác là một sai lầm rất lớn.) Gọi một cách chính xác thì đây là thể Vía Cảm xúc (emotional body) của Vũ trụ. Đặc điểm và tính chất của tầng vật chất này sẽ được nói rõ hơn ở phần Vía Cảm xúc.
* Linh thần: là những cá nhân con người có chân linh linh thiêng, đã hiển thần, sau khi đã kết thúc kiếp sống trên cõi trần, được dân chúng thờ phụng tại các địa phương vì thấy linh thiêng.
f) Tầng vật chất Trung giới (Mental Plan)
Phật giáo gọi là cõi Hạ trí (Plan Mental). Đây là tầng vật chất trung chuyển giữa vật chất hữu hình (cõi Phàm trần) sang vật chất siêu hình (từ tầng Trung giới đến tầng Tối đại Niết bàn). Nguyên tử ở tầng vật chất này bắt đầu to và thô, song vẫn còn nhỏ, mịn hơn nhiều so với các nguyên tử ở tầng Phàm trần, mà con người thân xác chúng ta đang sống. Mỗi nguyên tử ở đây to bằng 495 ak (282.475.249 hạt tiên thiên). Dạng vật chất ở đây là trường sóng hạt thô, song vẫn là siêu hình, không nhìn thấy được bằng mắt thường. Nó cũng thuộc loại vật chất hữu sinh, hữu diệt. Các hạt nguyên tử vật chất thuộc tầng Thượng giới và tầng Trung giới có hình thù trông như quả cầu, cấu tạo na ná như nguyên tử của tầng Bồ đề. Chỉ khác mấy điểm nhỏ là: Các hạt tiên thiên loại to (Proton) ở tầng Bồ đề kết nối với nhau thành một trục thông tâm. Các hạt to vừa (Neutron) trong nguyên tử tầng Bồ đề có mặt ở hai đầu trên và dưới trục Proton kết nối với các vòng hạt nhỏ (Electron) ở quãng giữa. Còn cấu tạo hạt nguyên tử tầng Thượng giới và Trung giới trở xuống khác ở chỗ, về hình thù, các hạt nguyên tử vẫn có dạng hình cầu tròn, song, các hạt tiên thiên khí loại to (Proton) kết dính với nhau thành hai dây, quấn vặn thừng, nối thông từ trên xuống dưới theo trục giữa. Đầu trên và đầu dưới của hai sợi dây tiên thiên hạt to này được kết nối với các chuỗi hạt tiên thiên loại vừa (Neutron). Các chuỗi hạt Neutron này được bố trí xen kẽ với các vòng dây hạt tiên thiên loại nhỏ (Electron). Xin xem thêm cấu tạo và hình vẽ của hạt nguyên tử Sinh bào tạo ra tế bào sống ở chương sau, sẽ dễ hình dung hơn.
Cõi Trung giới là nơi lưu trú tạm thời của giới sinh vật nói chung và của con người nói riêng, sau khi thân xác chết đi. Sau thời gian lưu trú tại cõi Trung giới, các vong sẽ được xếp sắp, hợp cõi nào sẽ vào cõi ấy. Vong thực vật cổ thụ thường ở cõi Trung giới và Thượng giới. Chỉ một ít loài thông, tùng, bách… là cây quý, lưu niên sẽ ở cõi dưới tầng Bồ đề. Vong một số loài động vật bậc cao như vượn, cá voi, cá heo, ngựa và chó thường tồn tại ở cõi Trung giới là chủ yếu, có một số rất ít ở cõi Thượng giới, nhưng hình hài rất khác so với động vật ở Trái đất. Còn ở cõi Bồ đề hình như không có động vật. Thời gian lưu trú của con người ở cõi Trung giới này dài hay ngắn tùy thuộc vào trạng thái thân xác khi chết: Thân xác còn trẻ khỏe, hay đã già nua, ốm yếu, tàn tạ. Linh hồn cùng Phách, Vía sẽ lưu trú ở đây một thời gian, cho đến khi nào tần số dao động của Tâm linh ổn định trở lại, linh hồn mới đi đầu thai, chuyển sang kiếp khác được. Hai lớp Vía và lớp Phách còn lại vẫn tiếp tục tồn tại ở tầng vật chất này thêm một thời gian nữa (hàng trăm năm), sau đó chúng mới bị phân hủy, tan biến dần. Chính vì vậy mà nó được gọi là cõi Trung giới. Nếu tầng vật chất Thượng giới là nơi diễn ra những cảm xúc của Vũ trụ, thì tại tầng Trung giới này sẽ diễn ra những tính toán hành xử sau những cảm xúc nói trên. Người đời hay nói: “Trời có mắt” là vậy.
