Tôi đã từng đến một địa phương do cần quan sát tình hình công việc ở đấy. Trong lúc tôi đi công tác như thế, một người đã thay cửa hàng trưởng liên lạc với chỗ tôi qua điện thoại để thông báo rằng doanh thu của quán đã đạt được mục tiêu rồi. Người gọi điện cho tôi là một nhân viên làm thêm mới, chắc chắn cửa hàng trưởng đã nhờ cậu ấy liên lạc với tôi.
Mỗi nhân viên đều cần tham gia công việc kinh doanh, dù chỉ là những việc nhỏ như thông báo thành tích doanh thu. Những bước đầu đấy chính là cách để có thể nâng cao ý thức “Mình cũng đang tham gia vào việc kinh doanh” của nhân viên đấy lên
Khi có thông báo tốt về thành tích kinh doanh, họ cũng có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc bao quanh cửa hàng. Khi có thông báo không mấy khả quan về kinh doanh, họ cũng sẽ sớm hiểu điều mình cần làm để nỗ lực hơn nữa. Và những cửa hàng như thế chắc chắn sẽ phát triển rực rỡ.
Tôi cho rằng cửa hàng ăn uống được hình thành bởi
80% là sức mạnh của nhân viên làm thêm, 20% sức mạnh nhân viên chính thức. Nếu chỉ có nhân viên chính thức cố gắng làm việc mà trong quán, nhưng những nhân viên làm thêm không có ý thức làm việc thì cửa hàng đấy cũng không thể nào đứng vững trong mắt khách hàng được.
Bởi vậy, việc nhân viên làm thêm có “ý thức của nhân viên kinh doanh”, rằng họ đang ý thức rõ làm công việc đáng làm là điều vô cùng quan trọng.
Chỗ chúng tôi có cửa hàng trưởng phát cho mỗi nhân viên làm thêm một quyển sổ. Rồi cửa hàng trưởng đó yêu cầu nhân viên mỗi ngày phải viết điều gì đó vào quyển sổ đấy, viết chuyện gì cũng được. Có lẽ những nhân viên làm thêm khi nghe thấy điều đó đều cảm thấy lúng túng vì chẳng biết viết gì. Đấy cũng là một phản ứng hiển nhiên thôi, vậy nên những cửa hàng trưởng càng phải động viên họ, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của những điều họ viết. Nhân viên có thể viết cái gì cũng được, không cần phức tạp, viết những chuyện như “Hôm nay ở quán có một người khách như thế”, hay “Hôm nay tôi đã thử phục vụ thế này thì nhận được nụ cười hài lòng của khách” cũng không sao hết. Cái cốt lõi là làm sao để nhân viên đó ý thức được những trải nghiệm bản thân trong công việc hàng ngày.
Trong lúc ghi chép lại vào sổ, nhân viên làm thêm cũng sẽ dần dần vỡ ra nhiều điều trong công việc. Và có khi họ cũng nhận ra những nhân viên khác đang nỗ lực như thế nào. Chỉ với hành động phát một quyển sổ cho nhân viên mà mối quan hệ giữa các nhân viên cũng trở nên tốt hơn.
Một cửa hàng mà có nhân viên làm thêm và nhân viên chính thức thân thiết với nhau, bầu không khí giữa mọi người luôn dễ chịu thì cũng có lúc chính những nhân viên làm thêm sẽ mong muốn cống hiến nhiều hơn cho nơi họ làm việc. Mối quan hệ của họ với cửa hàng giờ đây đã không chỉ gắn kết trên tờ giấy hợp đồng nữa. Ngược lại, cửa hàng nào bị những nhân viên làm thêm than phiền “Cửa hàng trưởng ở đó không tốt đâu!” thì mối quan hệ giữa mọi người sẽ sớm trở nên gượng gạo, bầu không khí bao trùm cũng không còn thoải mái nữa.
Việc chiếm được cảm tình của nhân viên làm thêm và tạo ra môi trường để nhân viên có thể làm việc sôi nổi cùng nụ cười trên môi là điều vô cùng quan trọng. Và tất cả nhân viên chính thức làm việc trong quán cũng phải hiểu rõ được điều này
Ví dụ như thời điểm phê bình nhân viên chẳng hạn. Nếu bạn mắng nhân viên ngay trước lúc cửa hàng mở cửa, cho dù bạn có nhắc nhân viên tươi cười tiếp khách ngay sau đấy thì đương nhiên không thể rồi. Tuy không ít người trăn trở về cách phê bình nhân viên làm thêm, nhưng đúng là chúng ta buộc phải suy nghĩ về điều đó.
Ngành kinh doanh ẩm thực chính là loại hình kinh doanh mà người ta có thể học được cách đối xử giữa người với người. Bởi vậy, một cửa hàng trưởng tốt thường nói với những sinh viên đến làm thêm rằng:
- Sau khi bạn tìm được việc thì những điều học được ở đây chắc chắn sẽ có ích!
Thực tế có nhiều nhân viên làm thêm cũ sau khi gia nhập một công ty khác, họ đều quay lại cửa hàng tôi ăn uống và nói rằng:
- Những điều tôi học được ở đây đúng là có ích trong công việc hiện tại!
Cửa hàng có nhân viên sau khi nghỉ việc trở thành khách hàng quen như thế này thực sự là cửa hàng tốt.