Vật chất ở tầng này cũng đồng nhất với vật chất cấu tạo ra lớp Vía Hạ trí, hay còn gọi là Vía Tính toán (mental body) ở cơ thể con người. Lớp Vía này chủ trì hoạt động tính toán, mưu lợi cho thân xác. Nó cùng với Vía Thiên thể tạo ra hai lớp Vía trong cơ thể con người: Một lớp vía luôn cảm xúc, ham muốn, mưu lợi và lớp thứ hai luôn tính toán để thực thi những dục vọng đó. Cõi Trung giới này thường được người đời gọi là c õi Âm. Ở đây lưu trú đủ các loại người đến từ cõi trần sau khi thân xác chết đi. Nơi đây như một sân ga, mọi người sẽ chờ đợi chuyến tàu “định kiếp” của mình, kẻ sẽ lên những cõi trên, đến tận Thiên đàng, kẻ sẽ xuống những cõi giới bên dưới, có khi xuống tận cõi Địa ngục, chuyện này phụ thuộc vào kiếp sống vừa qua, sống thiện hay ác, hay sự phải đạo của từng người.
g) Tầng vật chất Hữu hình (Physic Plan)
Phật giáo gọi là cõi Phàm trần hay Hạ giới hoặc Hồng trần (Plan Physique). Đây là tầng vật chất hữu hình có cấu tạo nguyên tử to nhất, thô nhất, nặng nề nhất, với tần số dao động của nguyên tử chậm chạp nhất, chắc chắn nhất về mặt vật lý. Đây chính là thế giới mà chúng ta đang sống, đang cảm nhận được bằng các giác quan thể xác, là thế giới của vật chất hữu hình trong Vũ trụ. Chỉ ở tầng vật chất này mới có loại vật chất vô cơ và sinh vật (vật chất sống) hữu hình. Hạt nguyên tử ở tầng này to gấp gần 14 tỷ lần hạt nguyên tử tầng đầu tiên tạo ra linh hồn. Cụ thể một hạt nguyên tử tầng này to bằng 496 ak, tức là 13.841.287.201 ak. Gần 14 tỷ hạt tiên thiên là kích thước (khối lượng) nói chung của hạt nguyên tử lý thuyết ở tầng vật chất này. Chính vì nguyên tử vật chất ở tầng này to nhất, nên tầng vật chất này có thể chứa đựng cả bảy dạng vật chất trong Vũ trụ. Điều này giống như kiểu đồ chơi “búp bê Matryoshka” của nước Nga - con búp bê to nhất chứa trong bụng nó cả bảy con búp bê nhỏ hơn. Tầng vật chất Phàm trần này là thế giới vật chất hữu hình với không gian ba chiều và một chiều thời gian luôn đi kèm, mà con người (thân xác) chúng ta đang sống. Các hạt nguyên tử ở tầng vật chất này chia ra làm hai loại: nguyên tử vô cơ (vật chất vô tri, vô giác) và nguyên tử tạo ra tế bào sống của giới sinh vật. Nói đến sinh vật, đơn vị nhỏ nhất hiện nay người ta biết đến là tế bào sống . Nhưng tế bào sống là một tổ hợp của rất nhiều nguyên tử tạo ra tế bào sống. Khái niệm về nguyên tử này hiện nay gần như chưa được đề cập đến. Người ta hay nói đến tế bào sống như một đơn vị chất sống nhỏ nhất, chứ chưa có ai đề cập đến “nguyên tử sống”. Vậy gọi tên nguyên tử này thế nào?
Nguyên tử tạo ra vật chất vô cơ ta gọi là nguyên tử vô cơ. Còn nguyên tử tạo ra tế bào sống ta gọi là gì? Tôi sẽ không dùng thuật ngữ “vật chất hữu cơ” hay “nguyên tử sống” để chỉ loại vật chất tạo ra tế bào sống. Vì không phải chất hữu cơ nào cũng tạo ra tế bào sống. Tôi muốn đặt cho loại nguyên tử tạo ra tế bào sống một thuật ngữ khác, chính xác hơn, là nguyên tử sinh bào. Có nghĩa là nguyên tử tạo ra tế bào sống. Riêng mỗi hạt nguyên tử sinh bào của tầng vật chất Phàm trần có kích thước chung bằng 13.841.278.201 ak. Kích thước nguyên tử vô cơ ở đây cũng lớn tương tự, nhưng cấu tạo thì đơn giản hơn nguyên tử sinh bào rất nhiều. Đây là một thế giới tổng hợp đặc biệt, nơi đang diễn ra cuộc sống của sinh vật và của con người với thân xác hữu hình đan xen. Ở đây hội tụ cả bảy thế giới, bảy cõi giới đan xen, chồng chéo, nhưng hoàn toàn độc lập với nhau, không hòa nhập được. Chúng ta đang tồn tại trên một trong những hành tinh cấu tạo từ vật chất hữu hình là Trái đất. Chúng ta hiện vẫn chưa biết trong Vũ trụ có bao nhiêu hệ Mặt trời, bao nhiêu hành tinh như Trái đất - hành tinh có sự sống. Chúng ta chưa có một con tàu Vũ trụ nào có thể đến hết được các hành tinh để mà kiểm chứng chuyện này. Nhưng trí tuệ của con người có thể đi đến hết thảy tất cả các hành tinh cách Trái đất hàng triệu năm ánh sáng, để biết được có bao nhiêu Mặt trời, bao nhiêu Trái đất trong Vũ trụ.
Theo lý thuyết về các tầng vật chất trong Vũ trụ, thế giới vật chất hữu hình mà chúng ta đang sống thuộc tầng thấp nhất trong bảy tầng vật chất căn bản của Vũ trụ. Ở tầng vật chất hữu hình này, tất cả lại được phân tầng ra bảy tầng nhỏ hơn. Ở mỗi tầng nhỏ hơn đó lại phân tiếp ra bảy tầng nhỏ nữa. Chính vì thế, ở thế giới vật chất hữu hình này, chắc chắn sẽ còn có ít nhất sáu hành tinh khác giống như Trái đất, có sự sống và có sự hiện diện của con người. Còn kích thước và trình độ phát triển văn minh ở các hành tinh này chắc chắn sẽ khác nhau, dù khác thế nào thì chưa thể biết được.
Nói về vật chất nói chung, với cơ cấu phân tầng theo cấp số bảy này sẽ có rất nhiều vật chất và sinh vật nhỏ đến mức mắt thường sẽ không nhìn thấy được, dù chúng vẫn thuộc thế giới hữu hình. Ví dụ như thế giới của con người chúng ta, đơn vị đo kích thước các vật thể là meter, còn ở thế giới phân tầng nhỏ hơn, là các thế giới vi mô, như thế giới vi sinh vật, bao gồm các loài vi trùng, vi khuẩn, siêu vi trùng thì đơn vị đo kích thước lại là micron, nanometer, và còn nhỏ hơn nữa. Những thế giới vô cùng nhỏ bé đó vẫn thuộc cõi Phàm trần. Tuy chúng nhỏ đến mức phải dùng đến kính hiển vi, hay hiển vi điện tử mới nhìn thấy, song chúng vẫn là vật chất thô, hữu hình. Vật chất siêu hình hoàn toàn khác hẳn. Vật chất siêu hình tồn tại ở dạng sóng - hạt và tồn tại trong thế giới sóng đa chiều với các loại hạt vật chất có kích thước khoảng từ 1/600 triệu nanomét** (1 - 2 nm) trở xuống. Theo lý thuyết, các tầng vật chất được sắp xếp theo cơ số bảy, nên chắc chắn trong Vũ trụ hữu hình, xét về tầm vĩ mô tổng thể, quanh Thái dương hệ của chúng ta ít nhất sẽ phải có bảy Thái dương hệ với các kích thước chênh nhau một khoảng nào đó. Mỗi Thái dương hệ sẽ có một Mặt trời và bảy hành tinh, trong đó sẽ có một hành tinh giống như Trái đất, có sự sống hữu hình, có con người hữu hình. Và tất nhiên những con người ở bảy Thái dương hệ này cũng sẽ có những thân hình với những kích cỡ khác nhau, có những trình độ tiến hóa ở bảy nấc thang khác nhau. Loài người chúng ta đang ở nấc thang thứ mấy, so với các Thái dương hệ khác là điều chưa tỏ tường.
** 1 nanomét = 10-9 mét.
Tất cả các ngành khoa học hiện tại mà loài người đang có như vật lý, toán học, hóa học, vũ trụ học, sinh học, y học… vẫn đang bị đóng khung trong các lĩnh vực nghiên cứu thế giới vật chất hữu hình, với không gian rất hạn chế, gò bó là Vũ trụ của một Thái dương hệ. Kết quả những nghiên cứu của các ngành khoa học ở đây là rất tương đối trong thế giới vật lý hữu hình. Không thể đem những kết quả nghiên cứu ở thế giới này để tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề thuộc các thế giới vật chất siêu hình khác được, vì vật chất ở bảy thế giới là hoàn toàn khác nhau. Ta thử xem lại chính con người mình thì rõ. Con người là tổng thể của cả một Tiểu Vũ trụ, mà trong đó hội tụ cả bảy thế giới vật chất, thông qua bảy lớp cơ thể của mình: Ba lớp Tâm linh, một lớp Phách, hai lớp Vía và một Thân xác. Trong đó xác thân là phần vật chất hữu hình duy nhất mà mắt người và các giác quan khác có thể thấy và cảm nhận được. Còn lại sáu lớp cơ thể khác, mắt người cũng như các giác quan khác không cảm nhận được. Nghĩa là, con người chúng ta chỉ cảm nhận được và ý thức được có một cơ thể là thân xác mà thôi. Đến tận bây giờ, thế kỷ XXI rồi, con người vẫn đang hoài nghi việc ngoài Thân xác ra, con người có Linh hồn không, có các cơ thể khác như Phách, Vía nữa không? Các ngành khoa học hiện nay, cả y học lẫn sinh học vẫn còn quá nhiều sai lầm trong việc tìm hiểu về chính cơ thể con người. Ở những chương sau, chúng ta sẽ nói về những nhầm lẫn này. Không thể chỉ sử dụng các giác quan của thể xác hữu hình làm cơ sở để tìm hiểu, nghiên cứu những thế giới siêu hình khác được. Dù con người có thể làm ra các loại kính hiển vi, kính thiên văn có độ phóng đại to đến đâu đi nữa, dù con người có làm ra các loại tàu vũ trụ cực kỳ hiện đại, con người có thể lên sao Kim hay sao Hỏa, thì cũng vẫn chỉ luẩn quẩn trong thế giới vật chất hữu hình ba chiều chật hẹp mà thôi. Đối tượng nghiên cứu của chúng ta vẫn chỉ là những vật chất thô, thuộc tầng vật chất thấp nhất.
Ta hãy xem bảng thống kê kích thước các hạt nguyên tử cấu tạo nên các tầng vật chất (ở trang sau), để thấy sự khác biệt quá xa về kích thước nguyên tử giữa bảy tầng vật chất, cũng như bảy cơ thể của con người. Khi kích thước nguyên tử chênh nhau quá lớn, đến hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỷ lần, thì loại vật chất này đi xuyên qua vật chất kia là chuyện đương nhiên và dễ hiểu. Và giữa các dạng vật chất có kích thước nguyên tử quá chênh lệch như vậy, không thể lấy kết quả nghiên cứu dạng vật chất này để áp dụng cho dạng vật chất khác được. Khi xem kích thước nguyên tử các tầng vật chất trong Vũ trụ, chúng ta sẽ thấy, những khác biệt giữa bảy tầng vật chất trong Vũ trụ là quá lớn, và những thành tựu khoa học mà con người hiện có là quá ít. Trí tuệ của con người cũng chính là trí tuệ của Vũ trụ. Điều này không cho phép con người dừng lại ở thế giới vật chất hữu hình thô nhất, thấp nhất như hiện nay để nhìn nhận và nghiên cứu Vũ trụ được. Nghiên cứu này đòi hỏi con người phải vươn tới những thế giới vật chất cao hơn, siêu phàm hơn, đến những thế giới của trường sóng hạt, để rồi từ đó có những biện pháp tốt hơn quay lại giúp đỡ phần xác thân nặng nề nhất của con người.
3
KÍCH THƯỚC CÁC HẠT NGUYÊN TỬCỦA BẢY TẦNG VẬT CHẤT
Trong thực tế, trên bình diện của mỗi tầng vật chất cơ bản, lại chia ra bảy tầng nhỏ. Tôi gọi là tầng để mọi người dễ hình dung, chứ thực ra bảy tầng vật chất kể trên tồn tại sát cạnh nhau, đan xen nhau, nhưng luôn độc lập với nhau, như kiểu nước, xăng với dầu thô cùng chứa trong một cái bình vậy. Mỗi tầng vật chất là một thế giới hoàn toàn khác nhau. Các thế giới đó, tuy đan xen, lồng ghép với nhau, nhưng không thể hòa đồng với nhau được. Các tầng vật chất này không xếp sắp theo không gian ba chiều, tầng trên, tầng dưới, như chúng ta hay tưởng tượng mà phân định bằng tần số và kích thước hạt nguyên tử, nên chúng có thể đan xen, chồng chéo nhau, nhưng vẫn tách biệt, tồn tại độc lập.
Mỗi tầng vật chất là một thế giới khu biệt, lồng ghép, đan xen, nhưng vẫn tách biệt nhau. Một ví dụ cụ thể là cơ thể người. Cơ thể người cũng có bảy lớp vật chất: Thân xác là vật chất thô, hữu hình; còn các lớp cơ thể khác là một lớp Phách, hai lớp Vía, ba lớp Tâm linh là vật chất siêu hình. Bảy lớp cơ thể này vẫn song song tồn tại, đan xen, hòa quyện, hữu cơ đến mức, ta chỉ cảm nhận được có một cơ thể là thân xác mà thôi. Với sáu lớp cơ thể khác, ta hầu như không biết đến, không cảm thấy được, chỉ lờ mờ cảm nhận, nên vẫn hoài nghi là chúng có tồn tại hay không? Một ví dụ nữa, nếu tính theo tầng vật chất thì thể Phách là tầng thứ tư từ trên xuống, còn cách thể Xác hai tầng là Vía Cảm xúc và Hạ trí, nhưng trong thực tế, thể Phách lại nằm sát liền với thể Xác. Hai thể Vía lại bao bên ngoài thể Phách. Vị trí đặc thù này của thể Phách là hoàn toàn hợp lý, vì thể Phách phải cung cấp năng lượng cho sáu cơ thể siêu hình và một cơ thể hữu hình là thân xác. Nó phải nằm sát cạnh thân xác.
Tất cả bảy lớp cơ thể thuộc bảy thế giới khác nhau, nhưng vẫn tồn tại cạnh nhau, hữu cơ với nhau dù không ý thức được nhau. Nhìn bảng khái quát về bảy tầng vật chất nêu trên, chúng ta thấy các loại vật chất này khác nhau, chênh nhau đến hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỷ lần. Ý thức của chúng ta hoạt động thông qua năm giác quan thể xác, là lớp cơ thể đang sống và tồn tại ở tầng vật chất thô nhất, nặng nề nhất. Mỗi nguyên tử cấu tạo nên vật chất ở thế giới hữu hình này lớn hơn các nguyên tử ở thế giới sóng siêu hình khác đến hàng triệu, hàng tỷ lần. Ở mỗi tầng vật chất, con người có những giác quan đặc thù riêng để cảm nhận, để ý thức và nhận thức thế giới vật chất ở tầng đó. Giác quan tầng cao hơn có thể nhận thức được vật chất tầng thấp hơn, còn ý thức sinh ra từ cảm nhận của các giác quan các tầng thấp không thể nhận thức được tầng vật chất cao hơn. Chính vì thế, không thể lấy sự cảm nhận, hay ý thức của giác quan thể xác để nghiên cứu vật chất ở những tầng vật chất cao hơn tầng vật lý thô này được. Chúng ta đang sống trong thế giới ba chiều - thế giới của vật chất hữu hình và sử dụng năm giác quan của thể xác để tìm hiểu và nhận thức sự vật và Vũ trụ xung quanh. Các ngành khoa học tự nhiên mà nhân loại chúng ta tạo ra để nghiên cứu thiên nhiên, Vũ trụ, cũng chủ yếu dựa trên sự cảm nhận của năm giác quan này. Và các ngành khoa học đó mới chỉ hoạt động trong giới hạn của thế giới vật chất thô hữu hình, với không gian ba chiều (thế giới vật lý). Ý thức của con người từ trước đến nay phần lớn cũng chỉ dựa trên cảm quan của các giác quan thể xác. Dù vậy, hiện nay nhận thức của con người ngày càng phát triển. Đặc biệt từ khi ngành toán tin và khoa học công nghệ thông tin phát triển mạnh, đã đưa nhận thức của con người đến gần hơn với các thế giới siêu hình khác. Không gian ba chiều đang dần dần được “mở rộng” ra thành đa chiều. Nhờ thế mà sự cảm nhận về các thế giới đa chiều, thế giới của sóng sẽ dễ dàng hơn. Nhận thức về các thế giới sóng của các vật chất siêu hình cũng bớt khó khăn hơn, chính xác hơn. Nhu cầu phát triển ngày càng đòi hỏi con người phải phá bỏ những giới hạn vô cùng chật hẹp của thế giới vật chất hữu hình ba chiều, để vươn đến những thế giới đa chiều của sóng với những dạng vật chất siêu mịn, siêu hình khác như tôi đã trình bày ở trên.
Mấy năm gần đây con người mới làm quen với công nghệ Nano, tức là vật chất có kích thước đo bằng nanometer, chúng ta đã thấy kỳ diệu lắm rồi. Thế nhưng vật chất Nano còn lớn hơn vật chất ở thế giới gần nhất với chúng ta là tầng Trung giới đến sáu trăm triệu lần. Còn nếu so với vật chất cấu tạo nên Tâm linh con người, thì nano còn lớn hơn đến hàng tỷ lần. Bản thân con người chúng ta đang cùng một lúc sống trong bảy thế giới. Chúng ta chỉ quen với việc sở hữu năm giác quan thể xác, nên chỉ ý thức được một thế giới thô thiển nhất, chậm chạp nhất, nặng nề nhất. Trong khi đó còn có đến sáu thế giới khác, vi tế hơn nhiều, cao siêu hơn nhiều, nơi mà Phách, Vía và Tâm linh con người của chúng ta thực sự vẫn đang sống dù chúng ta không ý thức được. Chỉ có thân xác ta là sống trong thế giới ba chiều, còn từ Phách, Vía, Linh hồn đều sống trong các thế giới sóng hạt đa chiều. Tiếc thay tất cả các sáng tạo khoa học, các định luật, các phát minh khoa học cả tự nhiên lẫn xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong thế giới ba chiều hạn hẹp mà chưa vươn ra được những thế giới sóng đa chiều khác.
Tham vọng của cuốn sách này là mong bạn đọc sẽ có khái niệm để tìm hiểu Thế giới đa chiều bao la của Vũ trụ và cũng là của chính con người, hay nói chính xác hơn, là tìm hiểu về sáu thế giới siêu hình và một thế giới hữu hình trong Vũ trụ mà bất kỳ con người nào cũng sẽ có dịp sống và ghé qua, sau khi từ giã cõi trần trên Trái đất này. Để từ đó chúng ta sẽ có những cách nhìn, những phát kiến khoa học chính xác hơn, phục vụ lại cho chính con người xác thân và con người tâm linh trường tồn của chúng ta. Bảy tầng vật chất, hay bảy cõi giới, chính là cơ cấu vi diệu của Vũ trụ. Con người là một Tiểu Vũ trụ với đầy đủ các cơ cấu của Đại Vũ trụ. Hình thù bên ngoài của Tiểu Vũ trụ thì chúng ta đã biết rồi. Còn hình hài thực sự của Đại Vũ trụ sẽ như thế nào? Chúng ta sẽ xem xét kỹ Tiểu Vũ trụ, để rồi thử ý thức về hình hài của Đại Vũ trụ ra sao.
4
CHU DU VÀO THẾ GIỚI VI MÔ ĐỂ HIỂU VỀ THẾ GIỚI VĨ MÔ
Chúng ta hãy xem con người, một cơ thể sống, là một Vũ trụ. Bây giờ chúng ta thử thu nhỏ mình lại thành kích thước của các loài vi khuẩn, rồi xâm nhập vào những thế giới vi mô mà mắt thường không thể thấy được để xem thử những thế giới vi khuẩn đó trong cơ thể con người như thế nào. Chúng ta sẽ thấy đó là một thế giới với muôn hình vạn dạng của các loài vi khuẩn đang sinh sống trên khắp các bộ phận của thân thể con người. Ở thế giới này, cơ thể chúng ta là Vũ trụ và các loài vi khuẩn này là các sinh vật sống trong Vũ trụ ấy. Nếu chúng ta chỉ giới hạn tầm nhìn trong khuôn khổ thế giới vi mô nhỏ bé đó, tầm nhìn từ vị trí những loài vi khuẩn đang sinh sống trong thân xác con người mà quan sát, thì liệu chúng ta có thể xác định được hình thù của cả Vũ trụ (cơ thể con người) hay không? Chắc chắn là không thể. Chúng ta sẽ chỉ thấy “những cánh rừng rậm rạp”, ở đó rậm rì một loại “cây không lá” có thân thẳng hoặc quăn tít (đầu - tóc), hoặc thấy “những thảo nguyên” bao la, những triền đồi với những “khóm cỏ lau lúp xúp” (lông ngực - bụng) v.v. Chúng chỉ có thể nhìn thấy những không gian chật hẹp, nơi chúng đang sống. Nếu chúng được hỏi: “Vũ trụ mà các bạn đang sống là vô tri, vô giác, hay là một cơ thể sống?”. Chắc chắn chúng sẽ trả lời rằng, Vũ trụ nơi chúng ở là những gò, đồi, những rừng cây, những mặt nước ao, chuôm, nên đương nhiên là vô tri, vô giác. Nếu chúng được bảo: “Các bạn nhầm rồi, Vũ trụ mà các bạn đang sống là một cơ thể sống, một con người đấy!”, chúng sẽ phá lên cười, cho rằng đó chỉ là những lời xằng bậy.
Dưới đây, khi xem những bức ảnh về thế giới vi khuẩn trong cơ thể người, ta sẽ thấy ở đó có rất nhiều “khoảng không”, rất nhiều không gian, những kiểu bề mặt từ “mặt đất bằng phẳng” đến “những gò đồi, những rặng núi, đầm, hồ”. Ở đó vi khuẩn đang nằm, bò, bay, chạy nhảy hay bơi lội. Chỉ khi đưa tầm nhìn vượt lên khỏi thế giới vi mô nhỏ hẹp ấy, vượt ra khỏi cả Vũ trụ kia (cơ thể con người) để nhìn bao quát hơn, ta sẽ thấy Vũ trụ ấy là một cơ thể sống, một sinh vật, một con người, như chúng ta đang thấy. Vũ trụ ấy luôn sống động, luôn nhìn nhận, tư duy, luôn yêu, ghét và luôn hành động. Vũ trụ ấy hóa ra là một sinh linh, một con người. Đó là một chỉnh thể sống siêu phàm chứ không phải chỉ là những không gian vô tri vô giác, là địa điểm mà những loài vi sinh sinh sống. (Xem ảnh thế giới vi khuẩn dưới đây.)
Vì thế, rất có thể toàn cảnh của Vũ trụ mà nhân loại chúng ta đang sống không chỉ là những không gian bao la vô tri, vô giác với các hành tinh, các tinh tú như chúng ta đang thấy. Mỗi khoảng không trong Vũ trụ (dưới con mắt xác thịt của chúng ta) thực chất đều là một thế giới vật chất và năng lượng. Sẽ chẳng có “không gian” vô nghĩa nào hết. Nếu coi thế giới mà con người đang sống như thế giới của các loài vi khuẩn kia và đứng cao hẳn lên, vượt xa ra hẳn bên ngoài Vũ trụ mà nhìn lại, thì biết đâu, Vũ trụ bao la này lại là một cơ thể sống rất hoàn chỉnh, không thừa, không thiếu một bộ phận nào.
Trước đây con người đã từng hình dung Trái đất là hình vuông, bầu trời là hình tròn, đến khi ra ngoài Vũ trụ, nhìn lại Trái đất thì hóa ra Trái đất hình cầu và luôn chuyển động theo trục. Theo đó, nếu chúng ta có thể vượt trên cả tầm vóc Vũ trụ để nhìn lại, biết đâu trước mắt chúng ta, Vũ trụ lại là một sự sống siêu khổng lồ, vạm vỡ, trầm tư, đầy trí tuệ...
Thế giới vi khuẩn trong cơ thể người
Chúng ta thử hóa thân vào thế giới này, cùng những cư dân ở đây, để rồi nhìn ra “Vũ trụ” và tìm hiểu xem hình thù thật sự của Vũ trụ vĩ đại này như thế nào?
Những bức ảnh dưới đây là từng phần của cơ thể con người. Ở đó có đủ loại “cư dân” đang sinh sống. Loài sống trên da thịt, loài sống trong đường ruột, loài sống trong dạ dày, loài sống bên trong các tế bào v.v. Khi thấy được thế giới vi khuẩn, ta sẽ thấy thân xác con người là cả một Vũ trụ, trong đó có rất nhiều thế giới, nhiều “vùng đất đai”, “lãnh thổ”, “lãnh hải” của các cư dân vi khuẩn. Loài sống trên bề mặt, loài sống trong nước, loài sống yếm khí, loài vô hại, loài có hại v.v.
Dưới đây là một số hình ảnh ví dụ về những thế giới đó. Hy vọng những bức ảnh này sẽ làm thay đổi những suy nghĩ lâu nay của chúng ta về Con người và Vũ trụ.
Bức ảnh trên là hai chủng vi khuẩn (màu xanh lục và màu xanh dương) đang sinh sống trên da người. Có rất nhiều loại vi khuẩn sống trên da người, một số chủng vi khuẩn có thể gây mụn, song phần lớn không gây hại.
Trong hệ thống đường tiêu hóa các chủng vi khuẩn lại còn phong phú, đa dạng hơn. Loại sống trên cạn, loại sống dưới nước, loại có lợi, loại có hại. Nói đến “Tổng dân số vi khuẩn” trong “Vũ trụ con người” còn phong phú hơn chủng người trên Trái đất của chúng ta nhiều lần.
Khoảng 500 tới 1.000 chủng vi khuẩn sống trong mỗi cơ thể chúng ta. Số lượng của chúng vào khoảng 100 ngàn tỷ, gấp tới mười lần số lượng tế bào tạo nên một cơ thể người.
(Đây là vi khuẩn Escherichia coli trong hệ tiêu hóa. Chúng có thể gây bệnh tiêu chảy.)
Tiến sĩ Roy Sleator, một giảng viên của Viện Công nghệ Cork tại Anh, nói rằng tổng khối lượng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa của người lên tới 2 kg.
Hàng trăm khuẩn cầu đang sinh sống trên bề mặt một tế bào.
Một nhóm vi khuẩn đang bơi lội trong cơ thể người.
Những vi khuẩn này có roi ở một đầu, giúp chúng di chuyển trong cơ thể chúng ta, trông như loài mực đang bơi trong đại dương vậy.
Siêu khuẩn Enterococcus faecalis, một trong những siêu vi khuẩn có khả năng chống thuốc kháng sinh trong một giai đoạn phát triển.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori, gọi tắt là vi khuẩn HP trong dạ dày người. Chúng có thể gây bệnh viêm và loét dạ dày.
Sau khi xem xong những bức ảnh này, chúng ta hãy thử hình dung rằng, những thế giới vi khuẩn đó như cái thế giới hiện hữu mà chúng ta đang sống. Khi đó, sẽ là một sai lầm lớn nếu nghĩ rằng Vũ trụ vĩ đại mà chúng ta đang thấy và đang sống trong đó, chỉ là những khoảng không bao la với các hành tinh, các vì sao vô tri, vô giác, và có những hành tinh có sinh vật… Những gì chúng ta đang thấy trong Vũ trụ này đối với con người chúng ta là rất lớn, rất vĩ đại, tuy nhiên đó vẫn chỉ là những phần vật chất vi mô rất nhỏ bé so với Vũ trụ tổng thể. Ngoài ra còn sáu lớp vật chất siêu hình khác của Vũ trụ mà chúng ta không thể thấy được bằng giác quan thể xác của con người. Đặc biệt là lớp Tâm linh của Vũ trụ. Ở một tầm nhìn khác, Vũ trụ có thể sẽ là một Tối linh sinh vật siêu khổng lồ, như một nhà hiền triết vĩ đại, già cả, nhưng vô cùng mạnh mẽ, nhanh nhẹn, uyên thâm, luôn trầm tư dõi theo từng hành vi của cả nhân loại chúng ta. Không phải vô cớ, mà cách đây hàng ngàn năm các hành giả Ấn Độ giáo đã từng phát hiện Vũ trụ và Con người đều có Tâm linh. Họ gọi linh hồn của Vũ trụ là Brahman, còn linh hồn của Con người là Atman. Atman là một phần biểu hiện rất nhỏ bé của Brahman. Như vậy, nếu con người, một Tiểu Vũ trụ, là một cơ thể sống, thì Đại Vũ trụ lẽ nào lại chỉ là một thể vô tri, vô giác? Điều này không đáng để chúng ta suy ngẫm sao?